Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Báo cáo tự động hóa lò hơi nhà máy nhiệt điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 96 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÒ HƠI TRONG NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN

Nhà máy nhiệt điện chiếm một thị phần quan trọng trong ngành sản xuất
điện năng của cả nước. Nhà máy hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển hóa
nhiệt năng thành cơ năng rồi sau đó thành điện năng. Ở đây nhiệt năng được tạo
thành từ việc đốt cháy các nhiên liệu: than đá, khí thiên nhiên, dầu mỏ… tại
buồng đốt làm nước trong lò hơi chuyển hóa thành hơi nước. Hơi nước ( với các
điều kiện về nhiệt độ, áp suất, lưu lượng ) được đưa tới sinh công ở tua bin. Điện
năng thu được ở đầu ra của máy phát sẽ được đưa qua hệ thống các trạm biến áp
để nâng lên cáp điện áp thích hợp trước khi hòa vào lưới điện quốc gia.

1.1.

Khái niệm quá trình hóa hơi
Trong quá trình biến đổi từ nước sang hơi, nhiệt năng có tác dụng đưa

nhiệt độ của nước lên đến ngưỡng hóa hơi là 1000C, tương ứng với áp suất khí
quyển. Tuy nhiên khi áp suất tăng thì giá trị nhiệt độ tại ngưỡng hóa hơi của
nước sẽ bị tăng cao lên tương ứng. Và khi nước hóa hơi nhiệt lượng cung cấp
tiếp tục cũng không làm cho nhiệt độ của hơi nước tăng lên thêm nữa, do vậy ta
có được giá trị nhiệt độ bão hòa. Trong quá trình nước chuyển hóa thành hơi,
lượng nhiệt đưa thêm vào sẽ không làm tăng nhiệt độ hơi bão hòa nhưng sẽ làm
bay hơi tiếp lượng nước đang còn ở dạng lỏng. Nếu hơi không còn lẫn nước thì
người ta gọi là hơi khô, còn nếu vẫn lẫn nước chưa hóa hơi hết thì gọi là hơi ướt.
Phần trăm về khối lượng các giọt nước trong hơi ướt được gọi là phần trăm độ
ẩm. Đối với hơi khô nếu tiếp tục gia nhiệt bằng các bộ quá nhiệt thì nhiệt độ của
hơi vượt quá nhiệt độ bão hòa, khi đó người ta thu được hơi quá nhiệt.
1.2.


Phân loại lò hơi
Việc phân loại lò hơi thường được thực hiện căn cứ theo một đặc tính nào

đó của lò do vậy kết quả phân loại chỉ mang tính chất tương đối.
Nếu dựa vào thông số hơi:
- Lò hơi thông số thấp: Thường được quy ước áp suất bé hơn 15 bar,
nhiệt độ bé hơn 1350C, thường dùng hơi bão hòa.
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Lò hơi thông số trung bình: Thường được quy ước áp suất từ 15 bar
đến 60 bar, nhiệt độ từ 3500C đến 4500C.
- Lò hơi thông số cao: áp suất trên 60 bar, nhiệt độ từ 4500C đến
5400C
- Lò hơi thông số siêu cao: áp suất trên 140 bar ( trong loại này có
thể chia thành lò hơi thông số dưới tới hạn hoặc trên tới hạn)
Nếu dựa vào chế độ chuyển động của nước trong lò hơi ( nước là môi chất dẫn
nhiệt)
- Lò hơi đối lưu tự nhiên: môi chất chỉ chuyển động đối lưu tự nhiên
do sự chênh lệch về mật độ trong nội bộ môi chất mà không tạo được vòng tuần
hoàn tự nhiên, thường gặp ở các lò hơi công suất nhỏ.
- Lò hơi tuần hoàn tự nhiên: thường gặp nhất là trong phạm vi công
suất trung bình và lớn, khi vận hành, môi chất tạo được vòng tuần hoàn tự nhiên
nhờ sự chênh lệch về mật độ trong nội bộ môi chất, tuy nhiên cũng chỉ có lò hơi
thông số dưới tới hạn mới có thể có vòng tuần hoàn tự nhiên.
- Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức: dưới tác dụng của bơm, môi chất
chuyển động theo quỹ đạo khép kín, thường gặp trong lò hơi thông số cao, còn
đối với lò hơi siêu tới hạn chỉ có thể có vòng tuần hoàn cưỡng bức.
- Lò hơi đối lưu cưỡng bức: đây là loại lò hơi trực lưu hoặc đơn lưu,

trong loại lò hơi này, dưới tác dụng của bơm, môi chất chỉ đi theo một chiều,
nhận nhiệt, biến dần thành hơi đưa ra sử dụng mà không có tuần hoàn đi lại, tuy
nhiên cũng có thể xếp loại lò hơi này thành loại tuần hoàn cưỡng bức.
Nếu dựa theo cách đốt nhiên liệu:
- Lò hơi đốt theo lớp: nhiên liệu rắn ( than, củi, bã mía…) được xếp
thành lớp trên ghi để đốt, trong đó có loại cố định, có loại chuyển động thường
được gọi là ghi xích, có loại ghi xích thuận chiều, có loại ghi xich ngược chiều.
- Lò hơi đốt phun: nhiên liệu khí, nhiên liệu lỏng phun thành bụi,
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nhiên liệu rắn nghiền thành bột được phun vào buồng lửa, hỗn hợp với không
khí và tiến hành các giai đoạn của quá trình cháy trong không gian buồng lửa.
- Lò hơi đốt đặc biệt: thường gặp hai loại lò hơi buồng lửa xoáy và
buồng lửa tầng sôi. Buồng lửa xoáy có thể đốt than cám nguyên khai hoặc
nghiền sơ bộ. Nhiên liệu và không khí được đưa vào buồng lửa hình trụ theo
chiều tiếp tuyến với tốc độ cao. Dưới tác dụng của lực ly tâm, xỉ lỏng và các hạt
nhiên liệu có kích thước lớn bám sát thành lớp vào tường lò, rồi đến các hạt có
kích thước nhỏ hơn, những lớp này cháy hoàn toàn theo lớp, còn các hạt than
nhỏ cùng với chất bốc chuyển động ở vùng trung tâm và cháy trong không gian.
Buồng lửa tầng sôi, nhiên liệu rắn sơ khai hoặc nghiền sơ bộ sau khi được đưa
vào, dưới tác dụng của gió có tốc độ đủ lớn, dao động lên xuống trong một
khoảng không gian nhất định của buồng lửa và tiến hành các giai đoạn của quá
trình cháy.
Ngoài ra người ta còn có thể phân loại lò hơi theo các đặc điểm sau:
- Dựa theo trạng thái xỉ ra: chia thành hai loại thải xỉ khô và thải xỉ
lỏng
- Dựa theo áp suất của không khí và sản phẩm cháy trong buồng lửa:
Có loại buồng lửa áp suất âm, có loại buồng lửa áp suất dương, trong lò hơi áp

suất dương có loại đốt cao áp, có loại đốt dưới áp suất trung bình.
- Dựa theo cách lắp đặt: có loại di động, loại tĩnh và loại bán di động.
- Dựa theo công dụng: có loại lò hơi cấp nhiệt, có loại động lực.
- Dựa theo đặc điểm bề mặt truyền nhiệt: có loại hơi ống lò, có loại
hơi ống lửa, có loại đứng, có loại nằm.
1.3.

Nguyên lý làm việc của lò hơi trong nhà máy nhiệt điện
Trong các lò hơi nhà máy nhiệt điện , hơi được sản xuất ra là hơi quá

nhiệt .Hơi quá nhiệt nhận được nhờ các quá trình : đun nóng nước đến sôi, sôi
để biến thành hơi bão hòa và quá nhiệt hơi để biến hơi bão hòa thành hơi quá
nhiệt có nhiệt độ cao trong các bộ phận của lò .Công suất của lò hơi phụ thuộc

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vào nhiệt độ ,lưu lượng, và áp suất hơi .Các giá trị này càng cao thì công suất lò
càng lớn.
Hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa ngọn lửa và khói với môi chất
trong lò hơi phụ thuộc vào tính chất vật lí của môi trường ( sản phẩm cháy ) và
của môi chất tham gia quá trình ( nước hoặc hơi ) và phụ thuộc vào hình dáng ,
cấu tạo , đặc tính của các phần tử lò hơi.
Trên hình 1.1 trình bày nguyên lý cấu tạo của lò hơi tuần hoàn tự nhiên
hiện đại trong nhà máy điện.
Nhiên liệu và không khí được phun qua vòi phun số (1) vào buồng đốt số
(2), tạo thành hỗn hợp cháy và được đốt cháy trong buồn lửa, nhiệt độ ngọn lửa
có thể đạt tới 19000C. Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu cháy truyền cho nước
trong dàn ống sinh hơi (5), nước tăng dần nhiệt độ đến sôi, biến thành hơi bão

hòa. Hơi bão hòa theo dàn ống sinh hơi (5) đi lên, tập trung vào bao hơi số (15).
Trong bao hơi số (15), hơi được phân li ra khỏi nước , nước tiếp tục đi xuống
theo ống nước xuống (16) đặt ngoài tường lò rồi lại sang dàn ống sinh hơi số (5)
để tiếp tục nhận nhiệt . Hơi bão hòa từ bao hơi số (15) sẽ qua ống góp hơi rồi
lần lượt đi vào bộ quá nhiệt bức xạ số (6), bộ quá nhiệt nửa bức xạ số (7) và cuối
cùng là bộ quá nhiệt đối lưu số (9). Ở các bộ quá nhiệt, hơi bão hòa chuyển động
trong các ống xoắn sẽ nhận nhiệt do trao đổi nhiệt bằng bức xạ và đối lưu từ
khói nóng chuyển động phía ngoài ống để biến thành hơi quá nhiệt có nhiệt
độ cao hơn và cuối cùng đi vào ống góp để sang Tua bin hơi và biến đổi nhiệt
năng thành cơ năng làm quay Tua bin. Ở giữa hai cấp của bộ quá nhiệt đối lưu
người ta đặt bộ phun nước giảm ôn để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt nhằm
ổn định nhiệt độ hơi quá nhiệt ở một giá trị yêu cầu trước khi đưa vào tua bin.

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

H 1.1 : Nguyên lý cấu tạo của lò hơi
1.Vòi phun nhiên liệu + không khí ; 2. Buồng đốt ; 3. phễu tro lạnh ;
4. Đáy xả xỉ ; 5. Dàn ống sinh hơi ; 6. Bộ quá nhiệt bức xạ ; 7. Bộ quá nhiệt nửa
bức xạ ; 8. ống hơi lên ; 9. Bộ quá nhiệt đối lưu ; 10. Bộ hâm nước ; 11. Bộ sấy
không khí ; 12 . bộ khử bụi ; 13. Quạt khói ; 14. Quạt gió ; 15.Bao hơi ; 16. ống
nước xuống ; 17. ống góp nước.
Ở đây , dàn ống sinh hơi số (5) đặt phía trong tường lò nên môi chất
trong ống nhận nhiệt và sinh hơi liên tục do đó trong dàn ống sinh hơi (5) là hỗn
hợp hơi và nước , còn ống nước xuống (16) đặt ngoài tường lò nên môi chất
trong ống nước xuống (16) hầu như không nhận nhiệt do đó trong ống nước
xuống (16) là nước. Khối lượng riêng của hỗn hợp hơi nước trong dàn ống sinh
hơi (5) nhỏ hơn khối lượng riêng của nước trong ống nước xuống (16) nên hỗn

hợp trong dàn ống sinh hơi (5) đi lên , còn nước trong ống nước xuống (16) đi
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
xuống liên tục tao nên quá trình tuần hoàn tự nhiên , bởi vậy lò hơi loại này
được gọi là lò hơi tuần hoàn tự nhiên.
Buồng lửa trình bày trong hình 1.1 ở trên là buồng lửa phun , nhiên liệu
được phun vào và cháy lơ lửng trong buồng lửa . Quá trình cháy nhiên liệu xảy
ra trong buồng lửa và đạt nhiệt độ rất cao từ 13000 C đến 19000 C , chính vì vậy
hiệu quả trao đổi nhiệt giữa bức xạ ngọn lửa và dàn ống sinh hơi rất cao và
lượng nhiệt dàn ống sinh hơi thu được từ ngọn lửa chủ yếu là do trao đổi nhiệt
bức xạ. Để hấp thụ có hiệu quả nhiệt lượng của ngọn lửa đồng thời bảo vệ tường
lò khỏi tác dụng của nhiệt độ cao và ảnh hưởng xấu của tro nóng chảy , người ta
bố trí dàn ống sinh hơi (5) xung quanh tường buồng lửa .
Khói ra khỏi buồng lửa trước khi vào bộ quá nhiệt đã bị làm nguội một
phần ở cụm phecston , ở đây khói chuyển động ngoài ống truyền nhiệt cho hỗn
hợp hơi nước chuyển động trong ống. Khói ra khỏi bộ quá nhiệt có nhiệt độ còn
cao , để tận dụng phần nhiệt thừa của khói khi ra khỏi bộ quá nhiệt , ở phần đuôi
lò người ta còn đặt thêm bộ hâm nước (10) và bộ sấy không khí (11).
Bộ hâm nước (10) có nhiệm vụ gia nhiệt cho nước để nâng nhiệt độ của
nước từ nhiệt độ ra khỏi bình gia nhiệt lên gần đến nhiệt độ sôi và cấp vào bao
hơi (15) . Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình cấp nhiệt cho nước để thực
hiện quá trình hóa hơi đẳng áp nước trong lò .Sự có mặt của bộ hâm nước sẽ
làm giảm tổng diện tích bề mặt đốt của lò hơi và sử dụng triệt để hơn nhiệt
lượng tỏa ra khi cháy nhiên liệu ,làm cho nhiệt độ của khói thoát ra từ lò giảm
xuống, làm tăng hiệu suất của lò .
Không khí lạnh ngoài trời được quạt gió (14) hút vào và thổi qua bộ sấy
không khí (11). Ở bộ sấy , không khí nhận nhiệt của khói , nhiệt độ được nâng
từ nhiệt độ môi trường đến nhiệt độ yêu cầu và được đưa vào vòi phun số (1) để

cung cấp cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Như vậy bộ sấy không khí và bộ hâm nước đã hoàn trả lại buồng lửa một
phần nhiệt đáng lẽ bị thải ra ngoài . Chính vì vậy người ta gọi bộ hâm nước và
bộ sấy không khí là bộ tiết kiệm nhiệt.
Như vậy ,từ khi vào bộ hâm nước cho đến khi thoát ra khỏi bộ quá nhiệt
của lò hơi , môi chất ( nước và hơi ) trải qua các giai đoạn hấp thụ nhiệt trong
các bộ phận sau : Nhận nhiệt trong bộ hâm nước đến sôi , sôi trong dàn ống sinh
hơi, quá nhiệt trong bộ quá nhiệt . Nhiệt lượng môi chất hấp thu được biểu diễn
theo phương trình :

Qmc = [ i”hn – i’hn ] + [ is – i”hn + rx] + [ r( 1 – x) + ( i”hn – i’qn ) ]
Qmc = i”qn – i’qn + is + r - i”hn

Trong đó

( 1.1)

( 1.2 )

:

Qmc : nhiệt lượng môi chất nhận được trong lò hơi
i’ , i” : Entapi của nước vào và ra khỏi bộ hâm nước
r : Nhiệt ẩn hóa hơi của nước
x : Độ khô của hơi ra khỏi bao hơi

i’qn , i”qn : Entapi của hơi vào , ra khỏi bộ quá nhiệt
1.4.

Quá trình biến đổi năng lƣợng trong lò hơi
Quá trình biến đổi năng lượng trong lò hơi bao gồm các quá trình: biến

đổi hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng, biến đổi nhiệt năng thành cơ năng
và biến đổi cơ năng thành điện năng. Trong đó quá trình biến đổi năng lượng từ
hóa năng của nhiên liệu ( than đá, dầu mỏ, khí đốt,…) thành nhiệt năng của sản
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
phẩm cháy thực hiện trong buồng đốt của lò nhờ quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Nhiệt lượng này khi khởi động lò sẽ có nhiệm vụ truyền nhiệt tích trữ năng
lượng cho các thành phần cấu tạo của lò như thành lò, các đường ống dẫn, các
dàn sinh nhiệt, hâm nước, sấy không khí,… đảm bảo chế độ hoạt động lò. Sau
khi khởi động lò ( quá trình này thường diễn ra khoảng từ hai đến ba ngày),
nhiệt năng thực hiện nhiệm vụ chính là truyền nhiệt cho môi chất ( nước ) qua
bộ hâm nước, giàn sinh hơi biến một phần nhiệt năng thành hóa năng ( nước hóa
hơi ). Hơi tiếp tục được truyền nhiệt năng qua bộ quá nhiệt, mang nhiệt năng tới
tua bin. Tại đây quá trình biến đổi năng lượng từ nhiệt năng thành cơ năng xảy
ra, hơi mang nhiệt năng bắn vào tua bin biến nhiệt năng và cơ năng của hơithàh
cơ năng làm quay tua bin. Quá trình tiếp theo thực hiện biến đổi từ cơ năng
thành điện năng nhờ tua bin làm quay rô to máy phát. Chính vì qua nhiều giai
đoạn biến đổi năng lượng như vậy mà năng lượng tổn thất khá lớn, tổng nhiệt
năng đầu vào xác định bằng tổng năng lượng chứa trong nhiên liệu, năng lượng
hữu ích được xác định bằng tổng năng lượng điện phát ra. Có nhiều dạng tổn
thất như tổn thất do nhiệt năng tro xỉ, nhiệt năng tổn thất trên các đường ống
dẫn, năng lượng do bức xạ, tổn thất do khói thải ra ngoài, tổn thất do ma sát cơ

của tua bin,… vì vậy hiệu suất của lò hơi trong nhà máy nhiệt điện ngưng hơi
chỉ đạt 40-43%.
1.5.

Các đặc tính kĩ thuật của lò hơi
Đặc tính kĩ thuật chính của Lò hơi là các đại lượng thể hiện số lượng và

chất lượng hơi được tạo ra . Số lượng hơi sản xuất ra được xác định bằng sản
lượng hơi còn chất lượng hơi được xác định bằng thông số hơi .
1.5.1. Thông số hơi của lò:
Đối với lò hơi của nhà máy điện, hởi sản xuất ra là quá nhiệt nên thông
hơi của lò được biể thị bằng áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt: Pqn(Mpa), tqn (0C)

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.5.2. Sản lượng hơi của lò:
Sản lượng hơi của lò là lượng hơi mà lò sản xuất ra được trong một đơn vị
thời gian (Kg/h hoặc Tấn/h). Thường dùng 3 khái niệm sản lượng.
- Sản lượng hơi định mức (Ddm): là sản lượng hơi lớn nhất lò có thể đạt
được, đảm bảo vận hành trong thời gian lâu dài, ổn định với các thông
số hơi đã cho mà không phá hủy hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chế độ
làm việc của lò.
- Sản lượng hơi cực đại (Dmax): là sản lượng hơi lớn nhất mà lò có thể
đạt được, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa là lò không thể
làm việc lâu dài với sản lượng hơi cực đại. Sản lượng hơi cực đại
bằng:
Dmax = (1,1-1,2)Ddm


(1.3)

- Sản lượng hơi kinh tế là sản lượng hơi mà ở đó lò làm việc hiệu quả
kinh tế cao nhất. Sản lượng hơi kinh tế bằng:
Dkt = (0,8-0,9) Ddm

(1.4)

1.5.3. Hiệu suất của lò:
Hiệu suất của lò là tỉ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được ( hay
còn gọi là lượng nhiệt có ích) với lượng nhiệt cung cấp vào cho lò.
Hiệu suất của lò ký hiệu bằng η :
η = [ D ( iqn – i’hn ) / BQlvt ]
Trong đó:

( 1.5)

D là sản lượng hơi, (kg/h)
Iqn là entanpi của hơi quá nhiệt, (Kj/kg)
I’hn là entanpi của nước đi vào bộ hơi nước, (Kj/kg)
B là lượng nhiên liệu tiêu hao trong một giờ, (kg/h)
Qlvt : Nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu, (Kj/kg).

1.5.4. Nhiệt thế thể tích của buồng lửa:
Nhiệt thế thể tích của buồng lửa là lượng nhiệt sinh ra trong một đơn vị
thời gian trên một đơn vị thể tích của buồng lửa.
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

qv = BQlvt / Vbl
Trong đó:

(1.6)

Vbl : Thể tích buồng lửa ( m3 )B(kg/s)

Đối với các lò hơi nhỏ, người ta còn chú ý đến các đặc tính sau đây:
1.5.5. Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi:
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi là khả năng bốc hơi của một đơn vị
diện tích bề mặt đốt (bề mặt sinh hơi) trong một đơn vị thời gian, ký hiệu S,

S = D/ H

(1.7)

D: Sản lượng hơi của lò, (kg/h)
H: diện tích bề mặt sinh hơi (bề mặt đốt ), m2

1.6.

Các hệ cân bằng khối lƣợng và năng lƣợng trong lò hơi

Đầu vào và đầu ra của lò hơi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dựa trên hai định
luật cơ bản là: định luật bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn khối lượng:
tức là tổng năng lượng và khối lượng đầu vào của lò phải cân bằng với tổng
năng lượng và khối lượng đầu ra của lò. Kết luận lại, trong lò hơi có các cân
bằng sau:
- Cân bằng về khối lượng giữa nước cấp và hơi nước.
- Cân bằng khối lượng giữa nhiên liệu, gió với khối lượng khói thải

và tro xỉ.
- Cân bằng thành phần hóa học chứa trong nước cấp và hơi.
- Cân bằng thành phần hóa học giữa nhiên liệu cộng gió thứ cấp với
khói thải cộng tro xỉ.
- Cân bằng năng lượng của lò hơi.
1.6.1. Cân bằng về khối lượng giữa hơi và nước cấp
Nước được cấp đến bao hơi, ở bao hơi nước nhận nhiệt năng từ quá trình cháy
trong lò hơi và chuyển hóa hóa thành hơi nước bão hòa. Ngoài lượng hơi chính
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
thoát ra từ bao hơi được dẫn tới tua bin thì còn có một lượng nước đi xuống
quay trở lại bao hơi. Đây chính là lượng nước được tách ra từ hơi bão hòa qua
bộ phận lọc hơi. Mặc dù năng lượng mang đi bởi lượng nước này không phải là
năng lượng có ích từ quan điểm của hiệu suất lò nhưng năng lượng đó không
đáng kể bởi vì lò hơi hầu như truyền nhiệt toàn bộ từ nhiệt chứa trong nhiên liệu
cho nước cấp để trở thành hơ bão hòa. Trong cân bằng này thì thông thường
lượng hơi sẽ chiếm khoảng 90%- 99% khối lượng đầu ra.

H 1.2: Cân bằng về khối lượng giữa nước cấp và hơi
1.6.2. Cân bằng khối lượng nhiên liệu và gió với khói thải và tro xỉ
Nhiên liệu được đưa vào lò cộng với không khí để cung cấp O2 cho quá trình
cháy của lò hơi. Không khí đưa vào lò thường lớn hơn rất nhiều so với nhiên
liệu ( gấp khoảng 12 đến 18 lần). Sau quá trình cháy, những chất rắn không cháy
được sẽ tạo thành tro xỉ. tro là những chất rắn không cháy được nhưng không bị
nóng chảy còn xỉ chính là tro nóng chảy tạo thành. Đồng thời một lượng khói
thải lớn được đưa ra ngoài trời thông qua ống khói. Theo định luật bảo toàn khối
lượng ta có cân bằng giữa đầu vào và nhiên liệu, gió với đầu ra là khói thải, tro
xỉ.


H 1.3: Cân bằng khối lượng giữa nhiên liệu, gió và khói thải, tro xỉ
1.6.3. Cân bằng thành phần hóa học

H 1.4 : Cân bằng thành phần hóa học trong nước cấp và hơi

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nước cấp đưa vào lò bao gồm rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau như
Ca2+, Mg2+, Na+, K+, HCO-3, SO42-, Cl-,… ngoài ra còn có các chất keo, chất
bùn. Hơi quá nhiệt đi vào tua bin phải đảm bảo sạch chứa ít hóa chất, điều này là
cần thiết để tránh hư hại ăn mòn đường ống và làm hỏng cánh của tua bin.
Hơi bão hòa từ bao hơi vào bộ quá nhiệt mang theo những hạt nước có nồng độ
tạp chất khá cao. Khi qua bộ quá nhiệt nước bốc hơi dần còn có cặn thì một
phần bám lại trên bề mặt ống bộ quá nhiệt, phần còn lại bay theo hơi vào các
thiết bị phía sau như ống dẫn hơi, tua bin …

H 1.5: Cân bằng hóa học giữa đầu vào và đầu ra
Hình 1.5 biểu diễn cân bằng hóa học đầu vào và đầu ra của quá trình cháy của lò
hơi. Cũng như cân bằng hóa học của nước cấp và hơi bão hòa thì sơ đồ này cũng
cho thấy cân bằng của mỗi thành phần hóa học. Nhiên liệu và gió đưa vào lò
cũng bao gồm nhiều thành phần hóa học khác nhau như O2, C, N2, S, H2, oxit
nitơ, CO2,… Sản phẩm của quá trình cháy là khói và lượng tro xỉ. Những hạt xỉ
lỏng lớn, rơi xuống phía đáy buồng lửa, ở đó có thể thải ra ở thể lỏng gọi là
phương pháp thải xỉ lỏng, cũng có thể được làm nguội, đông đặc lại rồi thải ra
ngoài theo phương pháp thải xỉ khô. Những hạt quá nhỏ không tách ra được đi
theo khói ra ngoài khí quyển.
1.6.4. Cân bằng năng lượng của lò hơi

Năng lượng đầu vào của lò được xác định bởi tổng năng lượng chứa trong nhiên
liệu cấp vào lò ( gồm năng lượng từ than và dầu, năng lượng từ nước cấp, năng
lượng do sự cháy O2 ). Tổng năng lượng cấp vào lò được tính bởi lưu lượng
nhiên liệu đầu vào nhân với năng lượng của mỗi đơn vị chuẩn trong một đơn vị
thời gian.
Năng lượng đầu ra của lò bao gồm năng lượng hữu ích được tích trữ trong hơi
nước, năng lượng chứa trong khói lò và năng lượng chứa trong lượng nước thừa
đi xuống. Ngoài ra còn một phần năng lượng bị mất đi do có tổn thất trong lò
( lượng tổn thất này là tất yếu do quá trình cháy và truyền nhiệt).

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

H 1. 6: Cân bằng năng lượng bên trong lò hơi
Từ định luật cân bằng năng lượng ta có phương trình thể hiện mối quan hệ giữa
năng lượng đầu vào và đầu ra của lò như sau:
Tổng năng lượng đầu vào = Tổng năng lượng hữu ích đầu ra + Tổng năng lượng
tổn thất.
Trong đó năng lượng tổn thất bao gồm:
- Tổn thất nhiệt cho nước trong quá trình cháy.
- Tổn thất nhiệt để làm khô khí tự nhiên.
- Tổn thất nhiệt do nước có trong nhiên liệu.
- Ẩn nhiệt cấp cho nước có trong nhiên liệu.
- Ẩn nhiệt cấp cho nước hình thành bởi sự cháy O2.
- Tổn thất nhiệt do cacbon không cháy.
- Tổn thất nhiệt do gió thừa mang đi trong khói.
- Tổn thất nhiệt do bức xạ.
Chính các đòi hỏi trên đặt ra yêu cầu đối với bài toán điều khiển cho lò hơi phải

đảm bảo đầu vào đáp ứng yêu cầu của đầu ra. Ngoài ra để đảm bảo tính chính
xác, ổn định của lò hơi, hệ thống điều khiển còn phải đảm bảo chất lượng chất
lượng hơi quá nhiệt về lưu lượng, nhiệt độ, áp suất và chất lượng của quá trình
cháy về nhiên liệu, lượng O2,… để sao cho hệ thống đạt hiệu suất cao, mang lại
hiệu quả kinh tế

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.7.

Các hệ thống điều khiển chính trong lò hơi

1.7.1. Hệ thống điều khiển nhiên liệu chính
a. Mô tả công nghệ
Than sau khi được nghiền đạt độ mịn tiêu chuẩn được quạt hút than bột
vận chuyển vào kho than bột trung gian. Mỗi tổ máy được thiết kế bốn máy
nghiền than kiểu bi, hai kho than bột trung gian và hai mươi máy cấp than bột
chia đều cho mỗi kho than. Kho than bột trung gian có nhiệm vụ dự trữ than bột
để cho các máy cấp than bột cấp than vào lò. Yêu cầu nhiên liệu chính phải được
tính toán tự động từ bộ điều khiển Boiler Master và đáp ứng theo tải khối do
người vận hành đặt.
b. Mục đích điều khiển
Căn cứ lượng nhiên liệu để cấp cho lò hơi, từ đó đưa ra tín hiệu để điều
khiển tốc độ các máy cấp than bột, đảm bảo một tỷ lệ than gió cấp vào lò thích
hợp, đảm bảo cho hiệu suất cháy của lò là tối ưu nhất.
1.7.2. Hệ thống điều khiển gió
a. Hệ thống điều khiển gió cấp một
 Mô tả công nghệ

Gió cấp một có nhiệm vụ vận chuyển và gia nhiệt cho than bột vào lò.
Gió cấp một được sinh ra bởi quạt gió cấp một được đưa qua bộ sấy không khí
kiểu quay dùng hơi nếu nhiệt độ môi trường thấp (dưới mức cho phép) để tránh
hiện tượng đọng sương đầu lạnh bộ sấy không khí kiểu quay. Sau khi qua bộ sấy
không khí kiểu quay nhiệt độ gió cấp một sẽ được nâng lên tới nhiệt độ mong
muốn và cấp đến hệ thống vận chuyển than bột làm nhiệm vụ đưa than bột vào
buồng lửa thông qua hệ thống các vòi đốt than bột.
 Mục đích và ý nghĩa
Mục đích của việc điều chỉnh quạt gió cấp một là thay đổi lưu lượng
gió cấp một nhằm đảm bảo đủ lưu lượng để vận chuyển lượng than theo yêu cầu
vào buồng đốt và cung cấp O2 cho quá trình cháy.
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

b. Hệ thống điều khiển gió chính
 Mô tả công nghệ
Hệ thống gió chính được thiết kế nhằm phục vụ hai mục đích chính:
+ Sấy nóng than nguyên trước khi vào máy nghiền.
+ Cung cấp O2 cho quá trình cháy trong lò hơi.
Sau khi được hút vào từ không khí qua quạt gió chính, gió sẽ được sấy
nóng sơ bộ nhờ bộ sấy không khí dùng hơi nếu nhiệt độ môi trường thấp để
tránh hiện tượng ăn mòn axít do đọng sương phía đầu lạnh bộ sấy không khí.
Sau đó gió được sấy nóng nhờ bộ sấy không khí kiểu quay. Ở đầu ra bộ sấy
không khí kiểu quay gió chính được chia làm hai đường để phục vụ hai mục
đích nêu trên. Một đường sẽ được dẫn tới đầu vào máy nghiền để sấy nóng than
nguyên. Đường còn lại được dẫn vào lò hơi qua hệ thống các cánh hướng để
cung cấp O2 phục vụ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
 Mục đích và ý nghĩa

Mục đích của việc điều chỉnh lưu lượng gió chính là cung cấp đủ gió cho
quá trình cháy và điều chỉnh nhiệt độ đầu ra máy nghiền ở giá trị mong muốn.
Việc điều chỉnh gió chính có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu
suất đốt cháy của lò hơi. Nó có vai trò quyết định trong việc thiết lập mối quan
hệ tương quan giữa lượng nhiên liệu và gió. Bởi vì nếu gió cấp vào lò nhiều quá
dẫn đến hao tổn nhiệt do phải gia nhiệt cho lượng không khí thừa. Mặt khác,
lượng O2 thừa sẽ làm cho nhiên liệu bị cháy kiệt gây đóng xỉ trên các bề mặt
trao đổi nhiệt gây ảnh hưởng tới hiệu suất trao đổi nhiệt.
Mặt khác, nếu lưu lượng gió cấp vào lò không đủ sẽ dẫn tới hiện tượng
nhiên liệu cháy không hết và sẽ gây tổn thất và lãng phí.

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.7.3. Hệ thống điều khiển mức nước bao hơi
a. Mô tả công nghệ
Sau khi được khử các khí không ngưng ở bình khử khí, nước ngưng được
chứa trong khoang nước bình khử khí. Từ đây nước ngưng được bơm cấp vận
chuyển qua hệ thống nước cấp và lần lượt được gia nhiệt qua các bộ gia nhiêt
cao áp, qua bộ hâm và đi vào bao hơi. Bao hơi có vai trò dự trữ nước tạo áp lực
cho vòng tuần hoàn nước tự nhiên và dự trữ hơi cho chu trình nhiệt. Từ bao hơi,
nước đi theo các đường ống nước xuống để đi vào các giàn ống sinh hơi và hơi
sau khi được sinh ra trong các đường ống sinh hơi được đưa tới dự trữ trong bao
hơi phục vụ cho quá trình giãn nở sinh công trong tua bin.
b. Mục đích và ý nghĩa
Vì mức nước bao hơi là một thông số công nghệ quan trọng do đó việc
giám sát và duy trì nó ở một giá trị mong muốn có ý nghĩa quan trọng trong việc
duy trì hoạt động an toàn nhà máy.
Mục đích của việc điều chỉnh:

- Duy trì mức nước ở giá trị định trước.
- Đưa tín hiệu cảnh báo, báo động khi giá trị mức nằm ngoài dải cho
phép.
- Đưa ra tín hiệu ngừng lò khi mức nước vi phạm giá trị an toàn.
1.7.4. Hệ thống điều khiển mức nước bình ngưng
Mục đích của việc điều khiển mức nước bình ngưng là nhằm đảm bảo
mức nước trong bình ngưng luôn duy trì ở giá trị ổn định.
- Nếu mức nước trong bình ngưng cao hơn mức cho phép thì sẽ ảnh
hưởng đến không gian chân không trong bình ngưng, thể tích ngưng tụ nhỏ dẫn
đến hiệu suất ngưng tụ sẽ thấp.
- Nếu mức nước trong bình ngưng thấp hơn mức cho phép thì sẽ ảnh
hưởng tới lượng dự trữ nước ngưng dẫn tới giảm hiệu suất của chu trình nhiệt.
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ý nghĩa của việc điều khiển mức nước bình ngưng là đảm bảo hiệu suất của
chu trình nhiệt và đảm bảo được thể tích ngưng tụ luôn ở hiệu suất cao nhất.
1.7.5. Hệ thống điều khiển chân không buồng lửa
a. Mô tả công nghệ
Áp lực trong buồng lửa là áp lực âm. Áp lực này được duy trì, để điều
khiển áp lực buồng lửa, điều khiển khớp nối thuỷ lực của quạt khói. Khi quạt
khói hút ra nhiều thì áp lực buồng lửa tụt xuống, khi nhiện liệu tăng thì quạt
khói phải tăng tốc độ để giảm áp lực buồng lửa.
b. Mục đích và ý nghĩa
Điều khiển áp lực buồng lửa nhằm duy trì áp lực buồng lửa luôn ở trong
giá trị ổn định cho phép và áp lực buồng lửa không bị dao động, đảm bảo an
toàn cho con người và thiết bị.

1.7.6. Hệ thống điều khiển nhiệt độ đầu ra máy nghiền

Đối tượng cần điều khiển ở đây là các cánh hướng điều khiển gió cấp hai
và cánh hướng tái tuần hoàn gió lạnh. Để duy trì được giá trị đặt bộ điều khiển
PID đưa ra tín hiệu đi điều khiển cánh hướng gió nóng và gió lạnh để duy trì
nhiệt độ đầu ra máy nghiền theo giá trị đặt.
Do đặc điểm của máy nghiền làm việc ở áp lực âm nên nguồn gió lạnh
được lấy trực tiếp từ khí quyển để điều chỉnh nhiệt độ gió vào máy nghiền. Để
đảm bảo quá trình điều khiển có đáp ứng ổn định và tác động nhanh, tín hiệu đi
điều khiển các cánh hướng gió nóng được bù thêm tín hiệu feed-forward lưu
lượng nhiên liệu vào máy nghiền.

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.7.7. Hệ thống điều khiển mức bình khử khí

Các bình
gia nhiệt hạ
áp

2

1

Bình khử khí

LT

Làm mát hơi chèn


7
FT
FT

6

4

3
8

Bình ngưng

5

FT

FT

QNTG
H 1. 7: Sơ đồ hệ thống điều khiển mức bình khử khí
Trong đó:
1. Van điều chỉnh mức bình khử khí
2. Cảm biến đo mức bình khử khí
3. Cảm biến đo lưu lượng nước đầu đẩy bơm ngưng
4. Cảm biến đo lưu lượng nước tái tuần hoàn bơm ngưng
5. Cảm biến đo lưu lượng nước phun giảm ôn quá nhiệt trung gian
6. Bơm ngưng;
7. Bơm tái tuần hoàn bình khử khí;
8. Bơm cấp

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân

QNTG


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bình khử khí là 1 thiết bị rất quan trọng trong chu trình nhiệt của nhà máy.
Nó có nhiệm vụ khử hết các khí không ngưng trong nước trước khi nước được
cấp vào bao hơi. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho bình khử khí được lấy từ hệ
thống nước ngưng. Bơm ngưng có nhiệm vụ vận chuyển nước ngưng từ bình
ngưng qua bình làm mát hơi chèn, qua các bình gia nhiệt hạ áp 1, 2, 3 để cấp
vào bình khử khí. Việc điều chỉnh mức nước trong bình khử khi rất quan trọng.
Nếu mức nước quá thấp sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho lò hơi.
Việc điều chỉnh mức bình khử khí sẽ được thực hiện qua van điều chỉnh mức
bình khử khí. Để điều khiển van, người ta sẽ lấy các tín hiệu về mức bình khử
khí, lưu lượng nước ngưng, tổng lưu lượng nước cấp và lưu lượng nước đi phun
giảm ôn quá nhiệt trung gian để làm tín hiệu tính toán điều khiển van điều chỉnh
mức bình khử khí.
Lưu lượng nước ngưng sẽ được tính toán từ hai tín hiệu lưu lượng nước đầu
đẩy bơm ngưng và lưu lượng nước tái tuần hoàn bơm ngưng do các cảm biến đo
lưu lượng 3 và 4 gửi về.
Tổng lưu lượng nước cấp sẽ được tính toán từ lưu lượng nước đầu vào bộ
hâm, lưu lượng nước cấp dùng để phun giảm ôn các bộ quá nhiệt cấp 1 và cấp 2.
1.7.8. Hệ thống điều khiển áp suất bình khử khí
a. Mô tả công nghệ
Để khử các khí không ngưng cho nước trong bình khử khí thì cần phải gia
nhiệt cho nước đến nhiệt độ và áp suất bão hòa. Nguồn hơi cấp đến bình khử khí
để gia nhiệt cho nước được lấy từ hệ thống hơi tự dùng và hơi trích từ cửa trích
tua bin trung áp.
Thông số áp suất hơi tự dùng là 0,49 ÷ 0,68 Mpa, áp suất hơi trích cửa

trích hơi là 0,68 Mpa.
Hơi tự dùng được sử dụng để gia nhiệt cho nước trong bình khử khí khi
mới khởi động hoặc khi tải thấp. Khi nguồn hơi trích cửa trích đạt thông số cho

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
phép thì lúc này bình khử khí sẽ lấy nguồn hơi từ cửa trích để gia nhiệt cho nước
và van điều khiển hơi tự dùng sẽ tự động đóng lại từ từ.
Việc điều khiển áp suất bình khử khí sẽ được thực hiện qua việc điều
khiển độ đóng mở của van cấp hơi tự dùng cho bình khử khí.
b. Mục đích và ý nghĩa
Mục đích của việc điều chỉnh áp suất bình khử khí là giữ cho áp suất của
bình khử khí theo giá trị đặt set-point của người vận hành qua việc điều chỉnh độ
đóng mở của van cấp hơi gia nhiệt cho bình khử khí.
1.7.9. Hệ thống điều khiển quá trình cháy
Thực hiện ba nhiệm vụ: Điều chỉnh cháy phụ tải lò phù hợp phụ tải thua
bin (điều chỉnh phụ tải áp suất hơi), điều chỉnh nhiên liệu đảm bảo lượng khói
thải ra khỏi lò trong từng thời điểm (điều chỉnh chân không buồng lửa).
Theo quan điểm điều chỉnh áp suất, lò chia thành hai phần chính:
W
B

Buồng lửa

Q

Pbh
Phần sinh hơi


Vkk

D

H 1.8: Sơ đồ quá trình cháy
Tính chất động của lờ hơi gồm hai khâu buồng lửa và phần sinh hơi. Do
quán tính buồng lửa nhỏ nên tính chất động đó phụ thuộc chủ yếu vào phần sinh
hơi.
1.7.10. Hệ thống điều khiển xả liên tục
Chất lượng nước phụ thuộc nồng độ muối và axít trong nước, các muối này
lắng lại trong bao hơi. Do đó để đảm bảo chất lượng nước ta phải xả nước đọng
trong bao hơi. Thường D xả = 0,5  2% Dmax

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.7.11. Hệ thống điều khiển nhiệt độ hơi tái nhiệt
a. Mô tả công nghệ
Hơi thoát sau khi ra khỏi tua bin cao áp có nhiệt độ thấp (khoảng 374 0C),
để đảm bảo chất lượng hơi vào tua bin trung áp, hơi thoát được đưa qua bộ quá
nhiệt trung gian để gia nhiệt cho hơi lên đến nhiệt độ đặt trước (541 0C).
Để điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt, người ta kết hợp hai phương pháp
điều khiển cánh hướng đường khói và điều khiển van nước giảm ôn của bộ giảm
ôn quá nhiệt trung gian.
b. Mục đích và ý nghĩa
Nhiệt độ hơi quá nhiệt là một trong những chỉ tiêu quan trọng của lò hơi.
Nhiệt độ hơi quá nhiệt luôn được điều chỉnh ở một giá trị không đổi khi tải lò
thay đổi. Mục đích của việc điều khiển để giữ nhiệt độ hơi quá nhiệt không đổi ở

mọi tải lò để:
- Cải thiện hiệu quả của việc chuyển đổi nhiệt năng thành cơ năng
- Tránh sự giãn nở hay co lại của các vật liệu kim loại khi nhiệt độ thay
đổi.
- Đảm bảo chất lượng hơi trước khi đưa vào tua bin.

1.8.

Mô tả các bộ quá nhiệt của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1

1.8.1. Giới thiệu về bộ quá nhiệt
Để đạt tới trạng thái nhiệt độ quy định hơi phải đi qua bộ quá nhiệt là một
hệ thống trao đổi nhiệt gồm nhiều ống gấp khúc được bố trí ở phần đuôi lò hơi
để hấp thụ nhiệt.

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

H 1.9: Các dạng ống xoắn của bộ quá nhiệt
a- Ống đơn; b- Ống kép đôi; c- Ống kép ba; d- Ống kép bốn

Tùy vào cách bố trí các dàn ống mà ta có các bộ quá nhiệt sau:
- Bộ quá nhiệt đối lưu: Nhận nhiệt chủ yếu bằng đối lưu của dòng khói đặt
trên đoạn đường khói nằm ngang sau cụm pheston.
- Bộ quá nhiệt nửa bức xạ: Nhận nhiệt cả bức xạ từ ngọn lửa lẫn đối lưu từ
dòng khói, được đặt ở cửa ra buồng lửa phía trước cụm pheston.
- Bộ quá nhiệt bức xạ: Nhận nhiệt chủ yếu bằng bức xạ trực tiếp từ ngọn
lửa, được đặt ngay trong buồng lửa xen kẽ với dàn ông sinh hơi


GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

H 1.10: Cấu tạo bộ quá nhiệt
1- Bao hơi; 2- Ống nước xuống; 3- Bộ quá nhiệt bức xạ; 4- Bộ quá nhiệt
nữa bức xạ; 5- Bộ quá nhiệt đối lưu; 6- Bộ hâm nước

1.8.2. Cách bố trí bộ quá nhiệt
Khi bố trí bộ quá nhiệt, việc bố trí hơi và khói chuyển động thuận chiều
hay ngược chiều là tùy thuộc vào thông số của hơi ra khỏi bộ quá nhiệt.

GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

H 1.11 : Bố trí bộ quá nhiệt
a. Bố trí theo kiểu thuận chiều:
Nếu bố trí cho hơi quá nhiệ đi thuận chiều với dòng khói thì hiệu số nhiệt độ
trung bình giữa khói và hơi sẽ thấp hơn so với bố trí ngược chiều, do đó diện
tích bề mặt trao đổi nhiệt của bộ quá nhiệt sẽ tăng lên.

b. Bố trí theo kiểu ngược chiều:
Nếu bố trí cho dòng hơi quá nhiệt đi ngược chiều với dòng khói thì hiệu
nhiệt độ trung bình giữa khói và hơi sẽ cao hơn so với bố trí thuận chiều, do đó
diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của bộ quá nhiệt sẽ giảm xuống. Nhưng khi đó
phía hơi ra vừa có nhiệt độ hơi cao vừa có nhiệt độ khói cao, kim loại sẽ làm

việc trong điều kiện rất nặng nề, đòi hỏi kim loại chế tạo phải đắt tiền vì vậy
trong thực tế kiểu bố trí ngược chiều chỉ dùng cho cá lò có nhiệt độ không vượt
quá 450oC.
c. Bố trí theo kiểu hỗn hợp:
Khi nhiệt độ hơi quá nhiệt không cao hơn 450oC thì bộ quá nhiệt được bố
trí kiểu hỡn hợp, một phần hơi và khói đi thuận chiều, một phần đi ngược chiều.
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Theo kiểu bố trí này phía hơi ra có nhiệt độ hơi cao nhưng nhiệt độ khói không
cao. Kim loại sẽ không bị đốt nóng quá mức.
Do trường nhiệt độ và tốc độ khói không đồng đều theo chiều rộng của lò,
bám bẩn trên các ống và trở lực của các ống xoắn không đồng đêì làm cho khả
năng hấp thụ nhiệt độ của các ống sẽ khác nhau dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ
giữa các ống xoắn của bộ quá nhiệt, để khắc phục hiện tượng này khi bố trí bộ
quá nhiệt người ta áp dụng một số biện pháp nhằm làm giảm tối thiểu độ chênh
nhiệt độ giữa các ống xoắn.

H 1.12: Sơ đồ bố trí dòng hơi đi chéo

1.8.3. Các bộ quá nhiệt của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1
Là một nhà máy nhiệt điện mới được xây dựng và đưa vào vận hành
thương mại cuối năm 2009, nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 được trang
bị hệ thống tự động điều khiển hiện đại. Hệ thống điều khiển nhiệt độ hơi quá
nhiệt cung cấp chế độ vận hành tối ưu cho các bề mặt nhận nhiệt của lò hơi ở
GVHD: PGS. TS. Lê Hùng Lân



×