Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.13 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu không chỉ
riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và
sự bùng nổ dân số thế giới khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng
nề. Với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá cao, Việt Nam phải đối mặt với nhiều
vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình phát triển như: sự gia tăng lượng chất thải
(nước thải, khí thải và chất thải rắn), sự suy giảm chất lượng nguồn nước, đất, và khí.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh, từ năm 2010 đến cuối năm 2013, đã phát hiện, xử lý gần 25.000 vụ vi phạm
pháp luật về môi trường, trong đó khởi tố trên 350 vụ với gần 400 đối tượng, xử phạt
vi phạm hành chính gần 200 tỷ đồng 1. Điều đáng nói, vi phạm về bảo vệ môi trường
chủ yếu là vi phạm về xử lý chất thải tại các khu công nghiệp (KCN), các làng nghề,
cơ sở kinh doanh… gia tăng. Cùng với đó, trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp,
phần lớn các doanh nghiệp đều không có hồ sơ, thủ tục công tác bảo vệ môi trường
(BVMT), không thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt.
Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là hệ lụy từ
những hành vi thiếu suy nghĩ của con người. Sự cần thiết phải luật hóa khái niệm tội
phạm môi trường một cách hợp lý, khoa học, chính xác, sát thực tế là rất cần thiết, để
từ đó diễn giải các trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong
lĩnh vực BVMT. Nếu không có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, thì việc
xây dựng các hình thức chế tài, phạm vi và khả năng phòng ngừa, ngăn chặn hành vi
vi phạm sẽ trở nên khó khăn hơn.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tổng quan về tình hình tội vi
phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
làm tiểu luận của mình với mong muốn tìm hiểu về thực trạng tội phạm về quản lý
chất thải nguy hại. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác
quản lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

1


Phương
Anh,
Xử

vi
phạm
về
môi
trường:
Luật
chưa
đủ
/>
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

mạnh,

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.1. Khái quát chung về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường quan trọng hiện
nay mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đang tìm giải pháp để ứng phó. Đặc biệt
là đối với các đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Từ việc hiểu chất thải nguy hại là

gì sẽ giúp chúng ta có cơ sở đặt ra các quy định để quản lý nó cũng như các biện pháp
phòng ngừa hiện trạng gia tăng tội phạm về lĩnh vực này được hiệu quả hơn.
Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một
thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học, kỹ thuật và xã
hội cũng như quan điểm lập pháp của từng quốc gia mà hiện nay trên thế giới có nhiều
định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản pháp luật về môi
trường như:
“Ở Philipin, chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích,
hoạt tính có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật.
Còn ở Canada chất thải nguy hại được hiểu là những chất mà do bản chất và tính
chất của chúng có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Và
những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy
hại của nó.
Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): ngoài chất thải
phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán
rắn-semisolid và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn
hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con
người hay môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất
thải khác.
Theo các nhà lập pháp ở Mỹ [được đề cập trong Luật RCRA (the Resource
Conservation and Recovery Act-1976)] chất thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán rắnsemisolid và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
 Nằm trong danh mục chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách)
 Có một trong 4 đặc tính (khi được phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy- nổ,
ăn mòn, phản ứng và độc tính.
 Được chủ thải (hay nhà sản xuấ)t công bố là chất thải nguy hại
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người
ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh nghiên cứu của dịch tễ trên

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T


SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng
độc tính của chúng lên con người”2.
Qua các định nghĩa được nêu trên hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến đặc tính
cháy-nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính của chất thải nguy hại và việc gây tác hại do
bản thân chúng hay gây tương tác với các chất khác đến sức khỏe con người và môi
trường sống.
Tại Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng bổ chất thải nguy hại là hệ quả của việc
phát triển công nghiệp, ngày 16 tháng 7 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/ QĐ9-TTgCP, tại
Khoản 2 Điều 3 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: “Chất thải nguy hại là
chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực
tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy
hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ
con người. Danh mục các CTNH được ghi trong Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.
Danh mục này do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương quy
định;”3
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề quản lý chất thải nguy hại, các nhà lập
pháp nước ta đã chính thức luật hóa khái niệm về chất thải nguy hại tại Khoản 1 Điều
13 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc
hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính
nguy hại khác”4. Theo quy định này thì định nghĩa chất thải nguy hại được diễn đạt
ngắn gọn hơn, rõ ràng và bao hơn so với cách hiểu theo Quy chế quản lý chất thải
nguy hại trước đây.
Tiếp theo đó đến năm 2014 chúng ta tiếp tục hoàn chỉnh hơn về định nghĩa chất
thải nguy hại được quy định Khoản 13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 “Chất thải
nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn

mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính gây nguy hại khác”5
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa được quy định trong
Luật bảo vệ môi trường có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa của các nước và các
tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe
cộng đồng của chất thải nguy hại.

2 Xem thêm ThS. Nguyễn Ngọc Châu, ebook.edu.vn, Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại (phần3),
/>3 Khoản 2, Điều 3, Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/ QĐ9-TTgCP, ngày 16 tháng 7 năm 1999.
4 Khoản 1, Điều 13 Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
5 Khoản 13, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


1.1.2. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra
các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt
động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng
đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp
phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao
gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất thải phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng
những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Nhìn chung, đối với hầu hết các chất thải chúng ta cần phải đưa ra giải pháp quản
lý. Đặc biệt, là đối với nhóm chất thải nguy hại thì vấn đề quản lý chúng càng quan
trọng hơn để giảm đi tác hại của chúng đến môi trường và sức khỏe con người. Việc
quản lý chất thải nguy hại ở mỗi quốc gia là khác nhau do đặc thù kinh tế, trình độ
phát triển khoa học kỹ thuật và ý thức về môi trường của mỗi quốc gia là khác nhau.

Nhìn chung những nước phát triển quan tâm hơn đến môi trường hơn những nước
đang phát triển hoặc chưa phát triển. Vấn đề môi trường đang được nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan tâm và đang trên từng bước thay đổi mang tính
tích cực. Việc bảo vệ môi trường gắn liền với lợi ích của từng cá nhân trong xã hội với
nhu cầu sức khoẻ và quyền lợi về kinh tế. Với tốc độ phát triển liên tục của công
nghiệp hoá, những vấn đề về môi trường, trong đó có quản lý chất thải nguy hại đòi
hỏi sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn
đề trở nên trầm trọng hơn.
Dưới góc độ pháp lý quản lý chất thải nguy hại được hiểu là “các hoạt động liên
quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu
giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH” 6 (Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 12/2011/TTBTNMT, ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về
quản lý chất thải nguy hại). Công tác quản lý chất thải nguy hại được quy định ngay từ
trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 và cụ thể hóa trong nhiều văn bản như Nghị định
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ quy định về Quản lý chất
thải và phế liệu và Thông tư 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và môi trường về Quản lý chất thải nguy hại. Nhìn chung các quy định của
pháp luật về quản lý chất thải được phân thành các công đoạn sau 7:

6 Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14 tháng 4 năm 2011.
7 Xem Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


 Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ, đăng ký và cấp phép
quản lý chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Điều
90 Luật bảo vệ môi trường 2014)

 Việc phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại (Điều 90
Luật bảo vệ môi trường 2014).
 Việc vận chuyển chất thải nguy hại (Điều 93 Luật bảo vệ môi trường 2014).
 Việc xử lý chất thải nguy hại (Điều 94 Luật bảo vệ môi trường 2014).
Như vậy, các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại có mục đích
chủ yếu là bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thông qua các quy định trên các
cơ quan Nhà nước về môi trường có thể quản lý cho hành vi, xử sự của chủ thể khi
liên quan đến các hoạt động thải chất thải nguy hại. Qua đó hạn chế việc gia tăng số
lượng chất thải nguy hại và giảm thiểu các tác động đến môi trường và sức khỏe con
người. Song, nhìn chung đứng trước bối cảnh hiện nay những quy định trên về quản
lý chất thải nguy hại ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời mức độ nguy hại của
hành vi vi phạm về quản lý chất thải chuyển hóa và diễn biến ngày càng phức tạp. Một
trong những biểu hiện đó là hành vi vi phạm đã chuyển hóa thành tội vi phạm về quản
lý chất thải nguy hại được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009. Từ đó, vấn đề tìm hiểu về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy
hại là cần thiết.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tội vi phạm quy định
về quản lý chất thải nguy hại
Bảo vệ môi trường được nhận thức từ rất lâu trên thế giới, song vấn đề này được tập
trung giải quyết cả ở tầm quốc gia và quốc tế chủ yếu trong nửa sau thế kỷ XX. Những
hậu quả của việc tàn phá môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên, xã hội và
con người, đặc biệt phải kể đến nạn sa mạc hóa; ô nhiễm đất, nước và không khí; hiệu
ứng nhà kính….công tác đấu tranh với những hành vi tàn phá môi trường chưa thu
được hiệu quả cao, cùng với tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ
hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn. Trong giới hạn của quốc gia,
một trong những mắt xích chủ yếu của cơ chế này là chính sách hình sự đối với những
hành vi xâm hại môi trường. Phần lớn các nước trên thế giới đều có những quy định cụ
thể đối với tội phạm về môi trường. Nhiều nước thể hiện quyết tâm đấu tranh với loại
tội phạm này thông qua những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Chẳng hạn như Cộng
hòa các tiểu Vương quốc Ả Rập, khi coi bảo vệ môi trường là yếu tố chung của quốc

gia cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước, mới thông qua Bộ luật về bảo vệ môi
trường với hơn 100 điều quy định cụ thể các hình phạt đối với hành vi làm ô nhiễm

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


nguồn nước, đất, gây thiệt hại cho khu bảo tồn. Đặc biệt, hình phạt cao nhất đối với tội
phạm về môi trường đặc biệt nghiêm trọng là tử hình8.
Nhìn chung, chính sách hình sự của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường còn khá
non trẻ so với các quy định về các tội phạm khác. Mở đầu cho việc luật hóa các quy
định về bảo vệ môi trường bằng một chế tài nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ
Luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, trong Bộ Luật hình sự năm 1985 chưa thể hiện rõ
tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại
môi trường. Điều này không chỉ thể hiện qua việc Bộ Luật hình sự năm 1985 (BLHS1985) chưa dành riêng một Chương cho các tội phạm về môi trường, một số tội phạm
về môi trường được gộp lại với những tội phạm khác và được hiểu không phải với tư
cách là những tội phạm về môi trường độc lập. Một số tội như: “Tội vi phạm các quy
định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các
vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (Điều 179) 9”, “tội vi phạm các quy định về quản
lý và bảo vệ đất đai (Điều180)10”, “tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng
(Điều181)11” trong BLHS-1985 được hiểu là những tội phạm kinh tế và xếp vào
Chương VII “Các tội phạm về kinh tế”. Ngoài ra, tội vi phạm các quy định về bảo vệ
và sử dụng danh lam, thắng cảnh (Điều 216 12) được hiểu là tội xâm phạm trật tự quản
lý hành chính (Mục C Chương VIII). Cả BLHS-1985 chỉ có một điều duy nhất trực
tiếp quy định trách nhiệm hình sự cho những hành vi xâm hại đến môi trường được
quy định tại Điều 195 “tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả
nghiêm trọng”13.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình tội phạm nói chung trong đó có

tội phạm môi trường nói riêng như: tội phạm môi trường có những biến đổi về hành vi,
tính chất phạm tội, hủ đoạn của loại đối tượng này ngày càng tinh vi, xảo quyệt; cđộ
phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Nhất là trong bối cảnh tốc độ phát triển các công
nghệ cao ngày một gia tăng. Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên cũng vấn đề
sả chất thải của các ngành công nghiệp đã tác động rất lớn đến môi trường. Vì lẽ đó,
một yêu cầu đang đặt ra là cần phải có những chế tài nghiêm khắc hơn trong vấn đề
bảo vệ môi trường. Có thể nói chính sách hình sự của Việt Nam trong việc bảo vệ môi
trường có sự đột phá quan trọng với việc xây dựng một chương riêng trong Bộ luật
8 Xem thêm TS.Trần Lê Hồng, Nhận thức chung đối với tội phạm môi trường và một số vấn đề liên quan, Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 4, năm 2001.
9 Điều 179, Bộ Luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985.
10 Điều 180 Bộ Luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985.
11 Điều 181 Bộ Luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985.
12 Điều 216 Bộ Luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985.
13 Điều 195 Bộ Luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


Hình sự năm 1999 cho các tội phạm về môi trường (Chương XVII). Song những hạn
chế và bất cập của các quy định về tội phạm môi trường mà Bộ Luật hình sự năm 1999
vẫn còn tồn tại…So với tình hình thực tế về thì số lượng hành vi xâm phạm môi
trường ngày càng gia tăng về số lượng và biểu hiện với nhiều dạng khác nhau. Do đó,
trên thực tế không ít hành vi cần thiết phải đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự nhưng do
trong Bộ Luật hình sự năm 1999 không có quy định về tội này nên không thể xử lý
hình sự mà phải áp dụng các chế tài hành chính. Trong đó phải kể đến “hành vi vi
phạm quy định về quản lý chất thải” là chưa được quy định. Mãi đến Luật sửa đổi, bổ

sung Bộ Luật hình sự năm 1999 mới có quy định về tội này. Theo quy định tại Điều
182a “Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” còn khá mới mẻ về cơ sở
pháp lý cũng như trong việc thực tiễn nghiên cứu về mặt lý luận để áp dụng trên thực
tế. Song, suy cho cùng việc bổ sung thêm tội này vào các quy định trong chính sách
pháp luật hình sự là những bước ngoặt đáng cổ vũ trong công tác tăng cường đấu tranh
phòng chống tội phạm môi trường; cũng như khẳng định sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế của các nước thế giới
trong bối cảnh toàn cầu hóa bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


Chương 2
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Nguyên nhân dẫn đến tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Những năm gần đây, ở Việt Nam, tình hình vi phạm pháp luật về môi diễn biến rất
phức tạp cùng với đà phát triển kinh tế, để lại những hậu quả khôn lường tới sức khoẻ,
tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Trong
khi đó, mặc dù gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, trách nhiệm hình sự
áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường lại quá nhẹ và trong nhiều
trường hợp là không thể xử lý 14. Tổng quan cho thấy, những nguyên nhân chính dẫn
đến hiện trạng trên là do:
Thứ nhất, sự gia tăng các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc
xử lý các cơ sở vi phạm là do các văn bản ban hành về xử phạt các doanh nghiệp vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Việc quy định tổ

chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không quy định rõ khối lượng,
tổng thời gian hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại là bao nhiêu thì phải đăng ký,
dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh chất thải
nguy hại với số lượng ít, thời gian hoạt động ngắn vẫn phải thực hiện đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện.
Thứ hai, việc chưa quy định cụ thể số lượng, chất lượng của các phương tiện vận
chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường dẫn đến nhiều loại phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay chưa
14 Xem thêm TS. Phạm Văn Beo, Mười một tội phạm môi trường được quy định trong Bộ Luật hình sự,
/>
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật… Qua thực tiễn tìm hiểu trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, công tác quản lý chất thải nguy hại còn yếu, có dấu hiệu “lách luật”
để cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, thẩm định, phê duyệt báo cáo không
đúng thẩm quyền.
Thứ ba, do tội phạm về môi trường ngày càng được thực hiện tinh vi, khó phát
hiện. Các hành vi vi phạm môi trường muốn xác định mức độ vi phạm phải thông qua
những biện pháp khoa học kỹ thuật, phương tiện hiện đại, nên không dễ xác định. Để
khởi tố có hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng cần phải xác định được mức độ
tổn hại đến môi trường, nhưng để xác định mức độ tổn hại lại không đơn giản…Bởi
không phải ở địa phương xả ra hành vi vi phạm cũng có đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật
xác định.
Thứ tư, do quy định cấu thành tội phạm của các tội phạm môi trường, đặc biệt là

mặt khách quan của tội phạm. Theo quy định của BLHS hiện hành quy định tội phạm
môi trường với đa số là cấu thành tội phạm vật chất (như: tội gây ô nhiễm môi trường
(Điều 182), tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a), tội vi
phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b), tội đưa chất thải vào
lãnh thổ Việt Nam (Điều 185), tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên (Điều 191), quy định tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều
191a)), nghĩa là hành vi phạm tội đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra. Điều này khiến nảy
sinh một số vướng mắc trong áp dụng bởi:
+ Hành vi được thực hiện nhưng hậu quả xảy ra ở thời gian sau đó rất xa khiến thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó không còn;
+ Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra là
vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật cao, không phải địa phương nào
cũng có khả năng thực hiện.
Có thể nói, việc các tội phạm môi trường trong đó có tội “vi phạm quy định về quản
lý chất thải nguy hại” mà BLHS hiện hành quy định được xây dựng đa số là cấu thành
tội phạm vật chất với dấu hiệu hậu quả chung chung, không có căn cứ rõ ràng để xác
định đã khiến người áp dụng rất hoang mang giữa ranh giới bỏ lọt tội phạm và làm oan
người vô tội. Trong điều kiện ấy, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm
2009 ra đời càng khiến các cơ quan tiến hành tố tụng thà bỏ lọt tội phạm để tránh rắc
rối. Điều này vô hình chung làm cho quy định về tội phạm môi trường vốn khá đầy đủ
trong BLHS không được áp dụng hiệu quả trên thực tế15.

15 Xem thêm TS. Phạm Văn Beo, Mười một tội phạm môi trường được quy định trong Bộ Luật hình sự,
/>
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang



Thứ năm, nhìn chung trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật môi
trường cũng như các chế tài đối với tội phạm môi trường còn quá nhẹ so với mức độ
và hậu quả của hành vi để lại. Điển hình cho vấn đề này là của Công ty Vedan. Theo
ước tính, Vedan có thể xả nước thải ra sông Thị Vải tới 5.000m 3/ngày. Và việc xả thải
vô tội vạ này đã diễn ra từ năm 1994, khi Vedan mới bắt đầu hoạt động. Sau nhiều lần
thanh kiểm tra, thương thảo, dư luận tốn không ít thời gian, công sức cho vụ việc này,
cuối cùng Vedan mới chịu phạt hơn 200 triệu đồng và bị truy thu trên 120 tỷ phí bảo
vệ môi trường - một kết thúc mà nhiều người đã dự báo trước. Hành vi nguy hiểm thì
đã rõ nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở xử lý hành chính. Theo Cục Cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường, mỗi năm toàn lực lượng phát hiện khoảng 5-6 ngàn vụ
vi phạm pháp luật về môi trường, tuy nhiên việc xử lý hình sự chỉ dừng lại ở con số
hơn trăm, thậm chí có năm chỉ là hàng chục16.
2.2. Dấu hiệu pháp lý và hình phạt đối với tội quảng cáo gian dối
2.2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm về quản lý chất thải nguy hại
 Khách thể: Tội phạm này xâm phạm tình trạng bình thường của môi trường
không khí, nước, đất làm cho không khí, nước, đất không còn trong sạch, ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe nhân loại. Đối tượng tác động của tội phạm này
là không khí, nước, đất17.
 Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy
định về quản lý chất thải nguy hại làm cho môi trường, không khí, nước, đất bị ô
nhiễm. Hành vi sẽ cấu thành tội phạm khi hành vi vi phạm dẫn đến ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Việc xác định các chất thải
nguy hại căn cứ vào danh mục các chất thải nguy hại do nhà nước ban hành.
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý có thể là không làm hoặc làm không
đúng các quy định của nhà nước về quản lý các chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi
trường như quản lý không đúng điều kiện, tiêu chuẩn quy định, không xử lý chất thải
độc hại theo quy định, mua bán, tiêu hủy các chất thải nguy hại trái quy định của nhà
nước. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này khi gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Theo đó, hậu quả nghiêm trọng ở
đây có thể là hủy hoại thảm thực vật, động vật, gây bệnh tật, gây chết người, thiệt hại


16

Bình

An,

Thi

hành

Bộ

Luật

hình

sự:

Bất

lực

với

tội

phạm

môi


trường?,

/>
17 Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2010, trang 326327.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội…phải khó khăn, tốn kém để khắc
phục.
 Chủ thể của tội phạm: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi do luật hình sự quy định, ngoài ra phải là người có trách nhiệm trong việc quản lý
các chất thải nguy hại18.
 Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy
hại được thể hiện dưới hình thức lỗi vô ý. Người phạm tội không cố ý nhưng trong quá
trình quản lý đã không tuân thủ đúng các quy định về quản lý chất thải độc hại dẫn đến
môi trường bị ô nhiễm19.
2.3.2. Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Theo quy định tại Điều 182a Bộ luật Hình sự năm sửa đổi, bổ sung năm 2009 các
khung hình phạt của “Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” được chia
thành ba khung như sau20:
- Khung 1: Gây ô nhiễm không khí, nước, đất không có tình tiết định khung tăng
nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

- Khung 2: Gây ô nhiễm không khí, đất, nước, đất có thể bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười năm
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, theo quy định trên thì tuỳ từng trường hợp phạm tội, căn cứ vào mức
độ lỗi, hậu quả tội phạm sẽ có các chế tài xử phạt thích hợp.

18 Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2010, trang 326327.
19 Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2010, trang 326327
20 Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2010, trang 326327.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


Chương 3
THỰC TRẠNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

3.1. Tổng quan về tình hình tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Luật bảo vệ môi trường ra đời năm 2014 thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 góp phần quan trọng trong việc quản lý CTNH. Công tác quản lý CTNH dần đi
vào nề nếp, các vụ vi phạm về quản lý CTNH trong thời gian qua giảm cả về số lượng
và quy mô do sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên và
Môi trường (Tổng cục Môi trường) và Bộ Công an (Tổng cục V, Cục Cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường). Nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, doanh
nghiệp và của người dân về CTNH cũng ngày một tăng lên. Qua việc tìm hiểu thực tế
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, việc quản lý, thu gom CTNH còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc cần khắc phục như:
3.1.1. Về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
TPHCM có số lượng cơ sở công nghiệp lớn nhất Việt Nam (từ 10.000 đến
12.000). Theo thống kê của các chương trình khảo sát hàng năm, ước tính mỗi ngày
TPHCM phát sinh khoảng 350 - 500 tấn chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp và
9 - 12 tấn chất thải nguy hại y tế. Với tốc độ tăng trưởng chất thải hàng năm từ 10%12%, dự báo đến năm 2015 khối lượng chất thải nguy hại công nghiệp dự báo khoảng
400.000 tấn/năm.21

21
Minh
Hải,
Quản

chất
thải
/>
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

nguy

hại-gian


nan

tìm

giải

pháp,

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


Hiện nay, TPHCM vẫn chấp thuận cho các nhà máy xử lý, tiêu hủy chất thải
nguy hại tiếp tục hoạt động bên ngoài. Chính vì lý do này TPHCM gặp khó khăn trong
việc quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, TPHCM cũng chưa có bãi chôn lấp an toàn chất thải nguy hại có quy
mô hiện đại, áp dụng cho chủ nguồn thải, chỉ xử lý ở một số nhà máy đốt chất thải
nguy hại của tư nhân quy mô nhỏ, công suất thấp. Không những thế, hệ thống thông
tin chưa được liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó gây khó khăn
trong việc theo dõi và cập nhật thông tin về quá trình hoạt động của các cơ sở… dẫn
đến việc quản lý kiểm soát chất thải nguy hại còn nhiều bất cập. Hầu hết rác thải
không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được vận chuyển đến bãi
chôn lấp. Trong khi, đa phần các bãi chôn lấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
không hợp vệ sinh, không có lớp cách nước chung thấm ở dưới đáy và thành ô chôn
lấp, không có hệ thống thu gom và kiểm soát nước rác, không có hệ thống thu gom
khí, không có lớp đất phủ bề mặt và không có hàng rào xung quanh.
Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường được làm
vào ban đêm để tránh ánh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông. Đa số công
nhân thu gom rác là nữ lại phải làm việc một mình vào đêm khuya, nhiều con đường
không có đèn điện đường hoặc đèn bị hỏng rất không án toàn về mặt an ninh xã hội.

Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh, …
chủ yếu cho những người bới rác thực hiện, tỷ lệ này vào khoảng 13%-20%. Tỷ lệ thu
hồi các chất kể từ nguồn phát sinh đến bãi chon lấp tương đối cao. Tuy nhiên, các hoạt
động thu gom hoàn toàn do tự phát và không có tổ chức, quản lý.
Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ở các bãi lộ thiên, không
có sự kiểm soát môi trường chặt chẽ. Nhìn chung, các cơ quan chức năng mới chỉ quan
tâm đến khâu thiết kế và xây dựng chứ chưa chú ý đến vận hành và quản lý. Do vậy,
khối lượng nước rác chưa được giảm thiểu và hoạt động của các hệ thống xử lý nước
rác chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01/2014, Cục Cảnh sát phòng, chống
tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an (C49) đã ra thông báo danh sách các tổ
chức cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường bị C49 ra quyết định xử phạt với tổng
số 27 trường hợp vi phạm đa phần là xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đơn cử
là các doanh nghiệp: Xưởng giặt thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đức
Duy; Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật; Công ty TNHH Nam Long;
Công ty cổ phần Hưng Lợi; Chi nhánh Công ty cổ phần Sơn Lâm; Công ty TNHH
High Poin Furniture Global Việt Nam; Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


Mỹ; Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy
sản Thanh Hóa; Công ty TNHH Thanh Bình…22
3.2.2. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã
được các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ quan tâm thực hiện và
đi vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn gặp những bất cập, khó khăn trong việc xử lý chất thải

nguy hại do trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Do
phải thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại ở tỉnh khác đến vận chuyển và xử lý nên chi phí
xử lý cao, trong khi đó chất thải nguy hại ở từng cơ sở với số lượng không nhiều. Vì vậy,
cơ sở không xử lý chất thải nguy hại kịp thời, đảm bảo theo thời gian quy định.
Việc quản lý chất thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tiễn. Vì vậy, nguy cơ ô
nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị
trong cả nước.
3.2.3. Các vấn đề khác
Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh gặp nhiều
khó khăn về quỹ đất, vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các vùng
dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải,… Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất
thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mực cho
yêu cầu của công tác quản lý chất thải.
Ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử lý chất thải còn ở mức rất thấp.
Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải công nghiệp
nguy hại. Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt
được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm. Một số cơ sở công nghiệp có
nhiều chất thải nguy hại đang phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại chờ xử lý. Phần
lớn các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở sản xuất kinh
doanh thuốc chữa bệnh chưa được thiêu đốt tại các lò đốt đạt yêu cầu vệ sinh môi
trường mà còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh hoạt.
Còn thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý chất thải gây hại. Các phương
tiện chuyên dụng như xe vận tải chuyên thu gom chất thải y tế từ các bệnh viện đến
nơi xử lý, nhà lạnh lưu giữ chất thải tại bệnh viện trước khi mang đi xử lý rất đắt tiền
nên không có đủ vốn đầu tư. Mặc dù hiện nay Chính phủ đã ban hành quy chế quản lý
chất thải nguy hại nhưng còn thiếu tiêu chuẩn thải đối với các CTNH, thiếu quy trình
công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý CTNH.
22 Phương Anh, Xử lý vi phạm về môi trường – Luật chưa đủ mạnh, Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hồ
Chí Minh: />%C3%B4ng+tin+t%C3%B4%CC%89ng+h%C6%A1%CC%A3p+trong+li%CC%83nh+v%C6%B0%CC

%A3c+m%C3%B4i+tr%C6%B0%C6%A1%CC%80ng&ItemID=4022&Mode=1

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


3.2.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất thải nguy hại
 Những thuận lợi trong công tác quản lý chất thải nguy hại
Công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt
được một số kết quả khả quan như: xử lý được một số trường hợp vi phạm, ban hành
các kế hoạch, chính sách nhằm quản lý, giám sát việc bảo vệ môi trường,… Tiêu biểu
như, việc xử phạt hai đơn vị vị phạm về môi trường là Công ty TNHH Vận tải tốc
hành Kumho – Samco (trụ sở chính đặt tại số 292 QL 13, phường 26, quận Bình
Thạnh) do ông Lee Ge Young làm tổng giám đốc, vi phạm “Không đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định”. Ngoài số tiền phải đóng phạt 55 triệu
đồng, UBND TP buộc công ty này phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo
quy định. Quyết định cũng nói rõ: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định xử phạt, nếu công ty cố tình không chấp hành quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế
thi hành.
Tại một quyết định khác, UBND thành phố Hồ Chí Minh phạt 40 triệu đồng đối
với Công ty TNHH Chang Yang Việt Nam (địa chỉ D10/89Q, QL 1A, phường Tân
Tạo, quận Bình Tân) do ông Lin Tzu Hsun làm tổng giám đốc vì đã vi phạm “Không
đăng ký chủ nguồn thải chất nguy hại”. Công ty Chang Yang Việt Nam sản xuất và
gia công các loại miếng lót, miếng nhựa trang trí, phụ liệu mặt ngoài dùng làm nguyên
liệu cho giày.

 Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải nguy hại
Việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại gặp nhiều khó khăn như thiếu kinh phí

đầu tư xây dựng, vận hành, tổ chức quản lý cơ sở xử lý chất thải; thiếu phương tiện,
dụng cụ chuyên dụng cho việc thu gom và xử lý chất thải; … Chính phủ đã ban hành
Quy chế quản lý chất thải nguy hại nhưng còn thiếu khá nhiều các tiêu chuẩn thải đối
với các chất thải nguy hại, thiếu quy trình công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý.
Bên cạnh đó, thiếu hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy về quản lý chất thải nguy
hại, thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và các bộ, ngành trong việc
quản lý chất thải nguy hại. Chưa có các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp
để xử lý các chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp.
3.2. Một số kiến nghị nhằm phòng, chống có hiệu quả tội vi phạm các quy định
về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Để tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại đạt hiệu quả, việc sớm hoàn
thiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng,
đơn giản hóa các thủ tục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động quản lý
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


chất thải nguy hại, đồng thời mạnh tay xử lý các vi phạm… là những biện pháp cần
phải thực hiện ngay. Cụ thể:
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật
Hoạt động quản lý chất thải nếu được thực hiện đồng bộ và hiệu quả sẽ là chìa
khoá để tháo gỡ thách thức do môi trường đang đặt ra với nhân loại. Do đó, cần phải
có những quy định pháp luật hoàn thiện để kiểm soát quá trình quản lý CTNH nói
riêng và qua đó thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường. Nhất là, nên quy định cấu
thành tội phạm tội “vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” là cấu thành hình
thức, đồng thời quy định tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm là dấu hiệu định tội đối với những trường hợp có
hành vi vi phạm dưới mức định lượng tối thiểu của điều luật. Ngoài ra, cũng quy định

“tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” với nội dung yêu cầu trọng lượng
chất thải tối thiểu có chứa thành phần nguy hại đặc biệt hoặc nguy hại khác so với
ngưỡng chất thải nguy hại. Song song đó, có thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ
thể các trường hợp hậu quả tương tự như Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNNPTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/3/2007) hướng dẫn
thế nào là “hậu quả nghiêm trọng” theo các quy định của BLHS hiện hành. Từ đó, với
hướng dẫn này sẽ làm cho các hậu quả đối với nhiều đối tượng phạm tội mà việc cụ
thể hóa trong điều luật sẽ rất rườm rà, phức tạp23.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng
trong việc thực hiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nội dung của pháp luật quản lý CTNH
nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của loại chất thải này đối
với môi trường và đời sống cộng đồng. Đặc biệt, đối với người dân sống xung quanh
vùng quy hoạch các công trình xử lý chất thải. Để đạt được điều đó cần sử dụng triệt
để các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình, băng rôn, khẩu hiệu,
… để đưa các thông tin về CTNH vào đời sống của quần chúng. Ngoài ra cần đẩy
mạnh việc tổ chức các cuộc hội thảo với đề tài CTNH trong phạm vi từng đơn vị sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ như:
+ Xây dựng các chuyên mục, phóng sự, phim tài liệu, bài viết,… trên các phương
tiện thông tin đại chúng giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ quy định của pháp luật về
môi trường; kịp thời tuyên dương, khen ngợi các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công
23 Xem thêm TS. Phạm Văn Beo, Mười một tội phạm môi trường được quy định trong Bộ Luật hình sự,
/>
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang



tác bảo vệ môi trường; thường xuyên nắm bắt và chuyển các kiến nghị của bạn đọc,
xem truyền hình, nghe đài đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết và trả lời
theo quy định của pháp luật. Xây dựng kịch bản tuyên truyền về bảo vệ môi trường,
hướng dẫn cách thức phân loại CTNH tại nguồn, việc thu gom, xử lý, tái chế, tái sử
dụng CTNH với nội dung và hình thức gần gũi, dễ hiểu và thiết thực đối với nhân dân.
+ Lồng ghép tuyên truyền nội dung quản lý CTNH trong các ngày lễ về môi
trường (Ngày môi trường Thế giới 5/6; Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn); Treo
các khẩu hiệu, pano tuyên truyền về CTNH tại các tuyến đường phố chính, khu tập
trung đông dân cư trên địa bàn thành phố và trung tâm huyện. Đối với các thôn, bản
nằm xa trung tâm, thực hiện lồng ghép việc tuyên truyền đến người dân trong các buổi
sinh hoạt, họp thôn bản.
+ Nhân rộng các mô hình làm tốt công tác bảo vệ môi trường, thu gom xử lý, tái
sử dụng, tái chế CTNH; Công khai các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không chấp
hành các quy định về quản lý CTNH.
Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm
minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải
nguy hại; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và phạm vi nước Việt Nam nói riêng.
Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất thải nguy hại; quản lý các hồ sơ, báo cáo, hợp
đồng, chứng từ của chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong phạm vi địa phương
mình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; Tổ chức
các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với việc vận hành nhà máy xử lý nước thải tập
trung. Kiểm tra việc xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống thu gom nước thải và nhà
máy xử lý nước thải tập trung đối với các cụm công nghiệp đã có đơn vị kinh doanh hạ
tầng.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường,
Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền
phân cấp. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố làm tốt công tác thẩm định và xác

nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các dự án
đầu tư đặc biệt chú trọng công tác quản lý CTNH; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các
nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch Bảo vệ môi trường, Đề
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và xác nhận. Theo dõi, giám sát, đánh giá
tình hình ô nhiễm môi trường do CTNH trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương cần tăng cường công tác kiểm tra về tiến độ đầu tư của các chủ
dự án đầu tư cụm công nghiệp; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Uỷ ban nhân dân các quận - huyện thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với
các doanh nghiệp hoạt động tại các cụm công nghiệp. Còn lực lượng công an thành
phố chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường công
tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường trên địa bàn thành phố.
Thứ ba, các cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải nguy hại (gọi tắt là chủ nguồn thải CTNH) thực hiện tốt các yêu cầu
sau:
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt; tích cực áp
dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại.
+ Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ CTNH, đánh ô, mã số
và thực hiện phân loại triệt để CTNH tại nguồn, bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất
thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
+ Thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH; trường hợp không tự tái sử dụng, tái
chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, Chủ nguồn
thải CTNH phải ký hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có

giấy phép phù hợp; lập báo cáo công tác quản lý CTNH định kỳ theo quy định.
+ Tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép và
mã số quản lý CTNH mới được tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH.
+ Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự xử lý, đồng xử lý hoặc tái chế,
tái sử dụng CTNH đối với dự án do tổ chức, cá nhân quản lý.
Thứ tư, cần có sự phối hợp giữa các ngành liên quan tham mưu về các chính
sách ưu tiên, xã hội hóa để thu hút tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, xử lý
chất thải rắn nói chung và CTNH phát sinh trong hoạt động sản xuất, nông nghiệp,
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


KẾT LUẬN
Chất thải nguy hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và môi
trường sống xung quanh. Qua thực tiễn tìm hiểu tại thành phố Hồ Chí Minh, tình hình
tội vi phạm về quản lý chất thải nguy hại đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như
phát hiện và xử lý được một số vụ việc vi phạm điển hình, có các chính sách nhằm hạn
chế tội phạm, bảo vệ môi trường,…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng tội phạm vi phạm quy
định về quản lý chất thải gây hại ngày càng ra tăng với quy mô, mức độ phạm tội tinh
vi, sai phạm từ chính cá nhân, tổ chức phạm tội đến cơ quan nhà nước trong việc thi
hành pháp luật. Quá trình tổ chức thực thi pháp luật trên thực tế của các cơ quan chức
năng có thẩm quyền chưa phát huy hiệu quả, nhiều trường hợp vi phạm quy định của
pháp luật nhưng chưa được xử lý nghiêm, vẫn để tình trạng doanh nghiệp lách luật,
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T


SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang


không có các cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo đúng yêu cầu, người lao động tham
gia vào quá trình vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải nguy hại còn thiếu các dụng cụ
lao động thiết yếu,…
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về tình hình tội vi phạm về quản lý chất thải
nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bài tiểu luận đã đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật, đảm bảo thực thi việc quản lý CTNH đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu, bài tiểu luận không thể
tránh khỏi những thiếu xót, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa.

MỤC LỤC

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
T

SVTH: Phạm Thị Tuyết Giang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×