Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàngTMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.32 KB, 82 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền
kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ mậu dịch
giữa Việt Nam với các nước không ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến những
đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM nước ta trong việc làm trung gian
thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, từng bước khẳng
định niềm tin trên trường quốc tế.
Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi quan hệ mua
bán với nhau thường sử dụng các hình thức thanh toán như: Chuyển tiền
(Remittance), Uỷ thác thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary
Credit). Nếu như hai phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là người mua
hoặc người bán, ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm
phải thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm
bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia. Chính những ưu điểm nổi bật này mà
phương thức tín dụng chứng từ được ưa chuộng hơn. Ước tính có khoảng 80%
các hợp đồng ngoại thương thoả thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng
thư không huỷ ngang.
Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó
không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia
một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào
thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ.Trong điều kiện
đó các ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã gặp nhiều khó khăn
khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng TDCT, có trường hợp bị
thiệt hại lên đến hàng triệu đôla. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác
thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán
1



tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân
hàng.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài khóa
luận tốt nghiệp là: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàngTMCP Công
Thương Việt Nam cũng chỉ với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ
thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các ưu nhược điểm và nguyên nhân gây ra rủi
ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng
chứng từ nói riêng.
2.

Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, hiểu được một cách tổng thể phương thức thanh toán tín dụng
chứng.
Thứ hai, xác định được những rủi ro trong thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ.
Thứ ba, trên cơ sở xác định và phân tích những rủi ro để tìm ra được những
giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.

3.

Đối tượng nghiên cứu
Đây là đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về các rủi ro
trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những giải pháp để hạn chế
rủi ro đó.

4.


Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi của một khoá luận, tôi cũng chỉ xin tập trung nghiên cứu và
trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động thanh
2


toán tín dụng chứng từ, thực tiễn về hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm 2011 đến 2013).
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm có hiệu quả, tôi đã sử dụng tập hợp
các phương pháp như , phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... cùng với việc
tham khảo các sách, tài liệu trong và nước ngoài có liên quan.

6.

Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận này có bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng chứng từ và rủi ro trong phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

3



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO
TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
1.1.

Phương thức tín dụng chứng từ

1.1.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín
dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho bên thứ ba (người hưởng lợi của thư
tín dụng) hoặc chấp nhận B/E do người thứ ba kí phát trong phạm vi đó khi
người thứ ba xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng.
1.1.2. Các bên liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ
a. Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân
hàng cho người bán theo L/C này. Người yêu cầu mở L/C có thể là người mua
(buyer), nhà nhập khẩu (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền
(accountee).
b. Người hưởng lợi L/C (beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay
sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán. Người hưởng loại L/C có thể có những
tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký
phỏt hối phiếu (drawer).
c. Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening
bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho
người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa
thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
4



d. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát
hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng lợi. Ngân hàng thông báo thường
là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà
xuất khẩu.
e. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà xuất khẩu
muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng thì một ngân hàng có thể đứng
ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân
hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân
hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
f. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những quy định
trong L/C thì:
- Thanh toán (pay) cho người hưởng lợi
- Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn
- Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ
Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ địng giống như ngân hàng phát hành
khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến.
1.1.3. Quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ
Người

Người
4

xuất khẩu

3

NK


5

1

NH 7

2

8

6

xuất khẩu

8

NH
NK

7

Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức thanh toán L/C
5


Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu chủ động viết đơn và
gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH
NK), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng
những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà xuất khẩu.

Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà nhập khẩu, NH NK sau khi
đó đồng ý, và nhà nhập khẩu đó thực hiện ký quỹ,thì sẽ mở một L/C với một số
tiền nhất định để trả tiền cho nhà xuất khẩu rồi gửi bản chính (bản gốc) cho ngân
hàng phục vụ nhà xuất khẩu (NHXK).
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NHNK, NHXK phải xác nhận bằng văn
bản L/C đó nhận được rồi gửi bản chính L/C cho nhà xuất khẩu.
Bước 4: Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đó ký trong hợp
đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Bước 5: Sau khi đó tiến hành giao hàng, nhà xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ
chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi
gửi toàn bộ các chứng từ này cho NHXK để xin thanh toán.
Bước 6: NHXK nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu phải kiểm tra thật kỹ,
nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với
nhau thì ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu và yêu cầu
ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
Bước 7: Nhận được bộ chứng từ, NHNK phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ
khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NHNK trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở
L/C đứng tên nhà nhập khẩu để chuyển trả cho NHXK.
Bước 8: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà nhập khẩu, đồng
thời ngân hàng chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu để người
đó có căn cứ đi nhận hàng.

6


1.1.4. UCP - Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
Khi thanh toán bằng phương thức TDCT, các bên xuất nhập khẩu phải thoả
thuận với nhau về việc sử dụng UCP. UCP (The Uniform Customs and Practice
for Documentary credit) là bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Pari công bố lần đầu tiên vào

năm 1933. Từ đó đến nay UCP đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951,
1962, 1974, 1983, lần cuối cùng là tháng 10 năm 1993 có hiệu lực áp dụng từ
01/01/1994.
UCP đã được hơn 175 nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Khác với luật
quốc gia hay công ước quốc tế, UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt
động thanh toán TDCT mà mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Các bên tham gia có
quyền lựa chọn có hay không dùng UCP để điều chỉnh hoạt động thanh toán
TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP thì các điều khoản áp
dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
“UCP được áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ khi nội dung thư tín dụng
ghi rõ nó tuân theo bản quy tắc này”[9].
Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của
UCP trước đó. Do đó các bên có thể thoả thuận lựa chọn một UCP nào đó,
nhưng điều quy định bắt buộc là phải dẫn chiếu nó trong L/C. Chỉ UCP bản gốc
bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch
khác chỉ có giá trị tham khảo.
Hiện nay, UCP bản sửa đổi năm 2007 số 600 được coi là hoàn chỉnh nhất và
ngày càng được nhiều ngân hàng của các nước thừa nhận và áp dụng rộng rãi
trong thanh toán quốc tế. UCP 600 thực sự được coi là cẩm nang cho nghiệp vụ
tín dụng chứng từ.

7


1.1.5. Thư tín dụng – công cụ quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ
Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do NH phát hành (NH mở L/C) mở
theo chỉ thị của người NK (người yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định
cho người XK (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ
những quy định trong L/C.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp

đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với
hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù
nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không
làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ và của các bên có liên quan. Có nghĩa là khi
thanh toán NH chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ
phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì NH phát
hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà XK.
Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của
hàng hoá, NH cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng hoá thực tế có
khớp đúng với chứng từ hay không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán
xuất trình, nếu thấy các chứng từ đó bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C
thì trả tiền cho người bán.
Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toán
TDCT mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệt trong
ngoại thương.
1.2.

Một số rủi ro chủ yếu trong thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.1. Khái niệm rủi ro
Khi đề cập đến rủi ro, mọi người hay quan đó là những điều không tốt lành,
tổn thất hay thậm chí thiệt hại về vật chất vô hình hay hữu hình xảy ra ngoài dự
kiến do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan.

8


Ta có thể định nghĩa rủi ro như sau:
Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế của con người thường
có những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người

và tài sản. Những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên như
vậy được gọi là rủi ro.
Để đối phó với các loại rủi ro không lường trước được đó, con người đã cố
gắng tìm kiếm mọi phương cách để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Từ biện pháp
không thực hiện những việc làm quá mạo hiểm, chú ý đến những quy tắc về an
toàn lao động, các chuẩn mực trong kinh tế... thậm chí lập ra những quỹ dự
phòng để dự trữ một khoản tiền nào đó nhằm bù đắp những rủi ro có thể gặp
phải. Tất cả những hành động đó nhằm một mục đích duy nhất là cố gắng hạn
chế đến mức tối đa và phòng tránh các loại rủi ro để mọi quá trình sản xuất, kinh
doanh được diễn ra tốt đẹp.
Trong thanh toán quốc tế cũng vậy, tuy là hoạt động mang đến cho ngân
hàng thương mại nhiều lợi ích, nhưng có thể nói lợi ích đó đồng hành với rủi ro.
Người ta định nghĩa rủi ro trong thanh toán quốc tế là:
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những hiện tượng khách quan có liên quan
và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Nó do
các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ thanh toán
quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các
tác nhân trung gian...) hoặc do các nhân tố khách quan khác gây nên. Con người
có thể nhận biết được các hiện tượng khách quan đó, song không thể lượng hóa
các hiện tượng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độ thiệt hại thực sự đến
thanh toán quốc tế.
1.2.2. Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau và có
mối quan hệ ngược chiều. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro ngân hàng gặp phải
càng lớn và ngược lại. Trong hoạt động thanh toán TDCT, ngân hàng cũng
9


không thể tránh khỏi rủi ro. Các rủi ro trong thanh toán TDCT mà ngân hàng và
các bên tham gia thường gặp là:

1.2.2.1. Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy
trình thanh toán TDCT.
a. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu
Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà xuất khẩu hay gặp những rủi
ro sau:
Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra
các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà
xuất khẩu không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các
yêu cầu đó không được thoả mãn, ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ
và không thanh toán. Lúc đó, nhà ngân hàng sẽ có lợi thế để thương lượng
lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà xuất khẩu sẽ gặp bất
lợi.
Trong thanh toán TDCT, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toán
cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của
L/C, ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương
thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh
toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc
lập chứng từ thì nhà xuất khẩu cũng có thể bị ngân hàng mở L/C và người
mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là
một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu.
Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu :


Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai

nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C.
10





Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo

đúng yêu cầu đề ra trong L/C.


Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ không

được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó
người ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên
hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì
các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn
với nhau


Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và

trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ,
thường gặp vẫn là:
+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của
hãng vận tải
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ: số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị
của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ
không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng
lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về
cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa…
Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho

nhà xuất khẩu khi lập bộ chứng từ thanh toán.
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn
đến những sai sót khi nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi ngân
hàng xin thanh toán.
Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì
mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu
11


phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải
quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về
nước. Đồng thời, nhà xuất khẩu phải chịu những chi phí như lưu tàu quá
hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu
là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng
từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.
Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi,
bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ
chứng từ mà không cần sự đồng ý của nhà xuất khẩu.
b. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu
Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ
hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm
tra hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ,
mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như
chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho
nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không. Nhà
nhập khẩu có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá
trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho ngân hàng
phát hành.
Khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp

rủi ro. Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá.
Nếu nhà nhập khẩu không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số
lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng
nhận…) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn
trong việc khiếu nại sau này.
Một rủi ro mà nhà nhập khẩu hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà
nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ
12


bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận
đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp ngay
hàng hoá thì phải thu xếp để ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo
lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà ngân
hàng phải trả thêm một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu nhà nhập
khẩu không nhận hàng theo qui định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ
phát sinh.
c. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không kĩ
đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa
rủi ro cho ngân hàng sau này.
Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu ngân hàng phát hành trả tiền
hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một
cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không
chấp nhận, thì ngân hàng không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.
Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì ngân hàng phát hành
hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn
thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về
việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai
sót, khi đó nhà nhập khẩu không chấp nhận và ngân hàng sẽ không truy hoàn

được tiền từ nhà nhập khẩu.
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng
theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng
thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.
Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ
(full set off bills of lading) thì một người nhập khẩu có thể lấy được hàng
hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả
tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C.
13


NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 500,
đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của
ngân hàng, theo qui định của UCP 500 là không quá 7 ngày.
d. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân
thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá (test key), mẫu điện của ngân
hàng phát hành trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro xảy ra với
ngân hàng thông báo là khi ngân hàng này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi
một L/C không có hiệu lực trong khi chính ngân hàng chưa xác nhận được tình
trạng mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của ngân hàng mở L/C.
e. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì ngân hang xác nhận
phải trả tiền cho nhà xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ ngân
hàng phát hành hay không. Như vậy, ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín
dụng đối với ngân hàng phát hành.
Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ
hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng
từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán thì ngân hàng
xác nhận không thể đòi tiền ngân hàng phát hành.

f. Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định
Các ngân hàng được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất
khẩu trước khi nhận được tiền hàng từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong
thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các ngân hàng được chỉ định
thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà xuất
khẩu, do đó ngân hàng này phải chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành
hoặc nhà xuất khẩu.

14


1.2.2.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức thanh toán
TDCT cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định của L/C,
làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên kia.
a. Rủi ro đạo đức đối với nhà xuất khẩu
Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của ngân hàng mở L/C
nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi là
yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn của TTQT. Khi người nhập khẩu
không thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai
sót cho dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm
dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán.
b. Rủi ro đạo đức đối với nhà nhập khẩu
Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì ngân
hàng chỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng
hợp đồng hay không. Do đó nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu nhà xuất khẩu
có hành vi gian dối, lừa đảo…trong việc giao hàng: cố tình giao hàng kém phẩm
chất, không đúng số lượng…
Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo,
có bề ngoài phù hợp với L/C cho ngân hàng mà thực tế không có hàng giao,

người nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không
nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng.
c. Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng
Ngân hàng là người gánh chịu rủi ro đạo đức: ngân hàng phát hành phải thực
hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo qui định của L/C ngay cả trong trường
hợp người nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả.

15


Ngân hàng là người gây ra rủi ro đạo đức: ngân hàng mở L/C có thể vi phạm
cam kết của mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về
phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán.
1.2.2.3. Rủi ro chính trị
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức
được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong
phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực
ngành nghề khác nhau. Do đó, phương thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về
chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do
thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp…từ đó ảnh
hưởng tới quá trình thanh toán.
Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những
rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan
trong quá trình thanh toán.Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường
pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế ngoại
hối (hạn chế ngoại hối), luật xuất nhập khẩu. Những thay đổi này làm cho các
điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các
bên tham gia xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của
mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo
chính, đình công…hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở
các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình
thanh toán.
1.2.2.4. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế
Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp là sự
khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia.
Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các
ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng rtới
16


quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia làquá lớn thì
các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả
năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền.
Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba,
Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có
hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó.

17


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công Thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công Thương Việt
Nam
2.1.1.1. Các cột mốc lịch sử

a. Ngày thành lập VietinBank
-

Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định
số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

-

Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng
Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc
NHNN Việt Nam).

-

Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa
Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).

-

Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 142/GPNHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

b. Ngày thành lập các đơn vị thành viên
-

Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT, (theo Quyết định số
12/NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).

-


Ngày 27/03/1993: Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả
nước, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

-

Ngày 30/03/1995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam, (theo Quyết
định số 83/NHCT-QĐ của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
18


-

Ngày 30/12/1998: Thành lập Sở giao dịch I NHCT Việt Nam, (theo quyết
định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).

-

Ngày 22/04/1999: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Nam
tại Tp.Hồ Chí Minh, (theo quyết định số 46/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ
tịch HĐQT NHCT Việt Nam).

-

Ngày 01/09/2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán, (theo quyết định
số 16/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).

2.1.1.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng
thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt

Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi
nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 9 Công ty hạch toán độc
lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty
Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản
lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền
toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ
Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà
nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. Ngân hàng là thành viên
sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA và có quan hệ đại
lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ
ISO 9001: 2000. Và hiện là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp
hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Ngân
hàng chính là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và
thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh. Là
ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát
triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế
19


giới. Và đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và
phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.1.3. Các hoạt động chính
-

Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu;
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.




Thanh toán và Tài trợ thương mại
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh
toán thư tín dụng nhập khẩu.



Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và
nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).



Chuyển tiền trong nước và quốc tế



Chuyển tiền nhanh Western Union



Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.



Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM



Chi trả Kiều hối…


-

Ngân quỹ



Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)



Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,
thương phiếu…)



Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...



Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng
phát minh sáng chế.



Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD…)




Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).



Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking



Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
20




Tư vấn đầu tư và tài chính



Cho thuê tài chính



Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu
ký chứng khoán



Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ
và khai thác tài sản.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các
nước trong khu vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lược trong
đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:


Phát triển nguồn nhân lực



Phát triển công nghệ



Phát triển kênh phân phối

2.1.1.4. Hệ thống tổ chức của ngân hàng

Trụ sở chính

Sở

giao

dịch

Chi

nhánh


cấp 1

Văn phòng

Đơn vị sự

Công

đại diện

nghiệp

trực thuộc

Phòng

Quỹ

Chi

Phòng

Quỹ tiết

Chi

giao

tiết


nhánh

giao dich

kiệm

nhánh

dịch

kiệm

cấp 2

phụ
thuộc

Phòng giao dịch

Quỹ tiết kiệm

Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công Thương

21

ty


Hội đồng

quản trị

Bộ máy giúp việc
Ban kiểm soát

Tồng giám đốc
Kế toán

Phó tổng giám

trưởng

đốc

Hệ thống kiểm tra
kiểm soát nội bộ

Các phòng ban
chuyên môn
ngiệp vụ
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
Giám đốc

Phó Giám Đốc

Trưởng
phòng kế
toán

Tổ kiểm


Các phòng

Phòng giao

Quỹ tiết

tra nội

chuyên môn

dịch

kiệm

bộ

nghiệp vụ

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1,
Chi nhánh cấp 2
2.1.2. Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.1.2.1. Quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng tại sở giao dịch
a. Thư tín dụng nhập khẩu
Bước 1: Nhận, kiểm tra hồ sơ L/C
Khi nhận được hồ sơ tài liệu và chứng từ do chi nhánh chuyển lên:
22



• Trường hợp gửi qua Fax: Cán bộ SWIFT& TESTKEY có trách nhiệm kiểm
tra số lượng chứng từ nhận được với bản liệt kê của chi nhánh, vào sổ theo
dõi và kiểm tra ký hiệu mật của hồ sơ nhận được. Nếu ký hiệu mật sai hoặc
chứng từ nhận được không phù hợp với bảng liệt kê hồ sơ chứng từ do chi
nhánh gửi lên, liên hệ ngay với chi nhành để tìm nguyên nhân và giải quyết.
Nếu kí hiệu mật đã khớp đúng và liệt kê chứng từ phù hợp với các chứng từ
đã nhận được, cán bộ có trách nhiệm kiểm tra ký hiệu mật phải ghi chữ
“Test correct”, thời gian nhận Fax và ký vào giấy đề nghị phát hành/sửa đổi
L/C/thanh toán… của chi nhánh, sau đố bàn giao toàn bộ hồ sơ cho phòng
TTCTNK (có ký nhận và ghi rõ thời gian và chứng từ giao nhận).
• Trường hợp gửi bằng Scan & Images: Hồ sơ sẽ được gửi đến máy tính của
các CBNV. CBNV thường xuyền vào chương trình scan để in hồ sơ và xử
lý. Các KSV của phòng TTCTNK có trách nhiệm thường xuyền kiểm tra
các hồ sơ tồn đọng trong hệ thống scan, yêu cầu cán bộ xử lý nggay hoặc
phân công cán bộ khác xử lý.
Bước 2: Phát hành L/C
-

Đăng ký phát hành L/C
Khi nhận được hồ sơ chứng từ đã được xác thực, CBNV kiểm tra lại các hồ

sơ, tài liệu và chứng từ nhận được, xem xét các điều khoản của L/C và các yếu
tố trên các chứng từ khác. Trường hợp hồ sơ chứng từ/các điều khoản L/C mâu
thuẩn, không rõ ràng, không phù hợp với thông lệ quốc tế, không phù hợp với
các quy trình hiện hành của NHNN và NHCTVN, không phù hợp với hợp đồng
thương mại hoặc có điều khoản có thể đem lại rủi ro cho khách hàng và/hoặc
cho NHPH thì phải liên hệ ngay với chi nhánh hoặc liên hệ trực tiếp với khách
hàng để làm rõ/yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.

23



Khi phát hành L/C nhập khẩu, CBNV sử dụng chương trình TRADE
FINANCE, chức năng TF999 và lựa chọn chi nhánh nguồn (resourse branch) là
chi nhánh mà khách hàng giao dịch.
CBNV chọn sản phẩm LETTER OF CREDIT REGISTRATION để đăng ký
phát hành L/C. Hệ thống sẽ tạo ra 1 số tham chiếu duy nhất cho mỗi L/C được
đăng ký mới bao gồm 12 ký tự.
-

Tạo chứng từ
“Sau khi hoàn tất các bước nhập dữ liệu mở L/C trên mạng máy tính để tạo

điện MT700, tại màn chính DOCUMENT, CBNV sẽ tạo các chứng từ liên quan
đến phát hành L/C như MT700, giấy báo có tiền ký quỹ, giấy báo nợ các khoản
phí và in phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT trong chương trình
CHARGE BILL”[1].
Ngoài các nội dung tuân thủ quy định của SWIFT, hướng dẫn sử dụng
chương trình Trade Finance, trong quá trình nhập dữ liệu CBNV phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy định riêng về cách lập và sử dụng điện MT700 của NHCTVN
và một số quy định cụ thể sau:


Chọn ngân hàng thông báo: Nguyên tắc của việc chọn ngân hàng thông
báo L/C phải là ngân hàng có uy tín, hoạt động kinh doanh tốt, có quan hệ
lâu dài và có thiện chí với NHCTVN, có trụ sở tại nước hưởng lợi. Ưu
tiên thông báo L/C qua các ngân hàng có văn phòng đại diện tại Việt Nam
và hạn chế thông báo L/C qua các ngân hàng có chi nhành tại Việt Nam.




L/C cho phép đòi tiền bằng điện/chỉ định ngân hàng hoàn tiền: Trong
trường hợp hưởng hoặc ngân hàng xác nhận yêu cầu, được khách hàng và
chi nhánh chấp nhận và đề nghị SGD mở L/C cho phép đòi tiền bằng
điện/ chỉ định ngân hàng hoàn tiền, tùy từng trường hợp cụ thể, KSV2 có
quyền xem xét quyết định. Tùy theo nội dung yêu cầu, L/C cho phép đòi
tiền bằng điện/chỉ định ngân hàng hoàn tiền có thể quy định như sau:
24


• Chỉ định ngân hàng hoàn tiền và cho phép hoàn tiền bằng điện
• Trường hợp cho phép ngân hàng thương lượng đòi tiền bằng điện trực tiếp
từ NHCTVN: trường 78 quy định rõ NHCTVN sẽ thanh toán cho ngân
hàng thương lượng trong vòng 5 ngày làm việc (tùy từng trường hợp
KSV2 có quyền quyết định số ngày ngắn hơn) kể từ ngày NHCTVN nhận
được điện MT799 từ ngân hàng thương lượng xác nhận bộ chứng từ hoàn
toàn phù hợp với L/C và chứng từ đã được gửi cho NHCTVN bằng
chuyển phát nhanh.


Đối với L/C xác nhận phải tuân thủ các quy định sau: SGD sẽ thương
lượng với các ngân hàng về các điều khoản của L/C và phí xác nhận L/C
để chọn NH xác nhận.
• Trường M49: ghi Confirm
• Trường M41A: ghi Available with confirming bank by negotiation
• Trường 71B: ghi rõ phía bên chịu trách nhiệm thanh toán phí xác nhận
• Trường 53 và trường 78: trong trường hợp người hưởng hoặc ngân hàng
xác nhận yêu cầu, được khách hàng và chi nhánh chấp nhận L/C cho phép
đòi tiền bằng điện/chỉ định ngân hàng hoàn tiền thì thực hiện như chỉ dẫn
tài phần trên.




Đối với L/C chuyển nhượng cần nhập thêm vào L/C một số nội dung sau:
• Trường 20: IRREVOCABLE TRANSFERABLE
• Trường 47: (trừ trường hợp khách hàng yêu cầu khác)
Chỉ rõ ngân hàng thông bảo L/C (thứ nhất hoặc thứ hai) được chỉ định là
ngân hàng chuyển nhượng.



Đối với L/C tuần hoàn cần đưa thêm vào L/C các nội dung sau:
• L/C tuần hoàn tự động hay không tự động
• L/C tuần hoàn tích lũy hay không tích lũy
• Khoảng thời gian cho một vòng tuần hoàn và số lần tuần hoàn
25


×