Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ (KÈM GIẢI THÍCH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.79 KB, 11 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Case study 1: Ngày 10/2/2014 công ty Nuplex của New Zealand mở L/C trả ngay trị
giá 400.000USD tại ngân hàng ANZ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của công ty G ở
Việt Nam. L/C được thông báo qua Ngân hàng Vietcombank. L/C cho phép giao hàng từng
phần. Giao hàng muộn nhất là ngày 30/2/2014. Biết rằng công ty Nuplex phải kí quỹ 50%
giá trị L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C là 2 tháng. Lãi suất mà ANZ áp dụng đối với kí quỹ
là 2%/năm. Lãi suất cho vay là 7%/năm. Phí mở L/C là 0,15% trị giá L/C. Tỷ giá NZD/EUR
= 0,6314152, EUR/USD = 1,3918146. Tính số tiền mà công ty Nuplex phải bỏ ra để mua đủ
số ngoại tệ ký quỹ và trả phí mở L/C
Trả lời:
Ký quỹ = 50% x 400.000 = 200.000
Tiền lãi ký quỹ: 2% x 2/16 x 200.000 = 666,67
Phí mở L/C = 0,15% x 400.000 = 600

Tổng tiền USD phải bỏ: 200.000 + 600 – 666,67 = 199,933
Ask NZD/USD = bid.bid = 0,8788
Case study 2: 14/2/2011, Ngân hàng A Nhật Bản phát hành L/C xác nhận cho ngân
hàng C của công ty B Việt Nam. Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là 15/3/2014 tại Việt
Nam. Địa điểm xuất trình là Ngân hàng C (Việt Nam). Ngày 15/2/2011 ngân hàng C tiến
hành xác nhận L/C và thông báo cho Ngân hàng B. Ngày 8/3/2011, công ty B tiến hành giao
hàng. Ngày 11/3/2011, Ngân hàng C đóng cửa vì lý do động đất tại Việt Nam. Ngày 12/3
công ty B xuất trình nhưng không được do C đóng cửa. Ngày 16/3, ngân hàng C mở lại.
Ngân hàng C có thể từ chối thanh toán hay không? B có thể xuất trình chứng từ cho ai để
thanh toán?
Trả lời:
Theo điều 36 UCP 600. Đây được coi là trường hợp bất khả kháng  đã hết hạn trong
lúc KD  Ngân hàng C có thể từ chối thanh toán. B không thể xuất trình cho C thì có thể
xuất trình cho ngân hàng A
Case study 3: 1 thông báo từ chối thanh toán như sau có hợp lệ theo UCP 600?
“Chúng tôi từ chối chứng từ và đã tìm ra ba sai khác trong chứng từ xuất trình”
1.


2.
3.

Cảng dỡ trên vận đơn không giống như cảng dỡ đã chỉ ra trước đó
Xuất trình sau thời hạn hiệu lực
Sự thay đổi, sửa chữa trên C/O không được xác thực bởi người phát hành

Trả lời: Không hợp lệ. Điều 16 khoản iii UCP 600
Case study 4: A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần
và quy định như sau:
Chuyến 1 giao 10.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao muộn nhất là 1/10/2007
Chuyến 2 giao 10.000 MT
1/11/2007
Chuyến 3 giao 15.000 MT
1/12/2007


Công ty A không thực hiện chuyến giao đầu tiên. Sau đó công ty A thực hiện hoàn
chỉnh chuyến giao thứ 2
Hai bộ chứng từ do A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay không?
TL: Điều 32. Giao hàng TT nhiều lần, nếu bất kì lần nào không giao hàng thì chứng từ
lần đó và những lần kế tiếp không có giá trị hiệu lực. Vì vậy bộ chứng từ do A xuất trình
không được thanh toán
Case study 5: 1 L/C dẫn chiếu UCP 600 có quy định về chứng từ vận tải: Full set
(3/3) Clean on board ocean bill of lading made out to order of V bank, notify the applicant
Giao hàng làm 3 chuyến vào tháng 6,7,8/2008. Sau 2 chuyến giao hàng vào tháng 6,7
đã được ngân hàng V thanh toán người hưởng lợi giao tiếp chuyến thứ 3 vào tháng 8 rồi
xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng V
NH V kiểm tra chứng từ và phát hiện sai sót
B/L in sẵn là “nhận hàng để chở”, có ghi chú “Đã xếp hàng” nhưng không ghi “ngày

xếp hàng”
Sau khi được thông báo về sai biệt, người yêu cầu (công ty H) đề nghị NH V thanh
toán
Người hưởng lợi cho rằng 2 chuyến trước chứng từ có sai biệt nhưng NH V vẫn thanh
toán. Việc NH V không thanh toán chuyến hàng này là nguyên tắc hành động k nhất quán.
Lập luận của NHL đúng hay sai?
Trả lời: NH chỉ có trách nhiệm thanh toán dựa trên chứng từ. Có thể là chuyến t6,7
hàng hóa không tăng giá nên được thanh toán, t8 hàng hóa giảm giá người NK muốn tạo sức
ép cho người XK nên yêu cầu NH kiểm tra chứng từ.
Case study 6: Một công ty NK của Trung Quốc mở 1 L/C không hủy ngang cho Tổng
công ty XNK tạp phẩm HN (Tocontap) hưởng qua Ngân hàng Ngoại thương TQ với số tiền
không quá 500.000 USD. Trong nội dung của L/C đó có ghi “Chúng tôi sẵn sang trả tiền
ngay HP ký phát đòi tiền người yêu cầu mở L/C và nếu người NK khẳng định hàng hóa đảm
bảo đúng chất lượng hàng hóa tại cảng đến”
Tocontap có nên chấp nhận L/C đó không? Giải thích?
Trả lời:
Điều 4. Tín dụng độc lập với HĐ
Điều 5. Tín dụng độc lập với HH
 Khẳng định hàng hóa đảm bảo chất lượng  gây bất lợi, đi ngược lại bản chất của L/C
Điều 6c không được phát hàng 1 HP đòi tiền ngay người yêu cầu => cam kết của
NHPH chứ không phải của người yêu cầu mở L/C
B1 ISBP
B18 ISBP không phát hành L/C có giá trị thanh toán đòi tiền người yêu cầu
14F được phép yêu cầu xuất trình nhưng không được phép phát hành


Case study 7: (tương tự case 5): Công ty Hòa Bình của VN kí hợp đồng nhập khẩu
TV với công ty D của Hàn Quốc, L/C được mở tại Agribank với các điều khoản cho phép
thanh toán nhiều lần và giao hàng theo 3 đợt với bộ vận đơn gốc đầy đủ và sạch. 2 chuyến
giao hàng đầu đã được thanh toán, nhưng đến chuyến 3 Agribank phát hiện ra vẫn đơn có

dấu “on board” có lỗi không ghi ngày giao hàng, công ty HB thấy giá TV có xu hướng giảm
nên yêu cầu từ chối thanh toán. Ngân hàng thông báo F cho rằng 2 lần trước có cùng lỗi
nhưng vẫn đc chấp nhận và yêu cầu Agribank trả tiền.
Trả lời:
a.

Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc Agribank từ chối than toán tiền cho lần giao

hàng thứ 3 đó là: chứng từ vận tải không ghi ngày giao hàng, và do người mở L/C yêu cầu
ngân hàng từ chối thanh toán do giá trên thị trường gây bất lợi cho họ:
i. Theo điều 4 UCP 600, tín dụng là giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán
hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể là cơ sở của tín dụng. Cam kết của
ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác
trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát sinh
từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng. Điều 14 UCP 600
cũng quy định ngân hàng chỉ kiểm tra bề mặt chứng từ xem chúng có phù hợp hay không.
Vì vậy, NẾU bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành không thể dựa vào lí do giá trên thị
trường giảm để từ chối thanh toán tiền hàng.
ii. Theo điều A11 ISDP 745, các chứng từ vận tải bản gốc phải ghi ngày phát hành,
ngày ghi chú đã bốc hàng, ngày giao hàng, ngày nhận hàng để chở, ngày gửi hàng hoặc
chuyên chở, ngày nhận hàng để gửi đi hoặc ngày tiếp nhận có thể áp dụng. Trên vận đơn
không có ghi ngày giao hàng nên đây là cơ sở để Agribank bắt lỗi.
b.
Ngân hàng thông báo F cho rằng 2 lần trước có cùng lỗi như vậy nhưng vẫn
được thanh toán. Tuy nhiên ngân hàng phát hành không có nghĩa vụ thanh toán nếu phát
hiện ra bộ chứng từ không hợp lệ cho dù những lần trước đã thanh toán. NẾU bộ chứng từ
không hợp lệ thì ngân hàng thông báo không thể dựa vào lần thanh toán trước để đòi tiền
ngân hàng phát hành.
c.
Lỗi không ghi ngày tháng trên vận đơn: Theo điều 20 UCP 600, vận đơn phải

chi rõ rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu đích danh tại cảng giao hàng qui định trong tín
dụng bằng các cụm từ in sẵn hoặc một ghi chú đã được xếp hàng lên tàu có ghi ngày xếp
hàng lên tàu. Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng, trừ khi trên vận
tải đơn có ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày đã


ghi trong ghi chú hàng đã xếp lên tàu sẽ được coi như ngày giao hàng. Điều này cũng được
quy định ở điều E6 ISDP 745. Có hai trường hợp xảy ra:
i. Nếu hàng hóa không được đóng trong container: Theo điều 20 UCP 600 và E6 ISDP
745, nếu không ghi ngày giao hàng thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao
hàng. Trong trường hợp case đề bài, ngân hàng chỉ phát hiện ra việc không ghi ngày giao
hàng chứ không có lỗi không ghi ngày phát hành vận đơn. Vì vậy, trong trường hợp này
Agribank đã sai.
ii. Nếu hàng hóa được đóng trong container: Hàng không được vận chuyển trực tiếp lên
tầu mà phải vận chuyển ra bãi container hoặc bãi gom hàng trước khi được giao lên tàu.
Trong trường hợp này, trên vận đơn phải có ghi chú ngày giao hàng ra bãi container, ngày
xếp hàng lên tàu và ngày phát hành vận đơn theo điều 20 UCP 600. Nếu hàng được đóng
trong container thì bên bán đã vi phạm và ngân hàng có thể từ chối thanh toán.
d.
Tuy nhiên, vì trên vận đơn đã đóng dấu “on board”, vận đơn này thường là
vận đơn của hàng hóa thông thường còn nếu hàng hóa được đóng trong container thì vận
đơn thường sẽ là vận đơn nhận hàng để xếp vì hàng không được chuyển trực tiếp lên tàu mà
phải giao cho người gom hàng hoặc người vận tải ở bãi container hoặc bãi gom hàng. Vì
vậy trong trường hợp case đề bài thì hàng hóa không được đóng trong container và ngân
hàng Agribank không có cơ sở đúng đắn để từ chối thanh toán.
e.
Ngân hàng F hoàn toàn có quyền đòi Agribank hoàn trả tiền và lãi trả chậm
theo điều 13 UCP 600: ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại về tiền lãi
và gánh chịu mọi chi phí phát sinh nếu việc hoàn trả tiền không được thực hiện khi có yêu
cầu đòi tiền đầu tiên của ngân hàng hoàn trả phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín

dụng.
f.

Nếu giá trên thị trường có xu hướng tăng thì người mua sẽ chấp nhận thanh

toán vì điều này đem lại lợi ích cho họ.
Case study 8: Ngân hàng Vietcombank tiến hành chuyển chứng từ theo yêu cầu của
nhà xuất khẩu Việt Nam sang cho ngân hàng Bank of Tokyo và nhờ Bank of Tokyo thu tiền
nhà nhập khẩu Nhật cho mình. Tranh chấp xảy ra khi bộ chứng từ bị thất lạc, vậy ai là người
sẽ chịu trách nhiệm về việc thất lạc chứng từ như trên?
Trả lời:
- Theo Điều 14a URC 522 1995 ICC, các ngân hàng được miễn trách về sự chậm trễ
hoặc mất mát các thư từ, chứng từ tên đường đi hoặc đối với việc chậm trễ, cắt xén hay các
sai sót phát sinh trong qúa trình chuyển điện tín. Vì vậy, Vietcombank và Bank of Tokyo là
các Remitting Bank và Collecting Bank sẽ không phải chịu trách nhiệm.


- Theo Điều 11a URC 552 1995, rủi ro do mất chứng từ sẽ do người nhờ thu gánh
chịu.
Kết luận: nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thất lạc chứng từ trên.
- Bình luận: thực tế thì nếu thất lạc trong quá trình vận chuyển thì công ty vận tải sẽ
chịu trách nhiệm theo biên lai vận tải.
Case study 9: Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ thì người nhập khẩu sẽ xử
lý như thế nào?
Trả lời:
Khi hàng đến trước chứng từ, mà trong bộ chứng từ bao gồm hóa đơn thương mại,
trong đó có vận đơn – chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với hàng hóa. Không có vận
đơn thì người nhập khẩu không thể nhận được hàng. Nhưng nếu người nhập khẩu không
nhận hàng theo thỏa thuận từ trước thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh. Để có
thể nhận được hàng, ngay cả khi chứng từ chưa đến, người nhập khẩu cần phải kí quỹ đủ trị

giá của hóa đơn tại ngân hàng hoặc đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh gửi hãng tàu
để nhận hàng và phải trả thêm phí cho việc bảo lãnh.
Case study 10: Ngày 28/8/2011 Công ty Cholimex của Việt Nam ký một hợp đồng
số 022/2011HDXK xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ trị giá 92.857 USD với điều kiện
thanh toán theo phương thức nhờ thu.
Bên XK: Công ty Cholimex, địa chỉ số 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tài khoản số
007.137.2788139 mở tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quang Trung
Bên NK: Công ty GABROVEC TRADING CORP., địa chỉ số 66, Bank Street,
NewYork. Tài khoản số 770010000018603171 mở tại Citibank NewYork.
Hàng được giao vào ngày 3/10/2013 tại cảng Hải Phòng theo Hoá đơn thương mại số
022-1/XK ngày 30/09/2013
Nhà XK uỷ thác cho NHTMCP Ngoại thương, chi nhánh Quang Trung tiến hành thu
hộ tiền, đồng thời chỉ định Citibank NewYork là NH xuất trình và thu hộ.
1.

Căn cứ vào các dữ kiện trên, hãy lập và ký phát hối phiếu với thời hạn thanh

toán vào ngày 03 tháng 12 năm 2011.
2.
Giả sử nhà XK chỉ chỉ định Citibank NewYork là NH thu hộ, mà không chỉ
định NH xuất trình. Vậy ai sẽ chỉ định NH xuất trình?
3.
Nếu trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần nhưng không
nói rõ thanh toán theo điều kiện D/P hay D/A. Ngân hàng thu hộ sẽ giao chứng từ cho nhà
NK với điều kiện như thế nào?
4.
Giả sử trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ
50% thanh toán theo điều kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A. Vậy:
a.
Nhà XK phải lập bộ chứng từ nhờ thu như thế nào?

b.
Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?


5.

Giả sử, trong đơn nhờ thu, nhà XK ghi số tiền cần thu là 92.857 AUD (1AUD

= 0,9770 USD), trong khi giá trị HĐ là 92.857 USD.
a.
Hỏi NH sẽ lập lệnh nhờ thu theo giá trị nào?
b.
Trong trường hợp nhân viên NH lập lệnh nhờ thu với giá trị là 92.857 USD và
thu được đủ số tiền đó về. Hỏi NH có được phép chỉ trả cho KH 92.857 AUD?
Trả lời:
1.

2. Nếu NH Ngoại Thương không chỉ đinh NH xuất trình thì Ngân hàng Citibank sẽ
chỉ định Ngân Hàng xuất trình
Dẫn chứng: Khoản (d) &(f) điều V của URC 522
(d) Để thực hiện có hiệu quả của người nhờ thu, ngân hàng chuyển sẽ dùng NH do
người nhờ thu chỉ định để làm NH thu tiền. Trong trường hợp không có sự chỉ đinh như thế,
thì NH chuyển có thể dùng bất kì NH nào của chính mình hoặc chọn 1 NH khác ở nước trả
tiền, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc ở 1 nước khác mà ở đó có các điều kiện nhờ thu tỏ ra
phù hợp
(f) NH chuyển ko chỉ định 1 NH xuất trình riêng biệt thì NH thu sẽ tự chọn 1 NH xuất
trình
3. Thanh toán theo D/P
Dẫn chứng: Điều VII URC 522
Nếu ko có qui định thì chứng từ thương mai sẽ chỉ được giao để thanh toán D/P và NH

thu sẽ không chịu hậu quả phát sinh do sự chậm trễ trong việc giao chứng từ
4.
a) Để phù hợp với qui định của lệnh nhờ thu, người ủy thác phải lập bộ chứng từ ,
trong đó:
− Hóa đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu
− Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hóa đơn và 01
hối phiếu kì hạn để chấp nhận với 50% giá trị hóa đơn


b) Ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ khi khách hang đã thực hiện trả ngay 50% giá trị
hóa đơn và đã kí chấp nhận hối phiếu kì hạn 50% giá trị hóa đơn
− Dẫn chứng: Điều 19b URC 522
− “Đối với nhờ thu kèm chứng từ thanh toán từng phần chỉ có thể được chấp nhận nếu
như có sự cho phép đặc biệt ghi trong Lệnh nhờ thu. Tuy nhiên, NH xuất trình chỉ giao
chứng từ cho người trả tiền chỉ khi đã thanh toán toàn bộ, trừ khi có quy định khác, và ngân
hang sẽ không chịu trách nhiệm đối với hậu quả nếu có của việc chậm trễ trong việc giao
chứng từ”
5a. NH sẽ lập lệnh nhờ thu theo đơn nhờ thu với đơn vị là AUD
Dẫn chứng: Điều 4 a(i) URC522
Các NH chỉ được phép hành động theo chỉ dẫn đã được quy định trong chỉ thị nhờ
thu. Bản chất pháp lý của chỉ thị nhờ thu là một hợp đồng dịch vụ ký kết giữa người XK và
NH chuyển điều chỉnh mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa 2 bên này còn HĐ sẽ điều chỉnh
mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa người XK và NK.
5b. NH không được phép chỉ trả 92.857 AUD vì theo đơn nhờ thu, nhà XK nhờ NH
thu hộ 92.857 USD
Dẫn chứng: Điều 4 a(i) và (ii) URC522
Các NH chỉ được phép hành động theo chỉ dẫn đã được quy định trong chỉ thị nhờ thu
và các NH không kiểm tra chứng từ để thực hiện Chỉ thị nhờ thu
Case study 11: Công ty bảo hiểm AAA phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho 2
khách hàng của mình như sau:

- Khách hàng X:Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi: “Bồi thường sẽ được thực hiện khi có
6% trị giá hàng hoá trở lên bị tổn thất” (Cover is subject to 6% franchise)
- Khách hàng Y:Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi: “Được đền bù thiệt hại khi có 5% trị
giá hàng hoá trở lên bị tổn thất” (Cover is subject to 5% franchise)
Trong quá trình chuyên chở, hàng hoá của 2 khách hàng trên có tổn thất và mức thiệt
hại được giám định như sau:
- 5,5% trị giá hàng hoá của khách hàng X.
- 10% trị giá hàng hoá của khách hàng Y. Hỏi:
1) Công ty bảo hiểm AAA sẽ đền bù như thế nào cho người chủ sở hữu hàng? Tại sao?
(dựa trên cơ sở pháp lý nào?)
2) Giả sử bộ chứng từ của khách hàng xuất trình để thanh toán theo L/C với yêu cầu về
chứng từ bảo hiểm có quy định: Hàng hoá được bảo hiểm mọi rủi ro “All risks”. Chứng từ
bảo hiểm xuất trình: Không thể hiện điều khoản “mọi rủi ro”. Bộ chứng từ này có được
ngân hàng phát hành coi là hợp lệ không? Một chứng từ bảo hiểm như thế nào được coi là


hợp lệ trong thanh toán theo phương thức L/C?Phân tích điều khoản của UCP 600 đã áp
dụng để giải đáp tình huống?
Trả lời:
1) Nguồn luật điều chỉnh:
Trước hết, AAA là một công ty bảo hiểm của Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm sẽ chịu
ảnh hưởng của những cơ sở pháp lý:







ICC 1982

Các QTC (Quy tắc chung) do Bộ Tài chính ban hành
Luật Bảo hiểm của nhà nước nước Việt Nam
Quy tắc Hague 1924
Quy tắc Hamburg 1878
Bộ luật hàng hải của Anh hoặc Việt Nam

2 khách hàng X và Y đã được cấp phát giấy chứng nhận bảo hiểm. Mặc dù vậy với
khách hàng X: giá trị tổn thất thực tế 5.5% < 6% là phần giá trị tổn thất để được bồi thường.
Do đó, X không nhận được tiền bảo hiểm bồi thường.
Với khách hàng Y, giá trị tổn thất thực tế 10% > 5% là phần giá trị tổn thất để được
bồi thường. Về lý thuyết Y sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, để xác định cụ thể mức bồi
thường, cần xem xét xem tổn thất hàng hóa của Y thuộc loại nào trong 3 loại Điều kiện bảo
hiểm hàng hoá vận chuyển đường biển (A), (B), (C) (quy định trong ICC 1982).
Theo đó, nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì giá trị bảo hiểm bồi thường (thông
thường) không quá 10% giá trị của hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm có giá trị
10 triệu USD thì Y nhận được 100.000 USD.
2) 1. Bộ chứng từ là không hợp lệ.
Theo Điều 28, khoản h của UCP 600 quy định về chứng từ bảo hiểm khi thanh
toán bằng LC:Nếu tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ bảo hiểm được
xuất trình CÓ điều khoản hoặc GHI CHÚ “mọi rủi ro” dù cho có hay không ghi tiêu đề
“mọi rủi ro”, thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấp nhận mà không cần phải xem một số rủi
ro nào đó có bị loại trừ hay không.
Trong Case study:
L/C có yêu cầu "Hàng hóa được bảo hiểm mọi rủi ro All risk”
Chứng từ bảo hiểm xuất trình: KHÔNG THỂ HIỆN điều khoản “mọi rủi ro”.
Kết luận: Không hợp lệ.
2) 2. Một bộ chứng từ bảo hiểm hợp lệ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định
trongĐiều 28UCP 600, xin trích dẫn một số điều khoản:
a.Chứng từ bảo hiểm, chẳng hạn như đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ
khai theo hợp đồng bảo hiểm bao, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm

hoặc đại lý bảo hiểm hoặc người được ủy quyền của họ phát hành.


Chữ ký của đại lý hoặc của người ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc của người được
ủy quyền đã ký thay hoặc là đại diện cho công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm.
b. Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì tất cả
các bản gốc phải được xuất trình.
c. Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận.
d, Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai theo hợp
đồng bảo hiểm bao.
e. Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộnhơn ngày giao hàng, trừ khi trên
chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao
hàng
Case study 12: 15/7/2011 Công ty XNK CHEMICO ký kết hợp đồng mua bán ngoại
thương với đối tác tại Hàn Quốc, việc thanh toán được tiến hành theo phương thức L/C. L/C
không được mở muộn quá ngày 10/08/2013. Ngày 1/8/2013 CHEMICO đã lập đơn yêu cầu
mở L/C tại Vietinbank với nội dung như sau:
Loại L/C:
[ X ] Transferable [ ] Confirmed
[ ] Revolving [X] Irrevocable

50.Applicant: (Tên và địa chỉ đầy đủ)

59.Beneficiary:(Tên và địa chỉ đầy đủ)

32B. Currency, amount (bằng số và bằng chữ):
USD 20,000.00
(US dollars TWENTY THOUSAND only.)

PHIL INTERNATIONAL CO.,LTD

629-4, Yok-Sam Dong, Kang-nam Ku, Seoul, Korea
(Tel.:82-2-567-1480~2; Fax: 82-2-567-1483)

Vietnam Chemico-Pharmaceutical Joint
Stock Company (VCP., JSC)
273 Tay Son Street, Dong Da District,
Hanoi, Vietnam

- Advsing bank : Industrial Bank of Korea, Seon
Reung Yeok Branch
701-1 Yok Sam-Dong, Kang Nam-Ku, Seoul,
Korea
Account No: 065-032253-01-012
SWIFT BIC:

39A.Percentage Credit Amount Tolerance
±10%

Terms of shipment: under Incoterms 2010
[ ] FOB [ ] CFR [ X] CIF [ ]DAF [ ] CIP
[ ] Khác
(Nếu lựa chọn khác, ghi cụ thể loại
giá yêu cầu)
(31D) Date and place of expiry: 11 September 2013 in Korea
(44A) Shipment from:
(44B) Shipment to:

(44E) Port of loading/Airport of Departure:
KOREA PORT


(44F)Port
of
discharge/Airport
Destination:
HAI PHONG SEA Port, Vietnam

of

(44C) Latest shipment date:
20 August 2013
(44D) Shipment period:

Đơn yêu cầu mở L/C này của CHEMICO được Vietinbank chấp nhận và L/C được mở
ra có hiệu lực vào ngày 9/8/2013.


1) Giả sử NHPH kết luận xuất trình là phù hợp và đã thanh toán cho L/C này? Hỏi
đơn mở L/C hết hiệu lực tại thời điểm nào nếu xảy ra các tình huống sau:
a. Người yêu cầu chấp nhận bộ chứng từ, thanh toán hoặc nhận nợ với NHPH.
b. Người yêu cầu từ chối bộ chứng từ do có lỗi và NHPH đã chấp nhận.
c. Toà án ra phán quyết do có tranh chấp về bộ chứng từ xuất trình giữa người yêu
cầu và NHPH.
2) Người thụ hưởng (PHIL) đã xuất trình bộ chứng từ phù hợp cho NHPH
(Vietinbank), tuy nhiên, người yêu cầu CHEMICO sau khi nhận hàng đã có chứng cứ về
việc hàng giao thiếu và đã xuất trình cho Vietinbank. Viettinbank có được ngừng thanh toán
cho người thụ hưởng không? CHEMICO cần phải làm gì để Vietinbank ngừng thanh toán?
Tại sao?
3) Hãy bình luận về điều khoản của UCP600 đã áp dụng để giải đáp tình huống trên?
Trả lời:
1a. Đơn mở L/C hết hiệu lực do các bên đã hoàn thành nghĩa vụ. Bên NHPH giao

chứng từ phù hợp, bên người yêu cầu chấp nhận thanh toán hoặc nhận nợ với NHPH.
Căn cứ: Điều 424 khoản 1 bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 về chấm dứt hợp đồng dân sự.
1b. Đơn mở L/C hết hiệu lực do người yêu cầu yêu cầu hủy bỏ hợp đồng vì NHPH gây
ra lỗi (tức vi phạm hợp đồng) và NHPH đã chấp nhận yêu cầu này ngoại trừ trường hợp
người yêu cầu cho phép NHPH một khoảng thời gian hợp lí để sửa sai. Hợp đồng hết hạn
khi NHPH hoàn thành nghĩa vụ theo khoản 4 điều 524
Căn cứ:
- khoản 4 điều 524 luật dân sự VN 2005
- Điều 297 khoản 1 và điều 298 luật thương mại Việt Nam 2005
- Điều 425 khoản 1 (LDSVN2005) về hủy bỏ hợp đồng dân sự. Điều 424 khoản 3
(LDSVN2005) về chấm dứt hợp đồng dân sự.
1c. Hợp đồng đang tạm ngừng hiệu lực.
Thời hạn hết hiệu lực của đơn mở L/C sẽ hết hiệu lực khi 2 bên thực hiện hết nghĩa vụ
theo phán quyết của tòa án.
TH1: Tòa tuyên án người yêu cầu sai và yêu cầu người yêu cầu phải thanh toán hoặc
nhận nợ thì L/C hết hiệu lực khi người yêu cầu thanh toán hoặc nhận nợ đối với NHPH.
Giống câu a.
TH2: Tòa tuyên án NHPH sai thì đơn mở L/C chấm dứt theo lệnh của tòa. Hợp đồng
chấm dứt khi NHPH hoàn thành việc bồi thường
Căn cứ : Điều 102 và điều 106 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2013.
2. - Vietinbank chỉ được ngừng thanh toán khi có lệnh tạm dừng thanh toán từ tòa án
nước sở tại. Nếu không Vietinbank bắt buộc phải thanh toán.


Điều 5 UCP 600 các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng
hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà không có chứng từ liên quan.
Điều 14 tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ,
Điều 15 về xuất trình phù hợp
Điều 7 UCP 600 về Cam kết của ngân hàng phát hành

- Chemico cần nhanh chóng kiện lên tòa án, nếu có phát hiện gian lận hay vi phạm tòa
án sẽ cấp lệnh ngừng thanh toán lúc đó Vietinbank được phép ngừng thanh toán. Điều nay
mặc dù trái với nguyên tắc của UCP 600 nhưng luật Quốc gia có giá trị pháp lý cao hơn
UCP 600 nên Vietinbank phải thực hiện theo lệnh của tòa.
Căn cứ:
-Các ý kiến chính thức của ICC: Official Opinion R305, Official Opinion R515,
Official Opinion R312.
-Điều 6 và điều 759 (BLDSVN2005)
3. UCP 600 điều 5,điều 7, điều 14, điều 15 cho thấy nguyên tắc của UCP là làm việc
chỉ trên cơ sở chứng từ gây ra rủi ro về mặt hàng hóa cho người nhập khẩu.
Để hạn chế việc này thì người yêu cầu nên lưu ý xem hàng trước và qui định thời hạn
thanh toán sau khi hàng đã đến nơi để đảm bảo người nhập khẩu kiểm tra được hàng trước.



×