Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương và giải 10 câu Đường lối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.03 KB, 24 trang )

Mục Lục

Câu 1: Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ? Phân tích chủ
trương tập hợp lực lượng?
I. Hoàn cảnh lịch sử
- Trước năm 1925 phong trào cách mạng của GCCN ở VN diễn ra hoàn toàn tự phát, lẻ
tẻ, chưa có chỉ đạo chiến lược từ một tổ chức cộng sản nào và chưa có đường lối cách
mạng triệt để.
- Từ tháng 8/1925, phong trào cách mạng của GCCN VN có bước chuyển biến. Chủ
nghĩa MLN thâm nhập vào VN. Các phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự giác.
Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra là phong trào CM phải có tổ chức Đảng CS lãnh đạo.
- Xuất phát từ yêu cầu đó dẫn đến sự thành lập 3 tổ chức cộng sản là:
+ Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)
+ An Nam Cộng sản Đảng (11/1929)
+ Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (1/1930)
3 tổ chức cộng sản này hoạt động độc lập, tranh giành quyền ảnh hưởng của nhau, làm
cho CMVN mất đi tính thống nhất
- Trước tình hình đó, yêu cầu cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại.
Hội nghị 6/1-7/2/1930 diễn ra tại Hương Cảng (TQ) do Nguyễn Ái Quốc chủ
+ Đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm
tắt – Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

1


+ Bầu ban chấp hành TW lâm thời
II. Nội dung cương lĩnh
1.Đường lối chiến lược:
CMVN trước hết là cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa CM tiến tới giành độc
lập dân tộc, tiến lên XHCN.


2. Nhiệm vụ chiến lược:
+ Chính trị: đánh đổ đế quốc, phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
Dựng ra chính phủ công nông binh
Tổ chức quân đội công nông
+ Kinh tế: tịch thu những sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho Nhà nước quản lý
Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian giao cho dân cày
Xóa bỏ mọi sưu thuế
Mở mang phát triển công nông nghiệp
+ Văn hóa, xã hội: dân chúng được tự do hội họp, đi lại, ngôn luận
Nam nữ bình đẳng, phổ cập giáo dục định hướng công nông binh
Xuất phát từ những nhiệm vụ đó có thể tóm tắt lại thành HAI nhiệm vụ cơ bản là Đánh
đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc và Đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho người
cày. Trong đó Nguyễn Ái Quốc xác định nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc là nhiệm vụ hàng
đầu.
3. Lực lượng cách mạng:
- Giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính của CM trong đó chỉ khi giai cấp
công nhân lãnh đạo thì cách mạng mới thành công.
- Đối với giai cấp tiểu tư sản, trí thức cần lôi kéo họ về phía mình, đối với trung nông,
tiểu địa chủ và tư sản chưa lộ rõ bản chất phản cách mạng thì cần lôi kéo họ hoặc ít nhất
khiến họ đứng trung lập. Còn đối với những bộ phận đã lộ rõ bản chất phản cách mạng
thì kiên quyết đánh đổ.
- Trong khi liên lạc với các tầng lớp khác hết sức cẩn thận, không nhượng bộ bất kì một
lợi ích nào của công nông mà đi vào con đường thòa hiệp

4. Vai trò lãnh đạo cách mạng.

2


- GCVS là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN

- Đảng là đội tiên phong của GCCN nên Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp
của mình làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng

5. Đoàn kết quốc tế.
- Cách mạng Vn là một bộ phận của Cm thế giới, phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản bị áp bức trên TG, nhất là gcvs Pháp.
III. Ý nghĩa của Cương lĩnh
Lần đầu tiên lịch sử Vn có 1 cương lĩnh đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của lịch
sử đặt ra và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
-Giải quyết được khủng hoảng về đg lối cm, về gc lãnh đạo cách mạng diễn ra từ thế kỷ
20
-Mở ra con đường, phương hướng phát triển mới cho đát nước.
-Là ngọn cờ tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, đưa cm Vn giành nhiều thắng
lợi.
IV. Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng.
1.Cơ sở lý luận
-

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê Nin:

+ Cách mạng toàn dân
+ Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ
không phải của một hai người
2.

Cơ sở thực tiễn:

Dân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Lịch sử ngàn đời đã chứng minh
cuộc kháng chiến nào đoàn kết được nhân dân sẽ giành thắng lợi.

Thực tiễn nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thuộc địa của Pháp. Trong xã
hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Trong đó
mâu thuẫn dân tộc đặt lên hàng đầu, vì thế chúng ta đã đoàn kết lại chống thù trong giặc
ngoài.
3.

Tập hợp lược lượng

3


Cùng với việc tập hợp lực lượng trong nước, Đảng chủ trương tập hợp lực lượng
quốc tế, phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới để phát
huy sức mạnh thời đại.

Câu 2 : Trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai
đoạn 1939-1945?
1. Hoàn cảnh lịch sử:
a. Hoàn cảnh thế giới:
- Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Balan châm ngòi cho cuộc chiến tanh thế giới lần 2.
- Ngày 2 và 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới lần 2 chính
thức bùng nổ. Cuộc đại chiến này đã đẩy toàn xã hội loài người vào guồng máy chiến
tranh cảu máu và nước mắt.
- Tại Pháp, chính phủ bình dân Pháp bị lật đổ, ĐCS Pháp bị đặt ngoài vòng pháp luật.
TDPháp tăng cường áp bức bóc lột nhân dân thuộc địa và giai cấp công nhân trong nước
để phục vụ đại chiến lần 2.
b. Hoàn cảnh trong nước:
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách thời chiến ở Việt Nam:
• Chính trị: Thực dân Pháp điên cuồng tấn công ĐCS Đông Dương và các tổ chức chính
trị của quần chúng nhân dân. Thiết lập nhiều toàn án đặc biệt với các phiên xử đại hình.

Xóa bỏ mọi quyền lợi tự do mà chúng ta đã giành được ở thời kỳ 1936-1939.
• Quân sự: Thực dân Pháp thi hành chính sách tổng động viên bắt lính việt đi làm phu và
bia đờ đạn cho Pháp khắp các chiến trường.
• Kinh tế: Thực dân Pháp trưng thu các cơ sở kinh tế để phục vụ cho quốc phòng. Đồng
thời tăng cường các loại thuế nhằm vơ vét tối đa sức người sức của Việt Nam phục vụ
Đại chiến lần 2.
 Với các chính sách đó, làm cho mâu thuẫn trong toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp
ngày càng gay gắt.
- Ngày 22/9/1940, Nhật tấn công VN qua 2 con đường Lạng Sơn và Đồ Sơn-Hải Phòng.
Thực dân pháp đã nhanh chóng đầu hàng Phát xít Nhật, dâng Đông Dương cho Nhật,

4


Nhật Pháp cùng nhau bắt tay đàn áp bóc lột nhân dân ta, đẩy nhân dân ta vào cảnh sống
“1 cổ 2 tròng” nên lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
2. Sự chuyển hướng cách mạng của Đảng:
a. Được thế hiện trong các hội nghị:
- Thông cáo của BCHTW Đảng ra ngày 29/9/1939: “Vấn đề Đông Dương sẽ bước đến
vấn đề dân tộc giải phóng”.
- Hội nghị BCHTW Đảng lần 6 ( từ 6 đến 8/11/1939) tại Hóoc Môn-Gia Định-Sài Gòn
dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.
- Hội nghị BCH TW Đảng lần 7 (6/11 đến 9/11/1940) tại Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc
Ninh dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh
- Hội nghị BCH TW Đảng lần 8 ( 10 đến 18/5/1941) tại Pác Bó Cao Bằng dưới sự chủ trì
của Nguyễn Ái Quốc.

b.Nội dung:
- Các hội nghị trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước đã khẳng định nhiệm
vụ chống Đế Quốc giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất của Cách

Mạng Đông Dương lúc này

+ Hội nghị 6 kđ: “bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con
đường nào khác hơn con đường đánh đổi ĐQ Pháp chống tất cả khách ngoại xâm vô luận
da trắng hay da vàng để tranh lấy giái phóng dân tộc ”.
+ Hội nghị 8 nhấn mạnh hơn tính cấp thiết của vấn đề giải phóng dân tộc: trong lúc này
nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập dân tộc thì
chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của các
bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.
- Các hội nghị đều chủ trương tạm gác khẩu hiệu: CM ruộng đất thay bằng khẩu hiệu:
tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, Việt gian giảm tô giảm tức tiến tới thực hiện người cày có
ruộng. Như vậy, nhiệm vụ chống PK giành ruộng đất người cày được rải ra và thực hiện
có mức độ nhằm phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
- Chủ trương thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
Tên các mặt trận dân tộc thống nhất này sẽ được thay đổi cho mỗi hoàn cảnh lịch sử.
+ Hội nghị 6: thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

5


+ Hội nghị 7: đổi tên thành mặt trân thống nhất chông Pháp, Nhật.
+ Hội nghị 8: NAQ chủ trương giải quyết các vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, nên mỗi
nước Đông Dương phải có một mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam là mặt trận: VN
mặt trận đồng minh có các tổ chức nòng cốt là các hội cứu quốc. Ở Lào là mặt trận Ai
Lao mặt trận đồng minh, Ở Campuchia là mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. NAQ
còn chủ trương sau khi có độc lập dân tộc muốn thành lập liên bang Đông Dương hay
đứng riêng thành một quốc gia phải trên tinh thần tự nguyện của 3 nước Đông Dương.
Còn ở VN, sau khi có độc lập dân tộc đã thành lập nước VN DCCH có quốc kì là lá cờ đỏ
sao vàng năm cánh.
- Khẳng định: phương pháp CM là bạo lực CM, là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

+ Hội nghị 7: đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự.
+ Hội nghị 8: khẳng định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm
của toàn Đảng, toàn quân ta nên phải ra sức xây dựng, phát triển lực lượng CM, căn cứ
địa CM đồng thời hội nghị 8 còn dự đoán con đường khởi nghĩa vũ trang sẽ đi từ khởi
nghĩa từng phần tới tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Công tác xây dựng Đảng: được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và
lãnh đạo của Đảng đồng thời gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công luận,
cán bộ nông luận, cán bộ binh vận và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
3. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng:
- Hội nghị 6: mở đầu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của Đảng.
- Hội nghị 8: đánh dấu sự hoàn chỉnh của sự chuyển hướng chỉ đạo CM của Đảng, đưa
nhiệm vụ chống đế quốc GPDT là nhiệm vụ hành đầu, tạm gác CM ruộng đất là hoàn
toàn đúng đắn đáp ứng được yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của quần chúng nhân
dân nên đã huy động được sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật
để giành ĐLDT nên đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới CM tháng 8/1945
- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM này thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của
Đảng ta về nghệ thuật hoạch định đường lối chính trị, độclập tự chủ về việc giải quyết
mối quan hệ đúng đắn và cơ bản giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, dân tộc và giai cấp.
- Sự chuyển hướng này khi đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu chính là sự quay trở lại các
quan điểm của NAQ đã được đề ra trong chính cương, sách lược vắn tắt 2/1930 nên kể từ
đây tư tưởng NAQ – HCM đã trở thành tư tưởng chủ đạo để ĐẢng lãnh đạo CMVN đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.

6


Câu 3 : Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
của Đảng giai đoạn 1946-1954?
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Tháng 9 – 1945 tới tháng 12 – 1946 dưới sự lãnh đạo của Đảng Chính phủ dưới sự đứng

đầu là HCM đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện các biện pháp về kinh tế, chính trị, tài
chính, VH-XH, quân sự nên đã đưa đất nc ta thoát khỏ thế ngàn cân treo sợi tóc tạo thế
tạo lực trong cuộc kháng chiến lâu dài sau này.
- Chúng ta muốn hào bình nên ta đã nhân nhượng bằng việc kí kết hiệp định sơ bộ và tam
ước 14- 9 với thực đan Pháp trong khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành mọi điều khoản
ghi trong hiệp định nhưng thực dân Pháp ra sức vi phạm các hiệp định đó vì chúng nuôi
dã tâm cướp nước ta.
- Cuối năm 1946 trở đi thực dân Pháp đã tiến hành đánh chiếm miền Bắc nước ta.
+ 20/11/ 1946 Thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn , Đà Nẵng
+ Từ mùng 7 tới 15/ 12/1946 1946 Thực dân Pháp đánh chiếm Tiên Yên, Thái Nguyên,
Hải Phòng , Nam Định.
+ 16- 17/12/1946 Thực dân Pháp gây ra vụ thảm sát tại phố Hàng Bún – Hnvaf đánh
chiếm trụ sở 2 bộ
+ 18 – 19 / 12/ 1946 Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta trao quyền
kiểm soát thủ đô và giải tán quân tự vệ.
 Với các hành động trên của thực dân Pháp đặt Đảng ta , nhân dân ta trước 2 sự lựa
chọn : hoặc chấp nhận tối hậu thư đư nhân dân quay lại cuộc đời nô lệ hoặc phát động
nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến.
2. Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp.
a. Được thể hiện trong các văn kiện
- Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra ngày 12/ 12/
1946.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM ra ngày 19/ 12 / 1946
- Được phân tích trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi” của đống chí
Trường Trinh xuất bản tháng 3/ 1947.

7


- Được bổ sung và hoàn chỉnh trong đại hội đại biểu lần thứ 2 tháng 2 /1951.

b. Nội dung
* Mục tiêu kháng chiến : Chống đế quốc để dành độc lập dân tộc phát huy nền dân chủ
cộng hòa bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực.
* TÍnh chất kháng chiến :
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp kế tục sự nghiệp CM tháng 8 chống đế quốc để dành độc
lập dân tộc nên có tính chất giải phóng dân tộc.
+ Trong quá trình kháng chiến chúng ta còn phát huy chế độ dân chủ cộng hòa trên nền
tảng dân chủ mới nên còn có tính chất dân chủ mới.
* Phương châm kháng chiến : là cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện, lâu dài và dựa vào
sức mình là chính.
c. Phân tích phương châm kháng chiến.
- Kháng chiến toàn dân :
+ Chủ nghĩa Leenin đã khẳng định rằng CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nên
chúng ta muốn thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp thành công phải huy động toàn
dân kháng chiến để phát huy tính đại đoàn kết dân tộc.
+ Ngay từ đàu cuộc kháng chiến chống Pháp đảng ta luôn chú trong xây dựng và củng cố
sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc bằng việc thiết lập và mở rộng mặt trận dân tộc
thống nhất. Ở đó mỗi người dân là một chiến sĩ , mỗi làng xóm là một pháo đài.
+ Để huy động được toàn dân cùng tham gia kháng chiến HCM còn ra lời kêu gọi :” Bất
kể già , trẻ , gái, trai không phân chia đảng , phái , dân tộc, tôn giáo hễ là người VN đều
phải đứng lên đánh Pháp cứu TQ . Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai
không có sung ,có gươm thì phải dung gậy gộc, cuốc thuổng” .
- Kháng chiến toàn diện :
+ Chiến tranh là cuộc đọ sức mạnh của cac dân tộc nên Thực dân Pháp tiến hành đánh ta
trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị , VHXH , ngoại giao , quân sự vì thế ta cũng phải
thực hiện cuộc kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt.
+ Mặt trận quân sự có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến vì vậy Đảng phải vũ
trang toàn quân dân đặc biệt không ngừng củng cố và xây dựng bộ đội chủ lực đồng thời
phải không ngừng phát huy lối đánh tích cực chủ động.
+ Mặt trận chính trị : đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc, xây dựng củng

cố các cơ sở Đảng từ Trung ương tới địa phương.

8


+ Mặt trận kinh tế : không ngừng tăng gia sản xuất để đản bảo nhu cầu tự cung tự cấp cho
cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó chúng ta phải ngăn cản TD Pháp phá hoại kinh tế của ta
đồng thời ra sức đánh vào KT của Pháp.
+ Mặt trân VHXH : ta đánh đổ chính sách VH ngu dân nô dịch của TD Pháp để xây dựng
mọt nên VH mới VN dựa trên 3 nguyên tắc khoa học , dân tộc , đai chúng đồng thời xây
dựng một nếp sống VH mới.
+ Mặt trận ngoại giao : Làm cho nhân dân thế giới hiểu được TD Pháo tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược phi nghĩa còn ta tiến hành cuộc kháng chiến chính nghĩa để nhằm
cô lập TD. Pháp và tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ của an hem bè bạn TG , lực lượng
ưa chuộng hòa bình thế giới nhất là bộ phận nhân dân tiến bộ Pháp ủng hộ cuộc kháng
chiến của ta.
- Cuộc kháng chiến lâu dài :
+ Ban đầu tương quan so sánh lực lượng : Pháp mạnh ta yếu nên Pháp thực hiện âm mưu
đánh nhanh thắng nhanh vì vậy ta thực hiện cuộc kháng chiến lâu dài để đánh bại âm
mưu đánh nhanh thắng nhanh để tranh thủ tiêu hao sinh lực địch làm cho địch càng mở
rộng chiến tranh càng suy yếu còn ta có nhiều thời gian củng cố xây dựng lực lượng càng
kháng chiến càng mạnh cuối cùng dẫn tới sự chuyển hóa Pháp yếu và bị động , ta mạnh
và chủ động, kháng chiến sẽ thắng lợi.
- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính :
+ Đảng xác định muốn người giúp mình thì trước hết phải tự mình giải phóng cho mình
để phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cả dân tộc tỏng cuộc kháng chiến
Ban đầu cuộc kháng chiến ta chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp về vật chất củ các nước
bặc biệt là các nước XHCN vì chưa nc nào công nhận nền độc lập của ta nên trong quá
trình kháng chiến cúng ta phải tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của an hem bè bạn trên TG ,
của các nc XHCN đặc biệt ở Liên Xô và TQ.

Ý nghĩa của đường lối
Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng đề ra là hoàn toàn đugns đắn phù hợ với
yêu câu lịch sử nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên đã huy động tối đa sức mạnh
của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chông Pháp.
Với đường lối này chúng ta đã thực hiện cuộc kháng chiến toàn diện đưa tới thắng lợi
toàn diện trên tất cả các mặt KT, Ctri, VHXH ,ngoại giao đặc biệt là những thắng lợi
quân sự và thắng lợi ĐBP 1954 đã kết thúc được 9 năm kháng chiến chống Pháp.

9


Câu 4 : Trình bày nhiệm vụ, vị trí và mối quan hệ của hai chiến lược cách mạng
Việt Nam do đại hội III (9/1960) của Đảng đề ra? Nêu những thành tựu cơ bản của
cách mạng hai miền (1954 - 1975) ?
1. Nhiệm vụ, vị trí và mối quan hệ của hai chiến lược cách mạng Việt Nam do đại hội III
(9/1960) của Đảng đề ra.
Quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước đã được hoàn
chỉnh tại đại hội lần thứ III của Đảng.
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960, đại hội
đã đề ra đường lối chung cho cách mạng Việt Nam, đường lối cho cách mạng XHCN ở
miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trong giai đoạn mới. Cụ
thể là:
a. Nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ chung:
Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạng cách
mạng XHCN ở miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh, tiếp tục tăng cường
XHCN và bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực.
- Nhiệm vụ chiến lược:

+ Thực hiện cách mạng XHCN ở miền Bắc.
+ Tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để cùng tiến tới
một mục tiêu chung là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
b. Vai trò và vị trí của cuộc cách mạng 2 miền:
- Miền Bắc tiến lên CNXH có vai trò quan trọng quyết định nhất tới sự nghiệp giải phóng
miền Nam thống nhất nước nhà.
- Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò vị trí quan trọng
quyết định trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
c. Mối quan hệ của cách mạng 2 miền.
- Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc để biến miền Bắc trở thành hậu phương lớn,
căn cứ địa cách mạng lớn cho miền Nam, không ngừng chi viện tối đa sức người sức của
cho

10


miền Nam, đồng thời miền Bắc xây dựng đi lên CNXH còn chuẩn bị các yếu tố cần thiết
cho cả nước đi lên CNXH sau này nên giữ vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả
nước và sự nghiệp thống nhất nước nhà.
- Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải trực tiếp đương đầu với
các kế hoạch chiến tranh của đế quốc Mĩ nên đồng bào, chiến sĩ, cán bộ Đảng viên miền
Nam phải trực tiếp làm thất bại chiến tranh của đế quốc Mĩ để giải phóng hoàn toàn miền
Nam thống nhất nước nhà, đồng thời sẽ bảo vệ được miền Bắc luôn luôn giữ được hòa
bình để xây dựng CNXH.
2. Những thành tựu cơ bản của cách mạng hai miền (1954 - 1975).
a. Giai đoạn 1954 – 1964.
- Miền Bắc hoàn thành xuất sắc các kế hoạch nhà nước:
+ Kế hoạch 3 năm 1954 – 1957 khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh và cải
cách ruộng đất để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên khắp miền
Bắc tạo tiền đề cơ sở để miền Bắc đi lên xây dựng CNXH.

+ Từ 1958 – 1960 hoàn thành xuất sắc kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế xã hội và cải tạo
XHCN đối với các thành phần kinh tế để giải phóng giai cấp công nhân, để xóa bỏ chế độ
người bóc lột người.
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm 1961 – 1965 với các phong trào thi đua yêu nước trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
=> Trong 10 năm này, nờ thực hiện thành công các kế hoạch nhà nước nên miền Bắc, xã
hội, con người đều đổi mới.
- Miền Nam:
+ Đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương của đế quốc Mĩ (1950 - 1960) được đánh
dấu bằng phong trào đồng khởi 1960 đã đưa cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng,
đấu tranh chính trị sang thế liên tục tấn công địch kết hợp với đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang.
+ Đánh bại chiến lược đấu tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ 1961 – 1965 bằng việc làm phá
sản 2 kế hoạch chiến tranh của đế quốc Mĩ: kế hoạch Xittelotelo (1961 - 1963) và kế
hoạch Ronsonmat (1964 - 1965).
b. Giai đoạn 1965 – 1975.
- Miền Bắc:
+ 1965 – 1968 không ngừng phát triển kinh tế xã hội, đánh bại cuộc đấu tranh phá hoại
lần thứ nhất của đế quốc Mĩ và chi viện cho miền Nam.

11


+ 1969 – 1972 khẩn trương khôi phục kinh tế, đánh bại cuộc đấu tranh phá hoại lần hai
của đế quốc Mĩ và chi viện cho miền Nam.
+ 1973 – 1975 khôi phục kinh tế xã hội đạt mức trước chiến tranh và đẩy mạnh công
cuộc chi viện cho miền Nam giải phóng.
- Miền Nam:
+ 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ, được đánh dấu
bằng thắng lợi của 2 cuộc phản công mùa khô 65-66, 66-67 và tổng tiến công nổi dậy tết

Mậu Thân năm 1968.
+ 1969 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến
tranh của đế quốc Mĩ, được đánh dấu bằng thắng lợi 1971, đập tan cuộc hành quân của 10
vạn quân viễn chinh Mĩ, chiến thắng đường 9 nam Lào.
+ Thắng lợi tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1972.
+ 1973 – 1975 đánh cho ngụy nhào để giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước

Câu 5 : Trình bày nội dung đường lối CNH của Đảng thời kỳ 1975 – 1985? Nêu
những đặc trưng cơ bản của CNH trong thời kỳ trước đổi mới.
1. Nội dung:

12


a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau 1975 đất nước hòa bình thống nhất, cả nước cùng quá độ đi lên xây dựng CNXH
nên lợi thế mỗi miền được bổ sung cho nhau.
- Thực hiện CNH có nhiều thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động
dồi dào, con người VN cần cù, chịu khó….
- Đặc điểm lớn nhất của cả nước chi phối tới đường lối CNH giai đoạn này là xuất phát từ
điểm thấp từ 1 nền nông nghiệp lạc hậu phổ biến là sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp
kém, lại bị chiến tranh tàn pháo nặng nề.
- Trên TG: đang diễn ra cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa 1 bên là CNXH và cá lực
lượng CM, một bên là CNĐQ và các thế lực phản CM để giải quyết vấn đề ai thắng ai
b. Nội dung:
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần 4 của Đảng tháng 2/1976 đã đề ra đường lối CNH trên
phạm vi cả nước là:
- Đẩy mạnh CNh XHCN, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH đưa nền kinh tế
nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
- Ưu tiên phát triển CN nặng, hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và CN nhẹ.

- Kết hợp xây dựng nông nghiệp và CN cả nước thành một cơ cấu kinh tế Công – Nông
nghiệp hợp lý.
- Vừa xây dựng kinh tế TW, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế TW với
kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
- Để thực hiện quá trình trên phải tiến hành đồng thời 3 cuộc CM: CM QHSX, CM
KHKT, và CM tư tưởng văn hóa trong đó CM KHKT là then chốt.
Như vậy, với các nội dung trên ĐH 4 có bổ sung và phát triển nhưng về cơ bản thống
nhất với quan điểm CNH mà ĐH 3 đã đề ra cho miền Bắc trước đây nên ĐH 4 chưa đề ra
được bước đi đúng đắn cho quá trình CNH. Bước đi đó phải phù hợp với mục tiêu và khả
năng của mỗi giai đoạn, chặng đường. Nên có thể khẳng định rằng: đường lối CNH của
ĐH 4 chưa sát hợp với tình hình thực tiễn ở VN
* Đại hội 5 tháng 3/1982: có bổ sung và phát triển đường lối CNH của ĐH 4 đưa nông
nghiệp 1 bước lên sản xuất lớn XHCN:
- Tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông
nghiệp 1 bước lên sản xuất lớn XHCN
- Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng.

13


- Tiếp tục xây dựng một số ngành CN nặng quan trọng
- Kết hợp nông nghiệp, CN hàng tiêu dùng và CN nặng trong cơ cấu kinh tế Công –
Nông nghiệp hợp lý
* Nhận xét: thứ tự ưu tiên trong các ngành kinh tế là: nông nghiệp hàng đầu, cùng với CN
chú trọng phát triển hàng tiêu dùng, CN nặng không được ưu tiên phát triển hàng đầu như
quan điểm của ĐH 3, ĐH 4.
Như vậy, với những nội dung CNH trên, ĐH 5 đã đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với
thực tiễn VN và Đảng ta đã nhận thức đúng đắn về lợi thế của Nông nghiệp và CN nhẹ để
tạo tiền đề cho quá trình CNH đất nước.
2. Những đặc trưng cơ bản:

- CNH theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển CN nặng.
- CNH dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai, và viện trợ của các nước XHCN.
- Chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và các Doanh nghiệp Nhà nước.
- Việc phân bổ các nguồn nhân lực để thực hiện CNH theo 1 cơ chế trập trung quan liêu
bao cấp.
- Nóng vội, giản đơn duy ý chí, ham làm nhanh , làm lớn mà không tính đến hiệu quả
kinh tế xã hội

14


Câu 6 : Trình bày quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đại hội đại
biểu toàn quốc lần 8 (6/1996) của Đảng? nêu những đặc trưng cơ bản của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới?
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Đất nước ta đã tiến hành đường lối đổi mới được 10 năm đã phá được thế bao vây cấm
vận bước đầu hội nhập KT khu vực và TG nên kinh tế lien tục tăng trưởng cao , cơ câu
ngành KT tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nên đời sống nhân dân được
cải thiện , quốc phòng an ninh được giữ vững.
- Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng KTXH tạo ra nhiều thời cơ mới cho sự phát triển
đất nước đan xen với những thời cơ là những nguy cơ trong đó có những nguy cơ tụt hậu
xa hơn về KT so với các nước trong khu vực và trên TG nên yêu cầu đất nước đặt ra giai
đoạn hiện nay là phải tận dụng thời cơ , đẩy lùi nguy cơ tụt hậu để đưa nước ta từng bước
rút ngắn khoảng cách với các nước khu vực trên TG không còn con đường nào khác hơn
con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa .
- Trước yêu cầu đó đại hội đại biểu lần thứ 8 của Đảng (Tháng 6 / 1996) trên cơ sở đánh
giá những thành tựu đã đạt được quyết định đưa đất nước chuyển sang thời kì mới – thời
kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2. Nội dung
* Đại hội 8 đã đưa ra 6 quan điểm chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

nước.
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng , hợp tác quốc tế đa phương hóa , đa dạng
hóa hợp tác đối ngoại dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi ttranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài xây dựng 1 nền KT mở hội nhập với khu vực và TG hướng mạnh về
xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có
hiêuh quả.
- Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần KT
trong đó KT nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo
- Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững động viên toàn dan cần kiệm xây dựng đất nước không ngừng tăng tích lũy cho đầu
tư , phát triển tăng trưởng cho KT phải gắn với cải thiện đời sóng nhân dân phát triển VH
GD thực hiện tiến bộ và công bằng XH bảo vệ môi trường.
- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa – hiện đại hóa kết hợp công
nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại đồng thời tranh thủ đi nhanh vào hiện đại
những khâu quyết định.

15


- Lấy hiệu quả KTXH làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển ,lựa chọn
dự án đầu tư phải đầu tư chiều sau và khai thác tối đa mọi năng lực hiện có.
- Kết hợp KT với quốc phòng an ninh. 2 vấn đề này có quan hệ biện chứng với nhau. Sự
nghiệp an ninh quốc phòng được giữ vững sẽ thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ
tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ chủ quyền đất nước.
* Đại hôi 9 (tháng 4 / 2001 ) và đại hội 10 (tháng 4 / 2006) tiếp tục bổ sung và phát triển
đường lối CNH – HĐH đất nước
- Con đường CNH- HĐH ở nc ta cần và có thể rút ngắn so với các nước đi trước
- Hướng CNH- HĐH phải phát triển nhanh và hiệu quả các sản phẩm các ngành nghề ,
các lĩnh vực có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- CNH –HDDH phải xây dựng nền KT tự chủ , chủ đọng hội nhập KTQT

- Đẩy mạnh CNH- HĐH phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững gtrong tương lai
- CNH – HĐH phải gắn với 1 nền KT tri thức
3. Những đặc trưng chủ yếu của CNH- HĐH thời kì đổi mới.
- Từ CNH gắn với quan niệm xây dựng quan hệ XHCN đi trước mở đường cho sự phát
triển lực lượng sản xuất chuyển sang ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây
dựng 1 quan hệ sản xuất phù hợp.
- Từ CNH với cách làm nóng vội bỏ qua nhiều bước đi trung gian cần thiết chuyển sang
thực hiện CNH vừa có bước đi tuần tự giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau vừa
cho phép phát triển rút ngắn bằng cách đi tắt đón đầu các thành tựu nhảy vọt về KHCN
trên TG
- CNH –HĐH gắn với KT thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu Kt theo hướng CNH – HĐH để đưa nước ta đến năm 2020 về cơ
bản trở thành nước công nghiệp
- CNH –HĐH bằng nền KT mở đa fangj hóa , đa phương hóa phù hợp với các công nghệ
quốc tế hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập khẩu.
- CNH –HĐH là sự nghiệp của toàn dân , của mọi thành phần KT trong đó KT nhà nước
phải giữ vài trò chủ đạo.
- CNH – HĐH phải gắn với thị trường trong nước và thị trường quốc tế thành 1 chỉnh thể
hữu cơ dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

16


Câu 7 : Trình bày mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ đi lên CNXH do
ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) và ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X
(4/2006) của Đảng đề ra.
1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới:
- ĐH VI của đảng 112/1986 đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đã đề ra đường
lối đổi mới toàn diện đất nước trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Trong đổi mới
kinh tế có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế = việc dứt khoát xóa bỏ có chế tập trung quan

liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường.
- ĐH 7 tháng 6/1991 và ĐH 8 tháng 6/1996 tiếp tục bổ sung và phát triển tư duy của đảng
về kinh tế thị trường của ĐH 6 trên các nội dung sau:
+ Khẳng định: kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành
tựu phát triển chung của kinh tế nhân loại
+ kinh tế thị trường còn tồn tai 1 cách khách quan trong suốt thời kì quá độ đi lên xây
dựng CNXH
+ VN có thể còn cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH
2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường về định hướng XHCN từ ĐH 9 đến ĐH 10
* Đại hội 9 của đảng 4/2001 tiếp tục bổ sung và phát triển đường lối kinh tế thị trường
của các ĐH 6,7,8 trên các nội dung sau:
- ĐH 9 đã xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng
quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên xây dựng CNXH. Đó là nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý về Nhà nước theo định
hướng XHCN.
Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như 1 công cụ, 1 cơ
chế quản lý đến nhận thức coi kinh tế thị trường như 1 chỉnh thể làm cơ sở kinh tế của sự
phát triển theo định hướng XHCN.
- ĐH 9 đã đưa ra được định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XNCH: là 1 kiểu tổ
chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự
dẫn dắt và chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.
+ Trên cơ sở định nghĩa về kinh tế thị trường của ĐH 9 chúng ta có thể thấy rằng nền
kinh tế nước ta không phải theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cũng không phải nền
kinh tế thị trường TBCN và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN vì chưa có
đầy đủ các yếu tố XHCN, tính định hướng xhcn làm cho mô hình kinh tế thị trường ở
nước ta khác với kinh tế thị trường TBCN

17



+ Trong nền kinh tế đó các thế mạnh của thị trường được sử dụng để phát triển LLSX,
phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH nâng cao đời sống nhân dân. Tính
định hướng xhcn được thể hiện trên cả 3 mặt của QHSX là: sở hữu, tổ chức quản lý, phân
phối nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh.
* ĐH 10 của đảng 4/2006 tiếp tục bổ sung và làm sáng tỏ thêm nhiều nội dung của định
hướng xhcn trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta thể hiện trên 4 tiêu chí sau:
- Về mục đích phát triển: mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xhcn ở nước ta
nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh giải phóng
mạnh mẽ mọi LLSX, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm
nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát
nghèo và từng bước khá giả hơn. Tiêu chí này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì
con người, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người. Mọi người đều được
hưởng thành quả phát triển khác với mục đích phát triển kinh tế thị trường TBCN tất cả
vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà TB, bảo vệ và phát triển chế độ TBCN.
- Về phương hướng phát triển: phát triển kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng mọi thành phần kinh tế trong mỗi cá nhân,
mọi vùng miền nhằm phát huy tối đa nội lực để phát triển nền kinh tế. Trong nền kinh tế
nhiều thành phần thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để
Nhà nước điều tiết nền kinh tế định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để giữ vững vai trò chủ đạo kinh tế Nhà nước
phải nắm được vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ KH – CN tiên tiến và hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao.
- Về định hướng xã hội và phân phối:
+ Về định hướng xã hội: phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và từng chính sách phát triển, phải gắn kết chặt chec giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ
xã hội, phát triển Văn hóa, GD – ĐT giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát
triển con người nhằm hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường
+ Về phân phối: định hướng xhcn được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu qua kết
quả lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội đồng thời để huy động tối đa mọi nguồn

lực kinh tế cho sự phát triển chúng ta cần thực hiện chế độ phân phối theo mức độ đóng
góp vốn và các nguồn lực khác.
- Về quản lý: phải phát huy quyền làm chủ XHCN của nhân dân đặc biệt vai trò quản lý,
điều tiết nền kinh tế của nhà nước Pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu
chí này thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường TBCN với kinh tế thị trường
định hướng xhcn nhằm phát huy những mặt tích cực hạn chế những mặt tiêu cực của kinh
tế thị trường để đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng cho mọi người.

18


Câu 8: Trình bày khái niêm hệ thống chính trị XHCN , những bộ phận cấu thành hệ
thống chính trị ở Việt Nam hiện nay? Mục tiêu, quan điểm xây dựng hệ thống chính
trị trong thời kì đổi mới?
- Khái niêm hệ thống chính trị XHCN: Hệ thống chính trị XHCN bao gồm hệ thống các
tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội mà thông qua đó nhân dân lao động được
thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Hệ thống chính trị này bao trùm và điều chỉnh
mọi quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, giữa các dân tộc trong cộng
đồng xã hội, giữa các yếu tố xã hội tập thể và cá nhân về vấn đề quyền lực, về việc hoạch
định chủ trương chính sách và sự phát triển của xã hội.
- Những bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị XHCN ở VN hiện nay bao gồm: ĐCS
VN, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc VN và 5 đoàn thể chính trị xã hội (tổng liên đoàn lao
động VN, đoàn TNCSVN, hội liên hiệp phụ nữ VN, hội cựu chiến binh VN, hội nông
dân VN).
- Mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị ở VN có vai trò, chức năng và nhiệm vụ
riêng trong đó ĐCSVN vừa là một trong những bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị
nhưng đồng thời vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị đó.
Mục tiêu, quan điểm xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới:
* Mục tiêu: mục tiêu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính trị là nhằm xây dựng và
thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao

động, toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta trong giai đoạn
mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc
về nhân dân.
* Quan điểm:
- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị.
+ Đảng bắt đầu công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay đi từ đổi mới tư duy chính trị thể hiện
trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi
mới tư duy này sẽ không có mọi sự đổi mới tư duy khác.
+ Song Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi
mới kinh tế để khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội tao tiền đề về vật chất tinh thần để
nhân dân xây dựng và củng cố niềm tin đồng thời tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác
của đời sống xã hội.
- Đổi mới hệ thống chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị XHCN, thực hiện
đa nguyên, đa Đảng mà là sự đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống

19


chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân làm cho hệ thống chính trị năng động phù
hợp với đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, đáp ứng với yêu cầu kinh tế thị
trường định hướng xhcn theo xu hướng CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đổi mới hệ thống chính trị 1 cách đồng bộ toàn diện có kế thừa, có bước đi hình thức và
cách làm phù hợp.
- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị với nhau và với xã
hội để tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động thúc đẩy xã hội phát triển và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.


Câu 9 : Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa
VN thời kỳ đổi mới? phân tích một quan điểm mà anh (chị) biết sâu sắc nhất ?
1. Quan điểm chỉ đạo

20


- Văn hóa là nền tảng của tinh thần xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội:
+ Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển: văn hóa cũng như các lĩnh vực khác, đều được
thực hiện vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
+ Văn hóa là động lực của sự phát triển: trong văn hóa có lĩnh vực khoa học công nghệ
mà KHCN là động lực của sự phát triển.
+ Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con
người và xây dựng xã hội mới. Trong văn hóa, có giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu
tạo ra cách mạng mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội
- Nền văn hóa của chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân
tộc:
+ Văn hóa tiên tiến là văn hóa yêu nước tiến bộ, mang tính nhân văn sâu sắc và thúc đẩy
lịch sử phát triển. Ở thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì nội dung cốt lõi của
văn hóa là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trên nền tảng chủ nghĩa MLN và tư tưởng
HCM.
+ Đậm đà bản sắc dân tộc, đó là kế thừa tất các văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, hòa nhập nhưng không hòa tan.
- Nền văn hóa việt nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam:
+ Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một truyền thống và sắc thái văn hóa
khác nhau, tạo nền tảng văn hóa VN đa dạng. Đa dạng trong sự thống nhất, đây chính là
nét đặc trưng nổi bật của văn hóa VN, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập về
văn hóa của mỗi dân tộc.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung do đảng lãnh đạo trong đó đội
ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng,để xây dựng được đội ngũ trí thức Đảng ta đã
khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc
sách hàng đầu.
- Văn hóa là một mặt trận xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp CM lâu
dài đòi hỏi phải có ý chí CM, sự kiên trì và thận trọng.
+ Hồ Chí Minh từng khẳng định: “văn hóa là một mặt trận mà người tham gia mặt trận ấy
là một chiến sĩ”
+ Văn hóa đóng vai trò quan trọng như kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh.
+ Trong công cuộc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc, tiếp thu
những giá trị văn hóa nhân loại, sáng tạo và vun đắp nên các giá trị mới, đồng thời cũng

21


tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh, bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tinh
thần chiến đấu chống mọi âm mưu, lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Đây chính là “xây đi đôi với chống”.
2. Phân tích quan điểm “Nền văn hóa của chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,đậm
đà bản sắc dân tộc ”
- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa XH theo CN Mac Lê nin và tư tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con người .
Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các
phương tiện chuyển tải nội dung.
- Đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng
đồng các dân tộc VN được vun đắp qua hang ngàn năm dựng nc và giữ nc đó chính là
lòng yêu nc nồng nàn ý trí tự lực , tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết , ý thức cộng đồng
gắn kết giữa cá nhân, gia đình , làng xã , tổ quốc. Đó là lòng nhân ái khoan dung trọng
nghĩa tình đạo lý , là đức tính cần cù , sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử
tính giản dị trong lối sống

 Để xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trường vừa bảo vệ
bản sắc dân tộc , phát triển cái hay cái đẹp của VH dân tộc đồng thời vừa mở rộng giao
lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại…

Câu 10 : Trình bày mục tiêu và nhiệm vụ đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc
tế của Đảng? Nêu những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện đường lối đó sau
20 năm đổi mới.
1. Mục tiêu và nhiệm vụ đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng.
Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại
với các nội dung:

22


- Mục tiêu đối ngoại của Việt Nam là góp phần “đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn
và vĩnh viễn”.
- Về nguyên tắc đối ngoại, nền ngoại giao Việt Nam lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại
Tây Dương làm nền tảng.
- Về phương châm đối ngoại, nền ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt quan
điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
2. Những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện đường lối đó sau 20 năm đổi mới.
a. Những thành tựu.
Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế,
nước ta đã đạt được những kết quả:
- Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận
lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Việc ký hiệp định Pari (23/10/1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia,
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (10/11/1991), chính phủ Nhật Bản quyết định
nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (11/1992), bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Việt
Nam gia nhập ASEAN (7/1995) đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với khu vực Đông

Nam Á.
- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
Đã đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở
vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Đã kí với Trung Quốc: hiệp ước về phân định biên
giới trung bộ, hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác về nghề cá.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nươc lớn, kể
cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đã kí Hiệp định khung
về hợp tác với EU (năm 1995). Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước
trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới.
Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.
Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Tháng
11/1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Ngày
11/1/2007, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).
- Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng
quản lý.

23


Về mở rộng thị trường: nước ta đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại với trên
180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết lập và kí kết hiệp định thương mại hai chiều với gần
90 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài:
năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, năm 2008 đạt
khoảng 65 tỷ USD.
- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh
tranh.
Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý,
nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và

phát triển. Tư duy làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ
các nhà doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành.
b. Những hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh
tế quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế:
- Trong quan hệ với các nước, nhất là với các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động,
chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước.
- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan
hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và
một lộ trình phù hợp cho việc thực hiện các cam kết.
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kếm cả về quản lý và công nghệ
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số
lượng và chất lượng.
=> Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế mặc dù còn những
hạn chế, nhưng thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng: góp phần đưa đất nước ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới, thế và
lực của Việt Nam được nâng cao trên thương trường quốc tế. Các thành tựu đối ngoại
trong 20 năm qua đã chứng minh đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước trong thời
kỳ đổi mới là đúng đắn và sáng tạo.

24



×