Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 127 trang )

Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADMM

ASEAN Defence

Hội nghị Bộ trưởng quốc

Miniters Meeting

phòng ASEAN

ASEAN Defence

Hội nghị Bộ trưởng quốc

Miniters Meeting Plus

phòng ASEAN mở rộng

ASEAN Free Trade

Hiệp định thương mại


Agreement

tự do ASEAN

AFTA

ASEAN free trade Area

AIFTA
AMM

ASEAN - India free trade
Area
ASEAN Ministerial Meeting

APEC

Asia Pacific Economic

Khu vực thương mại tự do
ASEAN
Khu vực thương mại tự do
ASEAN - Ấn Độ
Hội nghị các Bộ trưởng
ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu

Cooperation

Á - Thái Bình Dương


ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

The Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations
Nam Á
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

ADMM+

AFTA

ASEM
BIMSTEC

BIMST-EC

CBMs

Bay of Bengal Initiative for
MultiSectoral Technical and
Economic Cooperation
Bangladesh India Myanmar

Srilanka Thailand Economic
Cooperation
Confidence Buiding Measues

Sáng kiến vịnh Bengal về
hợp tác kinh tế kỹ thuật đa
ngành
Hợp tác kinh tế Bangladesh,
Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka
và Thái Lan
Các biện pháp xây dựng lòng
tin

CECA
CEPA

Comprehensive Economic
Cooperation Agreement
Comprehensive Economic
Partnership Agreement

Hiệp định Hợp tác Kinh tế
toàn diện
Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện


Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

CLMV


COC

DOC

Cambodia, Laos, Myanmar

Campuchia, Lào, Myanmar và

and Vietnam

Việt Nam

Code of Conduct (in the

Bộ quy tắc ứng xử (ở Biển

South China Sea)

Đông)

Declaration on the Conduct of Tuyên bố về ứng xử của các
Parties Indonesia the South

bên ở Biển Đông

China Sea
EAS

East Asia Summit


Hội nghị cấp cao Đông Á

EC

European Community

Cộng đồng châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

FTA

Free Trade Area


Khu vực thương mại tự do

GCSS

General Cultural Scholarship Chương trình học bổng văn
Scheme

hóa chung

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National

Tổng sản phẩm quốc dân

HRD

Human Resource

Phát triển nguồn nhân lực

Development
IT


Information Technology

Công nghệ thông tin

IAI

Initiative for ASEAN
Intergration
International Monetary Fund

Sáng kiến về hội nhập khu
vực ASEAN
Quỹ tiền tệ quốc tế

Indian Technical and
Economic Cooperation
Most Favoured Nation

Chương trình hợp tác kinh tế
và kỹ thuật Ấn Độ
Quy chế tối huệ quốc

Mekong - Ganda
Cooperation

Hợp tác Mekong - sông Hằng

IMF
ITEC

MNF
MGC


Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

NAFTA
PMC
PTA
SAARC
SAFTA
SAPTA
SOM
TAC

North American Free Trade
Agreement
ASEAN Post Ministerial
Conference
Preferential Trade
Agreement
South Asian Association for
Regional Cooperation
South Asian Free Trade
Agreement
SAARC Preferential Trading
Arrangement
Senior Officials Meeting
Treaty of Amity and
Cooperation in Southeast

Asia
ASEAN - India Trade in
Good Agreement

Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ
Hội nghị sau Hội nghị Bộ
trưởng ngoại giao ASEAN
Hiệp định thương mại ưu đãi
Hiệp hội Hợp tác khu vực
Nam Á
Hiệp định Thương mại tự do
Nam Á
Hiệp định Thương mại ưu đãi
SAARC
Cuộc họp giữa các quan chức
cao cấp
Hiệp ước Thân thiện và Hợp
tác ở Đông Nam Á

UN

United Nations

Hiệp định thương mại về
hàng hóa giữa ASEAN và Ấn
Độ
Liên hiệp quốc

UNCLOS


United Nations Convention
on Law of the Sea
World Trade Organization

Công ước Liên hợp quốc về
luật biển
Tổ chức thương mại thế giới

Zone of Peace, Freedom and
Neutrality

Khu vực hòa bình, tự do và
trung lập

TIG

WTO
ZOPFAN


Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................. 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 7
4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................ 8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 8

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................................. 9
Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN ĐỘ ASEAN ........................................................................................................................................ 10
1.1.

Bối cảnh quốc tế........................................................................................................... 10

1.2. Những nhân tố nội tại chi phối quan hệ Ấn Độ - ASEAN ............................. 11
1.2.1. Nhân tố Ấn Độ .............................................................................................................. 11
1.2.1.1. Sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh ................ 11
1.2.1.2. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và nhu cầu hợp tác với ASEAN ..... 17
1.2.2. Nhân tố ASEAN ............................................................................................................ 21
1.2.2.1. Khái quát về ASEAN ............................................................................................. 21
1.2.2.2. Nhu cầu hợp tác của ASEAN với Ấn Độ ....................................................... 25
1.3.

Khái quát quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm 1991 .................................. 28

TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 32
Chương 2 TIẾN TRÌNH VÀ NỘI DUNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ- ASEAN
(1991-2014) ...................................................................................................... 34
2.1. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1991- 2002............................................. 34
2.1.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao.............................................................................. 34
2.1.2. Quan hệ an ninh - quốc phòng ............................................................................... 38
2.1.3. Quan hệ kinh tế .......................................................................................................... 41


Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

2.1.4. Trên các lĩnh vực khác ............................................................................................. 46

2.2. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2002- 2014............................................. 49
2.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao.............................................................................. 49
2.2.2. Quan hệ an ninh quốc phòng................................................................................. 53
2.2.3. Quan hệ kinh tế ........................................................................................................... 56
2.2.4. Trên các lĩnh vực khác ............................................................................................. 65
TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 70
Chương 3: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN........................................ 72
3.1. Tổng quan những thành tựu của quan hệ Ấn Độ- ASEAN ............................ 72
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của quan hệ Ấn Độ - ASEAN ................... 77
3.2.1. Những hạn chế .............................................................................................................. 77
3.2.2. Về nguyên nhân ............................................................................................................ 79
3.3. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ - ASEAN ............................................................. 81
3.4. Tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN tới Việt Nam ................................... 83
TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC


Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhập khẩu của Ấn Độ từ các nước Đông Nam Á ......................... 30
Bảng 1.2: Xuất khẩu của Ấn Độ từ các nước Đông Nam Á .......................... 30
Bảng 2.1: Thương mại của Ấn Độ với một số khu vực giai đoạn 1996-2002 ..... 42
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước ASEAN giai đoạn từ
1997-1998 đến 2002-2003 .................................................................... 45
Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang các nước ASEAN giai
đoạn từ 1997-1998 đến 2002-2003 ....................................................... 46
Bảng 2.4: Một số chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của khu vực châu Á - Thái

Bình Dương và ASEAN nửa cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI ... 57
Bảng 2.5: Tỉ phần thương mại Ấn Độ - ASEAN trong tổng thương mại giữa
Ấn Độ và châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2002-2012 .................. 58
Bảng 2.6: 10 đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của khu vực ASEAN năm
2009 ..................................................................................................... 61
Bảng 2.7: Các nước và khu vực dẫn đầu về đầu tư vào khu vực ASEAN từ
năm 2007-2009..................................................................................... 62
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 1990-2013 .. 91
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang
Ấn Độ năm 2006-2007 và 2007-2008 ................................................... 94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ quốc tế thế kỷ XX có nhiều biến động to lớn cùng những thăng
trầm của lịch sử nhân loại. Sau nhiều thập kỉ đối đầu căng thẳng, quan hệ
Đông - Tây trở lên hòa dịu khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mở ra một thời kì
mới trong quan hệ quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã thay
cho sự chia rẽ, đối đầu trước kia. Trong bối cảnh đó, các mối quan hệ quốc tế
được đẩy mạnh không chỉ trên phạm vi thế giới, phạm vi khu vực mà còn thể
hiện trong những mối quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia.
Quan hệ Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng không
nằm ngoài quá trình này. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN là mối quan hệ khá đặc
biệt, bởi đây không phải là quan hệ giữa hai quốc gia mà là quan hệ giữa một
nước lớn với một tổ chức khu vực.
Nếu như quan hệ quốc tế giữa các tổ chức, các cường quốc thường có
những diễn biến phức tạp, thì quan hệ Ấn Độ - ASEAN luôn tiến triển trong
hòa bình hợp tác. Đặc biệt từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, mối quan
hệ này ngày càng được đẩy mạnh. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN là một biểu hiện
sinh động của quan hệ quốc tế thời kỳ mới, với sự hợp tác ủng hộ, giúp đỡ lẫn

nhau cùng phát triển.
Ấn Độ là một quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất khu vực Nam Á,
với vai trò và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, Ấn Độ từng bước đẩy
mạnh quan hệ với nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới. Trong đó, hợp tác
với ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, nhất là khi
chính sách hướng Đông ra đời. Đẩy mạnh quan hệ với ASEAN, cũng như
từng nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tạo cầu nối cho Ấn Độ, một cường
quốc ở châu Á, vươn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ đó từng bước
hiện thực hóa các mục tiêu trong chính sách hướng Đông của mình.
1


ASEAN kể từ khi thành lập đến nay đã không ngừng lớn mạnh, từng
bước tạo dựng uy tín quốc tế thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, tổ chức.
Ngày nay, ASEAN đang hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba
trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, cho nên việc xây
dựng quan hệ bạn bè với các nước lớn, trong đó có Ấn Độ sẽ góp phần tạo
điều kiện đưa ASEAN thành một tổ chức khu vực mạnh, đối phó với những
thách thức trong và ngoài khu vực hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của Trung Quốc và tham vọng ở Biển Đông
của Bắc Kinh đã làm nảy sinh nhiều mối quan ngại trong khu vực. Việc xây
dựng và thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - ASEAN sẽ góp phần tạo ra sự cân bằng về
lực lượng và đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh trong khu vực. Vì
vậy, việc tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN lên tầm chiến lược ngày càng
có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên.
Việt Nam là thành viên của ASEAN, đồng thời cũng là đối tác quan
trọng của Ấn Độ từ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao năm 1972. Việt Nam
trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, và có
những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN
trong hiện tại và tương lai.

Như vậy, mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN có ý nghĩa quan trọng cả
trong khoa học, chính trị và thực tiễn. Việc nghiên cứu toàn diện mối quan hệ
này sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Quan hệ Ấn Độ
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1991-2014)” làm đề tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Ấn Độ với ASEAN đã diễn ra trong
một thời gian dài. Đặc biệt trong hai thập kỷ gần đây, mối quan hệ này ngày

2


càng được đẩy mạnh hơn khi chính sách hướng Đông của Ấn Độ ra đời. Ấn
Độ là một cường quốc trên thế giới, việc nghiên cứu Ấn Độ nói chung và các
chính sách của Ấn Độ nói riêng đã hình thành sớm ở nhiều quốc gia, trong
các cơ quan hay các viện nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ. Còn về ASEAN,
đến cuối thế kỷ XX, tổ chức này đã hoàn thành việc mở rộng thành viên và
đây được coi là một tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới sau Liên
minh châu Âu (EU). Với vị thế trên, cả Ấn Độ và ASEAN đều là những nhân
tố chủ chốt, có ảnh hưởng quan trọng trong bàn cờ quan hệ quốc tế và khu
vực. Vì vậy việc nghiên cứu từng chủ thể độc lập, cũng như mối quan hệ giữa
Ấn Độ và ASEAN đã thu hút sự quan tâm của giới chính trị và giới học giả
trong và ngoài nước. Bởi thế, trong khi tiến hành luận văn, tác giả đã tiếp cận
được những nguồn tài liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về nội
dung, vừa đa chiều về quan điểm của giới nghiên cứu.
2.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, việc tìm hiểu mối quan hệ hợp tác giữa
Ấn Độ với tổ chức ASEAN còn hạn chế, chủ yếu là những nghiên cứu về hợp
tác kinh tế song phương giữa Ấn Độ với một số quốc gia thành viên. Tuy

nhiên, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với sự điều chỉnh quan trọng về
chính sách đối ngoại, chính sách hướng Đông của Ấn Độ ra đời, mối quan hệ
giữa Ấn Độ với ASEAN được tăng cường đã thu hút sự quan tâm của nhiều
học giả như các công trình:
Công trình ASEAN- India: Emerging Economic Opportunity của nhóm
tác giả Mukul G Asher, Rhul Sen & Sahana Srivastava năm 2001,đề cập tới
sự nổi lên về kinh tế của Ấn Độ, cơ hội hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ với
ASEAN và quan hệ về kinh tế Ấn Độ với một số nước ASEAN trong thập
niên 90 của thế kỷ XX. Qua đó cho thấy một số thành quả hợp tác về kinh tế
của song phương, đa phương của mối quan hệ trên.

3


Công trình India and Southeast Asia: Prospects and Problems, in
Baladas Ghoshal, India and Southeast Asia – Challenges and Opportunities,
của tác giả Baladas Ghoshal năm 1996, đề cập tới Ấn Độ và Đông Nam Á với
những cơ hội và thách thức trong hợp tác sau khi tình hình thế giới có những
thay đổi lớn từ năm 1991. Từ sự phân tích đó, tác giả cũng đưa ra những triển
vọng và những vấn đề cần quan tâm của quan hệ Ấn Độ với Đông Nam Á
trong tương lai.
Công trình India - ASEAN Economic Relations của tác giả Charan D.
Wadhva và Mukul G. Asher, Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore
(ISEAS) năm 1985. Công trình tập trung tìm hiểu mối quan hệ về kinh tế giữa
Ấn Độ với ASEAN trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chủ yếu là hợp tác kinh tế
song phương về thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ với một số nước ASEAN.
Công trình Rediscovering Asia – Evolution of India’s Look East Policy,
của tác giả Nanda Parakash năm 2003, đưa ra chiến lược quay trở lại châu Á
của Ấn Độ với việc ra đời và thực hiện chính sách hướng Đông. Tác giả tập
trung phân tích quá trình thực hiện chính sách hướng Đông ở Đông Nam Á,

những thành tựu bước đầu trong hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ với ASEAN và
coi việc hướng về Đông Nam Á là một chiến lược quan trọng và cần thiết của
Ấn Độ trong bối cảnh mới.
Ngoài những công trình trên còn có nhiều nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh như: Công trình “India and Southeast
Asia - Indian Perceptions and Policies” của Mohammed Ayoob năm 1999,
công trình India Foreign Policy,“Challenges and Prosoects”, của tác giả
Kanwal Sibal năm 2003, công trình “India - ASEAN Relations - Analysing
Regional Implications”, của Mohit Anand năm 2009, công trình “Southeast
Asia in India’s Post Cold War Foreign Policy”, tác giả Mohammed Khalid
(2010), … Hầu hết các công trình đều tập trung vào sự điều chỉnh chính sách

4


đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh, nhằm phù hợp với sự thay đổi của
tình hình thế giới và khu vực. Qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông
Nam Á trong chính sách đối ngoại, cũng như vai trò trụ cột trong chính sách
hướng Đông của Ấn Độ.
2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở trong nước
Ở Việt Nam, Ấn Độ là một đề tài được quan tâm từ rất sớm, với nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu về quốc gia này, trải dài từ thời kỳ cổ đại
đến nay. Tuy nhiên, giai đoạn từ khi Ấn Độ giành độc lập đến nay, nhất là khi
Chiến tranh lạnh kết thúc, việc nghiên cứu Ấn Độ ngày càng thu hút sự quan
tâm của nhiều học giả trong nước. Việc nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sự
trỗi dậy về kinh tế và những thay đổi chiến lược ngoại của Ấn Độ, sự ra đời
của chính sách hướng Đông và mối quan hệ Ấn Độ với các cường quốc, tổ
chức khu vực và thế giới, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Về
mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN có một số công trình liên quan như sau:
Công trình Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ từ

1991 đến 2000, Nxb Khoa học xã hội năm 2002 của tác giả Trần Thị Lý. Tác
giả đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Cộng hòa Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh, khái quát chính sách đối
ngoại của Ấn Độ với Mỹ, Trung Quốc, Nga, khu vực Nam Á, Đông Nam Á
thời kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh. Qua đó, cho thấy sự thay đổi lớn trong
chính sách của Ấn Độ, song song với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, là
những cải cách toàn diện về kinh tế xã hội trong nước. Từ những nỗ lực đó,
Ấn Độ gặt hái được nhiều thành công lớn trên nhiều lĩnh vực.
Công trình Quan hệ Ấn Độ - ASEAN tiến tới mối quan hệ lâu dài và bền
vững của tác giả Phạm Minh Tuấn trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 64
năm 2006, đã chỉ rõ nhu cầu hợp tác của Ấn Độ và ASEAN trong bối cảnh mới
sau Chiến tranh lạnh, những thuận lợi và hạn chế trong quan hệ giữa Ấn Độ với

5


Đông Nam Á, tương quan lực lượng giữa Ấn Độ với các nước lớn tại khu vực.
Qua đó cho thấy, mối quan hệ hợp tác trên là rất cần thiết và bền vững.
Công trình ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, Nxb Khoa
học xã hội , Hà Nội năm 2003 của tác giả Võ Xuân Vinh. Đây là một công
trình nghiên cứu khá đầy đủ về chính sách hướng Đông của Ấn Độ, về sự ra
đời, mục tiêu mà Ấn Độ kỳ vọng khi thực hiện chính sách. Vai trò của
ASEAN trong chính sách hướng Đông, những kết quả đạt được trong việc
thực hiện nhóm các mục tiêu chính trị chiến lược và kinh tế xã hội. Ngoài ra,
tác giả còn đề cập tới sự tác động của việc thực thi chính sách hướng Đông
với Ấn Độ và ASEAN…
Bên cạnh những công trình trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan tới mối quan hệ Ấn Độ và ASEAN như: Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
đối với các quốc gia Đông Nam Á (2002) tác giả Nguyễn Công Khanh, Chính
sách ngoại thương của Ấn Độ thời kì cải cách (2005) của Nguyễn Hương Trinh,

Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á những năm đầu thế kỉ XXI (2011) của tác giả
Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Lan, Ấn Độ với tiến trình hợp tác Đông Á (từ
năm 1997 đến nay): Thực trạng và triển vọng (2014) của Trần Thị Kim Thu…
Nhìn chung các công trình trên đều khai thác chủ đề về Ấn Độ, làm sáng tỏ tình
hình kinh tế, chính trị, văn hóa Ấn Độ giai đoạn sau Chiến tranh lạnh và cũng có
những nét chấm phá về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN.
Qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về
quan hệ Ấn Độ và ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, tôi nhận thấy hầu hết
các công trình đều tập trung nghiên cứu một khía cạnh nào đó, như tìm hiểu
sự hợp tác về kinh tế, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau
Chiến tranh lạnh, chính sách hướng Đông… Hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể
của Ấn Độ với ASEAN được đề cập một cách rải rác, chưa có hệ thống, chưa
được viết chi tiết đầy đủ các lĩnh vực của mối quan hệ.

6


Vì vậy, vấn đề đặt ra cho luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh đến nay trên tất
cả các lĩnh vực hợp tác, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn
chế còn tồn tại và triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai, sự tác động
của mối quan hệ này tới Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, nguồn tài
liệu trên sẽ rất bổ ích cho tác giả của luận văn, góp phần dựng lại bức tranh
toàn cảnh về mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN
từ năm 1991 đến năm 2014.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa Ấn Độ với Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), từ sau Chiến tranh lạnh đến năm
2014 trong một số lĩnh vực, trên cơ sở đó rút ra một số đánh giá về mối quan
hệ này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn tập trung giải quyết một
số nhiệm vụ sau:
Phân tích các nhân tố quốc tế, nhân tố nội tại (Ấn Độ và ASEAN) và
những mối quan hệ hợp tác trước đó, tác động tới sự vận động của quan hệ
Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1991-2014.
Trình bày thực trạng mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên một số lĩnh vực
về chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội,…
qua hai giai đoạn 1991-2002 và 2002-2014.
Bước đầu rút ra một số nhận xét về kết quả, hạn chế, những nguyên nhân
dẫn tới hạn chế của quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Ngoài ra, luận văn còn làm rõ

7


những nét khái quát về sự tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN tới Việt
Nam, sự hợp tác song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian qua.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tìm hiểu tổng quát mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN
trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và một số lĩnh vực khác.
Về không gian: Luận văn trình bày mối quan hệ giữa Ấn Độ với một tổ
chức khu vực đó là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, không đi sâu trình
bày cụ thể quan hệ Ấn Độ với từng nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên,
trong một số sự kiện cụ thể, quan hệ song phương giữa Ấn Độ với một số
nước Đông Nam Á cũng được luận văn đề cập đến, nhằm làm sáng tỏ và sinh
động hơn mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ ASEAN từ năm 1991 đến năm 2014. Tức là từ sau khi Liên Xô tan rã, Trật tự

hai cực Ianta sụp đổ, đặc biệt nhấn mạnh từ thời gian Ấn Độ đưa ra chính
sách hướng Đông năm 1992 đến nay, đây là giai đoạn thăng hoa của quan hệ
Ấn Độ - ASEAN. Mốc thời gian năm 2014 sẽ là thời điểm dừng của luận văn.
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng cụm từ viết tắt là ASEAN thay cho
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để tiện trình bày.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Luận văn được hoàn thành dựa trên nhiều nguồn tài liệu
khác nhau:
Những tài liệu gốc về quan hệ Ấn Độ - ASEAN được công bố, các văn
kiện được ký kết, bài trả lời phỏng vấn của lãnh đạo các bên.
Các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, luận
văn, luận án… của các học giả trong và ngoài nước.
Nguồn tài liệu từ các trang web chính thức .
Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào những nguồn sưu tầm được, trên
cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản
8


Việt Nam về những vấn đề quốc tế và khu vực, tác giả sử dụng các phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh, dự báo,… để hoàn thành luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau đây:
Luận văn trình bày một cách tương đối hệ thống, toàn diện về những vấn
đề nổi trội nhất trong quan hệ giữa Ấn Độ và Hiệp hội các Đông Nam Á. Trên
cơ sở đó, luận văn phác thảo nên bức tranh tổng thể về quan hệ giữa Ấn Độ và
ASEAN trong giai đoạn từ 1991-2014. Đan xen vào đó là những mối quan hệ
hợp tác song phương giữa Ấn Độ và một số nước thành viên ASEAN. Qua
đó, tác giả bước đầu đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ này, những kết
quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của nó.

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập nghiên
cứu về lịch sử quan hệ quốc tế, về lịch sử Ấn Độ và ASEAN trong thời kỳ
hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm những
chương sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ đến quan hệ Ấn Độ
- ASEAN
Chương 2: Tiến trình và nội dung quan hệ Ấn Độ - ASEAN (1991- 2014)
Chương 3: Đánh giá quan hệ Ấn Độ - ASEAN.

9


Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN
1.1. Bối cảnh quốc tế
Từ cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới
có nhiều chuyển biến to lớn và sâu sắc. Liên bang Xô Viết và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã, chấm dứt Trật tự thế giới
hai cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu kéo dài hơn bốn thập kỷ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, Trật tự hai cực Ianta sụp đổ đã tác động mạnh
mẽ đến quan hệ quốc tế nói chung và từng quốc gia, dân tộc nói riêng. Quan
hệ quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp
tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Hòa bình, hợp tác và cạnh tranh đan xen
với nhau. Sự thịnh vượng của quốc gia này là điều kiện, là cơ hội phát triển
của quốc gia khác và ngược lại.
Sự tan rã của Liên Xô, sự suy giảm thực lực của Mỹ do dồn sức cho
cuộc Chiến tranh lạnh đã trở thành vận hội mới với các quốc gia có tiềm lực

như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc… Các nước này có cơ hội vươn lên trong
trật tự thế giới mới đang hình thành, trật tự “nhất siêu, đa cường”.
Cùng với những biến động của tình hình an ninh, chính trị thế giới, quá
trình hình thành một hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính trên quy mô toàn
cầu đang tác động mạnh mẽ đến xu thế phát triển trong quan hệ quốc tế. Sự
phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, đặc biệt là kinh tế tri thức đã
làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước. Cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ, với những thành tựu to lớn, đã mở ra một cuộc chạy đua toàn cầu
về kinh tế và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế. Theo đó,
thực lực quốc gia không chỉ đơn thuần là sức mạnh quân sự mà còn tùy thuộc
10


vào sức mạnh tổng hợp, trong đó kinh tế đóng vai trò then chốt. Trong bối
cảnh đó, không một quốc gia nào có thể phát triển đơn thương độc mã, mà
phải có sự giao lưu, liên minh, liên kết. Nhu cầu đó đã tạo ra một xu thế mới
trong quan hệ quốc tế: Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa và khu vực hóa… mở
ra cơ hội mới cho các mô hình liên kết khu vực như EU, ASEAN, OPEC,
ASEM… và sự nối kết các quốc gia.
Ngày nay, cùng với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhân loại đã và đang phải đối diện với những vấn đề mang tính
toàn cầu có nguy cơ đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới như ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh, chạy đua vũ trang, chủ nghĩa ly khai, khủng bố… Để giải
quyết vấn đề này đòi hỏi sự chung tay của tất cả các quốc gia trên toàn thế
giới. Trong bối cảnh mới, các quốc gia, các tổ chức đều phải điều chỉnh chính
sách, hoạch định chiến lược để thích ứng, cùng nhau hợp tác vì lợi ích chung
của nhân loại. Đây cũng chính là cơ sở để Ấn Độ và ASEAN đẩy mạnh hợp
tác trong bối cảnh mới.
1.2 . Những nhân tố nội tại chi phối quan hệ Ấn Độ - ASEAN
1.2.1. Nhân tố Ấn Độ
1.2.1.1. Sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh

Năm 1950, Ấn Độ giành được độc lập, chấm dứt hàng trăm năm thống
trị của thực dân Anh, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Ấn Độ. Về kinh tế,
Ấn Độ xây dựng một nền kinh tế độc lập tự cường với hai thành phần kinh tế
chính: Khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân với mục tiêu xây dựng
một nền kinh tế hoàn chỉnh vững chắc, có địa vị quốc tế. Ấn Độ thực hiện
thành công cuộc cách mạng Xanh và cách mạng Trắng trong nông nghiệp,
giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước đông dân thứ hai thế giới.
Về chính trị, Ấn Độ tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân
tộc thuộc địa trên thế giới. Là một trong những nước đầu tiên tham gia tổ

11


chức Liên Hợp Quốc (1945), Ấn Độ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức này
trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Đặc biệt, Ấn Độ là một trong
những nước đã sáng tạo ra con đường đi giữa trong trật tự thế giới hai cực
thời kỳ Chiến tranh lạnh, đó chính là Phong trào Không liên kết. Phong trào
này lôi cuốn hơn 100 quốc gia tham gia. Ấn Độ nổi lên với tư cách một nước
đứng đầu thế giới thứ ba, có một tiếng nói quan trọng và một vị trí trên trường
quốc tế.
Bước sang những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX, tình hình thế giới có những biến động to lớn, buộc Ấn Độ phải có những
điều chỉnh trong chính sách của mình, đặc biệt là điều chỉnh chính sách đối
ngoại cho phù hợp với bối cảnh mới.
Về chính trị: Năm 1991, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu khủng hoảng và tan rã, khiến Ấn Độ mất đi một chỗ dựa vững chắc về
mọi mặt. Bởi vì, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy là một nước Không liên
kết, nhưng Ấn Độ có nhiều quan điểm gần gũi với Liên Xô về chống chủ
nghĩa khủng bố, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc… Quan hệ
Xô - Ấn ngày càng trở nên mật thiết hơn với Hiệp ước hòa bình Hữu nghị và

Hợp tác mà hai bên đã ký vào năm 1971. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa trở nên
gần gũi trong nền chính trị Ấn Độ kể từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy
nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 khiến Ấn Độ phải điều chỉnh lại con
đường phát triển của mình dựa trên tư tưởng chính trị gần gũi với Liên Xô.
Đây có thể là sự điều chỉnh quan trọng đầu tiên của Ấn Độ sau Chiến tranh
lạnh về tư tưởng chính trị.
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự trỗi
dậy của Trung Quốc, buộc Ấn Độ phải có sự điều chỉnh quan trọng thứ hai
chính là từ bỏ tư tưởng chống phương Tây. Từ sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ là
một trong những nước nhiệt thành nhất trong việc theo đuổi các giá trị chính
trị của phương Tây ngoài khu vực châu Âu - Đại Tây Dương.
12


Về kinh tế: Ngoài những điểm tương đồng trong quan điểm chính trị,
Liên Xô còn là chỗ dựa vững chắc của Ấn Độ về kinh tế. Mô hình công
nghiệp hóa của Liên Xô đã được Nehru, vị Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, áp
dụng vào mô hình phát triển kinh tế của nước này. Thực tế cho thấy, các nhà
máy, xí nghiệp của Ấn Độ được Liên Xô giúp đỡ sản xuất ra 80% tổng sản
lượng thiết bị luyện kim, 60% thiết bị điện, 35% sản lượng thép, 70% sản lượng
khai thác dầu, 30% sản lượng chế biến dầu, 20% sản lượng điện [9, tr.14]. Liên
Xô trở thành bạn hàng lớn thứ hai và là bạn hàng “dễ tính” của Ấn Độ. Mối quan
hệ mật thiết dựa trên những lợi ích chính trị, kinh tế đã khiến Ấn Độ thực sự hụt
hẫng và suy giảm nghiêm trọng khi Liên Xô tan rã. Mức tăng GDP tụt xuống
còn 0,8% vào năm tài chính 1991-1992, lạm phát dâng cao trên 13%, dự trữ
ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng một tỷ USD (đủ cho nhập khẩu trong
20 ngày), nợ nước ngoài lên đến 70 tỷ USD…[9, tr.24].
Tình hình nghiêm trọng đến mức Thủ tướng N. Rao đã nói “Tình hình
ngoại tệ gần như tuyệt vọng, tình hình tài chính tồi tệ. Chúng tôi đã đến mức
như một nước vỡ nợ với Quỹ tiền tệ Quốc tế trong thời gian vài ngày”

[43.tr.2]. Kinh tế suy thoái làm cho giá cả tăng vọt, đặc biệt là những mặt
hàng thiết yếu như gạo, rau quả, đường, sữa,… khiến nhân dân mất lòng tin
vào Chính phủ. Sự suy thoái kinh tế kéo theo những rối loạn nghiêm trọng về
mặt xã hội như mâu thuẫn tôn giáo, đẳng cấp sắc tộc, khủng bố, ly khai…Có
thể nói đầu thập niên 90, Ấn Độ đang “đứng trước bờ vực”. Thủ tướng Rajiv
Gandhi đã thốt lên rằng “Trong 15 tháng qua, Ấn Độ đã bị lu mờ như thể
không còn tồn tại. Chúng ta phải đảm bảo làm sao để Ấn Độ xuất hiện trở lại
như một nước tiền tuyến” [9, tr.27].
Đứng trước những khó khăn khách quan và chủ quan đó, Ấn Độ đã có
bước điều chỉnh quan trọng về kinh tế, đây được xem là bước điều chỉnh quan
trọng thứ ba của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc cải cách toàn diện của
Chính phủ N. Rao vào tháng 7/1991 đã đưa tới sự điều chỉnh một cách hệ
13


thống, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế chuyển từ nền kinh tế
tập trung, quan liêu, bao cấp và hướng nội sang nền kinh tế thị trường tự do
hóa, mở cửa và khuyến khích đầu tư. “Tự do hóa nền kinh tế đã giảm bớt
những méo mó, lệch lạc và tăng tính cạnh tranh trong và ngoài nước” [44,
tr.6]. Những thành công ban đầu của cải cách kinh tế đã tạo cơ sở cho Ấn Độ
nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các tổ chức kinh tế đa
phương, song phương tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế
đất nước. Trong đó, Đông Nam Á là một trong những mục tiêu quan trọng
hàng đầu, là tấm ván bật để Ấn Độ bước vào thị trường toàn cầu.
Về chính sách đối ngoại: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ với tư
cách là nước sáng lập và luôn giữ vai trò trụ cột trong Phong trào Không liên
kết, lãnh tụ của thế giới thứ ba. Sau khi Liên Xô tan rã, vai trò quốc tế của Ấn
Độ bị giảm sút, những vấn đề mà Ấn Độ từng phát huy vai trò như ủng hộ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc xâm lược, giải trừ
quân bị, bảo vệ hòa bình,… đã không còn thực sự quan trọng, khi yếu tố kinh

tế trở thành sức mạnh nổi trội trong quan hệ quốc tế thời hậu kỳ Chiến tranh
lạnh. Vì vậy, Ấn Độ cần phải có những thay đổi về chính sách đối nội cũng
như đối ngoại, để xác lập cho mình một vị trí quốc tế xứng đáng trong một
trật tự mới đang hình thành.
Ấn Độ từ vị thế của một nhà lãnh đạo thế giới thứ ba đã chuyển sang
cách thức xây dựng một nước Ấn Độ hùng mạnh, một cường quốc kinh tế
quân sự với những bước đi đầu tiên, đó là cuộc cải cách kinh tế toàn diện vào
tháng 7/1991 và thử hạt nhân công khai vào tháng 5/1998. Sự điều chỉnh
trong suy nghĩ trở thành cường quốc thế giới, được xem là bước điều chỉnh
quan trọng thứ tư của Ấn Độ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, trật tự thế giới mới được hình
thành theo xu hướng “nhất siêu, đa cường”, mở ra cơ hội vươn lên cho một số

14


cường quốc trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…Trong khi đó,
sự rút đi của Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh lạnh đã tạo ra những “khoảng
trống quyền lực” rất lớn ở nhiều khu vực, Đông Nam Á là một khu vực như
thế. Các cường quốc có quan hệ gần gũi với khu vực này về mặt lịch sử, địa
lý đã không bỏ lỡ cơ hội tăng cường ảnh hưởng của mình.
Trung Quốc, năm 1978 tiến hành cải cách mở cửa, nhằm xây dựng chủ
nghĩa xã hội mang “đặc sắc” Trung Quốc với mục tiêu trọng tâm là phát triển
kinh tế. Cùng với những mục tiêu về kinh tế, Trung Quốc đã tranh thủ bầu
không khí hòa dịu của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, công khai mở rộng ảnh
hưởng trên một phạm vi rộng lớn ở Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương,
Trung Quốc tuyên bố “Ấn Độ Dương không duy nhất thuộc về Ấn Độ”.
Trong khi đó, từ lâu Ấn Độ đã coi Nam Á và Ấn Độ Dương là phạm vi ảnh
hưởng truyền thống của mình.
Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của các nước Nam Á, đồng thời tìm

cách hạn chế việc phát huy sức mạnh của Ấn Độ. Với Pakistan, Trung Quốc
hỗ trợ sự phát triển vũ khí hạt nhân, thực hiện những liên minh ngầm về quân
sự. Với Myanmar, quốc gia này đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc ở lĩnh
vực an ninh, chính trị và kinh tế. Các mối quan hệ đặc biệt với Myanmar đã
giúp Trung Quốc “bọc sườn” Ấn Độ và từng bước thâm nhập sâu hơn vào
khu vực Vịnh Bengal thuộc Ấn Độ Dương.
Ấn Độ tại khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương , nơi Ấn Độ coi là phạm vi
ảnh hưởng truyền thống của mình đang trong tình trạng bất ổn, đó là sự hạn
chế của Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), sự chậm phát triển của
các quốc gia thành viên do thiếu vốn và kỹ thuật, sự bất đồng giữa Ấn Độ với
một số quốc gia, như Pakistan, về vấn đề Hồi giáo, vấn đề Jammu và Kashmi,
với Bangladesh, về vấn đề phân chia nguồn nước của các con sông… Tình
hình đó buộc Ấn Độ phải “thoát ra khỏi bối cảnh Nam Á bí bách và bị giam

15


hãm, giúp Ấn Độ trở thành một trong những nhân tố chủ chốt và là một
cường quốc khu vực đang lên” [45, tr.5].
Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng ngày càng lớn tại
Nam Á và Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ thực sự lo ngại, sự hạn chế của Ấn Độ
trong hợp tác ở khu vực Nam Á, buộc Ấn Độ phải có những điều chỉnh quan
trọng trong chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình mới. Một bước đi
khôn khéo, nhằm đối trọng với Trung Quốc và tìm kiếm những thị trường
tiềm năng, đó là sự ra đời của chính sách hướng Đông sau Chiến tranh lạnh,
hướng tới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương mà Đông Nam Á là trọng tâm.
Như vậy, trước sự biến động của tình hình thế giới và những yêu cầu nội
tại của đất nước, Ấn Độ đã đưa ra những điều chỉnh mang tính chiến lược
trong chính sách đối nội, đối ngoại của mình, đi từ chủ nghĩa lý tưởng sang
chủ nghĩa hiện thực, thực dụng hơn, “cũng giống như Đặng Tiểu Bình, người

áp dụng chủ nghĩa thực dụng cho Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của Ấn Độ
bắt đầu nhấn mạnh đến phương cách thực tế để mang lại quyền lực và thịnh
vượng cho Ấn Độ” [19, tr.37]. Ấn Độ đã có những chuyển hướng mạnh mẽ
về tất cả các mặt để thích ứng với tình hình mới,nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Trong đó kinh tế và chính
sách đối ngoại là hai lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt, để hiện thực hóa các
mục tiêu mà Ấn Độ đặt ra.
Về đối ngoại, Ấn Độ có sự điều chỉnh chiến lược khi lần lượt coi khu
vực láng giềng trực tiếp (các nước Nam Á), các cường quốc ( Mỹ, Nga, Nhật
Bản, Trung Quốc…), khu vực láng giềng mở rộng (gồm Tây Á, Trung Á,
Đông Nam Á và Ấn Độ Dương) và cuối cùng là các đối tác còn lại của Ấn Độ
trên thế giới, là những thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình từ
năm 1991 đến nay. Tuy nhiên những thứ tự ưu tiên này không phải hoàn toàn
cứng nhắc, mà có thể xáo trộn trong những hoàn cảnh nhất định. Khi mà quan

16


hệ với các nước láng giềng và hợp tác trong tổ chức SAARC chưa thực sự
hiệu quả, còn nhiều bất cập, hay quan hệ với các cường quốc vẫn còn nhiều
nghi kỵ… thì hợp tác với ASEAN được xem là một ưu tiên mới trong chiến
lược đối ngoại sau Chiến tranh lạnh của Ấn Độ và chính sách hướng Đông đã
ra đời trong bối cảnh đó.
1.2.1.2. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và nhu cầu hợp tác với ASEAN
Về thời gian ra đời, xuất phát từ những thay đổi của bối cảnh toàn cầu
sau Chiến tranh lạnh, sự khó khăn trong hợp tác ở khu vực Nam Á cũng như
những nhu cầu phát triển nội tại của đất nước, Ấn Độ buộc phải điều chỉnh
chính sách, nhằm khai thác, tận dụng triệt để các nguồn lực bên ngoài để phát
triển đất nước, nâng cao vai trò trong khu vực và trên thế giới.
Một trong nhưng điều chỉnh có ý nghĩa quan trọng của Ấn Độ từ đầu

thập niên 90 cho đến nay là việc hoạch định và thực thi chính sách hướng
Đông. Trên thực tế tư tưởng hướng Đông đã xuất hiện từ rất sớm ở Ấn Độ,
ngay từ nửa đầu thế kỷ XX. Cố Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã từng
nói: “Thái Bình Dương chắc chắn sẽ thay thế Đại Tây Dương như một trung
tâm đầu não thế giới. Tuy không phải là một quốc gia trực tiếp ở Thái Bình
Dương, nhưng Ấn Độ không thể không đóng vai trò quan trọng ở đó” [46,
tr.188]. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, đến thập niên cuối
cùng của thế kỷ XX, tư tưởng hướng Đông mới thực sự trở thành hiện thực
khi chính sách hướng Đông ra đời.
Chính sách hướng Đông gắn liền với nhiệm kỳ cầm quyền của Thủ
tướng N. Rao, ra đời trong cuộc cải cách toàn diện của Ấn Độ năm 1991và
chính thức được khởi động từ năm 1992 khi Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại
từng phần của ASEAN.
Về mục tiêu, chính sách hướng Đông được xem là một chính sách đối
ngoại linh hoạt và rộng mở, được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển
của Ấn Độ với các mục tiêu chủ yếu sau:
17


Thứ nhất: Về các mục tiêu chính trị chiến lược, thực hiện chính sách
hướng Đông, Ấn Độ hướng tới xây dựng, mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, từng bước nâng cao hình ảnh của một
cường quốc trong khu vực, tạo thế cân bằng tương đối trong quan hệ với
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Trong đó mối quan tâm sâu sắc nhất của Ấn Độ
chính là nhân tố Trung Quốc. Trước sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của
Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ buộc phải nâng cao tiềm lực
kinh tế và quốc phòng, cạnh tranh với Trung Quốc ở các khu vực có lợi ích
chiến lược, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, chính sách hướng Đông cũng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của
các nước Đông Nam Á để Ấn Độ có thể gia nhập các tổ chức khu vực rộng

lớn như APEC, ASEM, hay tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN như
ARF, ASEAN+1, ESA, ADMM+…và quan trọng nữa là sự ủng hộ của các
thành viên ASEAN trong chiến dịch giành chiếc ghế Ủy viên thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Thứ hai: Về các mục tiêu kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách hướng
Đông Ấn Độ hướng tới duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh
tế, thông qua các mối quan hệ chặt chẽ với Đông Á, đặc biệt là trao đổi
thương mại. Ấn Độ tin rằng Đông Á nắm giữ chiếc chìa khóa cho tăng trưởng
kinh tế và ổn định của Ấn Độ. Ngoài ra, hội nhập kinh tế với khu vực Đông
Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung là một mục tiêu
quan trọng trong chính sách hướng Đông kể từ đầu thập niên 90. Bên cạnh
đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước trong khu vực, Ấn Độ đã đề xuất
thành lập và tham gia nhiều cơ chế hợp tác của khu vực Đông Nam Á như cơ
chế Hợp tác cấp cao Ấn Độ - ASEAN, Hợp tác sông Hằng - sông MeKong,
trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), tham gia tích cực
ACD, thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN và
từng nước ASEAN, thúc đẩy hợp tác SAARC - ASEAN và BIMSTEC…
18


Bước đầu có thể thấy Ấn Độ đã thành công trong việc hiện thực hóa xây
dựng Cộng đồng kinh tế châu Á, một hình thức liên kết kinh tế nhằm đối
trọng với khối EU và khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), nhưng
quan trọng hơn là Ấn Độ không bị đứng ngoài các khối kinh tế chủ đạo của
thế giới, từng bước khẳng định vị trí cường quốc của mình. Ngoài những mục
tiêu trên, chính sách hướng Đông còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và ổn định xã hội ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.
Tóm lại, chính sách hướng Đông là sự chuyển hướng quan trọng trong
nhìn nhận của Ấn Độ về thế giới và vị trí của mình trong bối cảnh toàn cầu,
thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, với mục tiêu lớn nhất là biến Ấn Độ thành một

cường quốc về kinh tế, quân sự không chỉ ở khu vực châu Á mà còn trên
phạm vi toàn thế giới.
Việc thực thi chính sách hướng Đông của Ấn Độ chia làm hai giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu (1992- 2002) thực hiện chính sách hướng Đông, Ấn
Độ chủ yếu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á (ASEAN), nhằm
mục tiêu khôi phục mối quan hệ chính trị với các nước ASEAN, tăng cường
hợp tác kinh tế trong đó chủ yếu là các mối liên hệ về thương mạivà đầu tư,
thúc đẩy các mối liên hệ về quân sự với Đông Nam Á nhằm gia tăng sự hiểu
biết, đạt được các lợi ích về chính trị và chiến lược, tranh thủ sự ủng hộ của
các nước trong ASEAN để Ấn Độ có thể tham gia các tổ chức an ninh, kinh tế
và chính trị đa phương tại khu vực này như ASEM, APEC, WTO, ARF…
Như vậy, trong giai đoạn thứ nhất của chính sách hướng Đông, Ấn Độ lấy
chính sách ngoại giao kinh tế làm trụ cột, coi Đông Nam Á là “bàn đạp” để
Ấn Độ tiến vào thị trường Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Giai đoạn thứ hai của chính sách hướng Đông (2002 - nay), được đánh
dấu bằng sự kiện Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần đầu tiên được tổ chức
tại Phnom Penh, Campuchia, tháng 11/2002. Trong giai đoạn này, chính sách

19


×