Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.25 KB, 6 trang )

Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng ,
ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta
cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là
người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.
Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây
dựng, đổi mới, phát triển đất nước.
Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây
dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để
có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất
cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương
lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.
Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang
hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc
lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn
diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng
biết.
Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ- tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không
chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô sông của tuổi trẻ
“ sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy
cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.
Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng
ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây
dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ
nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia
đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi
không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nứơc như lời dặn của


Bác: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho
mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải
xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại
hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn : “ Sống như thế nào là
đúng đắn là có ích cho xã hội?” Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước
phát triển.
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xong pha vào những nơi gian khổ
mà không ngại khó.Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con
đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ
quốc.Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?
Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để


ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “ cùng nhau giữ nước” và nối tiếp , kế thừa truyền thống
cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực
hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món
quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó
xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước.Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử
mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phũ
nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ
mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện
lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói)
Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói
đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành.. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp
xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học
như một hình thúc giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học học tập là một nỗi nhọc
nhằn.Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có
“bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được.
Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước

ta về lạc hậu, lụn bại.
Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình.Bước vào thời đại công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc
thuyền số phận của non sông Tổ quốc.Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nũa, học mãi.
Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới
sáng lạn, lấp lánh hào quang.
Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này.Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy
nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình sứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải
cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát
triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Đề 2: Văn học và tình thương
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì
chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên
truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao
quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả
không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con
người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì
tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã
cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt
không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô,
cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại
lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc
giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu


sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh
chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ
nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân

cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy ---- như thế nào. Chị
Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả
đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu
ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của
những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau
đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau
trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè...
hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến
qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ
hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một
trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn
50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận
có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn
nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có
hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên
góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn
thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm
những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư
tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch

sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm,
sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những
thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã


sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy
hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước
khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư
tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua
tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận
tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không
nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài
bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn,
tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê
phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ.
Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài
thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ
nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng
để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn
Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm
như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc
quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống
trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi
ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ
đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà

hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải
không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa
mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê,
hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân.
Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để
cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án
kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo,
tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng
ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học
tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà
thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"


Văn học chính là tấm gương phản ánh thực tế cuộc sống thông qua cái nhìn của tác giả. Trong
đó vấn đề nóng bổng mà các văn nhân thi sĩ đề cập đến là tình yêu thương con người trong mọi
hoàn cảnh.Điều này làm nên tính nhân văn trong tác phẩm văn học
Chúng ta ai cũng từng đọc Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, từng lẩy Kiều, bói Kiều thậm
chí nảy ý định tập Kiều. Nhưng có lẽ phổ quát hơn cả vẫn là “sự cất giữ riêng tư Truyện Kiều”
trong đáy sâu thẳm tâ
Đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn
Ngày nay, đất nước Việt Nam của chúng ta đang là một trong những quốc gia trên đà phát
triển trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sau khi chính thức gia nhập vào tổ chức kinh tế thế
giới WTO và tháng 11 năm 2008. Đời sống của mọi người dân đã và đang ngày càng được cải
thiện; mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang được tăng dần lên trong những năm gần
đây và đặc biệt là tỉ lệ số người thất nghiệp cũng đã được giảm đến mức thấp nhất… Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu về kinh tế sau khi mở cửa thị trường với các nước phương Tây thì ta
cũng phải đương đầu với những cơn lốc tệ nạn xã hội vốn là hệ quả của quá trình phát triển kinh

tế. Một trong số những tệ nạn xã hội đó là tệ nạn tiêm chích và buôn bán ma túy. Đây là một
trong những tệ nạn nguy hiểm nhất trong các loại tệ nạn.
Ma túy là một danh từ dùng để chỉ chung cho tất cả các chất gây nghiện, tác động lên thần kinh
trung ương tạo ra ảo giác. Ma túy vốn là một loại dược phẩm được sử dụng hợp pháp trong các
bệnh viện để phục vụ cho việc chữa bệnh và đặc biệt là làm thuốc giảm đau sau những ca mổ
lớn. Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, cần sa tinh chế lại thành He – ro – in, Co –
ca – in hay tổng hợp từ những loại dược chất có độc tố gây ảo giác như estasy, seduxen. Đặc
điểm nổi bật nhất của ma túy là làm người sử dụng nó bị tê liệt hệ thần kinh đến mất đi tri giác,
không còn biết đau đớn, cho dù bị lửa đốt hay kim châm đến chảy máu.
Ngoài ra, người sử dụng ma túy dù chỉ một lần cũng sẽ trở nên bị nghiện ngập. Nếu chúng ta cứ
vô tư sử dụng chất ma túy một cách tuỳ tiện thì chúng ta sẽ tự biến mình thành nô lệ của nó.
Nếu hằng ngày mà không tiêm chích ma túy thì người nghiện sẽ trở nên đau đớn vô cùng, đau
vật vã, dữ dội đến mức mất lí trí tự cấu xé thể xác mình mà không hề cảm thấy đau đớn , thậm
chí có thể giết người, cướp của, trộm cắp, tham gia tàng trữ buôn bán ma tuý… miễn sao có tiền
để thỏa mãn được cơn nghiện. Vì vậy khi sử dụng ma túy, con người rất dễ vi phạm pháp luật
và trở thành một mối nguy hiểm lớn cho xã hội cộng đồng. Việc tiêm chích ma túy còn là
nguyên nhân chính phát sinh những căn bệnh nguy hiểm của thời đại như : HIV/AIDS.
Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiểm đối với mỗi cá nhân. Ma túy là một tệ nạn ảnh
hướng xấu đến môi trường sống, xã hội cộng đồng. Báo chí đã từng đưa tin có biết bao nhiêu bi
kịch gia đình đã xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ chất ma túy gây nghiện. Những người
thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc. Nó làm tan vỡ
hạnh phúc của biết bao gia đình. Người nghiện ma tuý sức khoẻ sẽ trở nên yếu dần, mất khả
năng lao đđộng tư duy va` tư` đó họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Hãy tưởng tượng
một thành phố về đêm với những con nghiện lang thang vật vờ như những bóng ma sẽ tạo tâm
lý bất ổn thế nào cho người khác, nhất là những du khách nước ngoài.


So sánh với các loại tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi truỵ, ma tuý
chính là mối lo ngại hàng đầu trong xã hội. Nó góp phần làm mục ruỗng xã hội, băng hoại cả
một thế hệ trẻ, suy giảm giống nòi …

Vậy, chúng ta phải cần phải làm gì để bài trừ loại tệ nạn nguy hiểm nói trên?
Để ngăn chặn tình trạng ma túy lan rộng,trong cá nhân mỗi người phải biết tự ý thức và nhắc
nhở lẫn nhau tránh xa loại tệ nạn này. Bên cạnh đó, phải tự tạo cho mình một lối sống lành
mạnh, giữ cho đầu óc luôn luôn tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ của loại tệ nạn trên.
Ngoài ra, chúng ta cần tham gia vào những cuộc nói chuyện chuyên đề với bác sĩ và các chuyên
gia tâm lý để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giúp đỡ những con nghiện đang chữa trị và những
người bị bệnh AIDS vì tiêm chích. Hơn thế nữa, để giúp những con nghiện trở lại thành người
hoàn lương, chính phủ nhà nước cần biết tạo điều kiện, công ăn việc cho họ, không xa lánh họ
để họ không bị mặc cảm mà dẫn tới những hành động không hay. Riêng học sinh chúng ta cũng
phải biết cách bài trừ ma túy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là chúng ta có thể
cùng người lớn vận động, tuyên truyền, viết những bài báo tường với chủ đề “Hãy nói không
với ma túy” để mọi người cảnh giác hơn với loại tệ nạn này.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng
của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, là một công dân tốt,
nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết tiếp thu nhận cái
hay, cái tốt và đồng thời cần bài trừ nhữnng cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi.
Để làm được việc đó, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện theo lời dạy của Bác Hồ
kính yêu!



×