BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Tên đồ án: Hoạch định chiến lược marketing
cho sản phẩm X-men của công ty cổ phần sản xuất hàng gia
dụng quốc tế ICP
Họ và tên : Mai Thị Thu Hiền
Lớp
: QKD54.ĐH1
GVHD
: Đỗ Thanh Tùng
1
_HẢI PHÒNG – 2015
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm.
1.1.1. Khái niệm Marketing.
1.1.2. Khái niệm nghiên cứu Marketing.
1.1.3. Quản trị Marketing.
1.2. Lập kế hoạch chiến lược Marketing theo Philip Kotler.
1.2.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp.
1.2.2. Xác định mục tiêu.
1.2.3. Phác thảo hồ sơ kinh doanh.
1.2.4. Hoạch định chiến lược tầm xí nghiệp.
1.3. Hoạch định chương trình Marketing.
1.3.1
1.3.2
1.3.3.
1.3.4.
Chiến lược sản phẩm.
Chiến lược giá cả
Chiến lược phân phối.
Chiến lược chiêu thị cổ dộng.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1. Giới thiệu chung
2.2. Phân tích thị trường kinh doanh của công ty
2.2.1. Sơ lược về thị trường dầu gội và sự hình thành sản phẩm X-men
2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MARKETING
3.1. Phân tích nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty.
3.2. Xác định mục tiêu.
2
3.3. Phác thảo hồ sơ kinh doanh.
3.4. chiến lược Marketing cho từng sản phẩm.
3.4.1. Chiến lược giá.
3.4.2. chiến lược sản phẩm.
3.4.3. Chiến lược phân phối
3.4.4. Chiến lược chiêu thị cổ động
3
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nỗ lực tối đa để giành thị trường thì gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt
của các tập đoàn lớn với các thương hiệu nổi tiếng đầu tư vào Việt Nam. Họ đưa
ra những dòng sản phẩm thương hiệu toàn cầu nhưng giá rất Việt Nam lại có
dịch vụ cộng thêm, ưu đãi, mẫu mã cải tiến, các chương trình truyền thông
chuyên nghiệp đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng lao
đao, khốn đốn năng lực cạnh tranh yếu ngay trên chính sân nhà của mình.
Nhưng có một thương hiệu Việt đã không chỉ chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu mà
còn thực sự mở ra một xu hướng mới, một “ đại dương xanh” đầy tiềm năng
trong marketing. X-men sản phẩm củ acông ty sản xuất hàng gia dụng quốc tế
ICP tận dụng đuwọc cơ hội và nhờ có phương pháp marketing đột phá nhãn hiệu
X-men của tập đoàn ICP đã qua măjt nhiều ông lớn và trở thành nhãn hiệu dầu
gội số 1 dành cho anm giới.
Sự ra đời của X-men là minh chứng cho nguyên lý kinh doanh “ thànhcông
dựa trên sự khác biệt” Tạo ra sự khác biệt đồng nghĩa với việc cạnh tranh trực
diện với các nhãn hiệu có trên thị trường. Nhờ chiến dịch “ Đạii dương xanh” Xmen đã xâm nhập thị trường vô cùng ngoạn mục chỉ sau 3 năm nó chiếm tới
60% phân khúc thị trường dầu gội nam. Chiến dịch marketing này đã gây một
ấn tượng mạnh mẽ
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2. Khái niệm.
1.2.1. Khái niệm Marketing.
Theo Philip Kotler: là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn
nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi.
1.2.2. Khái niệm nghiên cứu Marketing.
Nghiên cứu Marketing là một hệ thống các phương pháp và kỹ thuật
được thực hiện nhằm thu thập, phân tích, xử lý và giải thích các thông tin một
cách chính xác và khách quan về thị trườngNghiên cứu Marketing là một hệ
thống các phương pháp và kĩ thuật được thực hiện nhằm thu thập, phân tích,
xử lý và giải thích các thông tin một cách chính xác và khách quan về thị
trường. Từ đó giúp các nhà kinh doanh đưa ra các chiến lược, các quyết định
marketing có hiệu quả.
Marketing cung cấp các thông tin hữu ích, để từ đó tìm ra điều khách
hàng cần, khách hàng muốn.
Qua nghiên cứu biết rõ nhu cầu cần cái gì? ở đâu? Như thế nào? Vào
lúc nào của người tiêu dùng? Người làm Marketing có thể hình dung ra những
thứ mà người tiêu dùng cần mà đôi khi người tiêu dùng cũng không nhận ra
được. Biết rõ người tiêu dùng sẽ là nền tảng làm cho hoạt động thị trường có
hiệu quả.
Qua nghiên cứu Marketing, tổ chức có thể giảm bớt được rủi ro trong
kinh doanh, tìm kiếm được cơ hội mới, thị trường mới. Từ đó tăng doanh số
và lợi nhuận.
1.1.3. Quản trị Marketing.
Quản trị marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra
việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì và củng cố những cuộc
trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được nhiệm vụ
đã được xác định của tổ chức như mở rộng thị trường, tăng khối lượn bán,
tăng lợi nhuận.
Quản trị Marketing gồm 3 nội dung:
1. Hoạch định chiến lược Marketing: dựa trên cơ sở chiến lược chung
5
của tổ chức. Chiến lược Marketing vạch ra đường lối, mục tiêu chiến lược, kế
hoạch Marketing cụ thể cùng với các phương tiện và biệp pháp để hoàn thành
mục tiêu chiến lược.
2. Thực hiện chiến lược Marketing: là đưa chiến lược Marketing vào
thực tiễn: ai làm, làm như thế nào, làm ở đâu, khi nào làm, cần có sụ phối hợp
như thế nào, tổn phí là bao nhiêu?
3. Kiểm tra hoạt động Marketing: nhằm xác định những sai lệch giữa
kế hoạch và thực hiện. Tìm ra nguyên nhân, khẳng định tính chất của nguyên
nhân, giúp cho việc ra quyết định chiến lược Marketing có hiệu quả hơn.
1.2. Lập kế hoạch chiến lược Marketing theo Philip Kotler.
1.2.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát được xác định ngay từ khi thành lập
doanh nghiệp, nhưng theo thời gian nó có thể trở nên mơ hồ do doanh nghiệp
lớn mạnh, thêm sản phẩm mới, thêm thị trường mới. Một công cuộc kinh doanh
phải xem như một tiến trình thỏa mãn khách hàng chứ không phải tiến trình làm
ra sản phẩm. Sản phẩm, kỹ thuật dần trở nên lỗi thời nhu cầu cơ bản thì tồn tại
mãi mãi. Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát phải phù hợp với mục tiêu, nguồn lực,
khả năng và sở trường của doanh nghiệp. Mỗi bước mở rộng nhiệm vụ kinh
doanh có thể mang lại những cơ may mới, đồng thời có thể đưa doanh nghiệp
đến những cuộc phưu lưu thiếu thực tế, vượt quá khả năng của mình. Để có
được nhiệm vụ kinh doanh tổng quát cần phải trả lời các câu hỏi : Doanh nghiệp
của ta là gì? Ai là khách hàng? Cái gì là giá trị dành cho khách hàng? Doanh
nghiệp của ta sẽ như thế nào? Doanh nghiệp của ta cần phải như thế nào?
Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát được xác định bởi 5 yếu tố:
1.
2.
3.
4.
5.
Lịch sử của công ty
Sở thích hiện tại của các chủ sở hữu và ban lãnh đạo.
Môi trường của thị trường
Những nguồn tài nguyên của công ty.
Những khả năng đặc biệt của công ty.
1.2.2. Xác định mục tiêu.
Từ nhiệm vụ kinh doanh tổng quát, để hoàn thành nhiệm vụ này phải
đặt ra các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu Marketing được xây dựng dựa trên
6
mục tiêu kinh doanh. Để lập kế hoạch và kiểm tra được dễ dàng cần thiết phải
biểu thị các chỉ tiêu bằng con số cụ thể.
1.2.3. Phác thảo hồ sơ kinh doanh.
1.2.3.1. Phân tích hồ sơ kinh doanh hiện tại.
Mục đích: Để nhận dạng các SBU ( Strategic Business Units) hay sản
phẩm tạo nên sự thành công. Đánh giá tính hập dẫn của từng SUB hay từng sản
phẩm để quyết định hỗ trợ mỗi SBU bao nhiêu là hợp lý. Có hai phương pháp
đánh giá:
1.
Phương pháp ma trận thị trường / Tăng trưởng ( Slare Growth
Matrix)
2. Phương pháp mạng hoạch định kinh doanh chiến lược
(Strategic Business – Planning Grid) của hãng G.E – General Electric.
1.2.3.2. Triển khai các chiến lược phát triển
Ngoài việc phân tích hồ sơ kinh doanh hiên tại, để xác định vị trí của
từng sản phẩm hay các SBU hiện tại cùng các chiến lược thích ứng của nó thì
phác thảo hồ sơ kinh doanh còn đưa ra chiến lược phát triển cho tương lai.
Trong trường hợp không có chiến lược phát triển thì việc phác thảo hồ sơ kinh
doanh kết thúc. Những công ty như vậy đã giữ nguyên như vậy hay giảm quy
mô của mình, điều này làm cho tổng doanh số và lợi nhuận dự kiến tăng chậm
hoặc giảm. Nếu khoảng cách giữa tổng doanh số và lợi nhuận mong muốn trong
tương lai có khoảng cách với doanh số và lợi nhuận dự kiến thì lãnh đạo công ty
có thể phát triển thêm xí nghiệp mới để lấp kín khoảng cách này.
Một chiến lược phát triển gồm: phát triển cường độ, phát triển tích
nhập, phát triển đa dạng hóa. Nội dung của các chiến lược phát triển:
1. Phát triển cường độ (chiều sâu): gồm thâm nhập thị trường, phát
triển thị trường và phát triển sản phẩm. Nếu với chiến lược này vẫn chưa đủ để
lấp kín khoảng cách thì cần phải xem xét cơ hội phát triển tích nhập.
2. Phát triển tích nhập ( hợp nhất): Tích hợp phía sau (hợp nhất
ngược): sở hữu hay gia tăng sự kiểm soát lên các hệ thống cung cấp. Tích hợp
phía trước (hợp nhất thuận): sở hữu hay gia tăng sự kiểm soát lên những hệ
thống phân phối. Tích hợp ngang ( hợp nhất ngang): sở hữu hay gia tăng sự
7
kiểm soát lên đối thủ cạnh tranh. Nếu sử dụng chiến lược này vẫn chưa đảm bảo
như mong muốn thì công ty xem xét đến cơ hội đa dạng hóa.
3. Phát triển đa dạng hóa: Đa dạng hóa đồng tâm: Làm ra sản phẩm
mới có thể kết hợp với sản phẩm hiện tại để tạo ra sức mạnh tổng hợp về công
nghệ hay marketing thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng mới.
Đa dạng hóa hoành tuyến: Làm ra sản phẩm mới không liên quan đến
sản phẩm hiện tại nhưng lại hấp dẫn hơn so với sản phẩm hiện tại.
Đa dạng hóa kết khối: Làm ra sản phẩm mới không liên quan đến sản
phẩm, công nghệ thị trường hiện tại.
1.2.4. Hoạch định chiến lược tầm xí nghiệp
Giữa chiến lược chung của doanh nghiệp với chiến lược của xí nghiệp
có những điểm giống nhau. Kế hoạch xí nghiệp đánh giá nhu cầu của người tiêu
thụ, khả năng của công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh trên những thị trường
quan trọng. Đồng thời kế hoạch của xí nghiệp hướng dẫn cho cả ý định kinh
doanh lẫn các mục tiêu của công ty. Hiện nay ở một số công ty, việc hoạch định
chiến lược xí nghiệp được coi là “ Hoạch định chiến lược Marketing”. Với mỗi
xí nghiệp các bước trong tiến trình hoạch định chiến lược như sau:
1. Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát: Mỗi xí nghiệp phải xác định
nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của mình trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh tổng
quát cảu công ty.
2. Phân tích môi trường bên ngoài: Tức là tìm ra cơ hội và mối đe
dọa.
Cơ hội marketing là một lĩnh vực nhu cầu mà công ty có thể kiếm lời ở
đó. Đánh giá các cơ hội bằng tính hấp tiềm tàng, và xác suất thành công của
công ty đối với sản phẩm. Xác suất thành công của công ty phụ thuộc vào sức
mạnh của dây chuyền sản xuất sản phẩm có tương xứng với yêu cầu then chốt
để thành công không, có vượt lên trên đối thủ cạnh tranh không.
3. Phân tích môi trường bên trong:
Cần đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu cho sản phẩm theo định kì. Có
thể lập biểu mẫu để đánh giá.
8
Từ kết quả ở biểu mẫu. Lãnh đạo công ty sẽ ra soát lại những khả năng
Marketing, tài chính, sản xuất và tổ chức đối với sản phẩm. Khi nghiên cứu các
thông số của một lĩnh vực được đánh giá là những điểm mạnh chủ yếu thì lĩnh
vực đó được coi là mạnh và ngược lại. Khi biết được những điểm mạnh và điểm
yếu, công ty không nhất thiết phải chấn chỉnh các điểm yếu hoặc không nên chủ
quan với những điểm mạnh của mình. Vấn đề đặt ra là tận dụng mọi cơ hội mà
mình có thế mạnh hay chỉ tính đến những cơ hội tốt nhất và chỉ sử dụng những
thế mạnh nhất định. Khi công ty có từng lĩnh vực rất mạnh nhưng làm việc lại
yếu kém là do các lĩnh vực không hợp tác được với nhau. Vậy phải đánh giá
được những qua hệ làm việc giữa các bộ phận như một phần kiểm tra môi
trường nội bộ. Để mỗi bộ phận đều là “ người cung ứng” đối với một số bộ phận
khác và là “ khách hàng” của bộ phận khác.
4. Các mục tiêu và giải pháp:
Các mục tiêu được theo đuổi đối với xí nghiệp thường là: tăng doanh số,
thị phần, lợi nhuận, danh tiếng, ngăn chặn rủi ro... Để quản lý được các mục tiêu
đã đặt ra, cố gắng lượng hóa và sắp xếp chúng theo thứ bậc từ quan trọng nhất
đến ít quan trọng nhất trong khi lập kế hoạch. Mỗi mục tiêu phải có những giải
pháp cụ thể.
Yêu cầu: các mục tiêu phải khả dĩ, phải xuất phát từ việc phân tích các
cơ hội và rủi ro, những điểm mạnh và điểm yếu đối với sản phẩm mà không phải
xuất phát từ mong muốn. Các mục tiêu phải nhất quán ( không thể có doanh số
cao nhất với chi phí thấp nhất). Các mục tiêu phải có quan hệ cân đối ( Mức lời
cao với thị phần lớn, thâm nhập sâu vào thị trường hiện tại với việc phát triển thị
trường mới, các chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu phi lợi nhuận, mức tăng
trưởng cao với rủi ro ít).
5. Xây dựng chiến lược Marketing:
Cùng với những giải pháp, để thực hiện các mục tiêu thì cần có những
chính sách marketing tương ứng. Các chính sách marketing theo Michael Porter
có 3 kiểu làm xuất phát điểm cho tư duy chiến lược:
1. Dẫn đầu về tổng chi phí thấp
2. Tạo đặc điểm nổi bật
3. Tập trung
6. Chương trình hành động: Từ chiến lược Marketing, các nhà
9
Marketing phải chuyển thành hành động cụ thể. Để triển khai một chương trình
marketing có hiệu quả cần trả lời các câu hỏi sau: Cái gì sẽ được thực hiện? Khi
nào thực hiện? Ai thực hiện? Tổn phí bao nhiêu?
7. Thực hiện: Một chiến lược rõ ràng với những chương trình hỗ trợ
được cân nhắc kỹ lưỡng vẫn có thể bị thất bại nếu tổ chức thực hiện không thành
công. Để thực hiện thành công cần xem xét 4 yếu tố sau:
1) Cách sử sự và suy nghĩ chung của mọi người trong công ty
2) Có kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược của công ty
3) Chọn những người có năng lực đào tạo họ, phân công đúng việc
cho họ
4) Trong doanh nghiệp mọi người đều có giá trị chỉ đạo và sứ mệnh
như nhau.
8. Thông tin phản hồi và kiểm tra: Theo dõi các kết quả và những
bước phát triển mới trong môi trường từ đó có những ứng xử mới thích hợp để
kế hoạch chiến lược phù hợp khả dĩ với môi trường luôn biến động.
1.3.Hoạch định chương trình Marketing.
1.3.1 Chiến lược sản phẩm.
1.3.1.1. Khái niệm: là những hành động Marketing cụ thể nhằm hoàn thành
những mục tiêu Marketing cho sản phẩm. một chiến lược Marketing xuất sắc sẽ
trở thành ít giá trị nếu công ty thất bại trong việc thực hiện đúng chiến lược ấy.
1.3.1.2. Các mức độ của sản phẩm.
+ Lợi ích cốt lõi: điểm xuất phát cơ bản nhất của sản phẩm là lợi ích cốt lõi;
Chính là lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua. Lỡi ích cốt lõi phải trả lời
được câu hỏi người mua thực sự đang muốn gì? Lợi ích đang tìm kiếm của họ?
người kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích.
+ Sản phẩm chung: người kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi của sản phẩm
thành sản phẩm chung ( sản phẩm cụ thể ).
+ Sản phẩm mong đợi: là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua
thường mong đợi và mong đợi khi họ mua sản phẩm đó.
+ Sản phẩm hoàn thiện: là một sản phẩm mong đọi nhưng nó được bổ sung thêm
lợi ích hay dịch vụ, làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
cùng loại.
10
+ Sản phẩm tiềm ẩn: Là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đó cuối
cùng có thể nhận được trong tương lai.
1.3.1.3. Quyết định về loại sản phẩm.
a) Phân tích loại sản phẩm.
Phân tích doanh số bán và lợi nhuận: quản trị viên sản phẩm phải phân
tích tỷ lệ phần trăm doanh số bán và lợi nhuận của từng sản phẩm trong tổng số
các loại sản phẩm để biết được sự đóng góp của từng sản phẩm vào loại sản
phẩm
Phân tích đặc điểm thị trường của loại sản phẩm: quản trị viên sản phẩm
phải kiểm tra xem loại sản phẩm của mình có vị thế như thế nào so với loại sản
phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
b) Quyết định chiều dài loại sản phẩm.
- kéo dài xuống phía dưới.
- kéo dài lên phía
- kéo dài ra 2 bên.
c) Quyết định bổ sung loại sản phẩm.
Động lực thúc đẩy bổ sung thêm loại sản phẩm:
• Muốn tăng thêm thuận lợi.
• Cố gắng thỏa mãn những than phiền của các đại lý về việc họ bị thiệt hại
doanh số do thiếu sản phẩm cùng loại.
• Cố gắng sử dụng năng lực dư thừa.
• Cố gắng để trở thành công ty dẫn đầu.
• Cố gắng lấp lỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh.
d) Quyết định hiện đại hóa sản phẩm.
Do sở thích của người tiêu dùng thay đổi, các yếu tố của môi trường
cũng thay đổi điều này bắt buộc phải thay đổi một cách nhanh chóng về việc
hiện đại hóa sản phẩm.
e) Quyết định làm nổi bật sản phẩm.
Việc quyết định làm nổi bật sản phẩm còn phụ thuộc vào chính sách tiêu
thụ sản phẩm của công ty nhưng phải thỏa mãn mục tiêu marketing đối với từng
sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty.
f) Quyết định thanh lọc loại sản phẩm.
11
Có hai trường hợp cần phải thanh lọc sản phẩm :
− Khi sản phẩm đã chết ( không đem lại lợi nhuận )
− Khi công ty thiếu năng lực.
1.3.1.4. Quyết định nhãn hiệu.
− Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc một
số sự kết hợp các yếu tố đó nhằm xác định hàng hóa hay dịch vụ .
− Định hướng uy tín của nhán hiệu: một nhãn hiệu mạnh là nhãn hiệu có uy
tín cao. Uy tín của nhãn hiệu càng cao thì sự trung thành với nhãn hiệu
của người tiêu dùng càng cao….
− Quyết định gắn nhãn hiệu cho sản phẩm: ngày nay hầu hết các sản phẩm
đều có tên hiệu. Từ các mặt hàng hóa cao cấp giá trị lớn đến các loại hàng
là sản phẩm của nông nghiệp.
− Tại sao phải gắn nhãn hiệu cho sản phẩm? phải xem xét các quan điểm để
trả lời cho câu hỏi này như sau:
+ Theo quan điểm người mua
+ Theo quan điểm người bán
+ Theo quan điểm xã hội
Một số quyết định về gắn nhãn hiệu :
+ Nhãn hiệu của nhà sản xuất
+ Nhãn hiệu đi thuê
+ Nhãn hiệu của người phân phối
− Quyết định tên nhãn hiệu: có nhiều loại tên nhãn hiệu như tên nhãn hiệu
cá biệt, tên nhãn hiệu chung cho tất cả, riêng cho tất cả, tên thương mại
của công ty kết hợp tên cá biệt của sản phẩm.
+ tên nhãn hiệu cá biệt
+ tên nhãn hiệu chung cho tất cả các sản phẩm
+ tên nhãn hiệu riêng cho tất cả các sản phẩm
+ tên thương mại của công ty kết hợp với tên cá biệt của sản
phẩm
− Quyết định chiến lược nhãn hiệu: có 4 chiến lược cơ bản là:
1. Quyết định mở rộng chủng loại.
2. Quyết định mở rộng nhãn hiệu.
3. Quyết định sử dụng nhiều nhãn hiệu.
4. Quyết định sử dụng nhãn hiệu mới.
12
− Quyết định tái định vị nhãn hiệu: Là việc tái định vị lại tên hiệu cho sản
phẩm. Việc tái định vị lại có thể đòi hỏi thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh
của sản phẩm.
− Yêu cầu đối với nhãn hiệu: Phải nói lên phần nào lợi ích chất lượng của
sản phẩm. Dễ đọc dễ nhận ra và dễ nhớ. Phải độc đáo. Phải dễ dàng dịch
san tiếng nước ngoài. Phải được đăng kí, sau khi đăng kí sẽ được pháp
luật bảo vệ.
1.3.1.5. Quyết định về bao bì.
Khái niệm: Bao gói là tất cả các vật liệu để gói bọc hàng hóa bên trong
với mục đích giữ nguyên được chất lượng, số lượng hàng hóa và là nơi dùng để
quảng cáo thêm.
Bao bì là một công cụ Marketing quan trọng.Quyết định triển khai bao bì
cho sản phẩm mới: việc triển khai một bao bì cho sản phẩm mới có hiệu quả
phải liên quan đến nhiều quyết định đúng.
Những quyệt định về dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng là một
yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm. Tùy theo giá trị và mức độ phức
tạp khi dùng sản phẩm mà nó có hay không có dịch vụ khách hàng. Khi có dịch
vụ khách hàng thì phải làm thật tốt với chất lượng cao. Khi đó nó là công cụ
cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.
1.3.2. Chiến lược giá cả.
Khái niệm: Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix.
Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với
người tiêu thụ. Đối với công ty giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị
trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.
Các phương pháp định giá:
+ Phương pháp chi phí bình quân cộng lãi: là phương pháp đơn giản nhất
bằng cách cộng thêm một khoản tăng vào giá thành của hàng hóa.
+ Phương pháp phân tích điều kiện hoàn vốn và đảm bảo lợi nhuận mục
tiêu:
13
Điềm hòa vốn: là điểm mà tại đó sản lượng bán ra với giá cả dự kiến
đảm bảo cho doanh thu bù đắp được chi phí sản xuất. Tại điểm hòa vốn doanh
nghiệp không bị lỗ song cũng không có lãi.
+ Phương pháp dựa trên giá trị cảm nhận của hàng hóa.
+ Phương pháp căn cứ vào mức giá hiện hành của hàng hóa: xuất pháp từ
giá của đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm hơn đến các chỉ tiêu chi phí của
mình hay nhu cầu. Có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn so với đối thủ
cạnh tranh
+ Phương pháp dựa trên cơ sở đấu thầu kín: được áp dụng cho những
trường hợp các doanh nghiệp đang dành nhau nhận thầu trong quá trình
đấu thầu.
1.3.3. Chiến lược phân phối.
Khái niệm kênh phân phối: là một tật hợp các danh nghiệp và cá nhân
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản
xuất tới người tiêu dùng.
1.3.3.1 Tiêu chuẩn cho các nhà phân phối: gồm có 9 tiêu chuẩn cơ bản.
1. Không mâu thuẫn quyền lợi.
2. Khả năng về tài chính.
3. Kinh nghiệm phân phối.
4. Bộ phận phân phối độc lập
5. Khả năng hậu cần.
6. Kho chứa hàng.
7. Khả năng quản lý.
8. Tư cách pháp nhân.
9. Sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác.
1.3.3.2. Chiến lược phân phối.
Marketing chọn lọc: công ty tìm kiếm một số người bán lẻ bán sản phẩm
của nó ở một khu vực cụ thể. Sử dụng cho sản phẩm mua có suy nghĩ và cho
công ty đang tìm cách thu hút trung gian.
Marketing phân biệt: chỉ có một người bán lẻ được bán sản phẩm của
công ty ở một khu vực địa lý cụ thể ( bán hàng độc quyền). Người sản xuất dễ
kiểm soát người bán lẻ và dễ định giá bán, quảng cáo và dịch vụ khác.
14
Marketing không phân biệt: các công ty cố gắng đưa sản phẩm và dịch
vụ của mình tới nhiều người bán lẻ càng tốt. Sử dung jcho sản phẩm thông
thường và sản phẩm chữa bệnh.
1.3.4. Chiến lược chiêu thị cổ dộng.
1.3.4.1. Các khái niệm.
Quảng cáo: là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện
thông qua các phương tiện truyền tin phả trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí.
Tuyên truyền: là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại
chúng truyền tin không mất tiền về hàng hóa dịch vụ và về chính doanh nghiệp
tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng nhằm đặt những mục tiêu cụ thể của
doanh nghiệp.
Khuyến mại: là cố gắng mời chào để khách hàng mua hàng của bạn
nhiều hơn và để duy trì khách hàng sẽ tiếp tục đến với doanh nghiệp của bạn vào
những lần tiếp theo.
1.3.4.2. Các phương tiện quảng cáo.
Truyền hình: ưu điểm kết hợp hình với tiếng cử động tác động tình cảm
thu hút mạnh mẽ sự chú ý bao quát rộng. Nhược điểm giá quá đắt, quá nhiều
quảng cáo tiếp xúc lướt qua, công chúng được ít lựa chọn.
Radio: lựa chọn tốt địa bàn và công chúng, giá thấp . Nhược điểm chỉ có
âm thanh, sức thu hút chú ý kém so với ti vi.
Báo chí: ưu điểm mềm dẻo, kịp thời phạm vi phạm vi rộng khắp toàn bộ
thị trường đông đảo mọi người chấp nhận. Độ tin cao. Nhược điểm thời gian tồn
tại ngắn, chất lượng tái hiện kém, công chúng ít đọc lại
Quảng cáo ngoài trời: mềm dẻo, tần xuất lặp lại cao, giá thành thấp, ít
cạnh tranh.
Và một số các phương tiện khác như: tờ rơi, internet, panô-áp phích…
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1. Giới thiệu chung
Sơ lược về công ty :
15
Công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế ICP
Tên giao dịch : ITERNATIONAL CONSUMPTION PRODUCTS
JOINT STOCK COMPANY
Logo :
Địa chỉ: 30 đường Lam Sơn, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 551 0565 / 551 3054
Fax: (84.8) 8418 419
Website: www.icp-worldwide.com
Email:
Mã doanh nghiệp : 8422825
Giám đốc điều hành : Ashish Joshi
Ngành nghề kinh doanh :
• sản xuất thực phẩm, túi sách , giày dép ( trừ chế biến thực
phẩm tươi sống , tái chế phế thải thuộc da)
• May quần áo
• sản xuất nước giải khát
• mua bán sản xuất hàng hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa
thành tích mà công ty đạt được :
16
Năm 2001 : Thành lập ICP với một nhà máy quy mô nhỏ tại miền nam Việt
Nam
Năm 2002 :Tung ra Vegy, nước rửa rau quả đầu tiên của Việt Nam
Năm 2004 : tung Xmen nhằm chiếm lĩnh thị trường chăm sóc cá nhân cho
nam giới
Năm 2006 : Đưa ra thị trường dòng mỹ phẩm cao cấp L’OVITE’ khẳng
định sứ mệnh làm đẹp cuộc sống
Năm 2008-2009: Hợp tác với Smart Tailor xây dựng nhãn hiệu thời trang
công sở nam X-series ( chấm dứt sau 6 tháng) ; nhượng quyền phân phối
Oràgina tại Đông Nam Á ( chấm dứt sau 1 năm); mua nhượng quyền nhã hiệu
Disney và Arsenal để sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho trẻ
em ( chấm dứt sau1 năm)
2009: Mua 85% cổ phần của công ty thực phẩm Thuận Phát
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty ICP
Năm 2001, hai người bạn làm trong lĩnh vực khác nhau đã chung tay xây
dựng ICP
Vì mong ước tạo nên sự khác biệt: công ty nội địa đạt tiêu chuẩn toàn cầu,
cung cấp sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp quốc tế cho người tiêu dùng
Sơ khởi, công ty đưa ra thị trường nước tẩy rửa trái cây nhãn hiệu Vegy.
Mặc dù hạn chế về nguồn lực tiếp thị, Vegy vẫn tạo nên dấu ấn đặc biệt và
được các gia đình tin dùng
Bước ngoặt lớn nhất góp phần đưa ICP trở thành công ty hàng đầu trong
lĩnh vực hóa mỹ phẩm chính là sự ra đời của dầu gội dành cho nam giới nhã
hiệu X- men. Một năm sau đó, dòng sản phẩm này đã nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường để đứng đầu phân khúc.
Từ sức mạnh có được nhờ những chuyên gia tiếp thị và hệ thống kênh phân
phối hiệu quả ICP tiếp tục đưa ra thị trường dòng mỹ phẩm L’OVITE để thực
hiện mong muốn làm đẹp cuộc sống cho từng cá nhân
17
ICP huy động vốn chỉ từ tiền nhàn rỗi của người quen và họ hàng . Không
cần vốn to mới có thể khởi nghiệp vì quan trọng là một kế hoạch kinh doanh tốt
và lời hứa doanh số phải thực hiện được mỗi năm
Hiện nay với những nhã hiệu chuyên về chăm sóc cá nhân, nhà cửa, thực
phẩm, mỹ phẩm và nước giải khát ICP đang nỗ lực hết mình để trở thành người
dẫn đầu thị trường đưa sản phẩm của mình đến mọi nơi, làm đẹp cuộc sống của
mọi người.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất hàng gia dụng
quốc tế ICP
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
1.Đại hội đồng cổ đông:
Chức năng: Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng
năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty.
Nhiệm vụ: Thông qua định hướng phát triển của công ty, thông qua báo
cáo tài chính hằng năm. Đưa ra những chính sách dài hạn và ngắn hạn về việc
phát triển của công ty.
18
Bầu ra Hội Đồng Quản trị và Ban Kiểm Soát của công ty. Xem xét và xử
lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và
cổ đông công ty.
2.Hội đồng quản trị:
Chức năng: là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Nhiệm vụ: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông
thông qua quyết định. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người
quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
3.Ban kiểm soát:
Chức năng: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt
Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cổ đông.
Nhiệm vụ: Thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác
điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Kiểm tra, thẩm
định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong báo
cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác.
Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị và người đại diện phần
vốn nhà nước tại Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo
ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên
Đại hội đồng cổ đông.
4. Giám đốc:
Chức năng: Có quyền điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm
chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo
các phòng ban và các nhà máy thành viên.
19
Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của công ty. Kiến nghị phương án tổ chức công ty, quy chế quản lý nội bộ công
ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
5. Phó giám đốc kinh doanh:
Chức năng: giúp việc cho giám đốc về vấn đề kinh tế của công ty. Chỉ
đạo và kiểm soát hoạt động của các phòng,ban thuộc lĩnh vực phụ trách.
Nhiệm vụ: Lập các kế họach và các báo cáo chuyên môn liên quan đến
lĩnh vực kinh doanh phụ trách theo yêu cầu của Giám đốc.
Tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động khác liên quan đến lĩnh
vực kinh doanh và theo sự phân công của Giám đốc. Tổ chức xây dựng, cập nhật
và phân phối các tài liệu văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Tổ chức nghiên cứu các chính sách,qui định pháp luật.
Kiểm soát các hồ sơ,tài liệu,văn bản (đối nội và đối ngoại) thuộc lĩnh
vực kinh doanh.
6. Phó giám đốc sản xuất:
Chức năng: giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực sản xuất của công ty. Chỉ
đạo và kiểm soát hoạt động của các phòng,ban thuộc lĩnh vực phụ trách.
Nhiệm vụ: Nhận và lập kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành và thực
hiện sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng, đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí,
vật tư theo yêu cầu.
Chỉ đạo,tham gia các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm, nghiên
cứu hoàn thiện, cải tiến chất lượng sản phẩm cũ, áp dụng công nghệ mới, sản
xuất sản phẩm mới. Phối hợp với Giám Đốc nhằm đạt được các mục tiêu sản
xuất theo định hướng phát triển của công ty.
7. Phó giám đốc nhân sự:
Chức năng: giúp việc cho giám đốc các vấn đề về nhân sự của công ty.
Chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của các phòng,ban thuộc lĩnh vực phụ trách.
20
Nhiệm vụ: Chỉ đạo việc tìm kiếm nhân sự có năng lực phù hợp, đáp ứng
yêu cầu công ty. Tham gia phỏng vấn đánh giá những vị trí quan trọng trong
công ty. Lập kế hoạch phân tích nhu cầu đào tạo, phát triển năng lực nhân viên.
Tham gia đánh giá năng lực các vị trí quan trọng. Tham gia dự án phân
tích công việc, định biên lao động có tầm quan trọng lớn trong hệ thống nhân sự.
8.Trung tâm công nghệ thông tin:
Chức năng: giúp giám đốc thống nhất hoạt động quản lý, vận hành cơ sở
hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục
vụ công tác quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
Nhiệm vụ: Tổ chức quản lý, bảo dưỡng mạng tin học và các phương tiện
có liên quan đến hệ thống máy tính văn phòng của công ty. Tổ chức xây
dựng,quản lý, khai thác trang web của công ty phục vụ cho việc quản lý sản xuất
kinh doanh, quảng bá thương hiệu, thương mại điện tử.
Tham gia xây dựng các dự án đầu tư (về lĩnh vực tin học), quản lý và
phân phối các trang thiết bị tin học. Tổ chức và tham gia đào tạo tin học cho cán
bộ công nhân viên trong công ty.
9.Phòng đảm bảo chất lượng:
Chức năng: chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm làm trên
dây chuyền sản xuất.
Nhiệm vụ: Loại những nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay sản phẩm
không đạt chất lượng ra khỏi sản xuất.
Yêu cầu cán bộ kỹ thuật của công ty cung cấp tài liệu để nghiệm thu sản
phẩm.Báo cáo ngay với giám đốc khi phát hiện những thiết bị dụng cụ, những
nơi là việc hay những đơn vị sản xuất không đảm bảo chất lượng và kiến nghị
biện pháp kịp thời ngăn chặn những thiệt hại về chất lượng sản phẩm.
10.Phòng kế hoạch kinh doanh
Chức năng: Tìm kiếm nguồn hàng dệt, may, thêu, nhuộm cho công ty.
Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược công ty. Thực hiện tất cả các
hoạt động xuất nhập khẩu. Lập kế hoạch kinh doanh cho các sản phẩm dệt may
của công ty từ các đơn hàng nhận được.
21
Nhiệm vụ: Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách
hàng cho công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty. Nhận các đơn đặt
hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Giám đốc ký.
Làm thủ tục, thực hiện việc xuất nhập khẩu cho toàn bộ các đơn hàng đã
ký. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Giám đốc
công ty.
11.Phòng tài chính kế toán:
Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc thực hiện chức năng
quản lý về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt
động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty. Quản lý và sử dụng vốn
ngân sách và các nguồn vốn do công ty huy động.
Nhiệm vụ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp
lệnh kế toán và thống kê, luật kế toán và điều lệ của công ty.
Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ
luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty. Tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán. Lưu trữ, bảo quản
chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính.
12. Phòng quản trị nhân sự:
Chức năng: Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng,
đào tạo và phát triển nhân sự, quản trị tiền lương, quan hệ lao động, dịch vụ
phúc lợi, y tế và an toàn
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu
của công ty và các bộ phận liên quan. Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng,
số lương đội ngũ công nhân viên lập các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu
cụ thể của Giám đốc. Quản lý hồ sơ, lý lịch của công nhân viên toàn công ty.
13. Phòng đời sống:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần tác lao động tiền lương, hành chính quản trị, thi đua khen
thưởng, kỷ luật, bảo vệ cho cán bộ công nhân viên, quản lý tài sản, trang thiết bị
làm việc.
22
Nhiệm vụ: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho cán bộ
công nhân viên. Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, nâng lương,
nâng bậc.
Tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ an ninh trật tự cho toàn thể cán bộ
công nhân viên. Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo vệ tài sản của
công ty, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các công trình trọng điểm trong toàn bộ
khu vực công ty quản lý.
14. Phòng kĩ thuật:
Chức năng: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong công ty,
nghiên cứu về công nghệ sản xuất mới, quy trình công nghệ mới.
Nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật. Đào tạo cán bộ
cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp am hiểu về kỹ thuật. Xây dựng các
định mức kỹ thuật trong sản xuất. Hỗ trợ ban giám đốc trong việc định hướng
phát triển sản phẩm và thị trường.
15. Phòng điều hành:
Chức năng: điều hành các khu vực sản xuất trong công ty.
Nhiệm vụ: giám sát, kiểm soát các hoạt động ở phân xưởng sản xuất.
Định lượng, phân tích các vấn đề trong quá trình sản xuất. Đề ra các phương án
sản xuất hiệu quả trong công ty.
- Doanh số vài năm gần đây của công ty :
Danh mục hàng hóa
Năm
So sánh ( % )
2012
2013
2014
2013/2012 2014/2013
X-men shower gel
154
200
280,5
29,87
40,25
Dầu gội X-men
179
235,1
327,5
31.3
39,3
Bảng 2.1 Doanh thu sản phẩm của công ty ( đơn vị tỷ đồng)
Nhãn hiệu và sản phẩm
23
Công ty hàng gia dụng và quốc tế ICP là một doanh nghiệp phát triển
nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tiêu thụ nhanh tại Việt Nam với 4
nhóm sản phẩm chính là :
• Nhóm sản phẩm chăm sóc nhà cửa gồm
- Nước tẩy rửa OCLEEN với 3 mùi chanh, bạc hà, cỏ dại
- Nước rửa rau quả Vegy
• Nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân gồm: bộ sản phẩm chăm sóc cá
nhân cho nam giới
• Nhóm sản phẩm mỹ phẩm :
- Bộ sản phẩm dưỡng da L’OVITÉ
Chăm sóc da và trang điểm cao cấp, sản phẩm từ Pháp – kinh đô
làm đẹp
- Dòng mỹ phẩm Qgirl
24
Dòng mỹ phẩm hiện đại dành cho các bạn gái trẻ có phong các cởi mở,
hướng ngoại và thích khám phá thế giới
- Nhóm sản phẩm thực phẩm : các sản phẩm của công ty Thuận Phát được
ICP góp 85% số vốn
2.2. Phân tích thị trường kinh doanh của công ty
2.2.1. Sơ lược về thị trường dầu gội và sự hình thành sản phẩm Xmen
- Sơ lược về thị trường dầu gội
Vào thời điểm cuối năm 2003 trên thị trường dầu gội vẫn nổi lên 2 “đại
gia “lớn là Unilever và Procter & Gamble (P&G). Hai thương hiệu này thống
lĩnh sản phẩm như Sunsilk, Clear, Dove, Lifebuoy (của Unilever) Pantene và
Head & Shoulder (của P&G). Đồng thời cũng xuất hiện một vài nhãn hiệu dầu
gội khác như Double Rich, Enchanteur, Palmolive......
Dựa vào nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các nhà làm thương hiệu
chọn cách cạnh tranh bằng việc phân chia khúc. Phân khúc dầu gội trị gàu có
Clear, Head& Shoulders và nặng về bệnh lý hơn một chút là Nizoral. Thiên về
mùi hương dành cho nữ thì có Enchanteur của công ty trách nhiệm hữu hạn
Unza làm mưa làm gió. Sản phẩm nhắm đến gia đính có thu nhập thấp chủ yếu ở
các tỉnh nư Lifebuoy và Sunsilk. Gần đay phân khúc này đang ngày càng thu
hẹp daàn vì người dân càng ngày càng có thu nhập khá hơn. Như chúng ta biết
tất cả các dầu gội trên đều hướng vào một đối tượng đó là phụ nữ. Tuy nhiên
rằng hầu hết người tiêu dùng không hề phân biệt đó là sản phẩm dành cho nữ, do
đó cả nam giới cũng sử dụng loại dầu gội này. Họ cũng không quan tâm đến
việc mình đang dùng loại dầu gội gì và không để tâm đến việc dầu gội nào là
dành cho riêng mình.Thực tế nam giới ít khi đi mua các loại sản phẩm chăm sóc
da đầu, người phụ nữ quyết định chuyện này, vợ mua cho chồng, bạn gái mua
cho người yêu...trên thị trường lúc ấy chỉ có Romano của Unza là độc chiếm.
25