Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.37 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây,nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cùng với
những chính sách mở cửa thu hút kêu gọi đầu tư vào Việt Nam của Đảng và Nhà nước
ta. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam một thách thức khá lớn về việc khẳng định vị trí của doanh nghiệp mình trên
thương trường. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới về
phương pháp quản lý nguồn lực con người, quản lý nguồn lực tài chính cũng như thay
đổi về quy mô sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao vị thế doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần nắm vững được những nhân tố đó, mức
độ tác động của từng nhân tố để đưa ra đường lối, kế hoạch kinh doanh và định hướng
phát triển cho mình. Trong đó việc phân tích, nâng cao năng lực tài chính có vai trò

và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có phân
tích năng lực tài chính thì mới đánh giá đúng tình hình tài chính và khả năng huy
động vốn của mình từ đó đưa ra các phương hướng giải pháp phù hợp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề trên, với những kiến thức được trang bị ở
nhà trường và kết quả thu được từ thực tế thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải Phòng, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập
là:”Nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải
Phòng”

2. Mục tiêu nghiên cứu.
-

-

Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về năng lực tài chính của công ty trong giai
đoạn 2012-2014.
Phân tích thực trang năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những
mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định các


phương án hành động phù hợp cho tương lai.
Đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường năng lực tài chính
giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-

Đối tượng nghiên cứu: số liệu từ phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư
xây lắp điện Hải Phòng trong 3 năm, từ 2012-2014, để đánh giá thực trạng và
đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty.

1


4. Phương pháp nghiên cứu.
-

Thu thập số liệu: điều tra, phỏng vấn, tập hợp số liệu từ các phòng ban, qua các
báo cáo và tài liệu của công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng.
Thống kê số liệu: tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể
thấy phân tích số liệu.
Phân tích số liệu: sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, loại trừ, phương
pháp tỷ số, phương pháp DUPONT,…

5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty cổ
phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần
đầu tư xây lắp điện Hải Phòng.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái quát về tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều
kiện nhất định.
Vậy, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đề ra.
1.1.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp
- Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định
đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới, mở rộng sản xuất kinh
doanh, sản xuất sản phẩm, đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét
cân nhắc trên nhiều mặt kinh tế, kỹ thuật, tài chính. Trong đó, về tài chính, doanh
nghiệp phải xem xét các khoản thu chi vốn cho đầu tư và thu nhập mang lại. Nói cách
khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vao liên quan đến đầu tư để đánh giá các dự
án đầu tư, đưa ra các kế hoạch kinh doanh.
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu

của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ xác định các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy
đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình
thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, doanh nghiệp cần xem xét, tính toán
trên nhiều mặt như: cơ cấu nguồn vốn, nhu cầu về vốn, chiến lược huy động vốn, công
tác sử dụng vốn,…
- Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ thu chi vốn
bằng tiền, thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của
doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng,
theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản
thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tài chính doanh nghiêp cần thường xuyên tìm

3


biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu chi bằng tiền, dảm bảo cho doanh nghiệp luôn
có khả ngăng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ
số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần vốn...có thể dễ dàng
nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính, đòi hỏi nhà quản lý doanh
nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựnghệ
thống các chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh
tế của doanh nghiệp.
- Thực hiện dự báo và kế hoạch hóa tài chính.
Thực hiện dự báo và kế hoạch hóa tài chính là một bộ phận quan trọng trong hệ

thông kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động rất lớn đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện chiến lược của doanh nghiệp về tổ chức phân
phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong tương lai. Công tác này là một quá trình
bao gồm nhiều khâu từ dự báo tài chính, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và phân tích
đánh giá kế hoạch tài chính. Nội dung thực hiện và kế hoạch hóa tài chính bao gồm
toàn bộ những dự định về tổ chức lựa chọn nguồn vốn và đầu tư vốn, hình thành và
phân phối các nguồn tài chính trong tương lai, các biện pháp để thực hiện các quyết
định tài chính của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả.
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
a. Huy động và đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn
hạn và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên cũng như hoạt đông
đầu tư phát triển. Việc thiếu vốn sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn
hoặc không triển khai được, từ đó gây ảnh hưởng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Do
đó việc đảm bảo huy động vốn đầy đủ, kịp thời là hết sức quan trọng.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các
nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tiếp đó
phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và
bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày
nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép

4


các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy vai trò của tài chính
doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình
thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và
có hiệu quả với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất.

b. Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ
chức sử dụng vốn.
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào việc đánh giá và lựa chọn dự
án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư
từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu.
Việc sử dụng tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và
tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay
vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay.
Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng
các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy
người lao động gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động,cải tiến kỹ
thuật , nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động kinh doanh.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động,
chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các
chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổng hợp
và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những
tồn tại hay khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đưa
ra các quyết định để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với diễn biến thực tế kinh
doanh.

1.2.

Khái quát về năng lực tài chính của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm năng lực tài chính
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân
doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng

thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm
bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.
1.2.2. Các chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp

5


1.1.2.1. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan
hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các hệ số tài chính sau:
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết
cứ 1 đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát (H1)
=
Tổng nợ
H1 càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán tổng quát càng tốt và ngược lại.
b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số này dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho… Cho
biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (H2)

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn


H2≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
H2< 1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay
các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không
cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số này cho biết cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thế thanh lý nhanh chóng.
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3) =
Nợ ngắn hạn
H3≥1, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.
H3<1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.
d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số này cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có
đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ đến hạn hay không.
Tiền và tương đương tiền
Hệ số thanh toán tức thời (H4)
=
Nợ ngắn hạn
H4≥1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán.
H4<1, doanh nghiệp không đảm bảo được.

6


e. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ tài sản. Cứ 1
đồng nợ dài hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản dài hạn dùng để thanh toán. Hệ số càng
cao thì tình hình tài chính càng ổn định.

Tài sản dài hạn
Hệ số thanh toán nợ dài hạn (H5) =
Nợ dài hạn
H5≥1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán.
H5<1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán.
f. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Hệ số
này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận được tạo ra để trả nợ
và tạo phần tích lũy trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vãy
Hệ số thanh toán lãi vay (H6) =
Lãi vay
H6≥1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán.
H6<1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán.
g. Hệ số khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn ra tiền
Hệ số này là chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn.
Hệ số khả năng chuyển đổi
Tiền và tương đương tiền
=
TSNH
tài sản ngắn hạn ra tiền (H7)
H7 > 0,5: doanh nghiêp dự trữ nhiều tiền.
H7 < 0,1: doanh nghiệp dự trữ ít tiền.
0,1 < H7 ≤ 0,5: doanh nghiệp dự trữ vừa đủ tiền.
1.1.2.2. Mức độ độc lập tài chính
Nguyên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản ,tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho
nhà quản trị một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
a. Hệ số nợ
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn
cũng như trong tổng tài sản. Ý nghĩa: để tài trợ cho 1 đồng tài sản doanh nghiệp phải

sử dụng bao nhiêu đồng nợ.
Nợ phải trả
Hệ số nợ (H8) =
Tổng tài sản
b. Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu chiếm báo nhiêu phần
trăm trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Để tài trợ cho 1 đồng tài sản phải sử
dụng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

7


Hệ số vốn chủ sở hữu (H9)

=

Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản

H7>H8, doanh nghiệp phụ thuộc về mặt tài chính.
H7c. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ suất này cho biết để tài trợ cho 1 đồng tài sản dài hạn thì doanh nghiệp sử dụng
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn (H10) =
Tài sản dài hạn
H9>1, doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng, vốn chủ sở hữu đáp ứng
được nhu cầu mua sắm tài sản dài hạn.
H9<1, nghĩa là 1 phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn vay, nếu vốn vay là

ngắn hạn thì cơ cấu vốn khá mạo hiểm.
d. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ suất này phản ánh số vốn tự có của doanh nghiệp dung để đầu tư vào tài sản cố
định là bao nhiêu. Ý nghĩa: Để tài trợ cho 1 đồng tài sản cố định doanh nghiệp sử dụng
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất tự tài trợ tài
sản cố định (H11)

Vốn chủ sở hữu
=

Tài sản cố định

1.1.2.3. Khả năng hoạt động
Các chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của 1 doanh
nhiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài
sản khác nhau:
a. Vòng quay tài sản
Hệ số này thể hiện mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sản, cho biết trong 1 chu kỳ
thì tài sản quay được bao nhiêu vòng.
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản =
Tài sản bình quân
Số vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tài sản có hiệu quả và
ngược lại.
b. Vòng quay tài sản ngắn hạn
Hệ số này thể hiện mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sản ngắn hạn, cho biết trong
1 chu kỳ thì tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng.
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản ngắn hạn =

TSNHbq

8


Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tài sản ngắn hạn được khai thác có hiệu quả và
ngược lại.
c. Vòng quay hàng tồn kho
Hệ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, cho biết số
lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
HTKbq
Hệ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị
ứ đọng nhiều và ngược lại.
d. Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh
hay chậm.
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
bình quân
Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, khả năng chuyển đổi
các khoản phải thu sang tiền mặt cao và ngược lại.
e. Kỳ thu tiền bình quân
Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu.
Số ngày trong
năm(360 ngày)
Kỳ thu tiền bình quân
=

Vòng quay các
khoản phải thu
Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh.
f. Vòng quay các khoản phải trả
Hệ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với các nhà
cung cấp.
Vòng quay các
=
khoản phải trả

Giá vốn hàng bán
Các khoản phải trả bình quân

Vòng quay càng nhanh chứng tỏ công tác thanh toán công nợ càng tốt và ngược
lại.
g. Kỳ trả tiền bình quân
Hệ số này phản ánh số ngày bình quân để trả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Số ngày trong năm(360 ngày)
Kỳ trả tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải trả

9


Hiệu suất này cho biết bình quân 1 đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần .
Hiệu suất sử dụng tài
Doanh thu thuần
=
Vòng quay các khoản phải trả

sản cố định
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định có hiệu quả
để tạo ra doanh thu và ngược lại.
1.1.2.4. Khả năng sinh lời
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận. Vì vậy, để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp thì không thể bỏ qua
các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời gồm
có:
a. Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)
Tỷ suất này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, cho biết lợi
nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu.
ROS = Lợi nhuận sau thuế ×100%
Tổng doanh thu (Doanh thu thuần)
ROS>0, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
ROS>0, doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Chỉ tiêu này cho biết: trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng
doanh thu hoặc doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp.
b. Tỷ suất lợi của tài sản (ROA)
Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng
cho hoạt động kinh doanh. Cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế.
Lợi nhuận sau thuế
×100%
Tài sản bình quân
c. Tỷ suất sinh lợi của vốn huy động (ROC)
Là khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của vốn huy động mà doanh nghiệp sử dụng
cho hoạt động kinh doanh. Cho biết 1 đồng vốn huy động tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế

ROC =
×100%
Vốn huy động bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt.
ROA =

10


d. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết 1 đồng
vốn chủ sở hữu bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
×100%
VCSH
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả VCSH, có nghĩa
là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa VCSH với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
1.1.2.5. Khả năng tăng trưởng
a. Tốc độ tăng trưởng của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng trưởng tương đối của tài sản qua các thời kỳ.
TS1- TSo
Tốc độ tăng trưởng
=
×100%
TSo
của tài sản
b. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng trưởng tương đối của vốn chủ sở hữu qua các

kỳ.
VCSH1 – VCSHo
Tốc độ tăng trưởng
=
×100%
vốn chủ sở hữu
VCSHo
c. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối qua các kỳ.
DTT1 – DTTo
Tốc độ tăng trưởng
=
×100%
doanh thu thuần
DTTo
Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thường trong giai đoạn phát triển mạnh, mở
rộng thị phần.
d. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tương đối qua các kỳ.
LNST1 – LNSTo
Tốc độ tăng trưởng lợi
=
×100%
nhuận sau thuế
LNSTo
Chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh tốt và quản lý chi phí
hiệu quả.
e. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
Là chỉ số tài chính để đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông
qua tích lũy lợi nhuận.

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững =
Lợi nhuận sau thuế

11


Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh
nghiệp có thể đạt được nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
1.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính trong doanh nghiệp
1.2.2. Các nhân tố bên ngoài .
a. Các nhân tố về kinh tế .
Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai
đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ . Chẳng
hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết
kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới họat động của các doanh nghiệp.
Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng họat động kinh doanh,
ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .
Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều
kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội đe dọa khác nhau đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt nó có những tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu .
Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền
kinh tế của doanh nghiệp .
b. Các nhân tố chính trị - pháp luật .
Các yếu tố chính trị và luật pháp bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối
chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của
chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, an toàn, vật
giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường v.v... .

Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những
ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ.
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp
c. Các nhân tố văn hóa xã hội .
Sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn
so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động
của các yếu tố văn hóa - xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống,
làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ".
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các họat động kinh doanh cũng như tài chính của doanh nghiệp như: những quan niệm
về đạo đức, thẩm mỹ,lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền

12


thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã
hội... .
d. Các yếu tố tự nhiên .
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai,
sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự
trong sạch của môi trường nước, không khí,... .Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối
với các quyết sách trong doanh nghiệp ,từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận.
Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan
trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh .
e. Các yếu tố công nghệ .
Sự phát triển của công nghệ mang lại ko ít lợi nhuận cho doanh nghiệp , một số
doanh nghiệp chủ yêu dựa vào hoạt động của máy móc , thiết bị , do đó yếu tố công
nghệ càng phát triển thì cũng đang tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp . Bên
cạnh đó , sự phát triền nhanh của công nghệ tác động tới các doanh nghiệp không bắt

nhịp kịp với sự phát triển thì máy móc , công nghệ của họ trở nên lạc hậu , lỗi thời . .
Như vậy, đối với những nhà quản trị trong những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá những cơ hội và đe dọa mang tính công nghệ trở
thành vấn đề đặc biệt quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài .
1.3.2. Các nhân tố bên trong .
a. Yếu tố về nhân lực , con người .
Tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính nguồn nhân lực của nó.
Một doanh nghiệp hoạt động phát triển trước hết cần phải có đội ngũ nhân lực cốt cán,
trung thành, chuyên nghiệp và có kinh nghiệp.
Doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng không những đẩy mạnh
được quá trình sản xuất, tăng lợi nhuận mà còn làm cho hoạt động tài chính của doanh
nghiệp đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những nguồn nhân lực có kinh nghiệm và tài năng,
nhưng đạo đức yếu kém, đã tác động làm tài chính của doanh nghiệp bị thất thoát và
thua lỗ.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải chọn lọc, đào tạo nhân lực đúng việc, đúng
chuyên môn nhằm nâng cao cho nhân viên mình cả về trình độ lẫn đạo đức.
b. Yếu tố về vốn .
Vốn của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn doanh nghiệp dung trong
kinh doanh, vốn được chu chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do
đó vốn chính là nguồn lực chủ yếu để tài chính của doanh nghiệp có thể hoạt động, từ
đó doanh nghiệp có nguồn lực để đầu tư và sản xuất kinh doanh.
c. Yếu tố nguồn tài chính doanh nghiệp.

13


Nguồn tài chính quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất kì môt
hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm
lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ , đầu tư

trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức
mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
d. Yếu tố máy móc thiết bị và công nghệ.
Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến
giá thành và giá bán sản phẩm.
Có thể khẳng định rằng, một doanh nghiệp có một hệ thống máy móc thiết bị và
công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lí tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng
cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tạo sự thay đổi tăng giảm
về mặt tài chính.
Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng,
tuy nhiên doanh nghiệp cần phải sử dụng với quy mô hợp lí mới đem lại hiệu quả tài
chính cao.
1.3.
Ý nghĩa và biện pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh

nghiệp
1.3.2. Ý nghĩa
a. Việc nâng cao năng lực tài chính đảm bảo yêu cầu tối đa hóa giá trị cho chủ sở
hữu và mục tiêu tăng tưởng của doanh nghiệp.
Khi năng lực tài chính được nâng cao, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều
nguồn vốn hơn do uy tín của doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy mà doanh nghiệp huy
động được đầy đủ, kịp thời lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
với những nguồn vốn có chất lượng cao, chi phí thấp, góp phần giảm chi phí sử dụng
vốn bình quân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. An ninh tài chính cũng được đảm bảo.
Bên cạnh đó, khi năng lực tài chính của được nâng cao đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo
được uy tín đối với nhà cung cấp, khách hàng, từ đó nhận được những ưu đãi từ nhà
cung cấp, thị trường tiêu thụ mở rộng lại góp phần tăng hiệu quả kinh doanh. Khi đó,

mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp được thực hiện, giá trị của doanh nghiệp ngày
càng tăng lên và cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng
trưởng.
b. Việc nâng cao năng lực tài chính giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng đối
phó với những biến động của nền kinh tế.

14


Nền kinh tế luôn luôn biến động. Tính phức tạp của biến động kinh ngày càng
tăng lên khi quy mô hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tăng từ cấp khu vực lên
toàn cầu. Những biến động đó có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức không nhỏ
với doanh nghiệp.
Hiện nay, sự sàng lọc khốc liệt của thị trường, cộng với khó khăn chung của nền
kinh tế trong thời kì lạm phát đã khiến các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực đều
phải đối mặt với tình trạng đình trệ và có nguy cơ phá sản. Khó khăn chính mà các
doanh nghiệp Việt phải đối mặt là tình trạng thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng,
sức tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của giá cả thị trường khiến cho đời sống
người lao động gặp nhiều khó khăn và đã gây áp lực trực tiếp lên doanh nghiệp. Việc
nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đối phó tốt với những khó khăn hiện
nay.
c. Việc nâng cao năng lực tài chính giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu hội
nhập tài chính quốc tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đặc
biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO đã đặt ra cho các
doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn, hướng tới sự hội nhập và phát
triển toàn diện cùng với các cường quốc trên thế giới.
Nhưng đồng thời với các cơ hội đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp rất
nhiều thách thức. Trong không ít những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam
gặp phải đó là sự xâm nhập của các công ty nước ngoài, kéo theo sự cạnh tranh khốc

liệt nhằm tìm chỗ đứng cho mình tại thị trường Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt
Nam không có những chiến lược đúng đắn, có tiềm lực tài chính vững mạnh thì các
doanh nghiệp Việt Nam rất có thể sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường trong nước và
nhường chỗ cho các công ty nước ngoài.
Vì vậy, viêc nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trước
những yêu cầu của hội nhập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể tận dụng được
những cơ hội mà hội nhập mang lại để phát triển, nâng cao vị thế của mình trong nước
cũng như trên trường quốc tế.
1.3.3. Biện pháp
a. Xây dựng chính sách tài trợ, xác định cơ cấu vốn hợp lý.
Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi
trường kinh doanh của từng thời kỳ.
Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của ông ty: ổn
định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn,…
b. Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.

15


Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý về quản
trị kinh doanh, quản trị chiến lược.
Không ngừng tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán
bộ trẻ.
Có các biện pháp kêu gọi, thu hút nhân tài.
c. Nâng cao năng lực quản lý chi phí trong quá trình sản xuất.
Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các chi
phí. Từ đó đưa ra các quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh
nghiệp.
Việc quản lý chi phí cần gắn liền với công tác kết toán thống kê nhằm so sánh
giữa các thời kỳ để có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp.

d. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hóa.
Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp cần tổ chức mạng lưới phân phối sản
phẩm phù hợp. linh hoạt trong các hình thức bán hàng nhằm tạo mọi thuận lợi cho người mua
hàng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh hơn.
Áp dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán bằng tiền
mặt, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán ngay, trả chậm, bán chịu… sẽ làm cho khách
hàng cảm thấy thoải mái, tự do, có cơ hội lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi nhất.
Tổ chức dịch vụ kèm theo như vận chuyển, bảo hành, hướng dẫn cách sử dụng, giới thiệu
kèm theo.

e. Nâng cao năng lực quản lý hàng tồn kho.
Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết
số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập.
Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách,
phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn
đọng, nhanh chóng thu hồi vốn.
Thường xuyên theo dõi biến biến động của thị trường để cân đối lượng hàng nhập
kho.

16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY LẮP ĐIỆN HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu chung về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải Phòng
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Lắp Điện Hải Phòng
Hai Phong Electric Construction & Investment Joint Stock Company.

Tên giao dịch quốc tế: HECICO
Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 Trần Tất Văn, Phường Phù Liễu, Quận Kiến An, Thành
phố Hải Phòng.
Tên gọi lịch sử phát triển của công ty
- Từ 31/7/1976 – 20/01/1993 : Mang tên “ Công ty Điện lực Hải Phòng ” là
doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc UBND Thành phố Hải Phòng.
- Từ 20/01/1993 – 30/12/2004 : Mang tên “ Công ty Xây lắp điện Hải Phòng”
Là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Sở Giao thông công chính Hải
Phòng.
- Từ 01/01/2005 đến nay: Mang tên “ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp điện
Hải Phòng ” (theo quyết định số 3629/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2004
của UBND Thành phố Hải Phòng).
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh số 0203001207 cấp ngày 04 tháng 01 năm
2005, Công ty có các chức năng nhiệm vụ chính như sau:
- Tư vấn, khảo sát thiết kế, giám sát thi công các công trình điện đến cấp điện
áp 35kV.
- Thi công xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp
220kV và từng phần của đường dây 500kV.
- Thi công, lắp đặt hệ thống điện động lực, điện chiếu sáng công cộng, điện tự
động hóa tín hiệu, điều khiển, báo cháy, phòng chống cháy nổ.
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, và cột điện bê tông cốt thép các
loại.
- Sản xuất gia công cấu kiện thép, và cột điện bằng thép, các cấu kiện phục vụ
đường dây và trạm biến áp.
- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa tủ bảng điện, thiết bị điện công nghiệp, dân dụng,
dịch vụ bảo trì hệ thống điện.

17



- Sản xuất dây và cáp điện.
- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và xây dựng
cơ sở hạ tầng khác, san lấp mặt bằng.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản.
- Quản lý kinh doanh bán điện.
- Quản lý vận hành các trạm phát điện và quản lý vận hành lưới điện phân phối
có điện áp đến 35kV.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị
năng lượng sạch, và vật tư thiết bị ngành xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ bến bãi, vận tải hàng.
- Lắp đặt hệ thống điện tàu thủy.
- Tư vấn, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tự
động hóa.
2.1.2.2. Phạm vi hoạt động
- Về vị trí địa lý : Trong và ngoài nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
theo luật định.
- Về lĩnh vực hoạt động : Có thể hợp tác với mọi tổ chức, các nhân thuộc các
thành phần kinh tế hoạt động hợp pháp theo luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2.1.2.3. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của công ty
- Về lĩnh vực xây lắp công trình điện
Công ty tham gia xây lắp các công trình điện phục vụ sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, quốc phòng, giao thông vận tải, du lịch, điện chiếu sáng công cộng, điện dân
dụng…trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh bạn.
Đặc biệt năm 2000, công ty đã thiết kế thi công hệ thống điện chiếu sáng và tín
hiệu giao thông tại thủ đô Viên Chan nước Cộng hòa dân chủ nhân dân – Lào.
- Về lĩnh vực công trình xây dựng
Công ty đã thi công các công trình xây dựng trong Thành phố Hải Phòng :

Trạm biến áp và hệ thống điện các công ty trong Khu công nghiệp Nomura: Công
ty may Hợp Thịnh, Seiko, Nakashima, Hokushin…(từ năm 2000 đến nay)
Cung cấp và lắp đặt TBA 1250kVA (Bao gồm cả cáp ngầm từ điểm đầu nối đến
trạm). Dự án Xây dựng trụ sở làm việc Cục Hải Quan, thành phố Hải Phòng (năm
2012)…
Các công trình ngoài địa bàn thành phố Hải Phòng:

18


Xây lắp lưới điện huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức. Thi công xây lắp đường dây trung, hạ
áp và trạm biến áp huyện Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (năm
2014)
- Về lĩnh vực chế tạo gia công cơ khí và lắp ráp thiết bị điện:
Công ty có xí nghiệp cơ điện được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị chuyên ngành
phục vụ việc gia công cơ khí như: Máy cắt đột liên hợp 30T, máy đột đập, máy khoan
cần, máy hàn khí CO, máy tiện TSN 152D, TDZ, máy phay 6C3K…Phục vụ sản xuất
cấu kiện thép cho thi công đường dây tải điện tử 0.4kV trở lên.
Công ty liên kết với Công ty Cổ phần Cơ điện 3D tại cụm công nghiệp của mình
số 41/143 đường Trường Chinh, có trang bị máy công cụ CNC, gia công các loại tủ,
bảng điện, thang máy cáp, vỏ TBA Kiisk hợp bộ…có chất lượng kỹ, mỹ thuật cao đạt
chuẩn IEC đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Lĩnh vực tư vấn, thiết kế và giám sát thi công
Công ty có đội ngũ kỹ sư có đủ năng lực, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn
đầu tư, thiết kế và giám sát thi công các công trình điện tử 35kV trở xuống. Công ty
không ngừng đổi mới công nghệ và trang thiết bị mở rộng nhiều lĩnh vực tư vấn với
kết quả cao, được bạn hàng tín nhiệm.
- Lĩnh vực kinh doanh thương mại
Công ty có các Công ty con là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ HECICO
(HTS) và công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng Hải Phòng (HCC) chuyên cung ứng

các loại vật tư ngành điện, ngành xây dựng như: các thiết bị điện, dây, cáp điện, cột
điện bê tông các loại, cọc bê tông, vật liệu xây dựng…có thể đáp ứng tốt nhất mọi yêu
cầu của khách hàng.
2.1.3. C¬ cÊu tæ chøc c«ng ty
Công ty có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng, ưu điểm- nhược điểm như
sau:
- Ưu điểm:
+ Công ty có cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng phù hợp với hình thức và cơ cấu
tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tổ chức này giúp công ty phát huy được tính chuyên môn hóa trong ngành
nghề của doanh nghiệp.
+ Mang lại hiệu quả coa với các nghiệp vụ tác nghiệp lặp đi lặp lại.
+ Phát huy được ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề.
+ Thông tin nhanh, các quyết định nhanh chóng, kịp thời, chớp được thời cơ.
- Nhược điểm:
+ Sự phối hợp giữa các phòng ban và chức năng chưa thường xuyên.

19


+ Tớnh chuyờn mụn húa quỏ cao s lm cho tm nh hng ca cỏn b qun lý b hn
ch.
+ i ng cỏn b qun lý chung khú phỏt trin.
Bờn cnh nhng u im, c cu t chc ca cụng ty vn bc l nhng nhc
im. iu ú ũi hi ban qun tr cn nhanh chúng a ra cỏc chớnh sỏch hon thin
c cu t chc sao cho hp lý v hot ng hiu qu hn.
S 2.1. Mụ hỡnh c cu t chc.
i Hi ng C ụng

Hi ng Qun Tr


Ban Kim Soỏt

Tng Giỏm c iu Hnh
Ban Th Kớ

Phũng t chc hnh
chớnh

Xớ nghip xõy lp
in 1

tổ chức - hành chính

Phũng k hoch tng
hp

i xõy lp in 3

Xớ nghip xõy lp
in 2

i xõy lp in 9

Xớ nghip xõy lp
in 4

Xớ nghip bờ tụng v
xõy dng


Xớ nghip xõy lp
in 5

Xớ nghip c in

Xớ nghip xõy lp
in 6

Ban kinh doanh dch v

Kế hoạch thị trờng

Phũng k toỏn ti
chớnh
Kế toán tài chính

Phũng k thut cụng
ngh
Kỹ thuật công nghệ

Vn phũng i din
ti H Ni

Xớ nghip xõy lp
in 7
hi

VP Vn hnh bo trỡ
khu cụng nghip HP


i

Trung tõm UDCN t
ng húa

Xớ nghip xõy lp
in 8
20


2.1.3. Một số chỉ tiêu phản á
Từ bảng 2.1 ta có 1 số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
giai đoạn 2012-2014.
Tổng doanh thu có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2012-2014. Doanh thu năm
2013 so với năm 2012 tăng 36.670 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 17,21%. Doanh
thu năm 2014 so với 2013 tăng 52.554 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 21.04%.
Nguyên nhân chủ yếu làm tổng doanh thu tăng là do hoạt động cung cấp dịch vụ và
xây dựng tăng lên. Sự tăng lên của tổng doanh thu cũng tác động trực tiếp lên lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Tổng chi phí có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2012-2014. Chi phí năm 2013
so với 2012 tăng 36.394 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 17,24%. Chi phí năm 2014
so với 2013 tăng 52.227 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 21.11%. Nguyên nhân chủ
yếu là do giá vốn hàng bán tăng lên, doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng trong giai đoạn 2012-2013 nhưng giảm đi
trong giai đoạn 2013-2014 tuy nhiên tốc độ giảm không lớn. Tài sản và nguồn vốn
năm 2013 so với 2012 tăng 6.830 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 6,37%. Nguyên
nhân là doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, đặc biệt ưu tiên đầu
tư tài sản ngắn hạn. Năm 2014 so với 2013 giảm 840 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm
0,74%. Nguyên nhân là 1 số thiết bị, nhà xưởng, máy móc đến kỳ thu hồi, thanh lý.
Lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng đề trong giai đoạn 2012-2014. LNTT năm

2013 so với 2012 tăng 276 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 13,6%. Năm 2014 so với
2013 tăng 328 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 14,22%. Nguyên nhân là nhờ tổng
doanh thu tăng. Sự tăng lên của LNTT làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2012-2013 nhưng giảm đi
trong giai đoạn 2013-2014. Cụ thể thuế của năm 2013 so với 2012 giảm 16 triệu đồng
tương ứng tốc độ giảm 5,23%. Năm 2014 so với 2013 tăng 181 triệu đồng tương ứng
tốc độ tăng 62,41%. Nguyên nhân biến động này là do chính sách thuế của Nhà nước
có sự thay đổi. Sự biến động của thuế ảnh hưởng đến LNST của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2014. Tuy nhiên giai
đoạn 2012-2013 LNST tăng cao hơn giai đoạn 2013-2014. Cụ thể năm 2013 so với
2012 LNST tăng 292 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 16,94%. Năm 2014 so với 2013
tăng 147 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 7,92%.
Số lao động bình quân có xu hướng tăng đều. Năm 2013 so với 2012, số lao động
tăng 5 người tương ứng tốc độ tăng 1,48%. Năm 2014 so với 2013 tăng 11 người

21


tương ứng tốc độ tăng 3,22%. Số lao động tăng thêm là do doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, cải tiến công nghệ yêu cầu tăng cường nguồn nhân lực trẻ có trình độ tay nghề.
Thu nhập bình quân/người/tháng có xu hướng tăng đều. Năm 2013 so với 2012
thu nhập bình quân tăng 0,4 triệu tương ứng tốc độ tăng 10,53%. Năm 2014 so với
năm 2013 tăng 0,6 triệu tương ứng tốc độ tăng 14,29%. Nguyên nhân là do chính sách
tăng lương cơ bản của Nhà nước cùng với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao phục
vụ việc phân phối lương cho người lao động.
Qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng khá ổn định. Cho thấy
hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt, khả năng phát triển bền vững.

2.2. Thực trạng năng lực tài chính của công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện

Hải Phòng giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính
2.2.1.1. Khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh (bảng 2.2)
Qua bảng 2.2 có thể thấy lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012-2014 có xu hướng
tăng đều. LNTT năm 2013 so với 2012 tăng 276 triệu tương ứng tốc độ tăng 13,59%.
Năm 2014 so với 2013 tăng 328 triệu tương ứng tốc độ tăng 14,22%. Như vậy ta có
thể khẳng định kết quả kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên.
Có 2 nhóm nguyên nhân làm thay đổi LNTT:
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng cùng chiều tới LNTT:
+ Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vu giai đoạn 2012-2014 có xu hướng
tăng đều. Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 36.670 triệu đồng tương ứng tốc độ
tăng 17,21%. Năm 2014 so với 2013 tăng 52.554 triệu tương ứng tốc độ tăng 21,04%.
Nguyên nhân là do hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xây dựng tăng mạnh, quy
mô sản xuất kinh doanh cũng như thị trường mở rộng, công ty tích cực áp dụng các
công tác tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Có được điều này cũng là nhờ
doanh nghiệp đã đa dạng hóa ngành nghề sản phẩm, nâng cao chất lượng nhưng vẫn
duy trì giá cả hợp lý. Doanh thu tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty
tương đối tốt, làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng theo.
Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng đều. Năm 2013 so với
2014 tăng 25.970 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 26,49%. Năm 2014 so với 2013
tăng 24.501 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 19,76%. Nguyên nhân là do công ty
tập trung mở rộng, phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ, cụ thể như tư vấn, khảo sát
thiết kế, giám sát thi công các công trình điện; quản lý kinh doanh bán điện và vận
hành các trạm phát điện,…Trong nền kinh tế hiện nay, đây là những lĩnh vực hết sức

22


cần thiết và có nhiều cơ hội phát triển. Sự biến động tăng của doanh thu cung cấp dịch
vụ tác động đáng kể vào sự tăng lên của tổng doanh thu.

Doanh thu hoạt động xây dựng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2013 so với 2012
tăng 10.956 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 9,9%. Năm 2014 so với 2013 tăng
30.460 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 25,06%. Nguyên nhân là trong giai đoạn
2012-2014, công ty đã thực hiện nhiều công trình xây dựng đặc biết là xây dựng các
công trình công nhiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi. Hoạt động này đem lại nguồn
thu lớn cho công ty, góp phần tăng tổng doanh thu.
Doanh thu trao đổi hàng hóa có xu hướng giảm. Năm 2013 so với 2012 giảm 256
triệu tương ứng tốc độ giảm là 5,77%. Năm 2014 so với năm 2013 giảm 2.407 triệu
đồng tương ứng tốc độ giảm 57,54%. Nguyên nhân là do công ty thu hẹp sản xuất các
loại cấu kiện bê tông, cấu kiện thép cùng các loại dây cáp điện, tình hình tiêu thu các
mặt hàng này cũng theo đó giảm đi, hoạt động xuất khẩu vật tư thiết bị điện gặp nhiều
khó khăn.
+ Doanh thu hoạt động tài chính biến động không ổn định, tăng mạnh trong giai
đoạn 2012-2013 nhưng giảm nhẹ trong giai đoạn 2013-2014. Cụ thể năm 2013 so với
2012 tăng 455 triệu tương ứng tốc độ tăng 89,22%. Năm 2014 so với năm 2013 doanh
thu hoạt động tài chính giảm 86 triệu tương ứng tốc độ giảm 8,91%.
Sự biến động của doanh thu tài chính có thể lý giải do sự biến động của lãi suất
trên thị trường cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động tài chính cụ thể là gia tăng tiền
gửi ngân hàng năm 2013 so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014, doanh thu hoạt
động tài chinh có giảm nhẹ do lãi suất trên thị trường giảm.
Sự tăng lên của doanh thu hoạt động tài chính đã góp phần giúp lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp tăng lên tương ứng.
+ Thu nhập khác giảm mạnh qua 3 năm. Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 giảm
308 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 40,42%. Năm 2014 so với 2013 giảm 435 triệu
tương ứng tốc độ giảm 95,81%.
Nguyên nhân là do các khoản thu thanh lý, nhượng bán giảm, các hoạt động khác
bị thu hẹp.
Thu nhập khác giảm sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp song đây không
phải nguồn thu chính.
Từ việc phân tích nhóm nhân tố ảnh hưởng cùng chiều tới lợi nhuận trước thuế, có

thể nhận thấy sự biến động của doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
có ảnh hưởng quyết định tới lợi nhuận sau thuế và hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ cũng là hoạt động đem về nguồn thu chủ yếu cho doanh nghiệp.
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng ngược chiều tới lợi nhuận sau thuế:

23


+ Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2013 so với
năm 2012 tăng 36.026 triệu tương ứng tốc độ tăng 17,37%. Năm 2014 so với 2013
tăng 52.746 triệu tương đương tốc đột tăng 21,67%.
Nguyên nhân là do giá cả của một số nguyên vật liệu đầu vào tăng nhẹ.
Giá vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ sẽ ảnh đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Song mức độ tăng hơn không đáng kể
và có thể chấp nhận được.
+ Chi phí tài chính biến động không ổn đinh, có xu hướng tăng trong giai đoạn
2012-2013 song lại giảm đi đáng kể trong giai đoạn 2013-2014. Cụ thể năm 2013 so
với 2012 tăng 517 triệu tương ứng tốc độ tăng 41,86%. Năm 2014 so với 2013 giảm
1.079 triệu tương đương tốc độ giảm 61,59%.
Nguyên nhân: Chi phí tài chính bao gồm toàn bộ là chi phí lãi vay, do lãi suất đi
vay giảm dẫn đến chi phí tài chính giảm.
Sự biến động giảm của chi phí tài chính làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2013 so với 2012 tăng
530 triệu tương ứng tốc độ tăng 17,04%. Năm 2014 so với 2013 tăng 72 triệu tương
ứng tốc độ tăng 1,98%.
Nguyên nhân: Quy mô sản xuất mở rộng, nguồn nhân lực tăng lên cùng với giá cả
các yếu tố điện nước tăng. Tuy nhiên công ty đã tích cực áp dụng các biện pháp tiết
kiệm chi phí làm cho tốc độ tăng năm sau thấp hơn năm trước.
Sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho lợi nhuận trước thuế giảm.
+ Chi phí khác có xu hướng giảm mạnh. Năm 2013 so với năm 2012, chi phí khác

giảm mạnh 532 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 88,52%. Năm 2014 so với 2013
giảm 34 triệu tương ứng tốc độ giảm 49,28%.
Nguyên nhân chính là do thu nhập khác giảm mạnh, hoạt động thanh lý nhượng
bán giảm đi, chi phí cho hoạt động này cũng theo đó giảm. Bên cạnh đó, công ty cũng
tích cực áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí.
Sự giảm đi của chi phí khác góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế.
Từ việc phân tích nhóm nhân tố ảnh hưởng ngược chiều lợi nhuận có thể thấy giá
vốn hàng bán có ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Muốn làm ăn
có lãi và lợi nhuận không ngừng tăng lên đòi hỏi ban quản trị phải có các biện pháp sử
dụng tiết kiệm giá vốn hàng bán.
Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhóm nhân tố, ta có thể khẳng định sự biến động
của nhóm nhân tố ảnh hưởng cùng chiều lợi nhuận quyết định đến sự biến động của lợi
nhuận sau thuế.
- So sánh tốc độ tăng của doanh thu thuần với giá vốn hàng bán
Trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng của doanh thu thuần đều thấp hơn so với
tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Điều này cho thấy công ty chưa thực sự sử dụng tiết
kiệm chi phí giá vốn hàng bán.

24


- So sánh tốc độ tăng của doanh thu thuần với chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng của doanh thu thuần đều cao hơn so với
tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng
tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2.1.2. Khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán (bảng 2.3)
Qua bảng 2.3 ta thấy được tổng quan về tình hình tài chính cũng như trình độ quản
lý, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tổng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 có xu hướng tăng.
Cụ thể, tổng tài sản năm 2013 so với 2012 tăng 8.322 triệu đồng tương ứng tốc độ

tăng 8,13%. Năm 2014 so với 2013 tăng 2.994 triệu tương ứng tốc độ tăng 2,71%.
Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Nguyên nhân
chính là do tài sản ngắn hạn tăng. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong 3 năm đều cao
hơn tỷ trọng của tài sản dài hạn. Cho thấy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu
diễn ra trong ngắn hạn. Điều này hoàn toàn phủ hợp với ngành nghề kinh doanh của
công ty đó là tư vấn đầu tư, khảo sát thiết kế, sản xuất cấu kiện bê tông,…
Doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu
tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.
- Tài sản ngắn hạn:
Trong ba năm 2012-2013-2014, tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản lần
lượt là 58,56%; 59,46% và 58,27%. Tỷ trọng này luôn lớn hơn 50% nên có thể kết
luận tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cơ bản trong tổng tài sản của công ty. Tài sản
ngắn hạn có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2013 so với 2012 tăng 5.869 triệu đồng tương
ứng tốc độ tăng 9,79%. Năm 2014 so với 2013 tăng 425 triệu đồng tương ứng tốc độ
tăng 0,65%. Nguyên nhân là bởi biến động của một số nhân tố sau:
+ Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng năm
2012 là 76,08%; năm 2013 là 89,81%; năm 2014 là 78,37%. Tỷ trọng hàng này khá
lớn, doanh nghiệp dự trữ quá nhiều hàng tồn kho, điều này làm cho chi phí lưu hàng
lớn, thu hồi vốn chậm. Giá trị hàng tồn kho năm 2013 so với 2012 tăng 13.506 triệu
tương ứng tốc độ tăng 29,62%. Năm 2014 so với 2013 giảm 7.200 triệu tương ứng tốc
độ giảm 12,18%. Hàng tồn kho tăng cao cho thấy công tác dự trữ sản xuất của doanh
nghiệp chưa hợp lý. Tuy nhiên đến năm 2014, doanh nghiệp đã có các biện pháp dự
trữ hợp lý, góp phần giảm hàng tồn kho. Sự biến động của hàng tồn kho tác động chủ
yếu đến tài sản ngắn hạn tăng giảm tương ứng.
+ Tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền so với tài sản ngắn hạn qua ba
năm lần lượt là 5,59%-6,05%-16,55%. Song tỷ trọng còn tương đối thấp, đặc biệt
trong hai năm 2012 và 2013 tỷ trọng này nhỏ hơn 10%, doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền
gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, doanh nghiệp không được hưởng lợi thế
trong thương lượng mua bán. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 so với


25


×