Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị trấn nông trường mộc châu, huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.56 KB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tài nguyên và
Môi Trường Hà Nội tôi đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình của các thầy cô
giáo, bản thân cũng không ngừng trau dồi kiến thức. Để hoàn thành chương
trình đào tạo tại Trường cũng như để đánh giá kết quả học tập và khả năng kết
hợp giữa lí thuyết và thực tế sản xuất. Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và giáo viên hướng dẫn tôi
đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị trấn
nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi
còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Bùi Nguyễn Thu Hà cùng với sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai để tôi hoàn thành Báo
cáo thực tập tốt nghiệp
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Bùi Nguyễn Thu
Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua, cùng
các Thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, các cán bộ, nhân dân TTNT Mộc
Châu đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn
nhiều hạn chế nên bài báo cáo của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu từ thầy cô
và các bạn sinh viên khác để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 7 tháng 3 năm 2016
Sinh viên

Trần Quang Hoàng
I


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................I


MỤC LỤC.............................................................................................................II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................V
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................3
* Khái niệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................................4
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....16
* Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp...................................................................16
* Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................16
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................18
* Vị trí địa lý.........................................................................................................18
.............................................................................................................................18
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí TTNT Mộc Châu.................................................................18
* Địa hình, địa mạo...............................................................................................19
* Đặc điểm khí hậu, thời tiết.................................................................................19
* Thủy văn...........................................................................................................19
* Tài nguyên đất...................................................................................................20
* Tài nguyên rừng.................................................................................................20
* Tài nguyên khoáng sản......................................................................................21
* Dân số và lao động............................................................................................21
* Giao thông........................................................................................................21
* Giáo dục và đào tạo...........................................................................................22
* Y tế...................................................................................................................22
Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất của TTNT năm 2015...............................................24
Bảng 3.2: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015.......26
Bảng 3.3: Các loại hình sử dụng đất chính của TTNT năm 2015............................29
*Đặc điểm của từng loại hình sử dụng đất:............................................................29
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ....................................................................................35
II



TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................38
Phụ lục 03: Hệ thống cây trồng vụ mùa TTNT Mộc Châu năm 2015.....................41
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu)........................................................................42
Phụ lục 04: Hệ thống cây trồng vụ đông xuân........................................................42
TTNT Mộc Châu năm 2015..................................................................................42
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu)........................................................................43
Phụ lục 05: Hệ thống cây trồng lâu năm TTNT Mộc Châu năm 2015.....................44
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu)........................................................................44
Phụ lục 06: Tình hình chăn nuôi gia súc tại TTNT Mộc châu năm 2015.................45

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

TTNT

Thị trấn nông trường

UBND

Ủy ban nhân dân

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp Quốc

SDĐ


Sử dụng đất

NLKH

Nông lâm kết hợp

CTCT

Công thức cây trồng

ĐVDT

Đơn vị diện tích

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng
III


ĐVT


Đơn vị tính

HGĐ

Hộ gia đình

KT-XH

Kinh tế- xã hội

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất



Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất

BVTV

Bảo vệ thực vật

IV


DANH MỤC CÁC BẢNG

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................I
MỤC LỤC.............................................................................................................II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................V
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................3
* Khái niệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................................4
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....16
* Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp...................................................................16
* Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................16
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................18
* Vị trí địa lý.........................................................................................................18
.............................................................................................................................18
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí TTNT Mộc Châu.................................................................18
* Địa hình, địa mạo...............................................................................................19
* Đặc điểm khí hậu, thời tiết.................................................................................19
* Thủy văn...........................................................................................................19
* Tài nguyên đất...................................................................................................20
* Tài nguyên rừng.................................................................................................20
* Tài nguyên khoáng sản......................................................................................21
* Dân số và lao động............................................................................................21
* Giao thông........................................................................................................21
* Giáo dục và đào tạo...........................................................................................22
* Y tế...................................................................................................................22
Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất của TTNT năm 2015...............................................24
Bảng 3.2: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015.......26
Bảng 3.3: Các loại hình sử dụng đất chính của TTNT năm 2015............................29
*Đặc điểm của từng loại hình sử dụng đất:............................................................29
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ....................................................................................35
V



TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................38
Phụ lục 03: Hệ thống cây trồng vụ mùa TTNT Mộc Châu năm 2015.....................41
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu)........................................................................42
Phụ lục 04: Hệ thống cây trồng vụ đông xuân........................................................42
TTNT Mộc Châu năm 2015..................................................................................42
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu)........................................................................43
Phụ lục 05: Hệ thống cây trồng lâu năm TTNT Mộc Châu năm 2015.....................44
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu)........................................................................44
Phụ lục 06: Tình hình chăn nuôi gia súc tại TTNT Mộc châu năm 2015.................45

VI


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nền tảng để con người
định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao
động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đặc biệt là đối với
ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến
hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản
xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu
quả và bền vững đag trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia nhằm duy trì
sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa măn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy, đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về
diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên
nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử dụng. Do vậy, việc

đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng
đất phù hợp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn
đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối
với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam thì việc nghiên cứu,
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết.
Thị trấn nông trường Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều tạo nên những vùng đất màu
mỡ, phì nhiêu và hệ thống tưới tiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong
những năm qua Thị trấn đã tổ chức nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất như giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân, xây dựng
hoàn thiện các hệ thống giao thông, thủy lợi; chuyển đổi cơ cấu cây trông, áp
dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật
đến với người dân. Tuy nhiên cơ cấu chuyển đổi cây trồng và áp dụng các biện
1


pháp kỹ thuật vào sản xuất còn chậm việc đầu tư thâm canh của các hộ nông dân
trong Thị trấn còn chưa đồng đều.
Nhờ tập trung phát huy tiềm năng, phát triển các nguồn lực tại chỗ nên kinh
tế nông nghiệp của thị trấn đã có bước chuyển biến tích cực. Do đó, cần đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn nhằm tìm ra những hạn chế
trong sản xuất nông nghiệp hiện nay để có những giải pháp sử dụng đất hợp lý
đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo vệ môi trường đất và sinh thái để
khai thác sử dụng đất lâu bền.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất của điểm nghiên cứu
tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị trấn
nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.

2



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên
cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả diện tích đất lâm nghiệp
và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia đóng vai trò quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là tiền đề cho mọi quá trình sản
xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác
nhau. Các Mác đã nhấn mạnh:“Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng
cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập
thể”. Trong nông nghiệp, đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều
kiện vật chât đồng thời vừa là đối tượng lao động (chịu tác động trong quá trình
sản xuất như cày, bừa, xới..) vừa là công cụ lao động ( sử dụng để trồng trọt,
chăn nuôi..)
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
biệt không thể thay thế với những đặc điểm:
- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu vì nó vừa là đối tượng lao
động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi nó
là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật
nuôi để tạo ra sản phẩm.
- Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế bởi đất đai là sản phẩm của
tự nhiên nếu biết sử dụng hợp lí sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên.
Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng dất phải đứng trên quan điểm bồi
dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.

Như vậy, đất đai là yếu tố rất quan trọng và tích cực trong quá trình sản
xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài
3


người sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu vật chất,
văn hóa, khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng
đất đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lí có hiệu quả là
một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững.
1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng
đất.
* Khái niệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả chính là kết quả cũng như yêu cầu công việc mang lại. Khi đánh
giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả
mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó.
Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay nó không
chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách,
các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những
người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất
hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những
nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên
3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nông nghiệp
a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp. Bởi các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để

sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên trên cơ
sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm
canh đúng.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo
N.Borlang - người được giải Noben về giải quyết lương thực cho các nước phát
4


triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ
thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ
phì của đất.
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi
dụng những yếu tố đầu vào trong kinh tế, thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá
với giá rẻ.
Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời
dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác.
- Yếu tố khí hậu:
+ Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng muốn sống, sinh trưởng và
phát triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng là ánh sáng, nhiệt độ,
không khí nước và dinh dưỡng. Trong đó, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và độ
ẩm không khí chính là các yếu tố khí hậu. Chính vì thế, khí hậu là một trong
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và sản lượng cây
trồng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về vĩ
độ địa lý và địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét
theo từng vùng. Miền bắc có nhiệt độ trung bình 22,2 - 23,5 0C, lượng mưa trung
bình từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm. Trong khi
đó, ở miền nam khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 27,50C, lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm.
+Khí hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại

cây trồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở
trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chuối, đậu côve, súp
lơ xanh... ở đồng bằng sông Hồng có thể trồng các loại rau vụ đông có nguồn
gốc ôn đới... thì ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng cây đặc sản như sầu
riêng, măng cụt... hay miền Đông Nam bộ có thể trồng chôm chôm, trái bơ, và
Tây Nguyên trồng cây công nghiệp lâu năm cao su, cà phê, điều là những cây
nhiệt đới điển hình.
5


+ Yếu tố khí hậu nhiều khi ảnh hưởng rõ nét đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ, nhiệt độ thấp vào vụ đông và thời kỳ đầu vụ xuân kèm theo ẩm ướt, mưa
phùn, thiếu ánh sáng làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng ưa
nắng, ưa nhiệt nhưng lại phù hợp cho cây trồng ưa lạnh có nguồn gốc ôn đới.
Trời âm u thiếu ánh sáng cũng là điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hại mùa
màng.
- Yếu tố đất trồng:
+ Cùng với khí hậu, đất tạo nên môi trường sống của cây trồng. Đất trồng
với các đặc tính như loại đất, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì, có vai trò
quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Đất giữ cây đứng vững trong không gian, cung cấp cho cây các yếu tố
sinh trưởng như nước, dinh dưỡng và không khí. Độ phì là một trong những yếu
tố quan trọng nhất của đất. Vị trí từng mảnh đất có ảnh hưởng đến quá trình hình
thành độ phì của đất. Độ phì nhiêu của đất liên quan trực tiếp đến năng suất cây
trồng. Do vậy, tuỳ theo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng
thích hợp trên từng loại đất mới cho năng suất, hiệu quả sử dụng đất cao.
- Yếu tố cây trồng
+ Trong sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng là yếu tố trung tâm. Con người

hưởng lợi trực tiếp từ những sản phẩm của cây trồng. Những sản phẩm này cung
cấp lương thực cho các nhu cầu thiết yếu cho con người và cho xuất khẩu.
+ Việc bố trí cây trồng và kiểu sử dụng đất hợp lý trên đất đem lại những
giá trị cao về mặt hiệu quả cho cả người sản xuất và môi trường đất. Ngược lại,
nếu cây trồng được bố trí bất hợp lý, sử dụng đất bừa bãi không những gây thất
thu cho người nông dân mà còn ảnh hưởng xấu đến đất.
+ Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của những tiến bộ khoa học, kỹ
thuật, các giống cây trồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh
trưởng ngắn xuất hiện ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển
6


gắn với việc tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống
cây trồng đã tạo cơ hội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá.
b. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội
- Yếu tố con người:
+Con người là nhân tố tác động trực tiếp tới đất và hưởng lợi từ đất. Khi
dân số còn thấp, trình độ và nhu cầu thấp, việc khai thác quỹ đất nông nghiệp
còn ở mức hạn chế, hiệu quả không cao nhưng sự bền vững trong sử dụng đất
nông nghiệp được đảm bảo. Ngược lại, ngày nay khi dân số tăng nhanh kéo theo
sự gia tăng các nhu cầu thì tài nguyên đất nông nghiệp bị khai thác nhiều, triệt
để hơn nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, quy luật sinh thái và tự
nhiên bị xâm phạm, tính bền vững tài nguyên đất kém hơn. Việc đảm bảo cân
bằng giữa sử dụng và bảo vệ đất trở thành vấn đề cấp thiết.
+ Đối với các hoạt động kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nói
riêng, dân số vừa là thị trường của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, vừa là nguồn
cung về lao động cho sản xuất. Các hoạt động kinh tế sẽ không thể phát triển
nếu không có thị trường tiêu thụ các sản phẩm do chúng tạo ra. Đặc biệt, đối với
một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá thì điều này lại càng trở nên quan trọng.
+ Chất lượng nguồn lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt

động sản xuất nông nghiệp. Nếu người nông dân có kinh nghiệm, kỹ thuật, có ý
thức trong sản xuất thì việc sử dụng đất nông nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao.
- Yếu tố kinh tế:
+ Đối với mỗi quốc gia, mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân có
ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sử dụng đất nông
nghiệp nói riêng và ngược lại. Nếu sử dụng đất có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Khi kinh tế phát triển là tiền đề cho quá trình sử dụng đất
đạt được hiệu quả cao hơn, thông qua việc đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ cao, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Cơ chế chính sách:
+ Do có tầm quan trọng đặc biệt nên nông nghiệp, nông thôn luôn giành
được những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong mỗi nền
7


kinh tế, người nông dân tiến hành sản xuất, kinh doanh ở những điều kiện khác
nhau, đặc biệt là các điều kiện về tự nhiên và kinh tế, gây ra bất bình đẳng về thu
nhập. Mặt khác, thị trường luôn hàm chứa các hoạt động cạnh tranh không lành
mạnh dẫn đến một số người giàu lên do có những việc làm bất chính. Vì vậy,
nhà nước cần can thiệp vào thị trường thông qua những chính sách có tính chất
trợ giúp và phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội. Các
chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, chính sách tín dụng nông thôn,
chính sách về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, khuyến nông... thực sự
đã giúp ích rất nhiều trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp của những người
nông dân.
+ Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá,
người nông dân thường chịu thiệt thòi do hạn chế về kiến thức thị trường, thông
tin thị trường, sức mua... hơn nữa các hiệu ứng tràn ra ngoài trong sản xuất nông
nghiệp cũng làm cho sản xuất không hiệu quả: việc sử dụng bừa bãi phân hoá học
thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ... có tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước

không khí và đất. Do vậy, việc Nhà nước can thiệp bằng các chính sách và pháp
luật thích hợp đã tạo điều kiện, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp và
đảm bảo tính bền vững của các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Cũng bằng các chính sách thích hợp, sử dụng đất nông nghiệp được
đảm bảo ổn định và lâu dài. Trong những năm qua, Chính phủ đã không ngừng
ban hành sửa đổi và bổ sung những chủ trương, chính sách về đất đai nhằm mục
đích thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Luật đất đai 2013
đã thể chế hoá và nới rộng quyền của người sử dụng đất. Đây là một chính sách
khuyến khích người nông dân đầu tư vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây
trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả. Mặc dù đất đai
thuộc sở hữu toàn dân nhưng pháp luật công nhận quyền sử dụng lâu dài đối với
đất. Người sử dụng đất không chỉ được quyền sử dụng lâu dài mà còn được
quyền thừa kế những đầu tư trên đất. Điều đó đã trở thành động lực quan trọng
trong phát triển nông nghiệp. Nó làm cho người nông dân yên tâm đầu tư trên
8


đất, sử dụng đất nông nghiệp một cách chủ động và hiệu quả, phát huy được lợi
thế so sánh của từng vùng, từng miền. Thực tế cho thấy, chính sách về đất đai
thông thoáng sẽ là cơ sở để hình thành các phương thức sản xuất mới như thâm
canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, đặc biệt là sử dụng để sản
xuất cây trồng có giá trị hàng hoá cao. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
nông nghiệp cũng là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác
đất một cách đầy đủ và hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm
canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
c. Nhóm yếu tố các biện pháp kỹ thuật canh tác:
+ Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để

hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện
sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ
thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật
tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá. Theo Frank Elli và Douglass C.North, ở các nước
phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón
tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là
ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông
nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa
thế kỷ 20, trong nông nghiệp nước ta các quy trình kỹ thuật đã đóng góp đến
30% năng suất kinh tế. Như vậy nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cải tiến kỹ thuật trước hết làm tăng
cung về hàng hoá nông sản, cũng tức là làm phát triển kinh tế. Áp dụng khoa học
(kiến thức), kỹ thuật (công cụ), công nghệ (kỹ năng) để tăng năng suất, hiệu quả
9


sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách bền
vững. Thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp như giống cây trồng vật nuôi mới, các quy trình kỹ thuật trong canh tác,
trong chế biến bảo quản… làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng
hiệu quả sử dụng nguồn lực như đất đai, lao động, vốn.
+ Lựa chọn các tác động khoa học kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách
sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật sẽ đạt được
mục tiêu đề ra.
1.2. Những nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt

Nam
1.2.1. Những nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Đất nông nghiệp là nhân tố rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không
giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào
cũng thừa nhận.
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km 2 trong đó đại
dương chiếm 361 triệu km2(71%) còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu
km2 (29%). Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là
3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông
nghiệp trên thế giới phân bố không đồng đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á
chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông
nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới đạt 1,5 tỷ
chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp
như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác.
Đất canh tác có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do khai thác thêm
những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lương
thực, thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày một tăng nhanh nên
bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm.
Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt, đây là một khu vực có dân số khá
đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp trong đó chỉ có Thái Lan có
10


diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất
trong số các quốc gia ASEAN.
Ở Thái Lan để sử dụng đất có hiệu quả nhà nước đã có những chủ trương
phát triển mô hình NLKH, kết quả đã thành công trong các nông trường trồng
ngô, dứa ở vùng Hang Khoai tạo ra các khu rừng hỗn giao gồm nhiều tầng thứ:
Rừng + cỏ, Rừng + cây họ đậu ở KhonKaen.

Ở Braxin, cây Syzyum aromeficum được trồng kết hợp với hồ tiêu đen,
trong những năm trở lại đây đã trồng trên 500ha có 50% diện tích đã cho thu
hoạch. Ở miền man Braxin có khoảng 3000 ha cây cao su trong đó 2000ha cao
su trồng kết hợp với ca cao theo phương thức bố trí 2 hàng ca cao có 2 hàng cao
su.
Ở Malaysia kết hợp chăn nuôi gà và cừu dưới tán rừng cao su và cây họ
đậu đã tăng thêm về thịt, tăng lượng phân bón và giảm công làm cỏ.
Ở Indonexia việc chọn đất để trồng cây lâm nghiệp đề do công ty Lâm
nghiệp nhà nước tổ chức. Nông dân được cán bộ của công ty hướng dẫn trồng
cây nông nghiệp, lâm nghiệp. Sau khi trồng cây lâm nghiệp 2 năm người dân
bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp họ toàn quyền sử dụng.
Trên đất dốc nhỏ hơn 220 được trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói
mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh. Trên
đất dốc 20-300 trồng cây lâu năm và cây ăn quả.
Quản lí đất bằng một số loại cây bản địa, trồng cải tạo đất bỏ hóa bằng
các loại cây rừng có giá trị kinh tế (cây phi lao, keo dậu, cọ Babassu, cây bồ đề )
là những cây rất phổ biến trên đất bỏ hóa ở miền nam Honduras và Trung Mỹ.
Quản lí đất bỏ hóa dựa vào cây bụi ở Philippin (cây Benet – Mimosa invisa),
một loại cây trinh nữ được đưa vào trồng trên đất bỏ hóa từ những năm 1960 để
làm cây cải tạo đất. Hệ thống quản lí đất bỏ hóa này có tác dụng cung cấp nguồn
phân xanh, che phủ đất để tái sinh độ phì nhiêu cho đất , tăng hiệu quả sản xuất
các loại cây lương thực ở chu kỳ sau . Cây cỏ lào, tre nứa sinh trưởng nhanh,
phủ đất nhanh nhờ đó mà thảm thực vật trên đất canh tác sau nương rẫy nhanh
11


chóng được phục hồi và đất dưới thảm tre nữa được coi là màu mỡ thích hợp
cho một chu kì canh tác mới.
Đối với hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT) thì hệ thống này nhằm sử
dụng đất dốc bền vững đã được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao

của Philippin tổng kết, hoàn thiện và phát triển. Đến nay có 4 mô hình tổng kết
kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc được tổ chức quốc tế công
nhận đó là:
- Mô hình SALT 1 (Sloping Agriculture Land Technology): Đây là mô
hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lương
thực. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp
+ 25% cây lưu niên ( nông nghiệp) + 50% cây công nghiệp hàng năm.
-

Mô hình SALT 2 ( Simple Agro- Livestock technology): Đây là mô

hình kinh tế nông súc kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% cho nông nghiệp + 20%
cây lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở chuồng trại.
- Mô hình SALT 3 ( Sustainable Agro- Forst Land Technology) : Kỹ
thuật canh tác nông lâm kết hợp bền vững. Cơ cấu sử dụng đất 40% đất nông
nghiệp + 60% đất lâm nghiệp. Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực
và vốn cũng như sự hiểu biết.
- Mô hình SALT 4 ( Small Agrofruit likehood Technology): Đây là mô
hình kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả với quy mô nhỏ, cơ cấu
sử dụng đất dành cho lâm nghiệp 60% , nông nghiệp 15% và cây ăn quả 25%.
Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực, vốn cũng như kỹ năng và
kinh nghiệm.
Mặc dù có nhiều hạn chế về mặt môi trường song phương thức này vẫn
được sử dụng khá phổ biến ở vùng nhiệt đới nhưng đó lại là nguyên nhân chính
dẫn đến xói mòn và thoái hóa đất gây ra tình trạng sa mạc hóa nghiêm trọng.
1.2.2. Những nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Việt nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời nên đất đai là nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá. Diện tích đất nông nghiệp nước ta là 7,3 triệu ha, bình
quân đầu người là 0,99 ha thuộc loại thấp nhất thế giới theo Tổng cục địa chính.
12



Trong những năm gần đây được sự quan tâm của đảng và Nhà nước mà hiệu quả
sử dụng đất được tăng lên góp phần vào việc nâng cao thu nhập ổn định đời
sống.
Trong những năm gần đây các nhà khoa học trong nước đã không ngừng
nghiên cứu áp dụng các hệ thống đã được nghiên cứu ở nước ngoài nhằm tìm ra
được các hệ thống phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của
từng vùng nước ta. Sử dụng tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ sinh thái với
hiệu quả đầu tư cao nhất nhằm phát triển sản xuất của HTCT vùng đất trũng,
vùng ven biển, vùng núi cao.
Đối với đất nông nghiệp, sau cải cách ruộng đất Nhà nước đã ban hành
nhiều nghị định về ruộng đất, chế độ tập thể hóa ruộng đất về cơ bản đã được
xóa bỏ các chủ thể kinh tế hộ nông dân, thực hiện trên quy mô lớn hàng nghìn
hàng trăm ha trong hợp tác xã nông nghiệp với sản xuất thủ công là chính, trình
độ quản lý và kỹ thuật còn thấp kém không có hiệu quả trong thời gian dài.
Hiện nay, có rất nhiều những công trình nghiên cứu về cách thức, tình
hình quản lý sử dụng đất đang được quan tâm:
- Theo Lê Trọng Cúc trồng xen cây lương thực với cây họ đậu đã cho
tổng sản lượng và cải thiện điều kiện đất đai cao hơn so với trồng thuần.
- Về luân canh tăng vụ, trồng xen, gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã
được nhiều tác giả đề cập tới: Trần Đức Viên, Đỗ Văn Hòa, Trần Văn Diễn,
Trần Quang Tộ. Những mô hình cơ cấu cây trồng chính được nghiên cứu như
mô hình nương rẫy cải tiến, mô hình cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản,
NLKH, mô hình tổng hợp sử dụng đất theo quan điểm hệ thống phát triển nông
nghiệp bền vững.
Kết quả nghiên cứu về HTCT nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi
phía Bắc cho thấy hiệu quả các mô hình canh tác trên đất dốc như sau: mô hình
canh tác cây lương thực Sắn xen đậu tương, lạc với các cây phân xanh chống xói
mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ cho

thấy đó là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh
tăng năng suất sắn trên đất dốc.
13


Các mô hình SALT trên đất dốc đang được triển khai mạnh ở Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình với kết quả tốt, là nền tảng cho một
nền nông nghiệp bền vững.
Mô hình rừng- rẫy- vườn- ruộng được áp dụng ở Tuyên Quang, Lào Cai.
Phần đỉnh đồi dành cho khoanh nuôi rừng thứ sinh, phần giữa sử dụng để trồng
các loại cây lương thực, phần sườn dưới dốc trồng các cây lâu năm. Mô hình
rừng- trang trại- vườn – ruộng ở lâm Đồng , Lạc Dương. Từ đỉnh đến phần giữa
của sườn dốc trồng rừng, bổ sung thông ba lá, phần sườn dưới dốc làm trang trại
trồng cà phê, chè, vườn hộ tổ chức cao thành mô hình VAC và phần thấp hơn là
ruộng nước. Mô hình RVAC tại Vĩnh Phúc và một số tỉnh trung du là sự kết hợp
đa dạng của các loại cây rừng, cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tác giả Nguyễn Văn Trương cho rằng cơ cấu cây trồng được chọn vào
mô hình nông lâm kết hợp như sau:
-

Cây phòng hộ: Muồng đen, keo dậu, phi lao…

-

Cây dài ngày: Chè, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…

-

Cây ngắn ngày: Lúa, ngô, lạc, đậu đỗ…
Có thể sắp xếp không gian cho cây rừng, cây công nghiệp, cây ngắn ngày


như sau:
-

Đất dốc từ 25-300 thì để rừng che phủ, rừng cây rậm kín, hỗn giao nhiều

tầng, nhiều cây cỏ trong đó phải có những cây gỗ lớn với số lượng đông đủ sẽ là
chủ thể trong hệ sinh thái rừng và đất dốc.
-

Đất dốc từ 150 - 200 có thể tạo ra quần xã thực vật theo kiểu rừng với tỷ lệ

cây to khoảng 30-40% còn lại là cây phòng hộ giữ đất, giữ nước.
-

Đất dốc dưới 150 nếu sườn đồi ngắn thì nên san bằng thành ruộng bậc

thang ở phía dưới, có rừng ở phía trên thì càng tốt. Ta có thể sử dụng 60-70%
đất nông nghiệp, 20-30% đất công nghiệp cho cây lớn và 10 – 15% đất dành cho
bờ cây và mương máng.
Tác giả Trần Đức Viên (2001) đã đưa ra hai mô hình gieo trồng một số
loại cây họ đậu trên đất bỏ hóa sau nương rẫy truyền thống tại Hòa Bình, Sơn La
cụ thể:
14


-

Mô hình 1: Trồng cây họ đậu phủ kín nương rẫy sau bỏ hóa để cải tạo độ


phì của đất giúp cho nhóm cây trồng sau phát triển tốt.
-

Mô hình 2: trồng cây họ đậu theo băng và trồng theo đường đồng mức

khoảng cách tùy theo độ dốc. Các loại cây ăn quả, lương thực…trồng xen giữa
các hàng họ đậu.
Năm 2008 trong công trình“ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định
ở vùng trung du và miền núi nước ta” tác giả Bùi Quang Toàn đã đề xuất cần
phải mở rộng đất nông nghiệp ở vùng đồi núi và trung du nước ta.
Qua những kết quả quá trình nghiên cứu các hệ thống canh tác từ trước tới
nay cho thấy tình hình nghiên cứu HTCT khá phổ biến trên thế giới và trong
nước đặc biệt ở nước ta có một hệ thống các cơ sở chuyên nghiên cứu, ứng dụng
các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đó là các Trương, Viện nghiên
cứu, Trung tâm nghiên cứu.
Từ đó, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa học ra đời, khi
áp dụng vào thực tiễn đã bước đầu giải quyết khó khăn trong quá trình lao động
sản xuất góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên,
vấn đề chưa được nghiên cứu một cách toàn diện vì vậy cần tăng cường công tác
nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

15


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn TTNT Mộc Châu, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.
2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu về quỹ đất nông nghiệp năm 2015 tại TTNT Mộc Châu.
- Số liệu sử dụng trong bài được thu thập từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 3
năm 2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
* Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp.
Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và địa
phương: sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường,
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên môi trường.
* Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Đây là phương pháp nhằm thu hút sự tham gia tích cực của người dân trong quá
trình thu thập và phân tích thông tin để đưa ra những kiến nghị để giải quyết các
vấn đề đang tồn tại của địa phương về vấn đề nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, các cán bộ khoa học, các bộ quản lí
trong lĩnh vực nghiên cứu để rút ra những kết luận cần thiết cho quá quá trình
nghiên cứu.

16


2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Đây là phương pháp xử lý và phân tích số liệu thô đã thu thập được để
thiết lập các bảng biểu, để so sánh đươci sự biến động và tìm nguyên nhân của
nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
2.3.4. Phương pháp kế thừa
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các
phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn nông hộ

Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra
ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng
như chính xác của số liệu thu được.

17


CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của TTNT Mộc Châu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí TTNT Mộc Châu
Thị trấn nông trường (TTNT) Mộc Châu là một thị trấn miền núi nằm ở
phía đông của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-

Phía đông giáp xã Nà Mường, xã Phiêng Luông, xã Tân Lập.

-

Phía tây giáp Thị trấn Mộc Châu.

-

Phía nam giáp xã Phiêng Luông, xã Đông Sang.

-


Phía bắc giáp xã Mường Sang.

Với vị trí địa lý nằm trên trục QL 6, QL 43 TTNT Mộc Châu có nhiều thuận
lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong huyện cũng như bên
ngoài. Từ trụ sở UBND Thị trấn đến Trung tâm huyện lị là 10km theo đường

18


quốc lộ (QL) 43 qua quốc lộ 6, đến trung tâm thành phố Sơn La 120km theo
đường quốc lộ 6.
Nền kinh tế của thị trấn phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng chè,
chăn nuôi bò sữa và trồng hoa. Những đồi chè rộng lớn trên địa bàn thị trấn tạo
ra một phong cảnh tươi đẹp .
* Địa hình, địa mạo
Là thị trấn thuộc huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc,
địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ
cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn
và tương đối bằng phẳng.
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang
nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m,
các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao trung
bình thấp hơn so với Mộc Châu.
* Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh
khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông
Đà và sông Mã do đó khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung
bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm
không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp
hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,1 0 C), Hòa Bình (230

C), Điện Biên (230C). Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất
nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ
dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có
những điều kiện khí hậu tương tự.
* Thủy văn
Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địa bàn
huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn... Sông
suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển
thuỷ điện vừa và nhỏ.
19


×