Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.25 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT ĐÔNG THỤY ANH
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài:180 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
"Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non
Mấy năm trời lấn luôn ra biển
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn
Lắng lại; và chân người bước đến
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau"
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10 - 1960)
1. Văn bản trên được làm theo thể thơ nào?
2. Câu thơ "Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non" gợi cho anh/ chị những hiểu biết
gì về vùng đất này?
3. Nêu và phân tích tác dụng của các phép điệp trong văn bản trên?
4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? Trình
bày khoảng 4 - 6 dòng?
Đọc câu chuyên sau và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm
một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông
đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được


những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng
được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm
sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp.
Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà
vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “tại
sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn
lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời.
“Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã
được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những
bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được
vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.
(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
5. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
6. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
7. Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ?
8. Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên. Trả lời
trong khoảng 5-7 dòng.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
"Kính gửi thầy!... Xin thầy hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ
cho người trả giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái
tim và tâm hồn mình".
(Trích thư của Tổng thống Abraham Lincoln gửi hiệu trưởng trường nơi con

ông theo học).
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng sống của người phụ nữ qua nhân vật Mị
trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" và người vợ nhặt trong truyện "Vợ nhặt"
của Kim Lân.
--- HẾT ---

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu Ý
I
1
2

3

4
5
6

7

8

II
1


1

Nội dung
Đọc hiểu:
Văn bản trên làm theo thể thơ 7 chữ.
Câu thơ "Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non" gợi một Cà Mau xinh
đẹp, tiềm năng tràn trề nhựa sống qua một quá trình phát triển lâu
dài và bền vững.
Đoạn thơ sử dụng phép điệp, 2 câu thơ sau được lặp lại 2 lần:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau"
thể hiện niềm tự hào và tình yêu mãnh liệt của tác giả với mảnh đất
địa đầu của của Tổ quốc.
Cảm xúc đối với quê hương, Tổ quốc: tình yêu, niềm tự hào, tin
tưởng vào sự phát triển của đất nước...
Phương thức tự sự.
Nội dung: Nội dung chính của văn bản : Kể về việc một vị vua muốn
lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ
những hạt giống hoa đã được nướng chín và chỉ có duy nhất cô gái
tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình. Câu
chuyện đưa tới thông điệp: tính trung thực sẽ đem lại cho chúng ta
những món quà bất ngờ.
Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng vì cô đã rất trung
thực khi trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban. Cô không tìm
mọi cách để có chậu hoa đẹp như người khác mà chỉ chăm sóc hạt
giống nhà vua đã ban.
Bài học của bản thân: Con người cần phải sống trung thực, có lòng
tin vào sự trung thực của bản thân. Khi có lòng trung thực con người
sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Làm văn:
"Kính gửi thầy!... Xin thầy hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ
bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất nhưng không bao giờ cho
phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình".
Giải thích:
- “ Cơ bắp” và “trí tuệ”: sức khỏe và hiểu biết, năng lực, khả năng

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


2
a

3

lao động và làm việc trong cuộc sống.
- “Trái tim” và “tâm hồn”: là tình cảm, lương tâm, phẩm chất tốt đẹp
có trong mỗi con người.
=> Nội dung câu nói: Chúng ta có quyền bán những sản phẩm do
bàn tay và khối óc – cơ bắp và trí tuệ – của mình cho người khác với
giá cả thoả thuận. Nhưng không bao giờ được bán trái tim và tâm
hồn mình cho dù giá cao đến bao nhiêu đi chăng nữa.
Bàn luận:
* “Có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất”:
- “Cơ bắp” và “trí tuệ” là sức khỏe, là hiểu biết, năng lực trong lĩnh
vực cụ thể. Để có được nó không phải là điều dễ dàng, phải trải qua
một quá trình học tập, rèn luyện và đúc kết lâu dài.
- “Cơ bắp” và “trí tuệ” đó là thành quả lao động của chúng ta. Và
chúng ta có quyền sử dụng nó, có quyền bán nó với giá cả phù hợp,

để có thể tiếp tục tái tạo sức lao động, đảm bảo cuộc sống, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
* “Nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và
tâm hồn mình”:
- Trái tim và tâm hồn của con người là thứ duy nhất không thể bán
bởi vì đó là di sản tinh thần của mỗi người. “Trái tim” và “tâm hồn”
chỉ có thể giàu lên khi nó biết cho đi, biết yêu thương, đồng cảm, sẻ
chia với con người…
- Bán “trái tim” và “tâm hồn” chẳng khác nào đánh mất đi bản thân,
khiến chúng ta trở thành những người thiếu tình cảm, vô cảm, thờ ơ,
thậm chí là sa ngã vào nhiều tệ nạn xã hội, gây tội ác cho xã hội.
* Thực trạng:
- Trong xã hội hiện nay, có nhiều người làm được điều mà Tổng
thống Lin-Côn mong mỏi. Họ biết sử dụng bàn tay, trí tuệ của mình
vào những công việc trong cuộc sống, mà vẫn giữ được phẩm chất
tốt đẹp, lương tâm trong sáng.
- Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận con người có tài năng, có
hiểu biết, nhưng chỉ vì những tham vọng về mặt vật chất mà sẵn
sàng đánh mất đi “trái tim” và “tâm hồn” mình. Và kết quả của
những con người đó ( rơi vào tệ nạn xã hội, mắc phải những sai lầm
đáng tiếc,...) => Cần phê phán.
Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu cho các ý trên.
Bài học nhận thức và hành động:

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


2


1

2
2.1

- Câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-Côn thật đúng đắn, và có ý nghĩa
vô cùng sâu sắc.
- Câu nói ấy chính là mục đích quan trọng của ngành Giáo dục trong
quá trình “trồng người”. Đó là đào tạo những con người tài năng,
biết sử dụng hiểu biết, năng lực của mình trong công việc, giữ gìn
đạo đức, nhân cách…
- Là một người học sinh – thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta
cần phải nhận thức được điều đó. Cần phải không ngừng rèn luyện
tài năng, học tập chăm chỉ…Cần phải tránh xa những thói hư tật xấu
để hình thành một nhân cách tốt, đạo đức tốt…
Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng sống của người phụ nữ qua
nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" và người vợ
nhặt trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân.
Giới thiệu chung:
- Tô Hoài là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã
để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác
phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. "Vợ
chồng A Phủ" là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói
riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.
- Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện
đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới
nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn
và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác
phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”.
- Thông qua hai tác phẩm, Tô Hoài và Kim Lân đã thể hiện những

nét đặc sắc trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
Phân tích:
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”:
a/ Thân phận của Mị:
- Mị là một cô gái người dân tộc Mèo (H’Mông) đã kết tinh được
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ miền núi. Nhưng dưới
mấy tầng áp bức khắc nghiệt tàn bạo của cường quyền, thần quyền,
hủ tục phong kiến, Mị gần như tê liệt hết sức sống.
b/ Khát vọng sống của Mị:
Tô Hoài đã khám phá ra lòng ham sống, khát khao tình yêu, hạnh
phúc, tự do tiềm ẩn mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Chính sức sống này
là tiền đề quan trọng giúp Mị thoát khỏi nhà ngục thống lí tìm đến

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


Phiềng Sa được cán bộ A Châu dìu dắt để trở thành người tự do,
người làm chủ cuộc đời mình, chiến đấu, giải phóng quê hương
mình như một tất yếu.
* Sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng của Mị trong đêm
tình mùa xuân:
- Các yếu tố làm thức tỉnh ý thức và lòng ham sống ở Mị: khung
cảnh ngày xuân ở Hồng Ngài, tiếng sáo gọi bạn yêu và hơi rượu
nồng ngày Tết.
- Sự trỗi dậy của sức sống vốn tiềm tàng trong Mị:
+ Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những
đêm tết ngày trước…
+ Mị nghĩ lại sự tù túng của mình, nghĩ đến cái chết lần thứ 2 ->
Muốn giải thoát, kết thúc cuộc đời bi kịch, địa ngục trần gian.

+ Mị thức dậy ý thức và khát vọng: thấy mình còn trẻ, muốn đi chơi,
thắp sáng căn phòng lên – thắp sáng khát vọng đời mình, sửa soạn
đi chơi -> sự trở về của nữ tính… Mị thôi làm “con rùa…”, muốn
làm con chim tung cánh trên bầu trời tự do.
+ Khát vọng bị A Sử chặn đứng, sức sống mùa xuân trong lòng Mị
vẫn không hề bị trói buộc, dập tắt. Hồn Mị vẫn bay theo tiếng sáo
đến với những cuộc chơi xuân.
=> Sức sống trong Mị chưa phải đã tắt hẳn, nó như đống tro tàn
nhưng vẫn còn hơi ấm, chỉ cần ngọn gió thổi qua, sẽ bùng cháy lên
mãnh liệt.
* Sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt
của Mị trong đêm đông cắt dây trói cho A Phủ:
- Nguyên nhân: Mị trông thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Nó khiến Mị từ cõi quên trở về
cõi nhớ. Mị nhớ lại kí ức đau khổ - lần mình bị trói đứng, thật đau
khổ! Từ thương mình mà đồng cảm, thương cho người.
- Sự thức tỉnh ý thức:
+ Nhận ra dấu hiệu về cái chết, phán đoán “chỉ đêm mai là người kia
chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” -> càng thương hơn và
so sánh“người kia việc gì mà phải chết thế”
+ Lần đầu tiên Mị nhìn rõ kẻ thù của mình cũng như những kiếp
người đau khổ như mình: “Chúng nó thật độc ác”
+ Nghĩ đến tình huống cha con Pá Tra bảo là Mị cởi trói cho A Phủ,
bắt Mị đứng trói thay đến chết trên cái cọc ấy nhưng Mị cũng không
Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


2.2


sợ -> tình thương vượt lên sự sợ hãi, lấn át cả nỗi thương thân.
- Cắt dây trói cho A Phủ -> hành động tự phát, xuất phát từ tình
thương nhưng cũng chính là Mị đang cắt dây trói cho chính mình,
chiến thắng cường quyền, thần quyền.
- Sau đó, Mị “hốt hoảng”, “vụt chạy” đuổi theo A Phủ, nói “A Phủ
cho tôi đi!... Ở đây thì chết mất!” -> bắt đầu hành trình từ “thung
lũng đau thương” đến “cánh đồng vui” ở mảnh đất Phiềng Sa.
=> Những hành động của Mị có ý nghĩa to lớn vì nó là sự hồi sinh,
là biểu tượng của tinh thần phản kháng quyết liệt với cái ác, cái xấu.
* Qua việc xây dựng tình huống đặc sắc và miêu tả diễn biến tâm
lí nhân vật Mị, Tô Hoài đã đặt vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc
chân chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng
họ phải đi từ tự phát đến tự giác, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”:
a/ Người vợ nhặt hiện lên như một nạn nhân tiêu biểu của nạn
đói khủng khiếp năm 1945.
- Nhân vật không có tên riêng, không có lai lịch… chỉ là một thân
phận bọt bèo trôi dạt giữa dòng đời.
- Cái đói đã hủy hoại cả vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp nữ tính của một
người phụ nữ, khiến thị trở nên liều lĩnh, trơ trẽn đến mức sẵn sàng
theo không người ta về.
b/ Song đằng sau hành động liều lĩnh đó là một khát vọng sống
mãnh liệt:
- Người vợ nhặt theo Tràng về nhà không chỉ vì cái đói dồn đuổi mà
còn xuất phát từ ước mơ được sống trong một gia đình ấm cúng, từ
sự cảm động trước một tấm lòng hào hiệp hiếm có trong nạn đói. Vì
vậy trên đường về nhà cùng Tràng thị tỏ ra e thẹn, ngượng ngập và ý
tứ hơn. Khi nhìn thấy ngôi nhà lụp xụp rách nát, người phụ nữ ấy
vẫn ở lại để cùng chia sẻ cuộc đời đói khổ với Tràng chứ không bỏ
đi.

- Hôm sau, thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa.
Sự thay đổi ấy người đọc cũng dễ nhận ra: nếu hôm qua thị chua
ngoa, đanh đá, chỏng lỏn bao nhiêu thì hôm nay thị lại hiền lành bấy
nhiêu.: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà
hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như
những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”.
- Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có “niêu

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!


2.3

2.4

cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải
ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng.
- Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con
Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: "Trên mạn
Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu.
Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa
đấy". Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con
đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn “trong óc Tràng vẫn thấy đám
người đói ầm ầm đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm".
* Đặt thị vào một tình huống đặc biệt éo le, đi sâu khai thác tâm lí
nhân vật cùng với khắc họa nhân vật bằng lời nói, cử chỉ, hành
động, nhà văn Kim Lân đã cho ta thấy lòng ham sống, khát vọng
sống và ý thức vươn lên giành lấy sự sống vô cùng mãnh liệt của
thị.

Điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm:
- Sự tương đồng:
+ Cùng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. Những nhân vật phụ nữ
của Tô Hoài, Kim Lân được các nhà văn quan sát, miêu tả trong xu
thế hiện thực, vận động đi lên nên số phận các nhân vật này đã đi từ
bóng tối đến ánh sáng, “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
+ Cả 2 tác giả đều có tài năng xây dựng tình huống và miêu tả tâm lí
nhân vật.
- Sự khác biệt: Do cái nhìn khám phá riêng biệt độc đáo của từng tác
giả trước hiện thực cuộc sống nên mỗi nhân vật cũng có những biểu
hiện khác nhau về số phận và vẻ đẹp tâm hồn thật đa dạng, phong
phú và hấp dẫn. Mị là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi hà
khắc mà cụ thể là cường quyền và thần quyền; vợ Tràng bị cái đói,
cái chết đe doạ cướp đi sự sống. Nhưng họ không mất đi hy vọng
vào tương lai và luôn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
Đánh giá :
Tô Hoài và Kim Lân xứng đáng là những cây bút tài hoa của nền
văn học Việt Nam, đặc biệt trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân
vật và khám phá những vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Ở hai cây bút ấy
cũng luôn dạt dào tấm lòng nhân ái, yêu thương, trân trọng con
người.

Truy cập để luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn,
Anh tốt nhất!



×