Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

LUẬN VĂN TIẾP CẬN THẾ GIỚI NHÂN VẬT VŨ TRỌNG PHỤNG TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
-----------------

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

TIẾP CẬN THẾ GIỚI NHÂN VẬT VŨ TRỌNG PHỤNG
TỪ GĨC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Chun ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số:

60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phƣợng

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Phượng - người
đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy chúng tơi trong khoá học
Cao học 2012 - 2014 vừa qua.
Cảm ơn các cán bộ Thư viện Trường, Phòng Tư liệu Khoa Ngữ Văn và
Phòng Sau Đại Học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho chúng tơi trong suốt khố học.
Cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ


động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận
văn này.

Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ......................................................................................... 2
3.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................. 6
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 6
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ..................................................................... 7
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ....................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH HƢỚNG TIẾP CẬN CON NGƢỜI
TỪ PHÂN TÂM HỌC .................................................................................... 9
1.1.Vài nét về phân tâm học và sự thay đổi quan niệm về con ngƣời ........ 9
1.1.1.Vài nét về Freud và phân tâm học.......................................................... 9
1.1.2.Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người................................. 12
1.1.2.1.Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ........................................................... 12
1.1.2.2.Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời trong văn học Việt Nam đầu thế
kỷ XX................................................................................................................ 15
1.2. Văn học nghệ thuật và hƣớng tiếp cận con ngƣời theo hƣớng
phân tâm học ................................................................................................ 16
1.3. Vũ Trọng Phụng và xu hƣớng khám phá con ngƣời từ những ảnh
hƣởng của phân tâm học .............................................................................. 17

1.3.1.Vài nét về Vũ Trọng Phụng .................................................................. 17
1.3.2. Ảnh hưởng của phân tâm học tới Vũ Trọng Phụng .......................... 19
Chƣơng II: DẤU ẤN PHÂN TÂM HỌC QUA THẾ GIỚI NHÂN VẬT
VŨ TRỌNG PHỤNG .................................................................................... 22
2.1. Con ngƣời dục vọng ............................................................................... 22
2.1.1.Con người phù hoa, phù phiếm, vô nghĩa lý ....................................... 24
2.1.2. Con người ham muốn tiền bạc, danh vọng ........................................ 31


2.1.3 Con người ham muốn tính dục ............................................................ 37
2.2. Con ngƣời ẩn ức, chấn thƣơng.............................................................. 43
2.2.1. Con người ẩn ức................................................................................... 44
2.2.2. Con người chấn thương....................................................................... 53
2.2.2.1. Con ngƣời bị chấn thƣơng ................................................................. 55
2.2.2.2. Con ngƣời tự chấn thƣơng ................................................................. 60
2.3. Con ngƣời vô thức .................................................................................. 65
2.3.1. Sơ lược về khái niệm vô thức và con người vô thức .......................... 65
2.3.2. Một vài biểu hiện về con người vô thức và khám phá con người vô
thức trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng......................................................... 68
2.3.2.1. Con ngƣời vô thức qua giấc mơ .......................................................... 68
2.3.2.1. Con ngƣời vô thức qua phản xạ ngẫu nhiên ..................................... 73
CHƢƠNG III: PHÂN TÂM HỌC VÀ MỘT SỐ NÉT RIÊNG VỀ
NGHỆ THUẬT .................................................................................... 77
3.1. Phân tâm học và nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................ 77
3.2. Phân tâm học và vấn đề mở rộng trƣờng nhìn, điểm nhìn ............... 80
3.3. Phân tâm học và việc đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu ..................... 83
3.3.1. Phân tâm học với việc đổi mới về ngôn ngữ ...................................... 83
3.3.1.1. Những đặc sắc về ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng .......... 83
3.3.1.2. Ngôn ngữ khoa học ............................................................................ 84
3.3.1.3. Ngôn ngữ cực thực: ............................................................................ 86

3.3.1.4. Ngôn ngữ trào phúng, châm biếm, giễu nhại..................................... 87
3.3.2. Phân tâm học và những đổi mới về giọng điệu ................................. 88
3.3.2.1. Giọng điệu – đa dạng mà độc đáo ..................................................... 88
3.3.2.1.Giọng hài hƣớc, hóm hỉnh .................................................................. 90
3.3.2.2. Giọng châm biếm, đả kích sâu cay .................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Có lẽ cho đến bây giờ khơng ai có thể phủ nhận được vị trí, vai trị
của Vũ Trọng Phụng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là “nhà tiểu
thuyết trác tuyệt” có cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo, một
hiện tượng “phức tạp” hay “một văn tài lỗi lạc”... Tác phẩm của ông đã mở ra
những giá trị khơng cùng. Đó là sức ám ảnh của những câu văn sắc nhọn như
dao quất vào chế độ xã hội đương thời. Nhưng đồng thời ở đó cũng là những
trang văn thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo hướng vào tận sâu bản chất
thiện căn của con người.
1.2. Cho dù Vũ Trọng Phụng đã đi sang thế giới bên kia gần thế kỷ
nhưng hệ thống trước tác đồ sộ của ông vẫn luôn đồng hành cùng bạn đọc.
Bằng chứng mới đây “Số đỏ” cùng một số tác phẩm khác của ông đã được
chuyển thể thành kịch bản điện ảnh. Hàng trăm cơng trình nghiên cứu và bài
viết là kết quả của những khám phá sâu sắc, công phu, người đời đã không
ngần ngại khi đánh giá ông là “một thiên tài văn chương”. Song dù đã được
thừa nhận là một thiên tài nhưng điều đó khơng có nghĩa là di sản của Vũ
Trọng Phụng đã khám phá được trọn vẹn, rạch ròi mọi tầng giá trị. Một số
vấn đề trong tác phẩm Vị Träng Phơng theo chúng tôi vẫn cần được tiếp tục
đi sâu nghiên cứu bằng các hướng tiếp cận mới và khác. Chẳng hạn thi pháp
học, nhân học văn hoá, phân tâm học, liên nghành…

1.3. Phân tâm học là hướng mà chúng tôi sẽ lựa chọn khi tiếp cận thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi hy vọng
hướng tiếp cận này sẽ giúp chúng tôi khám phá một số giá trị mới mẻ trong
quan niệm về con người của Vò Träng Phông trong nền văn học đương thời,
nét độc đáo trong cá tính và phong cách nghệ thuật của ơng. Ngồi ra chúng
tơi cũng hy vọng qua cơng trình nghiên cứu của mình thanh tốn một “nghi
1


án” văn học mà Vị Träng Phơng từng phải chịu đựng oan uổng bởi sự đánh
giá của dư luận trong một thời gian khá dài.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Luận văn trước hết xin được trình bày một cách bao quát tình hình
nghiên cứu liên quan tới vấn đề nhân vật của các tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
qua các thời kỳ lịch sử.
2.1. Trƣớc 1945
Năm 1936, bút lực của nhà văn Vũ Trọng Phụng đặc biệt dồi dào, đầy
sức sáng tạo và đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác. Ông bắt đầu công
bố Giông tố, Số đỏ trên Hà Nội Báo, Vỡ đê trên Tƣơng Lai và Làm đĩ trong
Sông Hƣơng. Tiểu thuyết Giông tố “đã làm nổi danh tức thì một tiểu thuyết
gia, bên cạnh một nhà phóng sự đã biết.” (Phạm Thế Ngũ - Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên, tập 3. NXB Quốc học Sài Gòn, 1965). Song cũng trong
thời kỳ này, Vũ Trọng Phụng đã bị lên án gay gắt. Trên báo Ngày nay của Tự
lực văn đoàn, Nhất Chi Mai đã lên án toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Vũ
Trọng Phụng khi ông cho rằng: “Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nhìn thế
giới qua cặp kính đen, một bộ óc đen và cả một nguồn văn cũng đen nữa”
Sau khi Vũ Trọng Phụng qua đời, tạp chí Tao đàn ra các bài viết của các
cây bút tên tuổi về Vũ Trọng Phụng như: Tam Lang, Nguyễn Tuân, Thanh Châu,
Trương Tửu, Ngô Tất Tố, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật. Các nhà
văn đã khẳng định nhân cách cao quý và tài năng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.

Về nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,thời kỳ này nổi bật là các ý
kiến của Trương Chính, Lan Khai, Vũ Ngọc Phan.
Trương Chính khẳng định “Vũ Trọng Phụng là một tiểu thuyết gia có
óc quan sát và nhiều kinh nghiệm (Dƣới mắt tôi, 114 - 117)”
Lan Khai cũng chỉ ra một đặc điểm nổi bật ở các nhân vật của Vũ
Trọng Phụng: “Khi đọc các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ta thấy lúc nhúc

2


một đám nhân vật đen tối, ngu xuẩn, ích kỷ, tàn nhẫn và dâm dật một cách vô
cùng lố bịch”.
Về ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của Vũ Trọng Phụng, đáng chú ý
hơn cả là ý kiến của Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” (tập3,
NXB Tân dân, 1965). Nhà phê bình nêu lên ảnh hưởng của Freud đối với ngòi
bút miêu tả tâm lý nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Nói về nhân vật Mịch trong
tác phẩm Giông tố, ông nhận xét: “Thị Mịch về nhà riêng Nghị Hách đã bị lão
bỏ lửng, mặc nàng ôm bụng mà buồn rầu tựa cửa sổ, đứng trên gác nhìn
xuống đường. Rồi từ một cơ gái ngây thơ, Mịch hoá ra một đàn bà oán giận,
muốn tưởng tượng cho mình một cảnh dan díu với những khách qua đường để
báo thù lại kẻ đã đầy đoạ tấm thân mình. Cái đoạn ấy là một đoạn thật hay.
Trước khi đưa ta đến cái việc sắp xảy ra (việc Mịch hiến thân cho Long), tác
giả đã mở bộ óc Mịch ra cho ta thấy, chẳng khác nào một người thợ máy mở
cho ta xem các bánh xe và ống dẫn hơi nước, trước khi chỉ cho ta thấy động
cơ bên ngồi. Đến khi quyển Giơng tố ra đời, tơi đã đọc từ đầu đến cuối và cái
đoạn tôi vừa kể tác giả là một đồ đệ của Freud, tác giả tả Thị Mịch vừa giản
dị, vừa tỉ mỉ. Một cô gái quê khoẻ mạnh vốn nhà nghèo, đã “biết mùi đời”
trong một cái xe hơi hịm kín đáo bây giờ lại sa vào cảnh nhàn hạ, phong lưu,
cái cảnh làm cho khối óc non nớt dễ mơ tưởng đến những điều dâm dục”.
Nhìn chung những ý kiến về Vũ Trọng Phụng trước cách mạng cịn ít

ỏi và chưa thật sâu nhưng đã ít nhiều cảm nhận được vai trị của tác giả và
khẳng định đây là một cây bút tài năng.
2.2. Sau 1945
Sau cách mạng xu hướng chung là khẳng định Vũ Trọng Phụng như là
một nhà văn hiện thực phê phán có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân
tộc. Có thể kể đến ý kiến của Tố Hữu, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi tại
hội nghị tranh luận ở Việt Bắc năm 1994; của Nguyễn Đình Thi trên báo văn
3


học Xô Viết số 9.1995; của Đào Duy Anh, Trương Tửu, Văn Tâm trong tập
Vũ Trọng Phụng với chúng ta (NXB Minh Đức - 1957)
Nhóm Lê Q Đơn trong “Lịch sử văn học Việt Nam” đã đánh giá khá
cao Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết Giông tố: “Đối với Thị Mịch, nạn nhân
của Giơng tố ngịi bút của Vũ Trọng Phụng cũng không đều. Đoạn đầu ông tả
Thị Mịch là một cô gái quê hiền lành chất phác, giản dị và khi bị Nghị Hách
làm nhục ơng có tỏ ra một chút thương hại. Nhưng về sau dưới ngòi bút của
ông Thị Mịch trở thành nạn nhân dâm đãng và có những cử chỉ của một kẻ vơ
dun đáng ghét của một người đang ở cảnh nghèo khó bỗng được sống trong
một cảnh giàu có, phong lưu” [23, tr.341 - 342]
Sóng gió nổi lên với Vũ Trọng Phụng khoảng đầu năm 1958. Có nhiều
ý kiến cực đoan phê phán nặng nề Vũ Trọng Phụng. Song bên cạnh đó vẫn có
nhiều ý kiến tỉnh táo trên cơ sở khoa học nghiêm túc.
- Trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1, 1974), Phan Cự Đệ cũng
đánh giá cao Vũ Trọng Phụng trong viêc xây dung nhân vật.
- Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn tƣ tƣởng và phong cách đã chú ý
đến nhân vật Long và Mịch trong Giông tố
- Thời kỳ này ở đô thị Miền Nam, giới nghiên cứu cũng dành sự quan
tâm cho sáng tác của Vũ Trọng Phụng đó là Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ,
Nguyễn Mạnh Cơn, Dương Nghiễm Mậu…

- Phạm Thế Ngũ đã phê phán rất nặng nề: “Vũ Trọng Phụng tỏ ra cục
cằn vụng về. Nhân vật của ơng hiện ra nếu khơng vơ lý thì cũng rất khó hiểu
khó cắt nghĩa trong sự hành động”.
- Nguyễn Mạnh Côn nhận xét về nhân vật Long và Mịch trong Giông tố
như sau: “Vũ Trọng Phụng đã quá sức khi anh viết tâm sự của Mịch. Tôi xác
nhận Mịch có thể có cử chỉ này thèm muốn nọ nhưng (…) tơi có cảm tưởng
4


một cơ gái ở hồn cảnh như Mịch khó lịng có những lời nói những suy tư liên
tục mà tác giả gán cho Mịch (…) Dưới ngịi bút tài, lơi cuốn của Vũ Trọng
Phụng, Long trở thành một con người có thật, một con người mắc lưới tự dằn
vặt mình, tự lừa dối mình, tự giết mình.
- Từ 1987 đến nay vấn đề Vũ Trọng Phụng được nhìn nhận lại trên tinh
thần đổi mới. Tên tuổi nhà văn được phục hồi một cách trân trọngbằng sự
kiện xuất bản tuyển tập Vũ Trọng Phụng tại Hà Nội và sau đó in lại hầu hết
các tác phẩm của ông. Đồng thời các cuộc hội thảo, các buổi nói chuyện về
Vũ Trọng Phụng được tổ chức ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhiều tập tư
liệu quý giá về nhà văn được xuất bản như Vũ Trọng Phụng - Hôm qua và
hôm nay - Trần Hữu Tá biên soạn - NXB TP Hồ Chí Minh- 1992, Vũ Trọng
Phụng - Nhà văn và tác phẩm, Nguyễn Hoành Khung và Lại Nguyên Ân biên
soạn - NXB Hội nhà văn - 1994; Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật - Lại
Nguyên Ân biên soạn - NXB Hội nhà văn - 1997.
- Trong khi đánh giá một số đặc điểm phong cách nghệ thuật của Vũ
Trọng Phụng, GS. Lê Đình Kỵ đã nhận xét ngịi bút miêu tả tâm lý nhân vật
của Vũ Trọng Phụng còn phiến diện: “Các nhân vật tiêu biểu của Vũ Trọng
Phụng không được soi rọi từ bên trong mà được khai thác chủ yếu và trực tiếp
qua hành động bên ngồi, qua những phát biểu …
- TS.Đinh Trí Dũng trong cuốn Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
đã có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết

của Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên cái nhìn về nhân vật Vũ Trọng Phụng cịn
chủ yếu mang tính chất phê phán, nhân vật hầu như đều xấu xa, tha hố.
Qua việc khảo sát trên ta tháy cái nhìn về nhân vật Vũ Trọng Phụng ở
phương diện phân tâm cịn chủ yếu mang tính chất phê phán, việc tiếp cận
nhân vật vẫn theo hướng xã hội học.
5


Gần đây cũng có một số bài viết vận dụng phân tâm học để nghiên cứu
tác phẩm Vũ Trọng Phụng nhưng chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thống.
Vậy tơi muốn vận dụng phân tâm học một cách có hệ thống về một tác giả
khá “phức tạp” đã mang nhiều tranh cãi để khảo sát văn chương Vũ Trọng
Phụng và đánh giá về Vũ Trọng Phụng một cách khách quan hơn.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng
từ góc nhìn phân tâm học qua các tiểu thuyết của ơng. Qua đó, chúng tơi sẽ
chú tâm khai thác những ảnh hưởng của phân tâm học đến thế giới nhân vật
Vũ Trọng Phụng. Ngược lại, qua hướng tiếp cận này phần nào làm rõ cho
chúng ta cái nhìn về Phân tâm học cũng như con người ở phương diện tâm lý
- một cái nhìn khách quan mang tính khoa học dựa trên cơ sở lý thuyết của
phân tâm học.
Do giới hạn trong khuôn khổ là một bản luận văn và nhất là để làm rõ
những đặc điểm về tâm lý của con người theo phân tích khoa học nên đối
tượng khảo sát chủ yếu của luận văn là năm tiểu thuyết: “Giông tố” - 1936;
“Vỡ đê”- 1936; “Số đỏ”- 1936; “Làm đĩ” -1936; “Trúng số độc đắc” -1939.
Ngoài năm tiểu thuyết trên, ở một mức độ nhất định luận văn sẽ mở
rộng diện khảo sát đến một số tiểu thuyết khác của Vũ Trọng Phụng và các
nhà văn cùng thời nhằm tiện cho việc so sánh, đối chiếu.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp loại hình

Nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là nghiên cứu nhân vật Vũ Trọng
Phụng nên tất yếu phải sử dụng phương pháp loại hình - trong đó chú ý tới
các yếu tố mang tính đặc trưng của thể loại tiểu thuyết; Các nhân vật tiểu
thuyết, đặc biệt loại nhân vật được tiếp cận từ hướng phân tâm học, một
“chủng loại nhân vật” gần như chỉ có riêng ở Vũ Trọng Phụng.
6


4.2. Phƣơng pháp hệ thống
Giúp chúng ta nhìn nhân vật của Vũ Trọng Phụng trong một hệ thống
phản ánh cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn. Nhằm khảo sát nhân vật của
Vũ Trọng Phụng trong một hệ thống. Đồng thời khám phá các quy luật sáng
tạo riêng biệt ở Vũ Trọng Phụng.
Phương pháp hệ thống còn được sử dụng trong việc khảo sát và so
sánh các đối tượng văn chương trong các mối quan hệ đồng đại, lịch đại.
. 4.3. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Do tính chất của đề tài, luận văn thường xuyên vận dụng phương pháp
phân tích tâm lí nhân vật, nhằm chỉ ra những đóng góp trong việc khám phá
con người đa diện, phức tạp ở Vũ Trọng Phụng đồng thời phát hiện và thừa
nhận những đóng góp của nhà văn về tư tưởng “hiện thực, nhân đạo, nhân
văn” và về nghệ thuật (kỹ thuật tiểu thuyết, nghệ thuật xây dựng nhân vật).
4.4. Một số phƣơng pháp khác
+ Phương pháp thống kê – phân loại
+ Phương pháp đối chiếu - so sánh
+ Phương pháp liên ngành: phân tâm học, tâm lý học, thi pháp học, xã
hội học, văn hóa học…
5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Gần đây trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình, hướng tiếp cận phân tâm
học đã được vận dụng và đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý. Chẳng
hạn một số cơng trình của Đỗ Lai Th. Nhưng như chúng ta đều biết Đỗ Lai

Thuý tiếp cận phân tâm học từ phía tác giả. Chọn đề tài “Tiếp cận thế giới
nhân vật Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn phân tâm học”, luận văn muốn vận
dụng lý thuyết S.Freud để khảo sát nhân vật nhằm khẳng định tầm nhìn và
quan niệm mới về con người của Vũ Trọng Phụng.

7


6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành, hướng tiếp cận con người từ phân tâm học
Chương 2: Dấu ấn phân tâm học qua thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng
Chương 3 : Phân tâm học và một số nét riêng về nghệ thuật

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH HƢỚNG TIẾP CẬN CON NGƢỜI
TỪ PHÂN TÂM HỌC
1.1. Vài nét về phân tâm học và sự thay đổi quan niệm về con ngƣời
1.1.1. Vài nét về Freud và phân tâm học
Phân tâm học là bộ môn khoa học chuyên sâu nghiên cứu về con người,
được sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bởi một nhà Thần
kinh học người Áo - Bác sĩ Singmund Freud. Phân tâm học tức môn Tâm lý
học dùng phương pháp phân tích do Freud sáng lập và cũng là người có cơng
lớn nhất làm cho môn học từ chỗ chỉ giản đơn là một phương pháp điều trị
chứng bệnh tâm thần có hiệu quả trở thành một lý thuyết xã hội được nhiều

người trên thế giới biết đến như một phát minh lớn trong đời sống khoa học
cũng như trong đời sống tinh thần của con người.
Đặc biệt, trong đời sống tinh thần của con người, ý thức hay còn gọi là
cái hữu thức (conscient) đã được con người biết đến từ lâu. Loài người đã
khám phá được điều bí ẩn về cái hữu thức và lồi người đã phát huy được vai
trị to lớn của nó trong mọi hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó con người cũng
đã biết đến một hiện tượng tinh thần khác. Đó là cái vơ thức (inconscient).
Nhưng người ta lại cho rằng cái vơ thức là cái khơng có nội dung gì và vì thế
nó cũng khơng có vai trị gì trong đời sống tinh thần của con người. Do đó các
nhà triết học, các nhà xã hội học, các nhà tâm lý học trước Freud nói chung
chẳng quan tâm gì đến việc tìm hiểu về hiện tượng này.

9


Như đã nói ở trên, Freud vốn là một bác sĩ Thần kinh học chuyên chữa
trị một căn bệnh cũng thuộc loại tinh thần như người ta thường quan niệm,
nhưng nguồn gốc chủ yếu lại là do tổn thương của hệ thần kinh với tư cách là
một cơ quan phủ tạng như các cơ quan phủ tạng khác gây ra. Đây là loại bệnh
tinh thần với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nó là trạng thái tinh thần trong một hồn
cảnh nào đó gây ra và cũng chỉ chữa trị nó có hiệu quả, vững chắc bằng giáo
dục, một phương pháp khoa học thích hợp và bằng lịng nhân ái, thương yêu
chân thành. Cũng vì thế mà nhiều lần Freud đã gọi phân tâm học là một giáo
dục học theo phương pháp của phân tâm học. Tất cả những thủ pháp chữa trị
bằng thuốc và phẫu thuật chỉ là sự hỗ trợ khi cần thiết mà thơi. Cũng vì thế
mà môn học này được gọi là Tâm phân học.
Từ bỏ phương pháp chữa trị bằng thơi miên trước kia vì nó khơng có
hiệu quả và thay thế vào đó bằng phương pháp giáo dục của phân tâm học
được coi như là một bước đột phá, một bước ngoặt trong y học mà trực tiếp là
trong tâm thần học thời đó. Nhưng chính phát kiến này đã bị người đời mà

trực tiếp là thầy thuốc tâm thần học thời đó quá sùng bái thôi miên lên án và
cho phân tâm học của Freud là tà thuật. Đau khổ vì bị hiểu lầm nhưng tin
tưởng vào con đường mà mình đã lựa chọn, một mình quyết tâm làm sáng tỏ
vấn đề cuối cùng ông trở thành một lý thuyết gia, người sáng lập ra một
ngành học mới một chủ nghĩa như người đời đang gọi với nhiều hiệp hội
Phân Tâm học trên rất nhiều nước và trên hết là hiệp hội Phân Tâm học quốc
tế. Hơn nữa, phân tâm học còn được coi là mơn học chính thức trong nhiều
trường đại học. Giáo trình đầu tiên của mơn học này được chính thức giảng
dạy trong nhà trường được mang tựa đề “Những bài giảng nhập đề của môn
Tâm phân học” (Les lectures d’introduction de la Psychanalise) do chính
Freud biên soạn và trực tiếp giảng dạy ra đời vào năm 1915 - 1916.
10


Tâm phân học đã lấy cái vô thức làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
mình, cịn cái hữu thức là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học cổ điển và đã
được các nhà tâm lý học, các nhà triết học, các nhà xã hội học và nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về con người đã nghiên cứu và kết quả là người ta đã
hiểu được khá đầy đủ về nó. Vì vậy Freud cũng đã dành cho cái hữu thức một
vị trí xứng đáng trong học thuyết của mình. Đồng thời Freud cịn chỉ ra những
mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế của cái hữu thức. Và cái hữu thức
khơng phải là hình thức tinh thần duy nhất chi phối mọi hoạt động của con
người cũng như vai trị của nó khơng phải là tất cả.
Tâm lý học lấy cái vô thức làm đối tượng là tâm lý học về những miền
sâu tức tâm lý học về cái vô thức, là Tâm phân học, là học thuyết Freud. Tâm
lý học về cái vô thức do Freud sáng lập tuy có khác với tâm lý học cổ điển
nhưng không cái nào loại trừ cái nào mà bổ sung cho nhau làm cho nghành
tâm lý học thêm phong phú, hồn chỉnh.
Tuy gọi là tâm lý học về cái vơ thức nhưng trong hệ thống lý luận của
Tâm phân học lại có ba bộ phận rõ rệt tuy chúng có liên quan chặt chẽ với

nhau. Đó là:
- Lý thuyết về cái vơ thức.
- Lý thuyết về tình dục (hiểu theo nghĩa của phân tâm học)
- Lý thuyết về cơ cấu nhân cách toàn diện hay gọi là tâm lý học về Ngã,
tức cái Tơi. Trong ba bộ phận này thì lý thyết về cái vơ thức giữ vai trị nền tảng.
Cùng với ba bộ phận chủ yếu nói trên, chúng ta còn thấy nhiều vấn đề
rất đáng quan tâm và được người đời coi là những phát minh giá trị của
Freud. Ví như thuyết về những giấc mơ với những lý giải đầy tính thuyết
phục, có tính khoa học cao về nhiều vấn đề trong đó có những vấn đề về cơn
ác mộng, về mặc cảm Oedipe (Ơ-đíp) đã được nhiều nhà khoa học rất quan
11


tâm, đánh giá cao và được coi như một bi hài kịch của cuộc sống người…
Những khám phá của Freud và các học trị của ơng như Car Jung khám
phá tầng sâu trong tâm lý con người. Lúc đầu các phát minh của ơng và học
trị chỉ vận dụng trong y học nhưng rồi rất nhanh chóng sau đó các ngành
khoa học và xã hội cũng không bỏ lỡ cơ hội, đặc biệt là trong văn học. Ở Việt
Nam Vũ Trọng Phụng là một trong những tác giả sớm tiếp cận các trước tác
của Freud. Thậm chí ơng cịn được coi là một đệ tử của S. Freud. Và đó là cớ
để người ta phê phán ông. Vũ Trọng Phụng khơng từ chối điều đó. Có vẻ như
ơng đã sớm có một xác tín riêng trong việc vận dụng Freud để quan sát và thể
hiện cho “nhân loại Việt Nam” ở những năm đầu thế kỷ XX có giá trị trong
những phát minh quan trọng khám phá những tầng sâu bí ẩn trong con người.
1.1.2. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người
Tác phẩm văn học là một phát ngôn phức hợp của người sáng tác, là sự
phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của đời sống hiện thực và là đối
tượng tích cực của sự tiếp nhận văn học, tác phẩm văn học cũng là “con đẻ
của thời đại” mà nó sinh ra… Và như chúng ta đã biết, bất kỳ nhà văn nào
cũng sống trong một thời đại cụ thể, được hít thở bầu khơng khí của thời đại

mà mình đang sống, trực tiếp hoặc gián tiếp, ít nhiều đều chịu sự chi phối của
hồn cảnh lịch sử - xã hội, sắc thái văn hoá của thời đại đó. Để hiểu rõ hơn về
cơ sở hình thành, hướng tiếp cận con người từ phân tâm học chúng ta phải xét
đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương cũng
như hoàn cảnh lịch sử - xã hội của thời đại đó, cụ thể là xã hội Việt Nam
trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
1.1.2.1.

Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XX, trên thế giới xuất hiện nhiều nhà khoa học lừng lẫy
như: Anhxtanh (Đức) với thuyết tương đối. Pavlov với định luật “phản xạ có
điều kiện”; Fleming tìm ra thuốc kháng sinh Pê-ni-ci-lin…
12


Các ngành khoa học này đã giúp con người tạo ra bước nhảy vọt về sản
xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của con
người. Đặc biệt con người chúng ta còn phát hiện ra một thế giới mới về con
người mà học thuyết phân tâm học là tiêu biểu.
Tình hình thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng tới Việt Nam trên
tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá, văn học.
Thực dân Pháp tuy bắt đầu xâm lược nước ta từ năm 1858, nhưng cho
đến hết thế kỷ XIX , xét trên phạm vi cả nước, chúng chủ yếu chỉ hoạt động
về mặt quân sự. Xã hội Việt Nam vì thế, căn bản vẫn là xã hội phong kiến một xã hội phong kiến bị xâm lược. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi
đã tạm bình định được đất nước ta về mặt quân sự, thực dân Pháp mới tiến
hành khai thác thuộc địa một cách quy mơ, do đó xã hội Việt Nam có những
chuyển biến sâu sắc, trở thành xã hội thưc dân nửa phong kiến. Hàng loạt đô
thị tư bản chủ nghĩa xuất hiện từ Nam chí Bắc, là những trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hố của chế độ thực dân. ở những đô thị này ra đời những tầng

lớp xã hội mới: Tư sản, tiểu tư sản, thợ thuyền dân nghèo thành thị… Trong
những tầng lớp thị dân này, đóng vai trị quan trọng về mặt tư tưởng và văn
hố là những người tiểu tư sản trí thức Tây học (học sinh, sinh viên, viên
chức…). Qua tầng lớp trí thức này, tư tưởng và văn hoá hiện đại của Âu Mỹ
ngày càng thâm nhập vào nước ta một cách sâu sắc (trước kia, qua tầng lớp trí
thức Hán học, sự tiếp nhận tư tưởng và văn hố nước ngồi của ta chủ yếu
giới hạn trong quan hệ với những thành tựu của Trung Quốc thời Cổ Trung
đại). Từ những lớp thị dân nói trên, một cơng chúng mới của văn học ra đời.
Họ có những quan điểm mới về nhân sinh, vũ trụ và cái đẹp ở họ nảy sinh
những tình cảm, khát vọng mới và những thị hiếu mới về văn chương nghệ
thuật. Họ yêu cầu văn học phải đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
13


Cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc 1929 - 1933, sự nạo vét đến tận cùng
xương tuỷ sức lao động của quần chúng nhân dân, chính sách đặc biệt phản
động của thực dân Pháp để đối phó với tình hình kinh tế tài chính nguy ngập ở
Đơng Dương cũng như ở nước Pháp đã làm cho đời sống của nhân dân vô cùng
cơ cực, đẩy nhân dân ta lún sâu hơn nữa vào cảnh bần cùng. Trong lúc nhân
dân lao động bị bóc lột đến tận cùng xương tuỷ, bị đẩy vào cảnh bần cùng hố
thì một thiểu số quan lại người Pháp và tư sản mại bản lại giàu sụ lên một cách
nhanh chóng, sống xa hoa dâm đãng… Bọn thống trị cịn cố tình lơi kéo thanh
niên vào con đường ăn chơi sa đoạ nhằm mục đích phục vụ chính sách ngu dân
và truỵ lạc hố thanh niên. Ở các thành thị, những tiệm hát, nhà chứa, sòng bạc
mọc lên như nấm. Phong trào Âu hoá, “vui vẻ trẻ trung” như một nạn dịch lan
tràn, thu hút thanh niên vào các tiệm nhảy, các cuộc thi áo tắm, sắc đẹp, các
hộp đêm, các “tổ quỷ” ăn chơi truỵ lạc hư hỏng…
Xã hội thực dân, phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị, ngày càng
bộc lộ những ung nhọt đang tấy lên trầm trọng, không thể nào che giấu được.
Song song với chính sách bóc lột kinh tế nhằm bần cùng hố nhân dân là

chính sách khủng bố trắng nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phong
tràp Xơ Viết - Nghệ Tĩnh. Chính sách độc quyền bóc lột kinh tế và chính
sách đàn áp, khủng bố, chuyên chế về chính trị của chủ nghĩa thực dân kiểu
cũ đã làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc,
quyết liệt.
Có thể nói về diện mạo đây là một giai đoạn đầy đau thương và khổ
nhục trong lịch sử nước ta. Nhưng nhìn từ phía khác các yếu tố Tây phương
thâm nhập vào Việt Nam như kinh tế, chính trị, văn hố đồng thời cũng có
những tác động tích cực khiến xã hội Việt Nam chuyển mình theo hướng Âu
hố. Sự xác lập một bảng giá trị mới trong đời sống xã hội đã hình thành. Bảng
giá trị này đã chi phối cái nhìn và cách nhìn của con người thời đại nói chung
14


và của nhà văn nói riêng. Đây cũng là cơ sở làm thay đổi quan niệm của các
nghệ sĩ và con người.
1.1.2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời trong văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX
Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm của thi pháp học
có sự gắn bó với thế giới quan nhưng khơng đồng nhất với thế giới quan của
nhà văn. Nó là cách cắt nghĩa, là phương diện chủ quan trong cách cảm nhận
của nhà văn đối với con người. Suy cho cùng giá trị của văn học là ở chỗ nó
đã hiểu, đã cảm nhận và chiếm lĩnh con người sâu sắc ở mức độ nào.
Trong văn học, đặc biệt là tiểu thuyết, nhân vật là nơi thể hiện một cách
tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người của tác giả. Quan niệm
nghệ thuật về con người và sự miêu tả nhân vật luôn gắn liền với nhau, trong
đó quan niệm về con người có ý nghĩa chi phối, định hướng tính cách, sáng
tạo nhân vật: “Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là nhân tố quy
định trực tiếp đối với nhân vật. Dựa vào đó người nghiên cứu sẽ có cơ sở chắc
chắn để tìm hiểu một phần cơ bản trong nội dung hình tượng và để lý giải lơgíc tổ chức bên trong của nhân vật”[25,tr.37]. Như vậy không thể bỏ qua quan

niệm về con người nếu “muốn cảm nhận tác phẩm một cách chỉnh thể, toàn
vẹn” [26;28].
Tùy theo mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa, văn học mà mỗi nhà văn lại có
cách nhìn nhận, tiếp cận con người với những xu hướng khác nhau. Nếu như
bao trùm văn học Việt Nam thời trung đại là con người đạo lí với những đều
là những người sống chết vì đạo, vì lẽ phải truyền thống, lịng u nước sục
sơi tất cả đều ứng xử theo những khuôn mẫu, những quy ước chung, những
mối quan hệ cơ bản (tam cương), những đức tính chủ yếu trong hệ thống đạo
đức của nho giáo (ngũ thường) chi phối tình cảm đạo đức của con người. Vì
lẽ đó mà văn chương trung đại mang tính hàm súc, ước lệ cứng nhắc. Đó là
những con người được xây dựng trên nguyên tắc tỏ lòng, nhân vật hành động,
15


nói năng nhằm tỏ rõ chí khí, tâm địa của mình, chứ khơng nhất thiết theo u
cầu của tình huống [32, tr.70] Khi nội tâm có sự giống nhau thì khơng có bí
ẩn để khám phá. Ở đó, con người đã bị “ngoại hiện hóa” thành các biểu hiện
khác thường. Con người trong văn học trung đại được quan niệm như con
người siêu cá thể, con người phi thường. Nhưng khi văn học chuyển mình
theo hướng hiện đại hố, người ta nhận thấy một trong những đổi thay triệt để
nhất chính là sự thay đổi trong cách nhìn về con người. Sự đánh giá con người
từ góc nhìn ln lý và đạo đức dần dần mai một của nền Hán học và văn
chương trung đại. Từ đây cái nhìn con người từ phương diện cá nhân bản thể
bắt đầu hình thành. Tuy nhiên xu hướng cao cả hoá con người, chẳng hạn các
xu hướng đề cao trí tuệ thể xác, tâm hồn trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn
hay ca ngợi bản lĩnh, lí tưởng con người trong văn học cách mạng trong đời
sống văn học đương thời quả có tạo ra một sức thu hút lớn khiến cho các xu
hướng đơn lẻ, chẳng hạn khám phá con người bản thể lép vế đi. Vũ Trọng
Phụng không phải không chịu những thiệt thòi trong cách khám phá theo con
đường riêng của mình vì nhân loại cịn có một cái nhìn hạn chế khi tiếp cận

với cái mới.
1.2. Văn học nghệ thuật và hƣớng tiếp cận con ngƣời theo hƣớng
phân tâm học
Sigmund Freud đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp huy hồng. Ơng
đã khai mở một bức màn bí mật quan trọng của khoa học. Dưới đáy lương
tâm của con người cịn cả một vực sâu đầy bí ẩn. Theo Freud, trong cái vực
thẳm của tâm thần chứa đựng những bản năng u tối và những tiềm năng
cao cả của con người. Ông mở ra cho khoa học một chân trời mới để tìm
hiểu con người. Những phát kiến của ông là những phát kiến siêu việt mới
mẻ, không những làm đảo lộn những thành tựu y học, tâm lý học trước đó
mà cịn “gây chống” cho nhiều ngành khoa học nghệ thuật khác khiến các
ngành này phải xét lại những nguyên tắc nền tảng của mình . Vai trò của
16


phân tâm học vì vậy là rất lớn, có thể áp dụng nghiên cứu trong nhiều
ngành khoa học, cụ thể như văn học nghệ thuật.
Ở Việt Nam, đã từng có một cơng trình nghiên cứu về “Truyện Kiều”
của đại thi hào Nguyễn Du dưới ảnh hưởng của phân tâm học nhưng thật
đáng tiếc là tác giả đã vận dụng Freud một cách khá cơ giới khiến nhân vật
Thuý Kiều được nhìn nhận nghiêng về theo hướng một con bệnh, đó là
bệnh uỷ hoàng. Điều này làm nhiều người cho rằng thực chất của phân tâm
học là sự khuyến khích bệnh hoạn đó, rằng Freud là đồng nghĩa với một lối
sống bng thả về tình dục, một thứ tình dục xấu xa, sa đoạ, bẩn thỉu đáng
ghê tởm và cần lên án.
Phân tâm học xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, nhưng một phần do
xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng Nho giáo, coi tính dục là một điều cấm
kỵ nên không dễ phơi bày lên mặt giấy. Phân tâm học trong văn chương
trước Vũ Trọng Phụng gần như không có hoặc nếu có thì cũng chỉ nghiên
cứu về tác giả mà thôi như nghiên cứu của Đỗ Lai Thuý về tác giả Hồ

Xuân Hương hay một vài tác phẩm của Trương Tửu, tuy nhiên việc tiếp
cận về phân tâm học cịn chủ yếu mang tính chất cơ giới.
1.3. Vũ Trọng Phụng và xu hƣớng khám phá con ngƣời từ những
ảnh hƣởng của phân tâm học
1.3.1.Vài nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là nhà văn suốt đời nghiền ngẫm về con người. Ông
sinh ngày 20/10/1912, quê gốc ở Bần Yên Nhân (làng Hảo) huyện Mỹ Hào
tỉnh Hưng Yên nhưng ông sống ở Hà Nội từ nhỏ. Sinh ra trong một gia đình
nghèo lại mồ cơi cha khi chưa đầy bẩy tháng tuổi nên ông đã được thừa
hưởng cái “nghèo gia truyền” (Ngô Tất Tố) từ cha ông để lại. Do cuộc sống
thiếu thốn, làm việc quá sức, nhà văn đã mắc bệnh lao phổi và mất năm 1939
trong một ngôi nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở - Hà Nội. Hai mươi bảy tuổi đời ngắn
17


ngủi, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã hiến trọn cuộc đời trẻ tuổi của mình cho sự
nghiệp văn học. Ơng sống rất hiền lành, cần mẫn và “thiết thực quá” (Nguyễn
Tuân). Người thanh niên ấy đúng vào lúc ý thức được vai trị và giá trị của cá
nhân mình trong cuộc đời nhờ ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, thì cũng
đồng thời nhận ra rằng mọi ngả đường sự nghiệp công danh đều bị chặn lại
một cách tàn nhẫn. Sức mạnh thô bỉ của bọn thực dân phong kiến và lũ tư sản
hãnh tiến cùng với đồng tiền đã khuynh đảo xã hội. Nhìn vào đâu Vũ Trọng
Phụng cũng thấy cảnh bất công, phi lý. Đối với ông, cuộc sống là màn kịch
lớn đầy những cảnh bi hài nhất là hài kịch lố lăng mà trên sân khấu đầy rẫy
những kẻ bỉ ổi, thờ phụng đồng tiền nhưng bề ngồi vẫn khốc tấm áo đạo
đức, văn minh… Ơng thường gọi cái xã hội ấy là “chó đểu”, là “vơ nghĩa lí”.
Bao nhiêu trị thối nát hàng ngày cứ diễn qua, diễn lại trước mắt người thanh
niên sống nơi đô hội giàu sang, trung tâm Hà Nội bấy giờ như cố tình nhạo
báng cái số phận cay độc của ơng.
Bất bình trước thực tại ấy, Vũ Trọng Phụng đã dùng những lời lẽ,

những hình tượng văn chương đầy góc cạnh ném thẳng vào xã hội, vào những
kẻ xấu xa, tàn ác, đểu giả… để xố sổ nó, phủ nhận nó.
Quan niệm nghệ thuật về con người của Vũ Trọng Phụng khá phức tạp,
ông luôn suy tư, trăn trở về con người. Đồng thời ơng cũng có những nỗ lực
khơng nhỏ nhằm đi sâu, khám phá, nhìn nhận con người từ nhiều phương diện:
xã hội và cá nhân, ý thức và bản năng, bản chất và ý nghĩa tồn tại của con người.
Đặc biệt và cụ thể nhất đó là cách nhà văn tìm hiểu, tiếp cận con người từ phân
tâm học.

18


1.3.2. Ảnh hưởng của phân tâm học tới Vũ Trọng Phụng
Chủ nghĩa Freud du nhập vào nước ta từ rất sớm, với những khái niệm
libido (dục vọng), mặc cảm Ơđip, ẩn ức, thăng hoa, cái tôi - cái ấy - cái siêu
tôi… cùng những luận điểm táo bạo, sắc sảo của phân tâm học quả là có sức
hấp dẫn mới lạ khó cưỡng đối với người Việt Nam những năm 30 đầu thế kỷ
này. Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng các nhà văn
phương Tây. Việc Vũ Trọng Phụng chịu ảnh hưởng phân tâm học Freud,
nhiệt tình áp dụng phân tâm học vào những sáng tác, đặc biệt ở thể loại tiểu
thuyết với Làm đĩ, Giơng tố, Số đỏ, Lấy nhau vì tình… chỉ là một hiện tượng
nằm trong xu hướng chung của các nhà văn Việt Nam muốn tiếp thu các trào
lưu văn học hiện đại phương Tây vào q trình hiện đại hố văn học nước ta
mà thôi.
Trong những trang thay lời tựa, Vũ Trọng Phụng trịnh trọng tự nhận mình
là mơn đệ của Freud [Tr.246] Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, nhiều người
đã tỏ ý phàn nàn về cái dâm, cái tục trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Vũ
Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” đã nhận xét tác giả Giông tố “là một
đồ đệ của Freud” [38.Tr.580] đến Số đỏ “Tác giả tin ở thuyết tính dục quá
[38.Tr.584] còn “Làm đĩ là một tiểu thuyết mà Vũ Trọng Phụng dùng chủ nghĩa

tính dục của Freud làm nền tảng” [38.Tr.586]. Thế nhưng, trong tiểu thuyết của
mình, khi xây dựng nhân vật trên cơ sở vận dụng học thuyết Freud lại chỉ chiếm
con số rất nhỏ như Mịch (Giông tố). Huyền (Làm đĩ), Phó Đoan, cậu Phước “em
chã” (Số đỏ). Ngồi ra cịn có một số nhân vật khác đơi khi cũng bộc lộ bản năng
tính dục của mình qua miêu tả của Vũ Trọng Phụng như Liêm (Lấy nhau vì
tình), Xn Tóc Đỏ (Số đỏ), Nghị Hách (Giơng tố). Rõ ràng, Vũ Trọng Phụng
xây dựng những nhân vật này chủ yếu ở góc độ “con người xã hội” chứ khơng
phải là “con người sinh lý”.
Tìm đến Freud, có lẽ ngồi lí do muốn tìm một thứ lý thuyết khoa học,
mỹ học nào đó ở phương Tây để làm chỗ dựa như nhiều nhà văn, nhà thơ lúc
bấy giờ… Vũ Trọng Phụng cịn gặp gỡ Freud bởi có những tương đồng trong
19


cách nhìn con người và cuộc sống, khi ơng khơng chỉ lý giải sự thay đổi về
tính cách, suy nghĩ của nhân vật xuất phát từ bản năng, mà còn xuất phát từ
hoàn cảnh, điều kiện hoàn cảnh của nhân vật. Chẳng hạn với Mịch (Giông tố),
ban đầu là một cô gái quê ngây thơ trong trắng, sau khi “biết mùi đời” trong
chiếc xe hịm, thỉnh thoảng cơ lại nhớ lại cảm giác lúc ấy một cách “say sưa
như người háu đói vậy”. Đặc biệt là khi đã làm vợ lẽ Nghị Hách, nhưng lại bị
lãng quên thì bản năng của Mịch trỗi dậy thông qua những chi tiết miêu tả cơ
với tư tưởng ngoại tình cùng những người đi đường. Điều đó cho thấy Vũ
Trọng Phụng đã vận dụng lý thuyết phân tâm học vì “mối xung đột giữa vô
thức và ý thức con người, về sự ám ảnh xâm tràn của khoái lạc và cõi ý thức
để tự thoả mãn”.
Tuy cuộc đời Vũ Trọng Phụng bị đeo vào “cái nghèo gia truyền” và
bệnh lao phổi nhưng ông lại có may mắn được hưởng chế độ giáo dục mới do
tồn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng miễn phí hồn toàn trong sáu năm
tiểu học. Vũ Trọng Phụng là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên
được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ nên ông có điều kiện tiếp xúc

với nền văn hố, văn học Pháp và trên thế giới, đặc biệt là học thuyết phân tâm
học của Freud.
Thời buổi Vũ Trọng Phụng sống cũng là thời mà liên tục diễn ra các
sự kiện chính trị, cuộc sống hiện lên trong trạng thái đầy biến động của nó.
Cũng như nhiều thanh niên thời kì đó, Vũ Trọng Phụng khá mơ hồ về chính
trị nên ơng đã đặt nhiều hi vọng vào đảng Cộng sản và đảng Xã hội Pháp
nhưng rồi theo thời gian những ảo tưởng ấy cứ tan vỡ dần. Những ảo tưởng
về chính trị đã vấp phải thực tế không phù hợp đã làm nảy sinh ở ơng một
niềm hồi nghi, triết lí hướng đến những suy tư bên trong của con người.
Hàng ngày, nhà văn lại chỉ nhìn thấy cái xã hội là “khốn nạn: quan tham lại
nhũng, đàn bà hƣ hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ xảo quyệt…”. Cái xã
hội mà ơng thấy “đã là ngƣời thì ai cũng dâm”. Xã hội ấy làm cho nhà văn có
cái nhìn bi quan sâu sắc về con người và cuộc đời, tạo cho ông cái biệt tài đi
sâu, khám phá những “chỗ hèn yếu nhất của con ngƣời”. Điều ấy lí giải vì
20


sao Vũ Trọng Phụng đã tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa
tự nhiên mà đại diện tiêu biểu là Emin Dôla - nhà văn Pháp.
Học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud có ảnh hưởng mạnh mẽ
và rộng khắp trên toàn bộ sự phát triển về bề mặt xã hội, văn hóa, nghệ thuật
và trí tuệ trong thế kỷ XX. Freud đã gây dựng nên quan điểm được hệ thống
đầu tiên về bản chất tâm lý của lồi người, tạo thành những cơng cụ và
phương tiện cho việc khám phá nhân cách và hành vi, phát triển một phương
pháp cho việc mang đến sự thay đổi trong cấu trúc và hành vi của nhân cách.
Freud nhấn mạnh vai trị của những quyết định vơ thức đối với hành vi, và thể
hiện những khía cạnh trọng yếu nhất của hành vi được ảnh hưởng nặng nề bởi
những động cơ của những gì mà chúng ta nhận ra như thế nào.
Thuyết Freud không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con
người, mà còn chứng tỏ là một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về

bản chất của con người phát triển đến đó. Trong một khuôn khổ duy nhất và
một lý luận của học thuyết, Freud cung cấp một cấu trúc nhân cách và cấu
trúc này bao gồm một nhận thức về những ảnh hưởng quan trọng trên hành vi
được bắt nguồn từ thực tế, xã hội, và sinh vật học. Phân tâm học cũng biểu
hiện cho ta thấy con người được thúc đẩy như thế nào bởi những lực ép vô
thức để tham dự vào hành vi quan trọng, minh họa cả hai hành vi bình thường
và dị thường phát triển và vận hành như thế nào. Freud xem con người như là
một tạo vật mà cùng lúc vừa thô sơ lại vừa phức tạp, vừa bốc đồng lại vừa
duy lý, vừa ích kỷ lại vừa quảng đại, vừa thối hóa lại vừa sáng tạo, vừa con
lại vừa người. Đây là giá trị thành công vĩ đại nhất của học thuyết sau này.
Đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng ta thấy ảnh hưởng của thuyết
Freud khá đậm trong các trang viết của ông, đặc biệt là năm tiểu thuyết:
“Giông tố” - 1936; “Vỡ đê”- 1936; “Số đỏ”- 1936; “Làm đĩ” -1936;
“Trúng số độc đắc” - 1939.

21


×