Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.86 KB, 14 trang )

Lý thuyết về nền kinh tế hỗn
hợp của P.A.Samuelson


Định nghĩa và hoàn cảnh ra đời


Từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, P.A.Samuelson đã đề ra lý thuyết “nền kinh tế hỗn hợp” dựa
trên học thuyết của J.M.Keynes về vai trò tự điều chỉnh của nền kinh tế và học thuyết của trường
phái Tân cổ điển



Định nghĩa: "Nền kinh tế hỗn hợp" là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà
nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.


Nội dung của lý thuyết về nền kinh tế hỗn
hợp

Cơ chế thị

Sự điều tiết

Nền kinh tế

trường

của chính phủ

hỗn hợp




Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình)



Là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó người tiêu dùng và nhà sản xuất tác động lẫn nhau để xác định 3
vấn đề: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Đặc trưng của cơ chế thị trường:
Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế
Là cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp
thông qua hệ thống giá cả thị trường

o
o


Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình)


Đặc trưng của cơ chế thị trường
Là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau, giải quyết
những vấn đề sản xuất và phân phối
Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người.
Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.

o
o



Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình)


Thị trường: Là cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản
lượng hàng hóa hay dịch vụ.




Thị trường bao gồm các yếu tố: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa.
Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng, giá là quả cân trong cơ chế
thị trường là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị.


Quan hệ cung – cầu



 Là khái quát của hai lực lượng cơ bản người bán và người mua ở trên thị trường. Sự
biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu



thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của
kĩ thuật



Động lực của cơ chế thị trường là lợi nhuận (Chi phối hoạt động của người sản xuất
kinh doanh).




Môi trường của cơ chế thị trường là cạnh tranh.


Cơ chế thị trường ( bàn tay vô hình)
Điểm yếu:
Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những khuyết tật nhất định, nhiều vấn
đề thị trường không giải quyết nổi (độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất
bình đẳng). Do đó theo Samuelson cần có sự can thiệp của chính phủ (Nhà nước) để khắc phục các khuyết tật.


Chính phủ trong nền kinh tế thị trường (bàn tay hữu hình)



Thiết lập khuôn khổ pháp luật:

o
o

Đề ra các quy tắc mà doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả chính phủ cũng phải tuân theo
Bao gồm: các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh,…
=> Những khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc đến các ứng xử kinh tế của con người


Chính phủ trong nền kinh tế thị trường (bàn tay hữu hình)




Sửa chữa, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường

o
o
o

Can thiệp hạn chế độc quyền
Can thiệp vào các tác động bên ngoài ( ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi…)
Đảm nhiệm việc sản xuất các hàng hóa công cộng (quốc phòng, an ninh…)


Chính phủ trong nền kinh tế thị trường (bàn tay hữu hình)



Đảm bảo sự công bằng

o
o
o
o

Cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến sự phân hóa và bất bình đẳng (Về thu nhập, sự bất công,...)
Thuế lũy tiến (thu nhập), người có thu nhập cao (giàu) thuế lớn hơn người có thu nhập thấp (nghèo).
Hỗ trợ thu nhập (trợ cấp người cao tuổi, tàn tật, thất nghiệp,...)
Trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp


Chính phủ trong nền kinh tế thị trường (bàn tay

hữu hình)



Ổn định kinh tế vĩ mô

o
o
o

Thông qua thuế: điều tiết tiêu dùng, đầu tư của tư nhân khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Chi tiêu chính phủ
Các quy định, kiểm soát


Chính phủ trong nền kinh tế thị trường (bàn tay
hữu hình)
Điểm yếu:
Sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chon đúng, sự tài
trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả, sự ảnh hưởng của chủ quan… dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai
lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường. Vì vậy theo
Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn "trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh"


Kết luận

Phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả "hai bàn tay":

o

o

Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực.
Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.



×