Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười.
Trường THCS Thạnh Lợi.
Địa chỉ: Ấp 1, Thạnh Lợi, Tháp Mười, Đồng Tháp.
Điện thoại: 0673 952 210
Email:
BÀI DỰ THI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN HỌC
ĐỂ GIÚP MỌI NGƯỜI HIỂU ĐƯỢC TÁC
HẠI CỦA GAME ONLINE
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
1. Họ và tên: Hồ Thị Ngọc Nữ.
Ngày sinh: 13/05/2001
Lớp: 9a1
2. Họ và tên : Nguyễn Văn Vũ linh
Ngày sinh: 2001 Lớp: 8a1
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN HỌC ĐỂ GIÚP MỌI
NGƯỜI HIỂU ĐƯỢC TÁC HẠI CỦA GAME ONLINE
I.TÌNH HUỐNG ĐẶT RA.
Linh là một học sinh lớp 8, có học lực giỏi rất mực ngoan ngoãn,
chăm chỉ và rất được lòng thầy cô, gia đình và cả bạn bè... Thế rồi, khi
linh bắt đầu chơi game online thì Linh khác hẳn. Từ học tập giảm xúc đến
thái độ ứng xử, hành động cũng lạ lẫm và không được lịch sự chút nào.
Lúc nào Linh cũng gây sự đánh nhau với bạn bè, thường xuyên bỏ học,
trốn tiết chỉ để đi chơi và nhất là” tạt” vào tiệm Internet để “ play game
online”. Rồi một ngày khi hay tin Linh đã nhiều lần trộm cắp của gia đình
và của người khác để có tiền đi chơi. Và cũng vì những hành vi của Linh
mà đã đánh mất tương lai đẹp đẽ của bản thân và cũng từ đây Linh phải
trải qua những ngày trong trường giáo dưỡng.
Thấy đó, tác hại của game online thật đáng sợ. Nếu như không biết
điều khiển bản thân thì sẽ khiến mình trở thành con “nghiện” nguy hiểm.
Vấn đề game online hiện nay không mới nhưng cũng là vấn đề quá cũ.
Nó đang là vấn đề nóng hổi và nhức nhói của xã hội và gia đình. Vậy thì
bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác hại của game online qua tình
huống này nhé !
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Thứ nhất: Nhằm giúp cho Linh hiểu về tác hại của game online
và tuyên truyền cho Linh tránh xa khỏi game online và đề ra các biện
pháp cho gia đình Linh để giúp cho Linh không nghiện game online nữa.
- Thứ hai: Tăng khả năng vận dụng kiến thức các môn để giải
quyết tình huống.
- Thứ ba: Tạo thành một cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà
trường và xã hội giúp mọi người hiểu rõ tác hại của game online.
III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
a) Thành lập nhóm nghiên cứu : gồm Hồ Thị Ngọc Nữ( 9a1 ),
Nguyễn Văn Vũ Linh( 8a1 )
b) Tiến trình nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: tìm hiểu thông qua sách
báo, mạng xã hội.
- Thống kê: thống kê con số game được nhà sản xuất giải trí và số tiền
cho việc chơi game online.
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với
thực tế đời sống.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tác hại của game online,
bày tỏ quan niệm về vấn đề.
c) Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp.
- Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
+ Môn ngữ văn: Nắm các kĩ năng viết văn kể chuyện, thuyết minh,
nghị luận để viết bài. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc, lập luận chặt chẽ,...
+ Môn lịch sử: Biết được nguồn gốc ra đời của game online.
+ Môn toán: Thống kê và tính tỉ lệ số người chơi game online.
+ Môn Sinh: Ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
+ Môn giáo dục công dân: Giáo dục ý thức về game online cho mọi
người.
+ Môn mĩ thuật, âm nhạc: Một bức tranh, một tiết mục cũng có thể
phê phán và giáo dục ý thức sử dụng game online của mọi người.
+ Môn tin học: Sử dụng mạng, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm
Microsoft Powerpoint.
d) Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải
quyết tình huống.
- Tìm hiểu về game online.
Sự xuất hiện của Internet đã tạo điều kiện cho những trò chơi qua
mạng dần được ra đời và tăng tiến hẳn. Và nhất là game online được
nhiều nhà sản xuất trò chơi giải trí tung ra thị trường cho dân mạng. Vậy
game online là gì? Và thế nào là “ nghiện” game online? Game online là
những trò chơi giải trí, trực tuyến trên những trang mạng giúp người chơi
vui vẻ khi nhập vai vào nhân vật trong trò chơi mà họ muốn. Nghiện
game online là một loại bệnh hay nói khác hơn là một thói quen, tật xấu
khó bỏ của giới trẻ khi đã quá nhập tâm vào vai nhân vật trong thế giới ảo
đầy hấp dẫn và lôi cuốn.
- Tình hình sử dụng:
Hiện nay game online được sử dụng như một dụng cụ để giải trí và
“đánh nhau” trong thế giới ảo của nhiều giới trẻ trên thế giới. Cũng như ở
Việt Nam, trên toàn thế giới cũng xãy ra nạn” nghiện” game online như
chảng hạn ở Mĩ có khoảng từ 5 - 10 % người tức từ 15 - 20 triệu người đã
bị” nghiện “ game online. Từ 18 - 30 % ở các nước: Trung Quốc, Hàn
Quốc và Đài Loan. Còn ở Việt Nam thỉ hầu hết các bạn trẻ Việt Nam đã
nghiện game online và các bạn ấy luôn luôn ngồi hàng giờ trong các quán
Internet để khám phá những trò chơi.
- Lợi ích của game online:
Tuy game online có rất nhiều tác hại nhưng tính chất thực của nó là
đem lại niềm vui, sự giải trí cho người chơi chứ không phải mang tính
đầu đàu độc tinh thần của người chơi. Game online không chỉ có các
game bạo lực như “ đột kích”, “ võ lâm” hay “ biệt đội thần tốc “...mà vẫn
có rất nhiều game kiến thức giải trí lành mạnh giúp người chơi vui vẻ và
còn mang lại nhiều điều lí thú, bổ ích cho cuộc sống hằng ngày...
- Tác hại của game online:
Mặc dù vậy, game online trên thị trường hiện nay vẫn mang tính bạo lực
ảnh hưởng đến người chơi như: ‘đột kích, võ lâm, đánh baquy, bắn 1,5...”
đang ngốn không ít thời gian của các cô cậu học trò. Số tiền bỏ ra cũng
không ít so với thời gian bao nhiêu đó. Bạn cứ thử nghĩ một giờ chơi
game phải mất từ 3000 đến 4000 đồng trong khi các cô cậu học trò đâu
chỉ chơi một giờ mà họ đã chơi thì không bao giờ rời ra được. Cứ thế họ
đã sử dụng từ 6 đến 8 giờ chơi game online với số tiền cho bấy nhiêu ấy
thì cũng khoản từ 18 ngàn đến 24 ngàn đồng trong một ngày. Thấy đó, số
tiền lớn như vậy các bạn ấy lấy đâu ra và chắc có lẽ họ đã lừa dối cha mẹ
lấy tiền hay trộm cắp ai đó...
Không những vậy, khi đã nhập vai vào nhân vật trong game thì họ hả hê
khi chiến thắng vì họ nghĩ là chỉ cần giết được nhiều càng tốt. Như vậy là
họ sẽ hạ được đối thủ, còn người thua thì tức tối rồi quăn ra những câu
chữi tục. Và những hình ảnh chém giết, máu đỗ...đã gây ảnh hưỡng đến
tinh thần người chơi làm họ dễ làm theo như thế giới ảo.
Ngoài sự lảng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, nhân cách, tinh thần, chơi
game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực của
những con nghiện...Ngày nay, tỉ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, suy giảm
trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì... đang gia tăng
mà hậu quả là do ngồi hàng giờ trên máy tính không chỉ ảnh hưỡng về
tinh thần, sức khỏe, thể chất mà nghiện game còn dẫn tới việc học tập sa
sút, hạn chế sự giao tiếp với mọi người...và dẫn chứng sinh động thiết
phục nhất là có trường hợp thiệt mạng sau 3 ngày liên tiếp chơi game,
thiếu tiền chơi game đi trộm cắp, bị đột quỵ khi chơi game qua độ...nguy
hại hơn là căn bệnh nghiện game không thuốc chữa này lại đưa nhiều
người vào “ vòng xoáy ảo “ bởi “ con ma điện tử “ đáng sợ. Nó vẫn đang
ngày ngày gây ra nỗi đau nhất nhói cho gia đình và xã hội.
- Nguyên nhân của nghiện game online:
+ Thứ nhất là nguyên nhân khách quan: là do game online có nhiều hình
ảnh hấp dẫn, thú vị, vã lại mức độ cảm giác mạnh hơn và lí thú đã lôi
cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo dễ dàng.
+ Thứ hai là nguyên nhân chủ quan:
Do hoàn cảnh gia đình; cha mẹ không quan tâm sâu sắc đến tình cảm,
sự trưởng thành từng ngày của con cái dẫn đến các em tìm đến những trò
chơi mang tính bạo lực game online.
Do bạn bè lôi kéo rủ rê làm xô bồ tâm trí, không vững lồng và rồi
cũng tham gia theo các bạn.
Do nhà trường chưa tổ chức được nhiều trò chơi cộng đồng mang tính
giáo dục như: tổ chức học ngoại khóa, tham quan thiên nhiên, dã ngoại,
picnic, cắm trại... Khiến các em trở nên buồn chán phải tìm đến các game
online để giải trí,
- Tình hình nhận thức của người chơi game online.
Để hiểu hơn về vấn đề này chúng em đã tổ chức điều tra học sinh
trong trường là 262 học sinh được kết quả sau:
+ Các bạn chơi game chủ yếu là nam, còn nữ thì hiếm.
+ Có khoảng 70 %( 183,4 học sinh chơi game online ). Trong đó: có
30% là “ nghiện” không bỏ được mặc dù biết tác hại của nó, còn 40% còn
lại là 104,8 học sinh đang chơi hơi mơ hồ về tác hại.
+Số 30% còn lại không chơi là nữ và một ít đã bỏ vì hiểu được tác hại
của game online.
Hầu như các bạn đều hiểu tác hại của vấn đề nhưng không thực hiện
được và chưa có ý thức phòng tránh.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nhằm giúp các bạn có thể chữa căn bệnh nghiện game của mình
nhóm chúng em xin đưa ra một số giải pháp sau mong được mọi người
giúp đỡ và thực hiện.
* Xã hội :
- Đề nghị các cấp chính quyền không cho đăng kí mở thêm tiệm
net.
- Giới hạn giờ mở và đóng cửa các quán internet.
- Lập biên bản và xử lí với các quán internet, nhà sản xuất trò chơi
mang tính bạo lực hóa.
- Mở trại cai nghiện game online như trại giải thoát ở phía Nam
Seul của Hàn quốc với những phương án chữa trị thích hợp.
- Khuyến khích các công ty sản xuất các trò chơi mang tính giáo
dục lành mạnh.
- Tổ chức lễ hội ngày chống nạn “ nghiện “ game online cho giới
trẻ với các cuộc thi tình huống ứng xử, kiến thức...
- Tổ chức cuộc vận động lởn, truyền bá sâu sắc, rộng rãi tác hại của
game online cho mọi người, mọi nhà...
* Nhà trường:
- lên danh sách những bạn trốn học, bỏ tiết chơi game để lên
phương án giáo dục và xử lí kịp thời.
- Tổ chức các cuộc thi tình huống, vẽ tranh liên quan đến nghiện
game online.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa giúp các em
được cọ xát với đời sống thực nhiều hơn.
- Tổ chức cuộc tuyên truyền cho học sinh toàn trường về tác hại
của game online.
- Lồng ghép giáo dục trong các tiết dạy của mỗi giáo viên, chào cờ,
phát thanh măng non của trường, sinh hoạt lớp, ...
* Gia đình:
- Tiếp xúc, động viên con nên bỏ việc chơi game online.
- Giới hạn giờ chơi game của con.
- Tổ chức đi chơi, sinh hoạt gia đình ngoài trời...giúp con quên đi
việc chơi game.
* Bản thân:
- Đặt ra mục tiêu học tập là hàng đầu.
- Kiên quyết trấn áp cơn nghiện, tránh xa game online.
- Tham gia những trò chơi lành mạnh với bạn bè.
- Lắp đầy những thời gian trống bằng các việc khác nhau: học bài,
nghe nhạc, xem phim, đi chơi, ca hát, ...
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG
- Sử dụng các tư liệu tham khảo: sách giáo khoa THCS, các trang
mạng xã hội: WWW.google.com.vn, WWW.diendanhocmai.com....
- Các phương pháp thực hiện :
+ Phương pháp đề nghị : đề nghị biện pháp với chính quyền, nhà
trường, gia đình, bản thân.
+ Phương pháp tuyên truyền: cho các bạn học sinh và cả giới trẻ.
+ Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin: tìm hiểu về game
online
+ Phương pháp trực quan: ghi hình chụp ảnh.
+ Phương pháp hợp tác: Thành lập nhóm để nghiên cứu vấn đề.
- Tiến trình thực hiện :
+ Hoạt động 1: Điều tra thực tế nhận thức của học sinh.
+ Hoạt động 2: Tổ chức các cuộc tuyên truyền cho mình và cho các
bạn trong lớp.
+ Hoạt động 3: Vận động toàn trường tránh xa game online mang
tính bạo lực mà thay vào đó là những game mang đến kiến thức cho
người chơi.
+ Hoạt động 4: Tham gia tuyên truyền, không chơi những trò chơi
vô bổ.
+ Hoạt động 5: Tuyên truyền và vận động các em nhỏ(cấp I)
+ Hoạt động 6: Cùng thầy cô lồng ghép tác hại của game online cho
các bạn hiểu.
+ Hoạt động 7: làm bài tuyên truyền trên mạng giúp mọi người hiểu
sâu sắc hơn.
VI. Ý NGHĨA TÌNH HUỐNG.
- Giúp mọi người hiểu rõ tác hại của game online từ đó có ý thức
tránh xa game online.
- Giúp mọi người có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết tình huống tốt hơn.
- Nhằm tổ chức một cuộc tuyên truyền sâu rộng cho giới trẻ thông
qua tình huống ý nghĩa.
- Và cũng vì tương lai của đất nước nếu như thiếu những nhân tài vì
họ chỉ đam mê game online đánh mất tương lai. Rồi mai đây một lời hối
hận sẽ mãi là muộn màng. Và cũng dể giảm bớt số tiền lớn cho trò chơi
vô bổ không mang lại lợi ích, giảm gánh nặng cho gia đình, nhà trường
và xã hội.