Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.36 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC KÌ II
I.Ngành ĐVCXS
Câu 1: Kể tên đại diện của các động vật mà êm đã học trong ngành ĐVCXS??
Lớp cá: Cá chép
Lớp lưỡng cư: Ếch đồng
Lớp bò sát: Thằn lằn bóng đuôi dài
Lớp chim: Chim bồ câu
Lớp Thú (Lớp có vú): Thỏ

Câu 2: Đặc điểm chung của các lớp trong ngành
ĐVCXS.
.................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.....................
Câu 3: Giải thích quá trình sinh sản và đời sống của ếch.
-Quá trình sinh sản: Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực
“kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng
tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên
được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước,
trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn
nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay
- Thân hình thoi.
- Chi trớc biến thành cánh
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau.


- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
- Cổ dài khớp đầu với thân.

#By: Pun’s Ckó’ss


Câu 5: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá voi thích nghi vơi đời sống ở nước.
- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt
với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- Chi trước biến đối thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động
vật có xương sống ở cạn, xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay rất dài, chi
sau tiêu giảm.

Câu 6: So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn.
- Khỉ:
+ Cấu tạo: Có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài.
+Lối sống: Sống theo đàn
-Vượn:
+ Cấu tạo: Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi
+ Lối sống: Sống đơn độc
-Khỉ hình người:
+Cấu tạo: không có chai mông, túi má và đuôi
+ Lối sống: sống theo đàn hoặc đơn độc tùy loài

Câu 7: Giải thích tại sao lớp thú lại được coi là động vật tiến hóa nhất
Lớp thú được coi là lớp động vật tiến hóa nhất vì:
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Có bộ lông mao bao phủ cơ thể .

+ Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm .
+Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.
+Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
+Thú là động vật hằng nhiệt.

II. Sự tiến hóa của động vật
Câu 8: Phân biệt hình thức sinh sản ở động vật. Cho ví dụ
-Gồm 2 hình thức chính:
Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào
sinh dục cái
Vd:
+Phân đôi: trùng roi,...
+Mọc chồi: Thủy tức,...
Sinh sản hữu tính: Là hình thức sinh sản có sự ghép đôi giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh
dục cái
Vd: sán lá gan, giun đất, thỏ, chim,...

#By: Pun’s Ckó’ss


Câu 9: Giải thích được sự tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính ở động
vật. Cho VD
-Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
-Từ đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng rồi đến đẻ con
-Phôi phát triển có biến thái, đến phát triển trực tiếp không nhau thai đến phát triển trực tiếp có
nhau thai.
-Con non không được nuôi dưỡng đến con được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích nghi
với cuộc sống.

Câu 10: Xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các động vật

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
III. Động vật và đời sống của con người
Câu 11: Nêu vai trò của động vật đối với đời sống con người.
-Vai trò của động vật đối với đời sống con người:
+ Cung cấp thực phẩm
+ Cung cấp dược phẩm
+ Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và nông nghiệp
+ Có giá trị văn hóa, kinh tế

Câu 12: Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ
Các biện pháp đấu tranh sinh học
-Sử dụng thiên địch:
+Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
+Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại
-Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
-Gây vô sinh diệt động vật gây hại

#By: Pun’s Ckó’ss


Câu 13: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
+Có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật
+Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường

+Nâng cao, rèn luyện ý thức của bản thân về tầm quan trọng của rừng và bảo vệ môi trường,..
+Tuyên truyền cho mọi người về kiến thức và tầm quan trọng của rừng
+Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
+Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để trao đổi, xử lý tương trợ tư pháp về
điều tra hình sự đối với các tội phạm mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật trái phép và kiểm soát
chặt chẽ việc nhập khẩu các sinh vật ngoại lai vào nước ta

#By: Pun’s Ckó’ss



×