Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Báo cáo ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÔN: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.25 KB, 59 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
MÔN: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG
ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Hữu Thích
Lớp: LTCĐ-ĐH Điện 2-k5
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 16
1. Phạm Tuấn Anh
2. Lê Trọng Hải

1


Đề tài 1 : thiết kế hệ truyền động điều khiển thang máy .
Các số liệu ban đầu cho trong bảng dưới đây ( theo các nhóm):
Nhóm

16

Trọng
Số
Tốc
Lượng hành
độ
Buồng khách Buồng
Thang (người) Thang
(kg) [60kg/1 Lớn


Người]
nhất
cho
phép
(m/s)
300
24
1.8

Gia
tốc
buồng
Lớn
nhất
cho
phép
(m/s2)

Số
tầng
của
tòa
nhà

2.2

40

Khoảng Đường Hiệu
cách

kính
suất
giữa
puli
cơ cấu
các
(m)
nâng
tầng
ha
(m)
(%)

2.8

0.85

80

Cửa buồng thang : kiểu dẫn tự động 2 cánh, chiều rộng 1100mm.
Nhiệm vụ:
1. mở đầu
2. giới thiệu chung về thang máy, thuyết minh yêu cầu công nghệ
3. tính chọn các loai động cơ truyền động và bộ biến đổi
4. tổng hợp các bộ điều chình tốc độ, mô phỏng và đánh giá kết quả
5. kết luận
6. tài liệu tham khảo
thuyết minh được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy trên 1 mặt. Mỗi
nhóm làm 1 thuyết trình, trang bìa ghi đầy đủ họ tên tất cả các thành viên
trong nhóm. Các bản vẽ (nếu có) phải tuân theo đúng quy chuẩn bản vẽ kỹ

thuật, chương trình mô phỏng và đĩa CD nộp cùng thuyết minh.

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU................................................................................................6
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY.........................................7
1. Sơ lược về lịch sử phát triển của thang máy............................................................7
A. Lịch sử phát triển của thang máy trên thế giới:......................................................7
B. Lịch sử phát triển thang máy ở việt nam:...............................................................8
2. Khái niệm chung:.....................................................................................................9
3. Phân loai thang máy:..............................................................................................14
3.1. Phân loai theo chức năng :..................................................................................14
3.2. Phân loai theo tốc độ di chuyển:.........................................................................15
3.3. Phân loai theo trọng tải:......................................................................................15
4. Kết cấu cơ khí và trang thiết bị của thang máy:....................................................16
5. Chức năng của một số bộ phận và thiết bị chuyên dùng trong thang máy...........19
5.1. Cabin (buồng thang):..........................................................................................19
5.2. Động cơ:..............................................................................................................19
5.3. Phanh:..................................................................................................................20
5.4. Cửa:.....................................................................................................................24
5.5. Đối trọng:............................................................................................................24
5.6. Cảm biến vị trí:....................................................................................................25
CHƯƠNG III: TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ BỘ BIẾN ĐỔI.................................26
1.Tính chọn động cơ:.................................................................................................26
2.Giới thiệu mach động lực:.......................................................................................35
3. Tính chọn thiết bị trong mach diều khiển:.............................................................39
5.1. Thiết kế mach vòng điều chỉnh dòng điện..........................................................45
5.2. Thiết kế mach vòng điều chỉnh tốc độ................................................................50

5.3. Mô phỏng hệ thống theo hai vòng điều chỉnh....................................................53
KẾT LUẬN................................................................................................................60

3


4


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

5


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

Hà nội, ngày

tháng

năm 2012

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề:
Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng manh mẽ của nền kinh tế quốc gia kéo
theo nhu cầu về đô thị hóa tăng cao. Các dự án đầu tư lớn về cơ sở ha tầng,
khu đô thị mới, chung cư cao cấp, trung tâm thương mai được xây dựng ngày
càng nhiều. Do vậy, nhu cầu sử dụng thang máy ở Việt Nam hiện nay rất cao,
và ngành thang máy phát triển rất nhanh. để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

6


đó và đáp ứng nhu cầu cần những kĩ sư giỏi về thang máy cho xã hội, vì vậy
nhóm em thực hiện đề tài “thiết kế hệ thống điều khiển thang máy”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thang máy và trên cơ sở đó đưa ra giải thuật để điều khiển
thang máy. Tính toán công suất cho phù hợp nhất.
Muốn nắm bắt nhanh công nghệ của các nước đi trước trong quá trình
phát triển, điều khiển cấu tao thang máy.
Nghiên cứu chế tao ra thang máy với chức năng và giá thành phù hợp
với thị trường Việt Nam.
Yêu cầu:
• Trong thang máy an toàn trong quá trình vận hành là phải cao.
• Đảm bảo thời gian phục vụ là nhỏ nhất.


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY
1. Sơ lược về lịch sử phát triển của thang máy
A. Lịch sử phát triển của thang máy trên thế giới:
Cuối thế kỷ thứ 19, trên thế giới mới chỉ có một vài hãng thang
máy ra đời như OTIS, Schindler. Chiếc thang máy đầu tiên đã được chế tao

7


và đưa vào sử dụng của hãng thang máy OTIS (Mỹ) năm 1853. đến năm
1874, hãng thang máy Schindler (Thụy Sỹ) cũng đã chế tao thành công những
thang máy khác. Lúc đầu bộ tời kéo chỉ có một tốc độ, cabin có kết cấu đơn
giản, cửa tầng đóng mở bằng tay, tốc độ di chuyển của cabin thấp.
Đầu thế kỷ thứ 20, có nhiều hãng thang máy khác ra đời như
KONE (Phần Lan), FUJI, MITSUBISHI, NIPPON, TOSHIBA (Nhật
Bản), EITA, THYSSEN (Tây Ban nha), SABIEM (ý)….đã chế tao các
loai thang máy có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn và êm hơn.
Vào đầu những năm 1970, thang máy đã chế tao đat tới tốc độ 450m/phút,
những thang máy chở hàng đã có tải trọng nâng tới 30 tấn đồng thời cũng
trong khoảng thời gian này đã có những thang máy thủy lực ra đời. Sau một
khoảng thời gian rất ngắn với tiến bộ của các ngành khoa học khác, tốc độ
thang máy đã đat tới 600m/phút. Vào những năm 1980, đã xuất hiện hệ thống
điều khiển động cơ mới bằng phương pháp biến đổi điện áp và tần số VVVF
(inverter). Thành tựu này cho phép thang máy hoat động êm hơn, tiết kiệm
được khoảng 40% công suất động cơ.
Đồng thời, cũng vào những năm này đã xuất hiện loai thang máy dùng
động cơ điện cảm ứng tuyến tính.
Vào đầu những năm 1990, trên thế giới đã chế tao những thang
máy có tốc độ đat tới 750m/phút và các thang máy có tính năng kỹ thuật
đặc biệt khác.


B. Lịch sử phát triển thang máy ở việt nam:
Trước đây thang máy ở Việt nam đều do Liên xô cũ và một số nước đông
âu cung cấp. Chúng được sử dụng để vận chuyển trong công nghiệp và chở
người trong các nhà cao tầng, tuy nhiên số lượng còn rất khiêm tốn. Trong

8


những năm gần đây, do nhu cầu thang máy tăng manh, một số hãng thang
máy đã ra đời nhằm cung cấp, lắp đặt thiết bị thang máy theo hai hướng là:
- Nhập thiết bị toàn bộ của các hãng nước ngoài, thiết bị hoat động tốt, tin
cậy, nhưng với giá thành rất cao.
- Trong nước tự chế tao phần điều khiển và một số phần cơ khí đơn giản
khác.
Bên canh đó, một số hãng thang máy nổi tiếng ở các nước đã giới thiệu và
bán sản phẩm của mình vào Việt nam như: OTISW (Hoa kỳ), NIPPON (Nhật
bản), HUYNDAI (Hàn quốc).
Về công nghệ thì các hãng luôn đổi mới còn mẫu thì phổ biến ở hai dang:
+ Hệ thống truyền động dùng động cơ điện với đối trọng thông thường.
+ Hệ thống nâng ha buồng thang bằng thuỷ lực.
Các hệ thống thang máy truyền động bằng động cơ điện hiện đai phổ biến
là dùng kỹ thuật vi xử lý kết hợp với điều khiển vô cấp tốc độ động cơ điện.

2. Khái niệm chung:
Thang máy là thiết bị vận tải dùng để vận chuyển hàng hoá và người theo
phương thẳng đứng. Hình dáng tổng thể của thang máy chở khách được giới
thiệu tổng thể như ở hình 1. Thang máy dùng trong các công trình xây
dựng, trong các nhà máy, xí nghiệp hoặc trong các công trình nhà dân
dụng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần dùng máy để nâng ha các thiết bị

trong các công trình xây dựng, vận chuyển hàng hoá nặng hoặc vật liệu xây
dựng lên các tầng cao, vận chuyển người trong các toà nhà cao tầng nên
thang máy xuất hiện tương đối sớm. Xuất phát là thang máy tải hàng từ
thế kỷ 19, dùng để giải quyết vấn đề vận tải hàng hoá và vật liệu
xây dựng, nhưng khi đó khâu an toàn chưa chưa được thiết kế thoả mãn để
dùng chở người.Sau này khi mức độ kinh tế phát triển nhiều nhà cao tầng

9


mọc lên vì vậy nhu cầu vận chuyển người trong các nhà cao tầng ở đô
thị là một điều rất bức bách, người ta đã đầu tư nhiều để nghiên cứu về hệ
thống phanh cho thang máy, và một kỹ sư người mỹ là Otis đã thành
công trong việc chế tao ra hệ thống phanh an toàn cho thang máy, mở ra một
ngành công nghiệp chế tao thang máy cho nhà cao tầng, góp phần phát
triển manh mẽ cho tốc độ phát triển đô thị hoá của toàn thế giới.
Với một toà nhà cao tầng thì chi phí cho việc trang bị hệ thống thang
máy chiếm một phần không nhỏ trong vốn đầu tư cơ bản (đối với nhà >20
tầng thì nó chiếm ≈ 20% giá thành toàn bộ ngôi nhà), nhưng việc sử dụng
thang máy, máy nâng trong các hang mục công trình sẽ làm giảm đáng kể
thời gian xây dựng, giảm bớt sức người (khoảng 10 lần), giảm đáng kể chi
phí xây dựng cơ bản. Việc sử dụng thang máy trong các tó nhà cao tầng,
trong khách san công sở sẽ làm giảm đáng kể thời gian, sức người, góp phần
lớn vào việc khai thác các toà nhà cao tầng, vào các mục đích kinh doanh và
sinh hoat.

10


Hình 1: Hình dáng tổng thể của thang máy


11


Phụ tải của thang máy thay đổi trong một pham vi rất rộng, nó phụ thuộc
vào lượng hành khách đi lai trong một ngày đêm và hướng vận chuyển hành
khách. Ví dụ như thang máy lắp đặt trong nhà hành chính, buổi sáng đầu giờ
làm việc hành khách đi nhiều nhất theo chiều nâng, còn buổi chiều cuối giờ
làm việc sẽ là lượng hành khách nhiều nhất đi heo chiều xuống. Bởi vậy khi
thiết kế thang máy, phải tính cho phụ tải “ xung ” cực đai Lượng hành khách
đi thang máy trong thời điểm cao nhất được tính trong thời gian 5 phút, được
tính theo biểu thức sau:

Q5' =

A( N − a )i
100.N

Trong đó:
A – tổng số người làm việc trong ngôi nhà.
N – số tầng của ngôi nhà.
a – số tầng mà người làm việc không sử dụng thang máy ( thường
lấy a=2)
i/100 – chỉ số cường độ vận chuyển hành khách, đặc trưng cho số lượng
khách ( biểu diễn dưới dang % ) khi ñi lên hoặc xuống trong thời gian 5’.
Đai lượng Q5’ phụ thuộc vào tính chất của ngôi nhà mà thang máy phục
vụ: Đối với nhà trung cư Q 5’ % = ( 4 ÷ 6 ) %; khách san Q 5’ % = ( 7 ÷ 10 )
%; công sở Q5’ % = ( 12 ÷ 20 ) %; của giảng đường các trường đai học Q 5’
% = ( 20 ÷ 35 ) %.
Năng suất của thang máy chính là số lượng hành khách mà thang máy vận

chuyển theo một hướng trên một đơn vị thời gian và được tính theo biểu thức
sau:

12


Trong đó:
P- là năng suất của thang máy tính cho một giờ.
E- trọng tải định mức của thang máy ( số lượng người đi được
cho

một lần vận chuyển của thang máy ).
H- chiều cao nâng ( ha ).
v- tốc độ di chuyển của buồng thang.
Ʃtn - tổng thời gian khi thang máy dừng ở mỗi tầng ( thời

gian đóng, mở cửa buồng thang, cửa tầng, thời gian ra, vào của hành khách )
và thời gian tăng, giảm tốc của buồng thang

Trong đó :
t 1 - thời gian tăng tốc
t 2 - thời gian giảm tốc
t 3 - thơi gian mở, ñóng cửa
t 4 - thời gian ñi vào của một hành khách
t 5 - thời gian ñi ra của một hành khách
t 6 - thời gian khi buồng thang chờ khách đến chậm
md - số lần dừng của buồng thang (tính theo xác suất).
Số lần dừng md (tính theo xác suất có thể xác định dựa trên đồ thị hình 2:

13



Hình 2: Đồ thị xác định số lần dừng ( tính theo xác suất ) của buồng thang
Md - Số lần dừng ; mt - Số tầng ; E - Số người trong buồng thang.

3. Phân loại thang máy:
Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tao rất đa dang, với nhiều
kiểu, loai khác nhau để phù hợp với từng mục đích của từng công trình, có
thể phân loai thang máy theo các nguyên tắc và đặc điểm sau:

3.1. Phân loai theo chức năng :
a. Thang máy chở người :
- Thang máy chở người trong các nhà cao tầng : Có tốc độ chậm hoặc
trung bình, đòi hỏi vận hành êm, yêu cầu an toàn cao và có tính mỹ thuật.
- Thang máy dùng trong các bệnh viện: Đảm bảo tuyệt đối an
toàn, tối ưu về tốc độ di chuyển và có tính ưu tiên đáp ứng đúng các yêu
cầu của bệnh viện.
- Thang máy dùng trong các hầm mỏ, xí nghiệp: Đáp ứng được các
điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động môi trường về độ
ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, ăn mòn ...
14


b. Thang máy chở hàng:
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, ngoài ra nó còn được dùng trong
nhà ăn, thư viện ... Loai này có đòi hỏi cao về việc dừng chính xác buồng
thang để đảm bảo hàng hoá lên xuống dễ dàng, tăng năng suất lao động.

3.2. Phân loai theo tốc độ di chuyển:
- Thang máy tốc độ chậm v = 0,5 m/s : Hệ truyền động buồng thang

thường sử dụng động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc hoặc dây quấn, yêu cầu
về dừng chính xác không cao.
- Thang máy tốc độ trung bình v = (0,75 ÷ 1,5) m/s : Thường sử dụng
trong các nhà cao tầng, hệ truyền động buồng thang là truyền động một chiều.
- Thang máy cao tốc v = (2,5 ÷ 5) m/s : Sử dụng hệ truyền động một
chiều hoặc truyền động bộ biến tần - động cơ xoay chiều ba pha, hệ thống
điều khiển sử dụng các phần tử cảm biến phi tiếp điểm, các phần tử điều
khiển lôgic, các vi mach cỡ lớn lập trình được hoặc các bộ vi xử lý.

3.3. Phân loai theo trọng tải:
- Thang máy loai nhỏ Q < 160kG.
- Thang máy trung bình Q = 500 ÷ 200kG.
- Thang máy loai lớn Q > 2000 kG.

15


4. Kết cấu cơ khí và trang thiết bị của thang máy:

16


+ Cơ cấu nâng:

17


Buồng máy lắp hệ thống tời nâng – ha buồng thang (Puli hoặc tang quấn
cáp), hộp giảm tốc, phanh hãm điện từ và động cơ truyền động. Tất cả các bộ
phận trên được lắp trên tấm đế bằng thép. Trong thang máy thường dùng hai

cơ cấu nâng hình 4).

Hình 4: Cơ cấu nâng
a) Cơ cấu nâng có hộp tốc độ

b) cơ cấu nâng không có hộp tốc
độ.

1. Động cơ truyền động ; 2) Phanh hãm điện từ ; 3) Hộp tốc độ;
4) Bộ phận kéo cáp (Puli hoặc tang nâng).
- Cơ cấu nâng có hộp tốc độ.
- Cơ cấu nâng không dùng hộp tốc độ.
Cơ cấu nâng không có hộp tốc độ thường được sử dụng trong các thang máy
tốc độ cao.

18


+ Tủ điện: Trong tủ điện lắp đặt cầu dao tổng, cầu chì các loai, công
tắc tơ các rơ le trung gian và các bộ điều khiển.
+ Puli dẫn hướng 2.
+ Bộ phận han chế tốc độ 4 làm việc phối hợp với phanh bảo hiểm
bằng cáp liên động 10 để han chế tốc độ di chuyển của buồng thang.

5. Chức năng của một số bộ phận và thiết bị chuyên dùng trong
thang máy
5.1. Cabin (buồng thang):
là một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy , nó sẽ là nơi chứa
hàng , chở người đến các tầng , do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về kích
thước, hình dáng , thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó.

Hoat động của cabin là chuyển động tịnh tiến lên xuống dựa trên
đường trượt, là hệ thống hai dây dẫn hướng nằm trong một phẳng để đảm
bảo chuyển động êm nhẹ, chính xác không dung dật trong cabin trong quá
trình làm việc. Để đảm bảo cho cabin hoat động đều cả trong quá trình lên và
xuống , có tải hay không có tải người ta xử dụng một đối trọng có chuyển
động tịnh tiến trên hai thanh khác đồng phẳng giống như cabin nhưng chuyển
động ngược chiều với cabin do cáp được vắt qua puli kéo.
Do trọng lượng của cabin và trọng lượng của đối trọng đã được tính
toán tỷ lệ và kỹ lưỡng cho nên mặc dù chỉ vắt qua puli kéo cũng không xảy ra
hiện tượng trượt trên pulicabin,hộp giảm tốc đối trọng tao nên một cơ hệ
phối hợp chuyển động nhịp nhàng do phần khác điều chỉnh đó là động cơ.

5.2. Động cơ:
Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli
kéo cabin lên xuống. Động cơ được sử dụng trong thang máy là động cơ 3
pha rôto dây quấn hoặc rôto lồng sóc, vì chế độ làm việc của thang máy là
19


ngắn han lặp lai cộng với yêu cầu sử dụng tốc độ, momen động cơ theo một
dải nào đó cho đảm bảo yêu cầu về kinh tế và cảm giác của người ñi thang
máy. Động cơ là một phần tử quan trọng được điều chỉnh phù hợp với yêu
cầu nhờ một hệ thống điện tử ở bộ xử lý trung tâm.

5.3. Phanh:
là khâu an toàn, nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí
dừng tầng, khối tác động là hai má phanh sẽ kẹp lấy tang phanh, tang phanh
gắn gắn đồng trục với trục động cơ. Hoat động đóng mở của phanh được phối
hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của động cơ.
* Phanh hãm điện từ: Là bộ phận không thể thiếu trong các cơ cấu chính của

thang máy dùng để dừng nhanh các cơ cấu, dùng để dừng chính xác buồng
thang. Phanh hãm điện từ dùng trong thang máy thường có ba loai : phanh
guốc, phanh đai, phanh đĩa nguyên lý hoat động của các loai phanh trên về cơ
bản là giống nhau. Khi động cơ truyền cơ cấu đóng vào lưới điện, thì đg thời
cuộn dây của nam châm phanh hãm cũng có điện. Lực hút của nam châm
thắng lực cản của lò xo, má phanh sẽ giải phóng khỏi trục động cơ để động cơ
làm việc. Khi mất điện dây của nam châm của phanh hãm cũng mất điện. Lực
căng của lò xo sẽ ép chặt má phanh vào trục động cơ để hãm.
- Cấu tao của phanh hãm điện từ kiểu guốc được biểu diễn trên hình 5.
- Cấu tao của phanh hãm đn từ kiểu đĩa được biểu diễn như hình 6.

20


Hình 5: Cấu tao của phanh

21


Hình 6: Cấu tao của phanh đĩa
1. Gujông.
2. Đĩa phanh quay.
3. Đĩa.
4. Lò xo ép.
5. Nam châm điện. Cấu tao của phanh đĩa gồm các phần chính sau:
Đĩa phanh quay 2 được nối với trục của cơ cấu, lò xo ép 4, nam châm
điện 5. Phần ứng của nam châm được bắt chặt với ñĩa 3. Số lượng
của nam châm điện và Gujông cùng hướng 1 có 3 cái, phân bố đều theo
đường tròn của cơ cấu phanh với góc lệch nhau 120 đĩa phanh 3 có thể di
22



chuyển tự do dọc theo gujông 1. Khi cấp điện cho cuộn dây của nam châm,
lực điện từ sẽ kéo phần ứng cùng đĩa phanh 3, giải phóng trục của cơ cấu.
* Phanh bảo hiểm (có một số tên gọi khác như: Phanh dù hoặc cơ cấu tổ
đớp). Chức năng của phanh bảo hiểm là han chế tốc độ di chuyển của buồng
thang vượt quá giới han cho phép và giữ chặt buồng thang tai chỗ bằng
cách ép chặt vào hai thanh dẫn hướng trong trường hợp bị đứt cáp treo.
Về kết cấu và cấu tao của phanh bảo hiểm có 3 loai :
- Phanh bảo hiểm kiểu nêm dùng để hãm khẩn cấp
- Phanh bảo hiểm kiểu kìm dùng để hãm êm
- Phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm dùng để hãm khẩn cấp
Phanh bảo hiểm lắp đặt trên nóc của buồng thang, hai gọng kìm 2 trượt dọc
theo thanh dẫn hướng 1. Nằm giữa hai cánh tay đầu của gọng kìm có nêm 5
gắn chặt với hệ truyền lực trục vít và tang – bánh vít 4. Hệ truyền lực bánh vít
– trục vít có hai dang ren: bên phải là ren phải còn phần bên trái là ren trái.
Khi tốc độ của buồng thang thấp hơn trị số giới han tối đa cho phép, nêm 5 ở
hai đầu của trục vít ở vị trí xa nhất so với tang – bánh vít 4, làm cho hai gọng
kìm 2 trượt bình thường theo thanh dẫn hướng 1. Trong trường hợp tốc độ
của buồng thang vượt quá giới han cho phép tang - bánh vít 4 sẽ quay theo
chiều để kéo dài hai đầu nêm 5 về phía mình, làm cho hai gọng kìm 2 ép chặt
vào thanh dẫn hướng, kết quả sẽ han chế được tốc độ di chuyển của buồng
thang và trong trường hợp bị đứt cáp treo, sẽ giữ chặt buồng thang vào hai
thanh dẫn hướng.

23


Hình 7. Phanh bảo hiểm kiểu kìm
1. Thanh dẫn hướng ;2. Gọng kìm ; 3. Dây cáp liên động với bộ han chế tốc

độ
4. Tang – bánh vít ; 5. Nêm

5.4. Cửa:
gồm cửa cabin và cửa tầng. Cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình
chuyển động không tao ra cảm giác chóng mặt cho khách hàng và ngăn
không cho rơi khỏi cabin bất cứ thứ gì. Cửa tầng để che chắn bảo vệ toàn bộ
giếng thang và các thiết bọi trong đó. Cửa cabin và cửa tầng có khoá tự động
để đảm bảo đóng mở kịp thời. Bộ han chế tốc độ : là bộ phận an toàn khi vận
tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá van tốc cho phép, bộ han
chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt ñiều khiển động cơ và phanh làm việc.

5.5. Đối trọng:
là bộ phận cân bằng. đối với thang máy có chiều cao không lớn
người ta thường chọn đối trọng sao cho trọng lượng của nó cân bằng với
trọng lượng ca bin và một phần tử tải trọng nâng bỏ qua trọng lượng cáp
nâng, cáp điện và không dùng cáp và xinh cân bằng.việc trọn các thông số cơ
24


bản của hệ thống cân bằng thì có thể tiến hành tính lực cáp cân bằng lớn nhất
và trọn cáp tính công suát động cơ và khả năng kéo của puly ma sát.

5.6. Cảm biến vị trí:
● Trong thang máy các bộ cảm biến vị trí dùng để :
- Phát lệnh dừng buồng thang ở mỗi tầng.
- Chuyển đổi tốc độ động cơ truyền động từ tốc độ cao sang tốc độ thấp
khi buồng thang đến gần tầng cần dừng, để nâng cao độ dừng chính xác
của buồng thang.
- Xác định vị trí buồng thang.

● Hiện nay, trong sơ đồ khống chế thang máy và máy nâng thường dùng
3 loai cảm biến vị trí:
* Cảm biến kiểu cơ khí (công tắc chuyển đổi tầng):
* Cảm biến vị trí kiểu cảm ứng:

25


×