Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Biến động tỷ giá ở việt nam và những tác động tới tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.23 KB, 12 trang )

Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên
mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước, do đó vấn đề thanh
toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở lên phức tạp
hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các
loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác. Tiền của mỗi
nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó vì vậy phát
sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại
tệ và giữa các ngoại tệ với nhau. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền
khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm
trù tỷ giá hối đoái.

1


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp. Kinh tế thị
trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế
khác biến động là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của sự vật, của hiện tượng.
Bởi vậy, Chính sách tỷ giá luôn luôn là một chính sách vĩ mô rất quan trọng bởi phạm
vi tác động lớn, nhưng tác động khó lường trước và thường phải đánh đổi giữa nhiều
mục tiêu vĩ mô. Trên thực tế thường có quá nhiều mục tiêu được đặt ra cho chính sách


tỷ giá, trong khi đó các công cụ thực thi chính sách và dư địa thực hiện chính sách lại
khá hạn hẹp. Việc giảm giá đồng nội địa có thể thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân
thanh toán, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định.
Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng
đầy mới mẻ và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không
ngừng. Do đó, tôi đã làm tiểu luận môn kinh tế học với đề tài: “Biến động tỷ giá ở Việt
Nam và những tác động tới tăng trưởng kinh tế”.
Bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót do ý kiến chủ quan của bản thân. Tôi rất
mong được sự góp ý chỉ bảo của Cô giáo để tôi ngày càng tiến bộ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi thực hiện thanh toán giữa các nước
với nhau, cần thiết phải sử dụng đồng tiến nước này hay nước khác, nói chung là phải
sử dụng đến ngoại tệ cũng như các phương tiện có thể thay cho ngoại tệ
→ Tỷ giá hối đoái: là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau.
Hoặc người ta có thể nói tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể
hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
I. Biến động tỷ giá ở Việt Nam.
*) Giai đoạn trước 1989:
Việt Nam duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định, cứng nhắc. Đồng tiền trong nước
bị đánh giá quá cao làm cho cán cân thương mại xấu đi một cách nghiệm trọng.
2


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp


*) Giai đoạn 1989-2005:
- 1992-1994: Tỷ giá chính thức được hình thành trên cơ sở đấu thầu tại trung tâm
giao dịch ngoại tệ
- Năm 1994: Tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ với VNĐ theo tỷ giá mua bán trên thị
trường chỉ giao động trong biên độ cho phép là 0.5% so với tỷ giá chính thức.
- 1995-1999: Tỷ giá được hình thành trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng.
- Năm 1996 thì biên độ giao động được nâng lên 1%.- 1997-1998: Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ giao dịch từ 1% lên 5%
- Ngày 13/10/1997: Tăng biên độ dao động lên 10%.
*) Giai đoạn 1999-2011: Tỷ giá thả nổi có điều tiết
- 1999-2006: Chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết.
Ngân hàng Nhà nước đã đứng ra áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tiết tỷ giá
và thực hiện một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý hữu hiệu.
- Năm 2007: Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỷ giá từ 0.25%
lên 0.5% vào đầu năm, và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên 0.75%.
- Năm 2008: Được giới phân tích tài chính coi là “ năm bất ổn của tỷ giá” với những
biếndộng tỷ giá phức tạp. Trước tình hình suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến Việt
Nam, các dòng vốn vào Việt Nam bị hạn chế Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều
chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ. Tính đến
ngày 26/12/2008 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá ngoại tệ liên ngân
hàng 2% lên 3%.
- Năm 2009: Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến
cho tỷ giá ngoạitệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến. Tỷ giá giữa USD/VNĐ trong
năm 2009 đã trải qua 2 lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 tăng biên độ giao dịch từ
3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%).
Ngày 26/11/2009 tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm 5.44% so
với hôm trước. Đồng thời biên độ tỷ giá giảm từ 5% xuống còn 3%. Mặc dù, sau mỗi
lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn
luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
- Năm 2010 - 2011: Ngày 10/02/2010, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh
tăng tỷ giá liên ngânhàng từ mức 17.941 đồng/USD lên 18.544 đồng/USD tăng khoảng

3


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

3,3%. Ngày 17/08/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỷ giá
bình quân liên ngân hàng tăng 2%, biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức 3%. Ngày
11/02/2011, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ_CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo
điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính
thanh khoản của thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình
quânliên ngân hàng từ 18.932 lên mức 20.693 VNĐ/USD và thu hẹp biên độ giao dịch
từ 3% xuống 1%.
*) Giai đoạn năm 2012:
Tỷ giá USD/VNĐ đã tạo quãng biến động đáng chú ý, tách khỏi sự ổn định kéo dài
từ đầu năm 2012. Đúng ra, từ đầu năm đến nay tỷ giá USD/VNĐ đã có hai đợt biến
động đáng kể.
- Đợt một, tập trung trong các ngày 18 - 21/1/2012, thị trường đón nhận nguồn cung
ngoại tệ lớn chuyển đổi sang VNĐ, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước kỳ nghỉ
Tết Nguyên đán. Trong đợt biến động này, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm
mạnh giá mua vào, kỷ lục chênh lệch giá mua vào-bán ra lên tới 300 VNĐ được tạo ra.
- Đợt hai, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ra văn bản thu hẹp trạng thái ngoại tệ
từ +/-30% xuống +/-20% vốn tự có, tỷ giá USD/VNĐ lập tức biến động mạnh. Phản
ứng này được lý giải từ yêu cầu mua vào ở các thành viên có trạng thái âm quá, chuẩn
bị cho giới hạn mới. Kết quả của đợt biến động ngắn ngủi này là mức giá 20.950 VNĐ
trên biểu niêm yết.
- Và lần này, đợt biến động lần thứ ba kể từ đầu năm của tỷ giá đang thể hiện. Chỉ
qua bốn ngày giao dịch, giá USDbán ra của các nhà băng đã đồng loạt tăng từ 20.870
VNĐ lên kịch trần biên độ cho phép là 21.036 VNĐ.

Những gì tỷ giá USD/VNĐ đang thể hiện thu hút sự chú ý của thị trường, bởi nó đã
rất ổn định trong thời gian qua. Thực tế, nếu so với đầu năm 2012, giá USD bán ra lúc
này không tăng, chỉ là tái lập mốc trần 21.036 VNĐ; còn nếu tính trong quãng thời gian
qua, tỷ lệ tăng ở khoảng 0,8% so với trước đó. Tuy nhiên, không hẳn vậy. Có một giả
thiết về sự dịch chuyển của dòng vốn tạo sức ép tăng đối với tỷ giá những ngày này.
+ Trước hết, như một quy luật, lãi suất chi phối đến giá trị đồng tiền. Lãi suất VNĐ
liên tiếp bị cắt giảm, xu hướng sẽ giảm và dự kiến từ nay đến cuối năm có thể còn giảm
thêm vài phần trăm nữa. Dù chênh lệch lãi suất USD và VNĐ vẫn khá lớn nhưng qua
4


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

những lần cắt giảm liên tiếp như vậy và kỳ vọng sẽ giảm nữa đang tạo bất lợi cho VNĐ.
Chưa thể hiện rõ nét, nhưng sau loạt cắt giảm vừa qua thị trường hẳn đã có sự gợi mở
của sự dịch chuyển dòng vốn. Ngay ở dân cư, chuyển VNĐ sang nắm giữ USD khi lãi
suất giảm đi như vậy là một tính toán được đặt ra. Thêm vào đó, kỳ vọng tỷ
giá USD/VNĐ có thể tăng 2% - 3% từ nay đến cuối năm cũng là một tham khảo để lựa
chọn. Cũng lưu ý rằng 2% - 3% đó là rất khác với đơn vị phần trăm của lãi suất (tính
theo năm).
+ Thứ hai, sự dịch chuyển đó cũng có thể đặt ra ở các ngân hàng thương mại. Giả
thiết của đợt biến động này nằm ở đây. Những ngày qua, nhiều kênh khác nhau phản
ánh trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống ngân hàng. Tín dụng không thể đẩy mạnh,
thậm chí vẫn còn trạng thái âm cho đến đầu tháng 5 (hiện dữ liệu tăng trưởng tín dụng
cụ thể đến tháng 4 và tháng 5 vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức).
Vốn dư thừa, không thể đẩy mạnh cho vay ra (đây lại là một vấn đề khác), các ngân
hàng đem kinh doanh trên liên ngân hàng. Song, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất
nhận được cũng “bèo bọt” như khoảng 1,5%/năm qua đêm, 2% - 3%/năm các kỳ hạn

tuần, 1 - 3 tháng được khoảng 3% - 4%/năm… thời gian gần đây.
Tuy nhiên, khi mà giá USD mua vào vẫn thấp hơn giá bán ra, hiện khoảng 70 VNĐ,
thì tình hình chưa đáng ngại. Sự căng thẳng thường chỉ thể hiện ở trạng thái các ngân
hàng nâng giá mua san bằng giá bán như từng có tại nhiều thời điểm trước đây. Và nếu
điều đó sảy ra trong vài ngày tới, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ có một tỷ giábình quân
liên ngân hàng linh hoạt hơn, thay vì cố định ở 20.828 VNĐ suốt một thời gian dài như
vậy.
Còn về năng lực bình ổn, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh từ giữa năm 2011 trở lại đây là
một thuận lợi. Mặt khác, dư địa để giữ ổn định tỷ giá trong khoảng 2% - 3% theo định
hướng Ngân hàng Nhà nước đưa ra đầu năm hiện vẫn còn khá nguyên vẹn. Diến biến
của tỷ giá hối đoái chứng tỏ hoạt động của thị trường ngoại hối khá nhạy cảm, phản ánh
nhanh nhạy với những biến động của tình hình kinh tế thế giới và tình hình cung cầu
trong nước.
Chính sách tỷ giá của Ngân hàng Trung ương đã góp phần ổn định giá cả trong
nước nói chung và ổn định giá trị đồng tiền nói riêng củng cố lòng tin của dân chúng
vào chính sách Nhà nước.
5


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

*) Giai đoạn từ năm 2013 đến nay:
Có thể nói, tỷ giá hối đoái được duy trì khá ổn định trong thời gian dài, dù có
những thời điểm tỷ giá phi chính thức có biến động vượt khỏi trần biên độ, đặc biệt sau
khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức lên 1% vào trung tuần tháng
6/2013.
Trong năm 2013, các Ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá tại mức
trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng. Do áp lực của tỷ giá trên thị

trường Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.940 lên 18.544
VNĐ/USD kể từ 11/02/2013 tương ứng với việc phá giá 3,3%. Từ giữa tháng 2 trở đi,
tỷ giá gia tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD.
Cuối năm 2013, tỷ giá tiếp tục biến động tăng, nhiều người vẫn thực hiện việc mua
ngoại tệ để kỳ vọng giá tăng. Cuối thắng 11/2013, tỷ giá lên mức 21.380 đến 21.450
VNĐ/USD và tỷ giá trên thị trường tự do vượt qua mức 21.500 VNĐ/USD.
Trong năm 2013 thì tỷ giá biến động thất thường, đầu ra ngoại tệ tăng mạnh do
chính sách của Ngân hàng Nhà nước về mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ nhưng
đầu vào còn khiêm tốn buộc Ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động lên. Sự
bất thường của tỷ giá cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý ngày càng phổ biến.
Bước sang năm 2014, tỷ giá cũng có biến động nhưng không nhiều, tuy nhiên sau
thời gian kiềm giữ, tỷ giá USD chính thức ở mức 18.932 VNĐ/USD thì đã đẩy chênh
lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên tới 2.000 đến 3.000 VNĐ/USD. Đến
tháng 4/2014, tỷ giá mới có dấu hiệu bình ổn, đó cũng là nhờ Ngân hàng Nhà nước đã
triển khai để có thể tăng cung ngoại tệ. Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động
USD, thực hiện kết nối và mở rộng đối tượng kết nối, xử lý một loạt các giao dịch bất
hợp pháp trên thị trường tự do…Việc tăng cung USD đã làm cho tỷ giá VNĐ/USD lao
dốc chóng mặt từ 20.940 VNĐ/USD xuống còn 20.590 VNĐ/USD kể từ 19/04 đến
28/04/2014. Và ngày 29/04 Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá
mua vào USD và dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện nhanh chóng. Tháng 9/2014 Ngân hàng
Nhà nước tổ chức hội nghị ngành và đưa ra quyết định: Nếu điều chỉnh tỷ giá
USD/VNĐ thì từ nay đến cuối năm không quá 1%.
→ Tóm lại: Có thể nói từ những năm 2011 trở lại đây, Nhà nước đã chủ động hơn
rất nhiều và những chính sách hợp lý có hiệu quả để điều tiết tỷ giá theo định hướng đặt
6


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp


ra. Tỷ giá ổn định sẽ tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị trường
tài chính.
II. Những tác động của Tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế.
Tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền
kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác
nhau. Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế là rõ ràng và nhanh
chóng. Chính vì vậy, trong điều kiện mở cửa, hợp tác , hội nhập và tự do hóa thương
mại, các quốc giá nói chung và Việt Nam nói riêng luôn sử dụng tỷ giá trước hết như là
công cụ hữu hiệu điều chỉnh sự tăng trưởng kinh tế.

2.1. Tác động của tỷ giá tới lạm phát.
Trên lý thuyết, khi một nước có lạm phát sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối
đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài.Theo
quy luật cung cầu, người dân trong nước sẽ chuyển sang dung hàng ngoại nhiều hơn vì
giá rẻ. Điều tất yếu xảy ra là nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo cầu ngoại tệ tăng, làm chi tỷ
giá hối đoái cũng tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dung ít hàng nhập
khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, làm cho cung ngoại tệ trên thị trường giảm,
đây cũng là nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng.
Như vậy, lạm phát ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại
tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ,
lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ tài sản nước ngoài
nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc
gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối
giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng nội tệ của quốc gia
đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Đối với nước ta hiện nay, lạm
phát đang ở mức cao nên việc tăng tỷ giá là không thế tránh khỏi.
Điều đó cũng cho thấy tác động của tỷ giá đến lạm phát là không hề đơn giản vì
trong một nền kinh tế mở, tỷ giá thực ảnh hưởng đến giá cả tương đối giữa các hàng
hóa sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu. Tỷ giá có thể tác động trực tiếp đến

7


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

lạm phát do việc thay đổi giá cả tính bằng đồng bản địa của các mặt hàng nhập khẩu và
qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá cả. Do đó, lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái phù
hợp để ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng dài hạn được coi là một ưu tiên
trong quản lý kinh tế hiện nay.
2.2. Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim
ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại
tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ,
mua hàng hóadịch vụ trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường
cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷgiá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa dịch
vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ
trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng , tỷ giá hối đoái tăng. Tác động
của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việchình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối
đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào tác độngmạnh yếu của các nhân tố, đó
chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn
hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại,
cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm giá( đây là
trường hợp của nước ta hiện nay).
Nền kinh tế nước ta quá phụ thuộc vào nhập khẩu và việc điều chỉnh tỷ giá mạnh
như lần này sẽ dẫn đến tăng giá đáng kể các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu kể trên và
qua đó tác động tới giá thành sản phẩmvà giá mua của người tiêu dùng. Những mặt
hàng không thuộc loại thiết yếu như mỹ phẩm, ôtô sang trọng có thể giảm nhập khẩu ở
mức độ nhất định, song tỷ lệ các mặt hàng này không quá lớn, trong khi các nguyên vật

liệu cơ bản của nền kinh tế vẫn phải tiếp tục nhập với mức giá nhập khẩu cao
hơn. Người tiêu dùng phải gánh chịu mức tăng giá, ước tính khoảng 3% từ việc điều
chỉnh tỷ giá này. Giá một số mặt hàng đã tăng lập tức như gas, ô tô và khó tránh khỏi
việc tăng giá các mặt hàng khác trong thời gian tới do giá đầu vào nhập khẩu tăng
khoảng 10%.
Ngoài ra việc tăng tỷ giá có những tác động không tốt như: tạo ra sự đắt đỏ hơn
chonhững mặt hàng nhập khẩu, và những mặt hàng nhập khẩu này sản xuất và bán ra
trong nước, nếu sản xuất và bán ra trong nước nhiều.Về nguyên tắc, các doanh nghiệp
8


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

hay cộng tăng tỷ giá vào giá bán, như vậy sẽ tạo ra một giá bán mới của mặt hàng nhập
khẩu. Nếu mặt hàng nhập khẩu mà tỷ trọng lớn trong mặt bằng giá xã hội thì sẽ tạo ra
mặt bằng giá mới. Điều này chưa ai dám chắc chắn nhưng nó tác động là điều đương
nhiên. Nhưng nó cũng có tác động tích cựcnhư nếu mặt hàng đó có giá trị cao, người
tiêu dùng sẽ từ chối mua. Lúc đó, các doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất các mặt
hàng khác, hoặc các mặt hàng tiêu dùng trong nước như ôtô nhập khẩu, các doanh
nghiệp nhập khẩu cộng dồn, đẩy giá lên cao, khách hàng sẽ từ chối và sử dụng ô tô
trong nước. Đợt điều chỉnh lần này hướng đến kích cầu sản xuất trong nước như một
mục tiêu, đây là điểm mới. Các nhà nghiên cứu, cũng như nhiều chuyên giá đã nhiều
lần nói về muốn cạnh tranh xuất khẩu thì phải hạ giá tiền VND. Để cho VND rẻ đi và
giá hàng xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn để thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng nếu VND rẻ đi
thì giá nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ đắt lên. Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ tăng lên
chứ không phải giá thành sẽ rẻ hơn để xuất khẩu. Tỷ giá chỉ ổn định khi cán cân thanh
toán cân bằng và khi cán cân thương mại nghiêng về xuất chứ không phải nhập.
2.3. Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư.

Theo thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tháng 2/2011 là thời điểm thích hợp và
thuận lợi để điều chỉnh tỷ giá do nguồn ngoại hối dồi dào, các khoản vốn đầu tư
trực tiếp, gián tiếp, ODA cũng đang giải ngân tốt… qua đó sẽ giúp thị trường ngoại hối
ổn định, không bị xáo trộn. Thế nhưng, cũng tồn tại một thực tế khác. Đó là hơn nửa
năm nay, tỷ giá ở thị trường phi chính thức luôn luôn vượt mức trần, có khi tới 10%.
Bên cạnh đó, dòng vốn nước ngoài (FDI, ODA, kiều hối) tuy lớn nhưng không đủ
bù đắp thâm hụt thương mại cũng như khoản “sai số và thiếu sót” (mà nguyên nhân là
do người dân và doanh nghiệp chuyển danh mục tiền tệ sang vàng và đô la). Kết quả là
cán cân thanh toán luôn bị thâm hụt và sự trữ ngoại hối tụtđến mức thấp nhất kể từ năm
2005 dù tính theo con số tuyệt đối hay tính theo số tuần nhậpkhẩu. Như vậy, áp
lực giảm giá tiền đồng tích tụ suốt nhiều tháng qua đã buộc Ngân hàng Nhà nước
phải buông tỷ giá.Về nguyên tắc, nếu phá giá để đưa tỷ giá về mức bền vững thì nền
kinh tế sẽ ổn địnhhơn, dù trong ngắn hạn tốc độ tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng. Trong
trường hợp này, đầu tưnước ngoài sẽ gia tăng vì các nhà đầu tư được giải tỏa rủi ro, tỷ
giá trong tương lai.

9


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp

Tuy nhiên, nếu phá giá không đủ mạnh và uy tín của Ngân hàng Trung Ương không
cao thì các nhà đầu tư có thể vẫn ngần ngại. Đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thúc đẩy
thuhút thêm các dòng vốn đầu tư gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin
hơn trongviệc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán trong thời gian tới.
Đối với đầu tư ra nước ngoài, người dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở
nướcngoài, có thể là đầu tư trực tiếp ( xây dựng nhà máy, thành lập các doanh
nghiệp…) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu , trái phiếu…). Những nhà đầu tư này

muốn thực hiện kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường,
luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái
giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy
vào của một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong
nước nhở hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái
sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu
hóa, luồng vốn sẽ chảy vào nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một
nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường
đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động
dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Điều chỉnh tỷ giá lần này
là một bước làm nhằm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ, giúp tăng tính thanh khoản,
cân bằng cung cầu ngoại tệ, từ đó hỗ trợ việc thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên,
kèm theo đó phải là một loạt biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hạn chế đầu tư công, cơ
cấu lại kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất… Những biện pháp như
vậy mới làm tăng giá trị nội tệ nhờ tăng trưởng kinh tế một cách chắc chắn, đó là cách
lâu dài để ổn định tỷ giá, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.
2.4. Tác động của tỷ giá đến lĩnh vực tài chính Ngân hàng.
- Tạo sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ.
- Tác động xấu đến hoạt động giao dịch ngoại tệ.
- Tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp.
- Gây sức ép đối với lãi suất động tiền Việt Nam và đe dọa sự mất ổn định của hệ
thống Ngân hàng.

10


Tiểu luận môn: Kinh tế học

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp


- Tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nên cuộc khủng
hoảng tất yếu sẽ làm giảm xuất khẩu của Việt Nam.
- Tác động đến nhập khẩu: Sự mất giá của đồng tiền trong khu vực đã kích thích gia
tăng nhập khẩu, trước hết là nhập khẩu tiểu ngạch từ Thái Lan và hàng trung chuyển từ
Campuchia, Lào và Việt Nam.
- Tác động tới thu chi ngân sách Nhà nước: Gánh nặng nợ nần và chi phí nguyên liệu
tăng lên cùng với sụt giảm của thị trường tiêu dùng lẫn thị trường xuất khẩu đã làm
nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân sách. Bên
cạnh đó, sự sa sút của của nền kinh tế tất yếu đòi hỏi phải gia tăng một số khoản chi.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng theo con đường kinh tế
hướng ngoại thông qua một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước, chính sách hỗ trợ
xuất khẩu…Các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế giới sẽ dần
được xóa bỏ. Do vậy, tỷ giá hối đoái đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thanh toán
quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc
thực hiện chính sách tỷ giá, góp phần không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định
kinh tế. Tuy nhiên, khi thực tiễn thay đổi nhanh chóng như hiện nay, không một chính
sách nào có thể tồn tại mãi mà không có những điểm bất cập. Vì vậy các nhà kinh tế đã
dày công nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị khác nhau, nhằm xây dựng một chính sách
tỷ giá hối đoái hiệu quả cho Kinh tế đất nước.
Bài tiểu luận nêu ra một số ý kiến về biến động tỷ giá ở Việt Nam và những tác
động tới tăng trưởng kinh tế. Với thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong được sự chỉ bảo,
hướng dẫn của Cô giáo để bài viết của tôi có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!


11


Tiểu luận môn: Kinh tế học

12

GVHD:TS.Bùi Thị Minh Tiệp



×