Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Nghiên cứu thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.36 KB, 34 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTC
BXD
BCTC
BHXH
DN
NKC
TSCĐ
NVL
GTGT
TGNH
TK

Bộ tài chính
Bộ Xây dựng
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp
Nhật ký chung
Tài sản cố định
Nguyên vật liệu
Giá trị gia tăng
Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp, đó là vốn. Nhưng
1


điều quan trọng đó là việc sử dụng đồng vốn bằng cách nào để mang lại hiệu quả kinh


tế cao nhất cho doanh nghiệp. Đó chính là vấn đề hiện nay các doanh nghiệp phải
đương đầu.
Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của doanh nghiệp là vấn đề lợi nhuận tối đa,
đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lí sản xuất kinh doanh,
đặc biệt trong quá trình sử dụng vốn là yếu tố hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết
định đến sự sống còn của doanh nghiệp thông qua các kết quả và hiệu quả kinh tế đạt
được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy nền kinh tế chuyển từ cơ chế hạch toán tập trung sang cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần
kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các phương án sử dụng sao cho hợp lí, tiết
kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó chọn ra tiền đề vững chắc cho hoạt động
trong tương lai của doang nghiệp.
Sau một thời gian học tập ở trường, em được trang bị một nền tảng lí thuyếtvề
kế toán và đã có cơ hội được tiếp xúc với thực tế. Đây là một cơ hội tốt giúp sinh viên
được tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức thực tế, đồng thời cũng tạo cho sinh viên được làm
quen với phong cách làm việc chuyên nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và
thực tập tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng, cũng như
nhận thức được tầm quan trọng trên em chọn đề tài thực tập là: “Nghiên cứu thực
trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình vật
liệu xây dựng”.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
• Tên tiếng anh: CONSULTANCY ON CONSTRUCSION OF BUILDING
MATERIAL PROJECTS JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: CCBM JSC.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
2



Địa chỉ: Tòa nhà VG, số 235, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (04) 22207468 – Fax: (04) 38582231.
Website: w.w.w.ccbm.com.vn
Email:
Người đại diện: NGUYỄN KHÁNH HÀ (Tổng giám đốc).
Nghành nghề kinh doanh:
+ Nhận thầu và tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng.
+ Nhận thiết kế và tổng thầu thiết kế.
+ Thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, đề án thiết kế.
+ Tư vấn quản lý dự án, tư vấn điều hành dự án. Đào tạo công nhân kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ.
+ Đo đạc địa hình, khảo sát địa chất công trình xây dựng.
+ Thi công xây lắp và xử lý nền móng công trình xây dựng.
+ Dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu dịch vụ tư vấn, kỹ thuật nghành xây dựng.
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản, văn phòng cho
thuê và vật tư thiết bị công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất và cung cấp các năng lượng tái chế.
Vốn điều lệ: 13.400.000.000 (Bằng chữ: Mười ba tỷ bốn trăm triệu)
Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách hàng.
Thực hiện tốt vai trò công việc của mình: Vì sự thịnh vượng chung của cộng
đồng, đất nước.
Phấn đầu và duy trì trở thành một công ty có vị thế trong nước về vật liệu xây
dựng; nhanh chóng tạo thế đứng vững chắc trong ngành xây dựng. Đáp ứng nhu cầu
của khách hàng; phát triển tài năng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên, vì
sự thịnh vượng của đất nước.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình vật liệu xây dựng – Bộ Xây

dựng (CCBM), tiền thân là khối Thiết kế thuộc Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây
dựng, được thành lập 04/11/1969.
Tháng 5/1993, theo quyết định số 176A/BXD-TCLĐ ngày 5/5/1993 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng, Khối thiết kế được tách ra khỏi Viện Vật liệu xây dựng để
thành lập doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ, với tên gọi Công ty Tư vấn Xây
dựng Công trình vật liệu xây dựng.
Trước xu thế hội nhập và phát triển, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước nhằm đổi mới nền kinh tế, ngày 22/12/2005, Bộ trưởng Bộ
Xây dựng đã có Quyết định số 2350/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty Tư vấn Xây
dựng Công trình vật liệu xây dựng thành Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công
trình vật liệu xây dựng.

3


Ngày 21/03/2006, Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng Công trình vật liệu xây dựng đã tiến hành thông qua điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty. Đến ngày 15/5/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã
cấp “Giấy chứng nhận đănh ký kinh doanh công ty cổ phần” số 0103012215 và Công
ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/6/2006.
Trong suốt 20 năm hoạt động độc lập theo mô hình Công ty, công ty CCBM đã
tư vấn thiết kế và giám sát hàng trăm công trình lớn nhỏ, đóng góp một phần quan
trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nghành xây dựng của đất nước.
Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty:
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình vật liệu xây dựng (CCBM)
được tổ chức theo cơ cấu sau:
Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty; điều hành công việc

kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
Phó Tổng giám đốc kinh doanh: là người tham mưu cho Tổng Giám đốc, được
Tổng Giám đốc phân công phụ trách, quản lý, điều hành các công việc liên quan kinh
doanh của công ty; bên cạnh đó còn quản lý các công việc liên quan đến công tác
hành chính, nhân sự của Công ty.
Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: Phó Tổng Giám đốc tham mưu cho Tổng Giám đốc, phụ
trách và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các công việc về mặt kỹ thuật liên quan đến dự án, các
công trình xây dựng, trực tiếp quản lý các phòng xây dựng, phòng cơ công nghệ.

Ban kiểm soát: Gồm có 3 thành viên, thực hiện giám sát Hội đồng quản trị,
Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại
hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Phòng tổng hợp: Đây là đơn vị có chức năng tổng hợp và quan trọng trong Bộ
máy quản lý, sản xuất của Công ty.
Phòng tài chính – kế toán: Là đơn vị trực thuộc, tham mưu cho Giám đốc trong
công tác quản lý Tài chính - Kế toán đảm bảo theo đúng pháp luật và mục tiêu sản
xuất kinh doanh của công ty.
Ban quản lý tòa nhà VG Building: Ban quản lý tòa nhà VG Building là một bộ
phận của Công ty, hoạt động thông qua ban điều phối của CCBM và JR.
Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Công nghệ: Là một trong những trung tâm tư
vấn truyền thống của CCBM, tập hợp rất nhiều chuyên gia đầu ngành về công nghệ
vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực xi măng.

4


Trung tâm Tư vấn Mỏ - Địa chất: là một trong những trung tâm tư vấn truyền
thống của CCBM. Trung tâm có rất nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực Mỏ, khai

thác mỏ.
Ban kinh doanh và đầu tư: Ban Kinh doanh và Đầu tư là đơn vị được thành lập
năm 2011, là đơn vị trực thuộc, trực tiếp thực hiện chức năng kinh doanh của Công ty.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công
trình vật liệu xây dựng
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TGĐ KINH DOANH
P.TGĐ KỸ THUẬT
HỘI ĐỒNG KH-KT
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG
5


TRUNG TÂM TƯ VẤN KT VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM TƯ VẤN MỎ ĐỊA CHẤT
BAN KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ
CHI NHÁNH TPHCM
BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ
TỔ XE
TỔ XUẤT KHẨU

6



(Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấnXây dựng Công trình vật liệu xây dựng)
Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình vật
liệu xây dựng:
Tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty đã lựa chọn cho mình mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế
toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán của công ty.
Kế toán trưởng: là một kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tiếp
với các kế toán viên, bên cạnh đó còn tham gia đánh giá tình hình quản lý,
phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đánh giá việc sử dụng vốn. Tổ chức và
quản lý công tác lập báo cáo tài chính, thống kê với cấp trên và nhà nước. Chịu
trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan nhà nước về các thông tin do phòng kế
toán cung cấp.
Kế toán tổng hợp và kế toán thanh toán:Tổng hợp số liệu do các bộ phận kế
toán cung cấp, cập nhật hóa đơn, chứng từ, tài liệu, kiểm tra tính chính xác của số liệu,
theo dõi tình hình thu chi. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm từ số liệu
kế toán vật tư chuyển sang, chuyển số liệu vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp có liên
quan. Giao dịch vay vốn ngân hàng, theo dõi TSCĐ của công ty.
Kế toán vật tư và công nợ phải trả: Hạch toán và kiểm tra tình hình biến động
vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi tình hình công nợ phải trả theo từng đối tượng.
Kế toán thành phẩm và công nợ phải thu: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn
kho thành phẩm và tính hình công nợ phải thu theo từng khách hàng.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ thanh toán tiền lương,
bảng thanh toán BHXH của từng công nhân viên. Theo dõi tình hình chi trả cho người
lao động, các khoản BHXH, lập bảng kê thanh toán BHXH và các khoản phụ cấp
khác cho người lao động. Tập hợp số liệu kiểm tra hạch toán phân bổ tiền lương và
BHXH.
Kế toán quản trị: Thống kê NVL mang vào sản xuất và thành phẩm sản xuất
được trong kỳ, đồng thời tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ số
liệu kế toán vật tư chuyển sang.

Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm về các khoản thiếu của công ty cũng như báo
cáo thuế với cơ quan nhà nước.
Thủ quỹ: Lĩnh tiền mặt tại ngân hàng và thu các khoản thanh toán khác; chi tiền
7


mặt theo phiếu chi, kèm theo chứng từ gốc đsx được Giám đốc và Trưởng phòng ký
duyệt; lập bảng kê và mở sổ theo dõi thu chi quỹ tiền mặt hàng ngày; tham gia kiểm
kê vật tư tài sản theo định kỳ.

Sơ đồ 2. Bộ máy phòng kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công
trình vật liệu xây dựng (CCBM)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XH
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
KẾ TOÁN THUẾ
THỦ QUỸ

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
8


Chính sách kế toán áp dụng tại công ty CCBM:
Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ).
Chế độ kế toán áp dụng: Vận dụng trên cơ sở chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006.

Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ.
Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán:
Tổ chức hạch toán ban đầu:
Công ty sử dụng các loại: Chứng từ bắt buộc như: Phiếu thu, Phiếu chi, Hóa
đơn giá trị gia tăng, Biên lai thu tiền. Chứng từ hướng dẫn: Bảng chấm công, Bảng
thanh toán tiền lương, Phiếu xuất kho , Phiếu nhập kho, Đơn đặt hàng, Phiếu giao
nhận, Biên bản bàn giao, Bảng kê mua hàng, Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, Thẻ
kho, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, Bảng thanh. toán hàng đại lý, ký
gửi, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ bên ngoài phục vụ cho quá trình hạch toán
như: Giấy báo nợ, Giấy báo có của ngân hàng.
Luân chuyển, bảo quản chứng từ: Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty
theo quy định chung bao gồm 4 khâu:
+ Kiểm tra chứng từ.
+ Sử dụng chứng từ.
+ Lưu trữ chứng từ.
+ Hủy chứng từ.
Tổ chức vận dụng hệ thống thông tin kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo quyết định
15/2006/QĐ- BT.Gồm: TK loại 1:TK 111, 112, 131, 133, 138,139, 141, 151, 152, 153,
154,155, 156, 157, 159, TK loại 2: TK 211, 213,214, 241, TK loại 3: TK 311,
331,336, 333, 334, 341, 353,351, TK loại 4: TK 411, 421,415, 413, TK loại 5: TK
9


511, 515, 521, 531, 532, TK loại 6: TK 641, 642,632, TK loại 7: TK 711, TK loại 8:
TK 821, 811, TK loại 9: TK 911.
Hệ thống TK cấp2, cấp 3 của công ty được thiết kế phù hợp với đặc điểm kinh

doanh của công ty, gắn với mã số của lô hàng. Khi cần kiểm tra đối chiếu thì rất dễ
dàng chỉ cần đánh ra số mã hàng là máy sẽ xác định cho ta những thông tin cần thiết
Ví dụ 1: Căn cứ vào PNK số 02 ngày 13/01/2013 mua ống nhựa UPCV của
Công ty Cổ Phần nhựa thiến niên Tiền Phong nhập kho, số lượng 100 chiếc , đơn giá
35.000đ/chiếc, kế toán ghi:
Nợ TK 152: 3.500.000
Nợ TK 133: 350.000
Có TK 331 : 3.850.000
Ví dụ 2: Căn cứ PXK số 41 ngày 14/01/2013, xuất 500 viên gạch lát nền đơn
giá 75.000/viên, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 37.500.000
Có TK 152: 37.500.000
Ví dụ 3: Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng 13/01/2013, công ty Cổ phần Tư vấn
Xây dựng Công trình vật liệu xây dựng xuất bán cho công ty TNHH một thành viên
Thương mại và Xuất nhập khẩu Prime gạch ốp lát ceramic, tổng giá bán
1.072.081.540, chiết khấu 49.894.000, thuế VAT 10%, kế toán ghi:
Nợ TK 131: 1.124.406.294
Có TK 511: 1.022.187.540
Có TK 3331: 102.218.754
Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký chung.
Nguyên tắc và trình tự ghi sổ tại công ty: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ
đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái
theo các tài khoản kế toán phù hợp. Công ty thực hiện mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì
đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ,
thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh trong công ty.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi

tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

10


Sơ đồ 3.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC

CHỨNG TỪ GỐC

SỔ NHẬT KÝ
ĐẶC BIỆT

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

CHỨNG TỪ
GỐC

BẢNG TỔNG
HỢP CHI TIẾT

SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ
PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đổi chiều


11


Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập dựa trên quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006 của Bộ TC.
Báo cáo tài chính do kế toán trưởng lập, mỗi năm lập một lần vào cuối năm. Cơ sở
lập: Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
Báo cáo tài chính được lập theo đúng quy định. Báo cáo tài chính năm của công ty
gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Mẫu số B 01-DN
Báo cáo kết quả HĐKD
Mẫu số B 02- DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 – DN
Bản thuyết minh BCTC
Mẫu số B 04 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty lập theo phương pháp trực tiếp
Các thông tin tài chính về Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình vật liệu
xây dựng năm 2013 và 2014:
Giới thiệu Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2014 (Tham khảo phụ lục 1).
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình
vật liệu xây dựng năm 2013 và 2014 (Tham khảo phụ lục 2).
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phụ lục 2) cho thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng so với năm 2013 là
1.832.584.960 VNĐ.
Trong 2 năm 2013 và 2014 công ty đều làm ăn có lãi, năm 2014 hiệu quả kinh
doanh tăng so năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 314.484.832 VNĐ, tăng 25.672.230
VNĐ.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Đặc điểm chung về kế toán vốn bằng tiền:
• Phân loại vốn bằng tiền trong công ty:
Vốn bằng tiền trong công ty bao gồm:
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ngân hàng
12


+ Tiền đang chuyển
• Hệ thống tài khoản công ty sử dụng:
- Tài khoản 111 (Tiền mặt): Phản ánh các loại tiền mặt của doanh nghiệp.
- Tài khoản 112 (Tiền gửi ngân hàng): Phản ánh các loại tiền gửi tại các ngân hàng.
- Tài khoản 113 (Tiền đang chuyển): theo dõi các tài khoản tiền của doanh nghiệp
trong thời gian làm thủ tục.
• Hệ thống sổ sách sử dụng:
- Phiếu thu(01-TT): do kế toán trưởng lập thành 3 liên. Trong đó:
+ Liên 1: lưu
+ Liên 2: giao cho người nộp tiền
+ Liên 3: thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ rồi chuyển cho kế toán để ghi vào sổ kế toán
- Phiếu chi: do kế toán lập thành 3 liên
+ Liên 1: lưu
+ Liên 2: giao cho người nhận tiền
+ Liên 3: thủ quỹ và kế toán trưởng dùng chung
- Bảng kiểm kê quỹ(07-TT): dùng trong trường hợp kiểm kê quỹ định kỳ hoặc đột
xuất. Chứng từ này do ban kiểm kê lập thành 2 liên. Trong đó:
+ Liên 1: lưu ở thủ quỹ
+ Liên 2: lưu ở kế toán quỹ
- Sổ chi tiết tiền mặt: do kế toán ghi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.

Ngoài ra còn có các chứng từ khác liên quan như: giấy đề nghị thu, giấy đề nghị
chi, bảng thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên
bản kiểm kê.
- Sổ phụ ngân hàng: do ngân hàng lập và sao in gửi cho công ty thể hiện số tiền gửi
vào rút ra của công ty.
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng: do kế toán lập để theo dõi tài khoản gửi ngân hàng
của công ty.

13




Quy trình hạch toán:
Sơ đồ 4. Quy trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền
trong công ty CCBM
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK tiền mặt
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TGNH
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ cái TK 111, 112
Sổ tiền gửi ngân hàng
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính

14


Kế toán chi tiết vốn bằng tiền:

Kế toán tiền mặt:
Tiền mặt tại quỹ là phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường xuyên biến đổi
bởi các nghiệp vụ thu, chi hàng ngày.Nội dung hạch toán bao gồm:
Kế toán nghiệp vụ tăng tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711: Thu nhập hoạt động khác
Có TK 131, 136, 141, 144, 338, 128, 228,..
Kế toán nghiệp vụ giảm tiền mặt:
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 334, 211, 213, 133, 627, 641, 331,...)
Có TK 111
*Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Nguyên tắc lập chứng từ:
+ Chứng từ kế toán phải đầy đủ yếu tố theo quy định.
+ Ghi chép trên chứng từ phải rỏ ràng, trung thực đầy đủ, gạch bỏ phần còn trống.
+ Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa trên chứng từ
+ Không được ký chứng khống
Các nguyên tắc trên nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận giả mạo chứng từ.
Phương pháp lập chứng từ:
- Phiếu thu: được kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung và ký vào
phiếu rồi chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyển cho thủ quỹ để làm thủ
tục nhập quỹ. Khi nhận đầy đủ số tiền thủ quỹ ghi số tiền nhập quỹ thực tế vào phiếu
sau đó ký một tên vào cả 3 liên.
+ Liên 1: Thủ quỹ giữ ghi vào sổ quỹ
+ Liên 2: Giao cho người nộp tiền
+ Liên 3: Lưu nơi lập phiếu
- Phiếu chi: do kế toán lập thành 2 liên và chỉ sau khi có chữ ký của người lập
phiếu, kế toán trưởng, giám đốc thì thủ quỹ mới được chi tiền xuất quỹ. Sau khi kiểm

nhận đủ số tiền thì người nhận phải ghi số tiền bằng chữ, ký và ghi ró họ tên. Khi đó
15


thủ quỹ phải ký tên vào phiếu chi.
+ Liên 1: lưu ở nơi lập phiếu
+ Liên 2: thủ quỹ ghi vào sổ quỹ
Trình tự xử lý chứng từ:
Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi kế toán thanh toán căn cứ vào chứng từ gốc để
lập phiếu thu chi chuyển cho kế toán ghi sổ và Giám đốc ký duyệt làm thủ tục nhập
xuất quỹ tiền mặt.
Trình tự hạch toán:
Phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền mặt, kế toán thanh toán lập phiếu thu chi, kế
toán trưởng và Giám đốc ký duyệt, thủ quỹ nhập xuất quỹ tiền mặt, kế toán ghi sổ thu
chi tiền mặt.
+ Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền mặt, kế toán thanh toán căn cứ vào
chứng từ gốc (giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn bán hàng...) để lập phiếu thu (chi) sau đó
lập bảng kê chứng từ.
+ Phiếu thu (chi) được chuyển đến cho kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
+ Việc nhập (xuất) quỹ tiền mặt do thủ quỹ tiến hành dựa theo phiếu thu (chi)
tiền mặt có đầy đủ chữ ký, nội dung và ghi rõ ràng theo quy định. Sau khi thực hiện
việc nhập (xuất) quỹ tiền mặt, thủ quỹ ký tên lên phiếu thu (chi) đồng thời giữ lại liên
3 để ghi sổ quỹ. Giao liên 2 cho người nộp tiền (nhận tiền).
+ Liên 1 được chuyển qua cho kế toán thu (chi) để ghi sổ thu chi tiền mặt sau
đó lưu liên 1 này tại phòng kế toán.
Cuối mỗi tháng, kế toán thu chi và thủ quỹ cùng đối chiếu số liệu trên sổ sách
(sổ thu chi tiền mặt và sổ quỹ). Định kỳ cùng kiểm kê quỹ tiền mặt, lập bảng kê và ghi
biên bản.
*Hạch toán chi tiết:
Một số nghiệp vụ thực tế tại công ty vào thời điểm tháng 12/2014:

Hạch toán tăng tiền mặt:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 03/12/2014 Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt để chi lương
Dựa vào bảng kê chi tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 111:
530.000.000
Có TK 1121: 530.000.000
Nghiệp vụ 2:
Ngày 08/12/2014: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt để chi lương
Dựa vào bảng kê chi tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 111:
130.000.000
Có TK 1121: 130.000.000
16


Nghiệp vụ 3:
Ngày 10/12/2014: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt
Dựa vào bảng kê chi tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 111:
100.000.000
Có TK 1121:
100.000.000
Nghiệp vụ 4:
Ngày 15/12/2014: Thu tiền thẩm tra dự án đầu tư của công ty cổ phần khoáng
sản Hoàng Sơn, số tiền: 508.000.000
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111:
508.000.000
Có TK 131: 508.000.000

Nghiệp vụ 5:
Phiếu thu số 05 (Tham khảo phụ lục 3), ngày 18/12/2014: Nguyễn Thị HươngPhòng Tài chính, Kế toán vay tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền:
35.000.000
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111:
35.000.000
Có TK 3111: 35.000.000
Nghiệp vụ 6:
Phiếu thu số 06, ngày 20/12/2014: Bệnh viện Hồng Ngọc trả lại tiền vay của
công ty, số tiền: 20.000.000
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111:
20.000.000
Có TK 1388: 20.000.000
Nghiệp vụ 7:
Phiếu thu 07, ngày 24/12/2014: Lái xe Nguyễn Văn Hưng hoàn tạm ứng tiền
sửa chữa ô tô MUSSO, số tiền: 8.000.000
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111:
8.000.000
Có TK 141: 8.000.000
Hạch toán giảm tiền mặt:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 01/12/2014: công ty thanh toán tiền cơm khách HĐ số 8070 ngày 13/11/2014.
Dựa vào PC01, Kế toán ghi:
Nợ TK 331:
360.909
Nợ TK 1331: 36.091
17



Có TK 1111: 397.000
Nghiệp vụ 2:
Ngày 03/12/2014: công ty thanh toán tiền mua áo phản quang HĐ số 51755
ngày 03/12/2014. Dựa vào phiếu chi số PC02, kế toán ghi:
Nợ TK 331: 300.000
Nợ TK 1331: 30.000
Có TK 111: 330.000
Nghiệp vụ 3:
Ngày 10/12/2014: Thanh toán lươngtháng 11- QL,số tiền : 16.200.000, kế
toán ghi:
Nợ TK 334:
16.200.000
Có TK 111: 16.200.000
Nghiệp vụ 4:
Phiếu chi số 04 (tham khảo phụ lục 4), ngày 08/12/2014: Tạm ứng cho lái xe
Nguyễn Văn Hưng tiền sửa chữa xe ô tô MUSSO, số tiền: 8.000.000. (Giấy đề nghị
tạm ứng tiền: tham khảo phụ lục 5).
Kế toán định khoản:
Nợ TK 141:
8.000.000
Có TK 111: 8.000.000
Nghiệp vụ 5:
Phiếu chi số 05, ngày 9/12/2014: Nguyễn Thị Hương- Phòng TCKT, nộp tiền vào tài
khoản tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, số tiền: 150.000.000
Kế toán định khoản:
Nợ TK 1121: 150.000.000
Có TK 111: 150.000.000
Nghiệp vụ 6:
Phiếu chi số 06, ngày 10/12/2014: Mua vật tư, văn phòng phẩm phục vụ cho

công việc của Tổ hoàn thiện, số tiền: 2.960.000, thuế VAT: 10%
Kế toán định khoản:
Nợ TK 136:
2.960.000
Nợ TK 133:
269.000
Có TK 111: 2.959.000
Nghiệp vụ 7:
Ngày 31/12/2014, công ty thanh toán tiền cước điện thoại theo hóa đơn số
1351465 ngày 8/12/2014. Dựa vào phiếu chi số PC14, kế toán ghi:
Nợ TK 331:
277.822
Nợ TK 1331:
27.822
18


Có TK 1111: 305.604
Nghiệp vụ 8:
Ngày 31/12/2014, công ty chi tiền thưởng tết tây-DP. Dựa vào phiếu chi số
CTK891, kế toán ghi:
Nợ TK 334:
7.200.000
Có TK 1111: 7.200.000
Nghiệp vụ 9:
Ngày 31/12/2014, công ty chi tiền lương tháng 13 bổ sung AD và thưởng lễ
SM. Dựa vào phiếu chi số CTK927, kế toán định khoản:
Nợ TK 334:
20.708.000
Có TK 1111: 20.708.000

Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Tiền gửi ngân hàng là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp đang
gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc hay công ty tài chính. Tiền gửi ngân hàng chủa công
ty phần lớn được gửi tại ngân hàng để thực hiện phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt và an toàn, tiện dụng. Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ,
vàng bạc và đá quý.Nội dung hạch toán bao gồm:
Kế toán nghiệp vụ tăng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112
Có TK 511,512: Doanh thu bán hàng, dịch vụ
Có TK 333: Thuế GTGT
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711: Thu nhập hoạt động khác
Có TK 131, 136, 141, 338, 128, 228,..
Kế toán nghiệp vụ giảm tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 334, 211, 213, 133, 627, 641, 331,.....)
Có TK 112
*Chứng từ và luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng:
+ Giấy báo nợ: phản ánh số tiền gửi ngân hàng của công ty giảm xuống.
+ Giấy báo có: phản ánh số tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên.
Phương pháp lập chứng từ:
+ Giấy báo nợ: do ngân hàng lập
+ Giấy báo có: do ngân hàng lập
Trình tự hạch toán:
+ Việc ghi chép vào tài khoản TGNH tại công ty và sổ sách tại ngân hàng được
thực hiện đồng thời ngược chiều nhau. Khi công ty nộp tiền mặt vào ngân hàng thì
19


trong sổ sách tại công ty kế toán ghi Nợ TK 112 đồng thời tại ngân hàng kế toán của

ngân hàng ghi Có TK của công ty.
+ Mỗi tháng thủ quỹ đối chiếu số liệu trên sổ theo dõi TGNH với số liệu trên sổ
thu chi tiền gửi ngân hàng do kế toán thu chi ghi.
+ Khi nhận được giấy báo của ngân hàng, kế toán yêu cầu ngân hàng sao in sổ
phụ tiền gửi để về đối chiếu số liệu giữa công ty với ngân hàng. Thủ quỹ sẽ đối chiếu
số liệu trên sổ theo dõi TGNH với số liệu trên sổ phụ, còn kế toán thu chi sẽ đối chiếu
số liệu trên sổ thu chi tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng.
*Hạch toán chi tiết:
Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh trong công ty tháng 12/2014:
Hạch toán tăng tiền gửi ngân hàng:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 01/12/2014, công ty huy động vốn. Dựa vào phiếu thu số CTK822, Kế
toán ghi:
Nợ TK 1121: 600.000.000
Có TK 3386: 600.000.000
Nghiệp vụ 2:
Ngày 4/12/2014, công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Đông Á về
khoản tiền mà công ty TNHH Perstima nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 1121: 3.115.200
Có TK 131: 3.115.200
Nghiệp vụ 3:
Ngày 11/12/2014, công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Đông Á về
khoản tiền lãi TGNH, kế toán ghi:
Nợ TK 1121: 975.673
Có TK 515: 975.673
Nghiệp vụ 4:
Ngày 13/12/2014, công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Đông Á về
khoản tiền gửi có kỳ hạn, kế toán ghi:
Nợ TK 1121: 350.000.000
Có TK 138: 350.000.000

Hạch toán giảm tiền gửi ngân hàng:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 3/12/2014, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 1111: 530.000.000
Có TK 1121: 530.000.000
Nghiệp vụ 2:
20


Ngày 13/12/2014, công ty gửi vốn có kỳ hạn vào ngân hàng, kể toán ghi:
Nợ TK 138:
350.000.000
Có TK 1121: 350.000.000
Kế toán tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và tiền ngoại tệ của doanh nghiệp đã
nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo có của đơn vị thụ hưởng.
*Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu thu
+ Giấy nộp tiền
+ Biên lai thu tiền
+ Phiếu chuyển tiền
*Nội dung hạch toán:
Kế toán nghiệp vụ tăng tiền đang chuyển:
Nợ TK 113
Có TK 551, 3331: Thu tiền bán hàng
Có TK 131: Thu tiền khách hàng nợ
Có TK 515, 711: thu tài chính và thu khác
Có TK 111, 112
Kế toán nghiệp vụ giảm tiền đang chuyển:
Nợ TK liên quan (112,331,...)

Có TK 113
*Hạch toán chi tiết:
Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh trong công ty tháng 12/2014:
Hạch toán tăng tiền đang chuyển:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 14/12/2014: công ty xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng Đông Á số tiền
150.000.000 nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 113:
150.000.000
Có TK 111: 150.000.000
Nghiệp vụ 2:
Ngày 15/12/2014:công ty cổ phần xi măng An Phú trả tiền hàng cho công ty
bằng tiền mặt nộp thẳng vào ngân hàng Đông Á không qua quỹ với số tiền
85.000.000, kế toán ghi:
Nợ TK 113:
85.000.000
Có TK 131: 85.000.000
Hạch toán giảm tiền đang chuyển:
Ngày 20/12/2014, ngân hàng báo có các khoản tiền đang chuyển đã chuyển vào
21


TK của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 112:
150.000.000
Có TK 113: 150.000.000
MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Nhận xét:

Cơ cấu bộ máy của công ty:
Công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý. Các phòng ban có chức năng hỗ trợ,
cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo công ty trong việc giám sát
công nhân viên, thực hiện những chế độ chính sách và chăm lo đời sống cho người lao
động phù hợp với mức sống hiện nay. Đảm bảo mục tiêu của công ty là có đội ngũ
công nhân viên lành nghề, trung thực, nhiệt tình trong công việc và giữ được nhiều uy
tín với đối tác.
Tình hình tổ chức kế toán tại công ty:
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng
giữa các nhân viên, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, hạn chế việc sử dụng
lãng phí nhân viên kế toán, giúp công ty tiết kiệm được chi phí.
Các nhân viên phòng kế toán đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhau
và với các phòng ban khác. Điều này được nhiều thuận lợi trong công tác kế toán của
công ty.
Kế toán trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện nhiệm vụ của các kế toán viên đồng thời cũng chịu trách nhiệm chung trước
những sai sót trong hạch toán kế toán. Đến nay, bộ máy kế toán của công ty luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao đó là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung
cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Ban
Giám đốc.
Vận dụng chứng từ kế toán:
Công ty đã xây dựng được trình tự luân chuyển chứng từ một cách đầy đủ, hợp
lí, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán căn cứ trên quy định của hệ thống chứng
từ kế toán của BTC ban hành và đặc điểm kinh doanh của công ty.
Ghi sổ kế toán:
Hình thức Nhật ký chung mà công ty đang áp dụng phù hợp với khả năng hiện
tại của công ty, đảm bảo được tính chuên môn hóa cao, tính chất đối chiếu, kiểm tra
cao. Hằng ngày kế toán theo dõi, tập hợp và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Chứng từ gốc và các chứng từ ghi sổ được quản lý chặt chẽ nên khó xảy ra
22



mất mát, thất lạc.
Kiến nghị:
Công ty bỏ qua việc theo dõi trên sổ sách các nghiệp vụ kế toán thuộc dạng tiền
đang chuyển mà hạch toán thẳng vào tài khoản 112. Đối với những nghiệp vụ kinh tế
phát sinh cận cuối tháng công ty hạch toán tăng giảm thẳng vào TK 112 trong khi
ngân hàng chưa hoàn thành thủ tục báo Nợ/Có(chưa ghi vào sổ phụ) thì lúc đó công ty
khó đối chiếu với số dư cuối tháng trong sổ sách.
Về tài khoản sử dụng
* Khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, các đơn vị cần phải thống nhất theo
quy định của Bộ tài chính về nội dung và phương pháp của từng tài khoản.
* Tại công ty cũng phải mở các tài khoản kế toán để ghi chép, phản ánh theo
quy định, hàng quý phải lập bảng cân đối kế toán để tính thuế thu nhập tạm tính.
Về công tác kế toán
*Tiền mặt:
Đối với tiền mặt, kế toán quỹ cần ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự
phát sinh, các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, tính ra sổ tồn quỹ tiền mặt mọi
thời điểm. Riêng nhận ký cược, ký quỹ phải theo riêng một sổ hoặc một phần sổ.
Thủ quỹ hàng ngày phải kiểm kê sổ tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiên hành đối
chiếu với các số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lêch, kế
toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử
lý chênh lệch.
*Tiền gửi ngân hàng:
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế
toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu của Ngân hàng thì phải thông
báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xủ lý kịp thời.
Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc, có thể mở tài khoản chuyên
thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao

dịch, kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng
loại tiền gửi nói trên.
Về hình thức sổ kế toán:
Doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký chung là hợp lý. Tuy nhiên do đội
ngũ nhân viên kế toán đòi hỏi trình độ chuyên môn kế toán cao nên hàng năm cần tổ
chức các lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ kế toán. Việc tuyển nhân viên cần những
người nắm vững chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm đương trách
nhiệm trong công việc.
23


Việc tổ chức công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ cũng cần được phải coi trọng
giúp nâng cao hiệu quả làm việc và hiệu năng quản lý.

24


KẾT LUẬN
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đòi hỏi
hoạt động sản xuất kinh doanh của các nghành kinh tế nói chung và các doanh nghiệp
nói riêng có hiệu quả thu nhập của doanh nghiệp phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có
lãi. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiếp thu và vận động một cách có khoa học, hợp
lý sáng tạo, khoa học kỹ thuật tiến bộ, và quá trình quản lý sử dụng vốn của mình.
Chính vì sự quan trọng của việc quản lý vốn, sử dụng vốn mà các doanh nghiệp luôn
phải phải đối chiếu và việc sử dụng sao cho hợp lí hiệu quả, thấy được và khắc phục
được các nhược điểm để từ đó phát huy hết khả năng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp cần chủ động được vốn của mình
để đảm bảo sản xuất kinh doanh được mở rộng. Vì vậy, để vững vàng và phát triển
được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao cho lượng vốn của mình

ngày càng tăng để từ đó mới có thể cải thiện được đời sống cho cán bộ công nhân viên
và tăng nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình vật
liệu xây dựng, cùng với những kiến thức em có được em nhận thấy công tác kế toán
vốn bằng tiền tại công ty là tương đối hoàn thiện. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của toàn
thể cán bộ công nhân viên của công ty, giúp công ty ngày càng phát triển và hòa nhập
với sự phát triển chung của đất nước.

25


×