Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Xây dựng hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TNHH MTV hanel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 97 trang )

Học Viện Tài Chính

Đồ án tốt nghiệp

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả đồ án
Nguyễn Thanh Tú

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

ii

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Với vốn kiến thức tích luỹ được trong thời gian học tập tại Học viện tài
chính, dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng với những kiến thức
thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Hanel, em đã
hoàn thành đồ án với đề tài: “Xây dựng HTTT kế toán tiền lương ở Công ty TNHH


MTV Hanel”
Để hoàn thành được đồ án này, em đã có sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết em sẽ không thể hoàn thành được đồ án nếu không có sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy giáo Phan Phước Long - giảng viên khoa Hệ thống thông tin kinh tế Học viện tài chính, người đã chỉ giúp em cách thức làm bài một cách logic, đã chỉnh
sửa chi tiết giúp em phần phân tích và định hướng cho em phần thiết kế.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong toàn Học viện, và đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua.
Ngoài ra, em cũng không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô
chú, anh chị ở phòng Kế Toán tại Công ty TNHH MTV Hanel đã tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập, và chỉ dẫn rất nhiều cho em phần nghiệp
vụ, để em có thể hoàn thành được đồ án này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em, những người bạn
của em là những người đã giúp đỡ rất nhiều về mặt tinh thần, cũng như những góp ý
kịp thời cho việc hoàn thành đồ án của em.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

iii

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i
Phần mở đầu:........................................................................................................................1

I. Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................................................1
II.Sự cần thiết của đề tài.............................................................................................................2
III. Mục đích của đề tài...............................................................................................................2
IV. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................2
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................................................3
VI. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................3
VII. Kết cấu của đồ án................................................................................................................3

Phần II: Nội dung đề tài.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG..........................................................4

CHƯƠNG 3:........................................................................................................................37
XÂY DỰNG HTTT KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV HANEL...37
3.2.2.Thiết kế mô hình quan hệ:........................................................................................................................52
3.3.Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý( Thiết kế các bảng)........................................................................................55
3.4.1.Một số thuật toán trong chương trình:......................................................................................................80

KẾT LUẬN..........................................................................................................................85
PHỤ LỤC..............................................................................................................................2

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

Đồ án tốt nghiệp


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN

Viết tắt

Viết đầy đủ

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

HTTT

Hệ thống thông tin

KPCĐ

Kinh phí Công Đoàn

NV


Nhân viên

CNTT

Công nghệ thông tin

VFP

Visual Fopro

TK

Tài khoản

BHXH

Bảo hiểm xã hội

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

1

Đồ án tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU:

I. Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật đã mang lại cho con người
rất nhiều ích lợi và sự thuận tiện, song hành với nó là sự bùng nổ về công nghệ
thông tin đem đến cái nhìn mới toàn diện hơn về phát triển khoa học tri thức. Ngày
nay ta có thể nhận thấy ở bất kỳ nơi đâu cũng có ứng dụng công nghệ thông tin và
công nghệ thông tin thật sự là hữu ích giúp nâng cao hiệu quả trong công việc.
Đối với công ty thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là điều bức thiết và
ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa nếu muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Trước khối lượng công việc đồ sộ của công ty không thể không có sự trợ giúp của
máy tính điện tử. Một máy tính điện tử giúp người ta thực hiện hàng chục triệu phép
tính chỉ trong vòng một giây, giảm thiểu thời gian cũng như công sức con người bỏ
ra nên tiết kiệm chi phí nhân công, lại có thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp
thời.Với xu thế trên, ngày càng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin được ra đời
giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình vận hành sản xuất kinh doanh, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp hiện nay.
Thực tế nhìn nhận cho thấy rằng, việc áp dụng các phần mềm tin học đã
thực sự phát huy tác dụng, hoạt động quản lý ngày càng nhẹ nhàng, hiệu quả, hạn
chế rất nhiều rủi ro và đem đến những thành công cho công ty. Tuy nhiên để chọn
lựa một phần mềm phù hợp với công tác quản lý, phù hợp với hoạt động của mỗi
công ty lại không phải là một vấn đề dễ dàng.
Qua việc khảo sát hoạt động chung cũng như hoạt động của phòng kế toán
tại Công ty TNHH MTV Hanel, em đã lựa chọn đề tài: “ Xây dựng hệ thống
thông tin kế toán tiền lương tại Công ty TNHH MTV Hanel”.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất,
nhưng do còn chưa nhiều kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và những
người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.

SV:Nguyễn Thanh Tú


Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

2

Đồ án tốt nghiệp

II.Sự cần thiết của đề tài
Phần mềm kế toán tiền lương là một phần mềm vô cùng hữu ích đối với
mọi công ty trong điều kiện hiện nay. Nhờ những tiện ích của phần mềm này mà
công việc tính lương, thu nhập cá nhân trở nên đơn giản, chính xác, linh hoạt, tiết
kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho công ty đồng thời nó còn được áp dụng rộng
rãi cho các công ty khác.
Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương sẽ giúp công ty có thêm một công
cụ quản lý lương hữu hiệu, phần mềm này thực hiện việc tính toán và chi trả lương
cho nhân viên một cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời đưa ra những báo cáo
cần thiết về tiền lương sẽ giúp giám đốc có những quyết định đúng đắn về tiền
lương và chế độ đãi ngộ với nhân viên. Mặt khác, lương là một công cụ vật chất
hữu hiệu để khuyến khích nhân viên. Việc công ty trả lương đúng đắn, khen thưởng
kịp thời sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên làm việc hăng say và gắn bó hơn
với công ty. Do đó việc xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại công ty là vô
cùng cần thiết và có ý nghĩa.
III. Mục đích của đề tài
- Được người sử dụng chấp nhận.
- Cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng, phục
vụ tốt quá trình quản lý lương, phục vụ tốt cho bộ phận kế toán và các đơn vị sử
dụng.
- Tận dụng năng lực tài nguyên (hệ thống máy tính), năng lực con người nhằm

nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Hỗ trợ cho nhân viên kế toán trong việc quản lý lương tại công ty TNHH
MTV Hanel.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Tính lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân của cán bộ
nhân viên.
- Lên báo cáo liên quan tới tiền lương trong công ty.

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

3

Đồ án tốt nghiệp

V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hệ thống kế toán tiền lương tại công ty.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin.
- Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý.
- Phương pháp phân tích hệ thống thông tin quản lý.
VII. Kết cấu của đồ án
Tên đề tài: : “ Xây dựng hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại Công ty
TNHH MTV Hanel”.
Nội dung đồ án gồm 3 chương;
Chương 1. Cơ sở phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin quản lý

và công tác kế toán tiền lương.
Chương 2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty TNHH MTV
Hanel.
Chương 3. Xây dựng HTTT kế toán tiền lương tại Công ty TNHH MTV
Hanel.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài nhưng không thể tránh khỏi
sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được ý kiến đóng góp tận tình của Thầy cô và
bạn bè để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

4

Đồ án tốt nghiệp

Phần II: Nội dung đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1.1.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN HTTT QUẢN LÝ.

1.1.1.


Khái niệm hệ thống thông tin quản lý

Định nghĩa hệ thống: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có các mối quan hệ
với nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích.
Định nghĩa thông tin: Thông tin là một khái niệm trừu tượng được thể hiện qua
các thông báo, hiện tượng… đem lại một nhận thức chủ quan cho đối tượng nhận tin,
là sự thực hiện mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng.
Định nghĩa hệ thống thông tin: Tùy thuộc vào từng quan điểm khác nhau mà có
các định nghĩa hệ thống thông tin khác nhau. Trên thực tế tồn tại một số định nghĩa
về hệ thống thông tin như sau:
Một hệ thống thông tin là một hệ thống mở, có mục đích và có sử dụng chu
trình I/P/O. Hệ thống mở là hệ thống có quan hệ qua lại với môi trường xung quanh.
Chu trình I/P/O (input/process/output): tức là hệ thống nhận đầu vào từ môi trường,
xử lý thông tin và trả lại kết quả đầu ra. Một hệ thống thông tin tối thiểu có ba thành
phần: con người, thủ tục và dữ liệu. Con người thực hiện theo các thủ tục để biến đổi
dữ liệu nhằm tạo ra thông tin.
Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng các thiết bị tin học (máy tính và các thiết
bị trợ giúp), các chương trình phần mềm (các chương trình tin học và các thủ tục) và
con người ( người sử dụng và các nhà tin học) để thực hiện các hoạt động thu thập,
cập nhật, lưu trữ, xử lý, biến đổi dữ liệu thành các sản phẩm thông tin.
Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm con người, dữ liệu, các quy trình
và công nghệ thông tin tương tác với nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp
thông tin cần thiết ở đầu ra nhằm hỗ trợ cho một hệ thống.
Như vậy, mỗi định nghĩa có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều có điểm
chung đó là: Hệ thống thông tin là một hệ thống nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, xử
lý và truyền thông tin.
1.1.2.

Đặc trưng của các hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

Đồ án tốt nghiệp

5

Sơ đồ:
Nguồn
uNguồn
Thu thập

Đích

Xử lý và lưu trữ

Phân
phát

Nhìn chung nếu không kể con người và thiết bị, thì hệ thống thông tin có hai
Kho dữ liệu

thành phần chính:
Các dữ liệu: là cá thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh thực trạng hiện
thời hay quá khứ của tổ chức.
Các xử lý: là những quá trình biến đổi thông tin nhằm sản sinh các thông tin

theo thể thức quy định, chẳng hạn các chứng từ giao dịch, các báo cáo… và trợ giúp
cho các quyết định của ban lãnh đạo.
Hệ thống thông tin quản lý là một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu
thập, xử lý, lưu trữ, phân phối… các dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho
quản lý, điều hành của một doanh nghiệp, tổ chức. Ví dụ: HTTT quản lý đào tạo,
HTTT kế toán vật tư, HTTT kế toán tiền lương…
1.1.3.

Nhiệm vụ và vai trò của hệ thống thông tin quản lý



Nhiệm vụ của HTTT quản lý:
Đối ngoại: Thu nhận thông tin từ môi trường ngoài, hoặc đưa thông

báo ra môi trường ngoài.

Đối nội: Liên lạc giữa các bộ phận cung cấp cho hệ tác nghiệp, hệ
quyết định thông tin hai loại sau:
Hệ quyết định
+ Phản ánh tình trạng nội bộ cơ quan.
+ Tình trạng hoạt động kinh doanh.
Vai trò của HTTT quản lý: HTTT quản lý đóng vai trò trung gian giữa hệ
Thông

Quyết

Báo

Thông


thống vàtinmôi
ra quyết định
cáo và hệ thống hoạt
định
vàotrường, giữa hệ thống
tin động
ra tác nghiệp.
Vai trò này của HTTT quản lý có thể mô tả như hình dưới đây:

Hệ thống thông
tin quản lý
Thông
tin điều
hành

SV:Nguyễn Thanh Tú
Nguyên
vật liệu

Thông
tin kiểm
tra

Lớp: CQ47/41.04
Hệ tác nghiệp
Sản phẩm
dịch vụ



Học Viện Tài Chính

6

Đồ án tốt nghiệp

Hệ thống quyết định: con người, phương tiện, phương pháp tham gia đề xuất
quyết định.
Hệ thống thông tin: con người, phương tiện, phương pháp tham gia xử lý
thông tin thu thập được từ các hoạt động nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hệ tác nghiệp: con người, phương tiện, phương pháp tham gia trực tiếp thực
hiện mục tiêu thương mại, kinh doanh. Một cách tổng quát hệ tác nghiệp hoạt động
nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định của hệ quyết định.
1.1.4.

Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý

HTT cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ hỗ trợ quản lý
một cách hữu hiệu nhất. Phát triển HTTT bao gồm việc phân tích HTTT đang tồn
tại, thiết kế một HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt HTTT mới.
Phương pháp phát triển một HTTT: Một phương pháp được định nghĩa như là
một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ
thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp ở đây được đề nghị dựa trên các
nguyên tắc cơ bản sau:

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04



Học Viện Tài Chính

7

Đồ án tốt nghiệp

A: Sử dụng các mô hinh. Đó là các mô hình logic,mô hình vật lý trong và mô
hình vật lý ngoài.
B: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Đấy là nguyên tắc của sự đơn giản hóa.
C: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế, chuyển từ mô
hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích.
1.2.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG

DOANH NGHIỆP.
1.2.1.

Những khái niệm cơ bản về tiền lương

Lao động là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển xã
hội loài người. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ,
hợp tác cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất lao
động; cũng trong quá trình đó, trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm
sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng cao.
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người
lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp,
để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản
xuất kinh doanh.


Các hình thức trả lương
Việc tính trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo
đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực
tế, thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:
a)
Hình thức tiền lương thời gian
Là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang
lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian, tiền lương phải
trả được tính bằng: thời gian làm việc thực tế nhân với mức lương thời gian.
Cách tính:
+
Mức lương tháng = Lương tối thiểu x hệ số + Phụ cấp có tính chất lương
+
Lương ngày : là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày
và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Mức lương ngày =

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính
+

Đồ án tốt nghiệp

8

Lương giờ: Dùng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời


gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm.
Mức lương giờ =
Tiền lương giản đơn là tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định.
Tiền lương thời gian có thưởng là tiền lương thời gian giản đơn có thể kết
hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc.
Hạn chế của hình thức trả lương theo thời gian là chưa gắn được tiền lương
với kết quả và chất lượng lao động.
Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của
người lao động và mức lương thời gian của họ.
b)

Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc
đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn
vị sản phẩm, công việc đó.
Cách tính:
Tiền lương trả theo
sản phẩm

Số lượng sản phẩm
=

sản xuất thực tế

Đơn giá tiền lương
×

sản phẩm


Tiền lương sản phẩm trực tiếp là tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với
lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm gián tiếp là tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với
lao động gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm giản đơn: tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền
lương cố định
Tiền lương sản phẩm có thưởng : tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với
tiền thưởng về năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm lũy tiến: tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương
sản phẩm tăng dần áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản
phẩm.

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

9

Đồ án tốt nghiệp

Tiền lương sản phẩm khoán: có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản
phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương.
Ưu điểm: đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lượng, chất lượng lao động;
khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm.
Điều kiện áp dụng: dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động.


Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
a)
Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người lao
động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
Quỹ tiền lương bao gồm:
+
Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán…
+
Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất (đi học, tập tự về, hội
nghị, nghỉ phép năm…)
+
Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp độc hại…
+
Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…
Trong công tác hạch toán và phân tích tiền lương có thể chia ra:

Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm
nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm
theo.
Tiền lương chính thường được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính giá
thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động.

Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho ngươiì lao động trong thời gian
họ thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: Hội họp, tập quân
sự, nghỉ phép năm theo chế độ…
Tiền lương phụ thường phải phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá
thành, không có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động.
Do tiền lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất gắn liền với quá
trình sản xuất ra sản phẩm; tiền lương phụ của người lao động trực tiếp sản xuất

không gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy, việc phân chia tiền lương
chính và tiền lương phụ có ý nghĩa nhất định đối với công tác hạch toán và phân
tích giá thành sản phẩm.
b)

SV:Nguyễn Thanh Tú

Quỹ bảo hiểm xã hội

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

10

Đồ án tốt nghiệp

Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ
trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, …
Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ
24% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên trong từng kỳ kế toán, trong
đó :
Người sử dụng lao động phải chịu 17% trên tổng quỹ lương và đươc tính vào
chi phí SXKD.
Người lao động phải chịu 7% trên tổng quỹ luơng bằng cách khấu trừ vào
lương của họ.
c) Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ

trong các hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ
4,5% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó:
Người sử dụng lao động phải chịu 3% và được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
Người lao động phải chịu 1,5% bằng cách khấu trừ vào lương của họ.
Toàn bộ 4,5% trích được DN nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành phố.
Quỹ này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên.
d) Kinh phí công đoàn
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. Theo quy định hiện
hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho từng kỳ kế
toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong đó 1% dành cho công đoàn cơ sở
hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên.
e) Bảo hiểm thất nghiệp
Theo thông tư 204 (31/12/2009) bổ sung cho QĐ 15/2006 còn quy định
trích thêm quỹ BHTN:
Trích quỹ BHTN = Tiền lương cơ bản x 2%
Trong đó: 1% tính vào chi phí
1% trừ vào thu nhập của người lao động
Lưu ý: 1% tiền lương cơ bản sẽ được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách.

Thuế thu nhập cá nhân

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính
1.1.1.1.


11

Đồ án tốt nghiệp

Đối tượng nộp thuế:

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 của Nghị
định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (gọi tắt là Nghị định số 100/2008/NĐ-CP), đối
tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế
của đối tượng nộp thuế như sau:
Đối tượng nộp thuế đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu
nhập cá nhân) bao gồm:
- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài
có thu nhập.
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không
thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt
Nam )
- Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm:
+ Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế, văn hoá xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước
ngoài tại Việt Nam, các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam có thời hạn lưu trú
quá 183 ngày.
+ Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập
phát sinh tại Việt Nam
1.1.1.2.

Thu nhập chịu thuế:


Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị
định số 100/2008/NĐ-CP
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không
thường xuyên.Thu nhập thường xuyên bao gồm:

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

12

Đồ án tốt nghiệp

- Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao,
bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có), tiền
phụ cấp; tiền trợ cấp thay tiền lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn chưa; ăn
giữa ca (nếu nhận bằng tiền)
- Tiền thưởng tháng, quý,năm thường đột xuất nhân dịp ngày lễ tế ngày thành
lập ngành, thưởng từ các nguồn.dưới các hình thức: tiền, hiện vật
- Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội
đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp;
- Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền
nhuận bút;
- Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa học kỹ thuật…
1.1.1.3.


Căn cứ tính thuế

−Cách tính:
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu
luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng
thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu
nhập đó.


Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế

trừ các khoản sau:
+

Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia
bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp
luật.
+

Các khoản giảm trừ gia cảnh.

+

Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

SV:Nguyễn Thanh Tú


Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

13

Đồ án tốt nghiệp

Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương,
tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22
Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Phụ lục: 02/PL-TNCN
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 84/2008/TT-BTC
ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính)

BẢNG HƯỚNG DẪN
PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN
(đối với thu nhập thường xuyên)
Phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần được cụ thể hoá theo Biểu tính thuế
rút gọn như sau:
Bậc

Thu

nhập


tính Thuế Tính số thuế phải nộp

thuế /tháng

suất Cách 1

Cách 2

1Đến 5 triệu đồng (trđ) 5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2Trên 5 trđ đến 10 trđ

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

10%

3Trên 10 trđ đến 18 trđ 15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ

4Trên 18 trđ đến 32 trđ 20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ


5Trên 32 trđ đến 52 trđ 25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ

6Trên 52 trđ đến 80 trđ 30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ

7Trên 80 trđ

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 35% TNTT - 9,85 trđ

35%

trđ

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

14

Đồ án tốt nghiệp

*Trong đó TNTT là thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có

thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản
giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện,
nhân đạo, khuyến học.
1.2.2.

Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tiền lương


Yêu cầu quản lý
Quản lý lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số nội
dung sau:
+
Quản lý số lượng lao động: Là quản lý về số lượng người lao động trên
các mặt: giới tính, độ tuổi, chuyên môn…
+
Quản lý chất lượng lao động: Là quản lý năng lực mọi mặt của từng
(nhóm) người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (như: sức khỏe lao
động, trình độ kỹ năng-kỹ xảo, ý thức kỷ luật…)
Việc quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho từng lao
động đúng; và việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được toàn bộ lao động trong doanh
nghiệp lao động sáng tạo góp phần làm tăng năng suất, tăng lợi nhuận (nếu đánh giá
sai, việc trả thù lao không đúng thì kết quả ngược lại)
Ý nghĩa tiền lương đối với người lao động
Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm
bảo các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước; gắn với quản lý lao
động của doanh nghiệp. Và chỉ có trên cơ sở này thì tiền lương mới kích thích được
người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động
sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển; (và ngược lại)
Ngoài tiền lương ra còn có các khoản phụ cấp, trợ cấp BHXH, BHYT…
cũng góp phần làm tăng thêm thu nhập của người lao động trong những lúc khó

khăn tạm thời hay là vĩnh viễn mất sức lao động.

Nhiệm vụ kế toán tiền lương
Do đó các doanh nghệp cần phải quan tâm đến vấn đề quản lý tiền lương và
sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế thức đẩy sản xuất.
Tổ chức hạch toán và thu thập đầy đủ, đúng đắn các chỉ tiêu ban đầu theo yêu
cầu quản lý về lao động theo từng người lao động, từng đơn vị lao động.

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

15

Đồ án tốt nghiệp

Tính đúng, tính đủ, kịp thời tiền lương và các khoản có liên quan cho từng
người lao động, từng tổ sản xuất… đúng chế độ Nhà nước, phù hợp với các quy
định quản lý của doanh nghiệp.
Tính toán, phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương, các khoản trích theo
lương theo đúng đối tượng liên quan.
Thường xuyên tổ chức phân tích, cung cấp tình hình sử dụng lao động, quản lý
và chi tiêu quỹ tiền lương.
1.2.3.

Nguyên tắc hạch toán
Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán, bao gồm số lượng


sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp,
hệ thống hóa số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất
định nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho việc lập báo cáo kế toán.
Đặc trưng hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng trong đơn
vị, trình tự và phương pháp ghi sổ từ chứng từ ban đầu đến các sổ kế toán tổng hợp,
sổ kế toán chi tiết, cho đến khâu cuối là lập các báo cáo.
Do có sự khác nhau về hệ thống sổ kế toán, trình tự và phương pháp
ghi sổ kế toán nên hình thành các hình thức kế toán khác nhau. Đến nay, về mặt lý
thuyết và thực tế đã có 5 hình thức kế toán chủ yếu sau:
+Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái
+
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
+
Hình thức kế toán Nhật ký chung
+
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
+Hình thức kế toán trên máy vi tính
 Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái
+ Đặc điểm: Chỉ có một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký-Sổ cái;
Cách ghi chép trên sổ tổng hợp đó là cùng kết hợp ghi theo thứ tự thời gian (nhật
ký) các nghiệp vụ phát sinh và ghi theo hệ thống (tài khoản)
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:


Nhật ký - Sổ Cái.



Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.


+

Quy trình ghi sổ:

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

16

Đồ án tốt nghiệp

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

NHẬT KÝ – SỔ CÁI

Sổ kế toán chi tiết

Bảng chi tiết số

phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

(1)

Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp

pháp, hợp lý, hợp lệ, hàng ngày lập định khoản kế toán và ghi vào Nhật ký-Sổ cái.
Riêng những chứng từ liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cần hạch toán chi
tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết.
(2)

Đối với các chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ

quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ và chứng từ gốc cho kế toán, kế toán tổng hợp số
liệu, lập định khoản và ghi rõ vào Nhật ký-Sổ cái.
(3)

Cuối kỳ hạch toán, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết để lập các bảng

chi tiết số phát sinh (Bảng tổng hợp chi tiết).

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04



Học Viện Tài Chính
(4)

17

Đồ án tốt nghiệp

Sau đó thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các tài khoản tổng

hợp trên ngay Nhật ký-Sổ cái, giữa Nhật ký-Sổ cái với Sổ quỹ và giữa Nhật ký-Sổ
cái với các Bảng chi tiết số phát sinh.
(5)

Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu, căn cứ vào Nhật ký-Sổ cái và các

Bảng chi tiết số phát sinh để lập các báo cáo kế toán.

+

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc điểm: Các chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp để lập

chứng từ ghi sổ; Số liệu ghi vào sổ cái là căn cứ vào chứng từ ghi sổ (chứng từ tổng
hợp) chứ không phải chứng từ gốc.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:


Chứng từ ghi sổ.




Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.



Sổ Cái.



Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

+Quy trình ghi sổ

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

18

Đồ án tốt nghiệp

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc

Sổ quỹ


Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Sổ Cái

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(1)

Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính


hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, tiến hành phân loại, tổng hợp số liệu để lập chứng từ ghi
sổ. Riêng đối với những chứng từ liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cần
hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết.

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

19

Đồ án tốt nghiệp

(2) Đối với các chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào Sổ quỹ,
cuối ngày chuyển sổ quỹ và chứng từ gốc cho kế toán, kế toán căn cứ vào đó để
tổng hợp số liệu, lập chứng từ ghi sổ.
(3) Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó căn cứ chứng từ ghi sổ để ghi vào các Sổ cái tài khoản.
(4) Cuối kỳ, căn cứ vào các sổ chi tiết để lập các bảng chi tiết số phát sinh
(Bảng tổng hợp chi tiết) và căn cứ vào các Sổ cái để lập Bảng đối chiếu số phát sinh
các tài khoản.
(5) Sau đó thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các tài khoản tổng hợp
trên Bảng đối chiếu số phát sinh, giữa các số liệu trên Bảng đối chiếu số phát sinh
với số liệu trên Sổ quỹ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và các Bảng chi tiết số phát
sinh.
(6) Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu, căn cứ vào Bảng đối chiếu số phát sinh
các tài khoản và các Bảng chi tiết số phát sinh để lập các báo cáo kế toán. (Hoặc,
cũng có thể sau khi đối chiếu số liệu, căn cứ vào Sổ cái các tài khoản và các sổ chi

tiết liên quan để lập các báo cáo kế toán).
 Hình thức kế toán Nhật ký chung
+Đặc điểm: Mở một sổ Nhật ký chung để ghi bút toán hạch toán các nghiệp
vụ phát sinh theo thứ tự thời gian; Số liệu ghi vào Sổ cái là căn cứ vào Nhật ký
chung để ghi, chứ không phải từ chứng từ gốc.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:


Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.



Sổ Cái.



Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

+

SV:Nguyễn Thanh Tú

Quy trình ghi sổ:

Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

Đồ án tốt nghiệp


20

+

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Sổ kế toán chi tiết

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Bảng tổng hợp chi
tiết

SỔ CÁI

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ


SV:Nguyễn Thanh Tú

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Lớp: CQ47/41.04


Học Viện Tài Chính

21

Đồ án tốt nghiệp

(1) Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp,
hợp lý, hợp lệ, tiến hành lập định khoản và ghi trực tiếp vào Nhật ký chung theo thứ
tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Riêng đối với những chứng từ liên
quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi
vào các sổ chi tiết.
(2) Riêng trường hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính giống nhau (cùng định
khoản giống nhau) phát sinh liên tục, lặp đi lặp lại nhiều, hàng ngày kế toán căn cứ
chứng từ gốc lập định khoản ghi vào các Nhật ký chuyên dùng (như sổ Nhật ký mua
hàng, sổ Nhật ký bán hàng…) để cuối kỳ lấy số tổng cộng ghi vào Sổ cái tài khoản
một lần.
(3) Đối với các chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào Sổ quỹ,
cuối ngày chuyển sổ quỹ và chứng từ gốc cho kế toán, kế toán căn cứ vào đó tổng
hợp số liệu và lập định khoản, sau đó ghi vào Nhật ký chuyên dùng (Nhật ký thu
tiền, Nhật ký chi tiền).
(4) Hàng ngày căn cứ vào các bút toán đã ghi trên Nhật ký để ghi vào Sổ cái
các tài khoản.
(5) Cuối tháng căn cứ số cộng trên các Nhật ký chuyên dùng (Nhật ký chi
tiền, Nhật ký thu tiền, Nhật ký bán hàng, Nhật ksy mua hàng) ghi vào Sổ cái các tài

khoản liên quan.
(6) Cuối tháng căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết để lập các bảng chi tiết số
phát sinh (Bảng tổng hợp chi tiết) và căn cứ vào các Sổ cái để lập Bảng đối chiếu số
phát sinh các tài khoản.
(7) Sau đó đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa các tài khoản tổng hợp trên Bảng
đối chiếu số phát sinh, giữa số liệu trên Bảng đối chiếu số phát sinh với số liệu trên
các Bảng chi tiết số phát sinh và Sổ quỹ; giữa Sổ quỹ và Nhật ksy thu tiền, Nhật ký
chi tiền.

SV:Nguyễn Thanh Tú

Lớp: CQ47/41.04


×