Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tầm quan trọng của đa dạng sinh học tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.71 KB, 31 trang )

Tầm quan trọng của Đa dạng sinh học tại Việt Nam
2.1Giá trị sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài
người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa
(thủy vực): ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng
duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm
giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái
được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử
dụng.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan
trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm
nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm
rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các
hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói
mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái
khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên
như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Điều hòa khí hậu: quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa
khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch
tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt


khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn
cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp... Phân hủy các chất thải

Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ,
hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất
thải nguy hại khác.
2.2Giá trị kinh tế
Theo một số tài liệu, ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con người một
giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của


Việt Nam (1995) cũng ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm
nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD. Lấy số liệu
thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá
trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng
có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m 3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng
mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD.
Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có
giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong
nước.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ
đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm


tỷ lệ gần 1,1% và ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP. Theo số liệu thống kê
năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng
20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm
trị giá khoảng 15-20 triệu USD.
Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nęu khái quát về các mặt sau đây:
- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên
ĐDSH.
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất
nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông
vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...
- ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản.
2.3Giá trị xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc tręn thế giới, một số loài động vật
hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm
hội họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài

nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn
bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như
vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác,


sử

dụng

tài

nguyên

đất



rừng.

Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động,
thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với
mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội
chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền... Nhiều loài cây, con vật đă trở
thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa
thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu rừng thiêng, rừng
ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề dệt thổ cẩm,
làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của
đời sống văn hóa con người Việt Nam với ĐDSH.
Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích làm bầu
bạn với con người hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng ngày.

Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua việc tổ chức tham quan,
theo dõi tập tính của nhiều loài động vật hoang dã. Gần đây, ngành du lịch sinh
thái đã hình thành và đang phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu biết thiên
nhiên của con người đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức tầm quan
trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như làm cho con người gần gũi hơn,
thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã.
Giá trị xã hội - nhân văn của ĐDSH thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:


- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân.
Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều
kết cấu, nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái
đẹp.
- ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người. Điều này đặc
biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và
đầy sôi động.
- ĐDSH góp phần tạo ổn định xã hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực,
thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh dưỡng,
về ăn mặc, tham quan du lịch và thẩm mỹ.
3 Sự suy giảm của đa dạng sinh học ở Việt Nam
Thực trạng của đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay:
- Các hệ sinh thái tự nhiến bị suy thoái.
- Các loài tự nhiên bị suy giảm.
- Nguồn gen cây trồng vật nuôi bị suy giảm.
Trong tiến trình lịch sử của sự phân hoá và tiến hoá, số lượng các loài còn
nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của
vỏ trái đất và của khí hậu toàn cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của



các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác
nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học.
Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày một gia
tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động
con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta
nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Suy giảm hệ sinh thái:
Hệ sinh thái rừng bị tổn thất nặng nề:
Diện tích rừng bị thu hẹp. Rừng bị khai thác: 120.000-250.000 ha/năm.
Độ che phủ rừng bị giảm sút tới mức báo động: độ che phủ của rừng năm 1943
là 43% thì nay chỉ còn 28.8% (Phạm Bình Quyền-2005).
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã xác định chỉ tiêu
thảm rừng che phủ đất đai lãnh thổ các quốc gia thuộc miền Nhiệt đới ở mức
>33%, dưới đó là báo động môi trường.


Tình trạng mất rừng hầu hết xảy ra ở các rừng phòng hộ xung yếu. VD: Độ

che phủ của rừng tự nhiên ở một số lưu vực các sông như sau:
- Lưu vực sông Đà: <11%.
- Lưu vực sông Hồng: 23%.
- Lưu vực sông Đồng Nai: 25%.
- Lưu vực sông Ba (Gia Lai): <23%.




Chất lượng rừng bị giảm: bị thu hẹp và chia cắt. (rừng nguyên sinh, rừng


giàu chỉ còn <13% tổng diện tích rừng). Độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm
(rừng tái sinh chiếm 55% tổng diện tích rừng) (nguồn: Bộ TNMT, 2007).
Suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước: đầm phá Tam Giang, rừng ngập mặn Cần
Giờ, rừng U Minh Thượng, ...


Suy thoái về số lượng: diện tích bị giảm...



Suy thoái về chất lượng: 70% diện tích đất ngập nước bị ô nhiểm (nguồn: Bộ
TNMT, 2009).



Rừng ngập nước và tràng cỏ ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ (>1,7 triệu ha) và
đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 3,9 triệu ha) đã chuyển đổi thành đất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (Bộ TNMT, 2007).



Diện tích đất ngập nước hiện nay: chỉ còn 10 triệu ha (Bộ TN&MT, 2009).



Rừng ngập mặn: diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724 trong 20 năm qua
(Bộ TN&MT, 2008).




Các hệ sinh thái đầm phá và trảng cỏ ở miền trung cũng suy thoái nặng nề do
khai thác thuỷ hải sản không bền vững và mở rộng nuôi trồng thuỷ sản.



Các hệ sinh thái đất ngập nước thuộc các sông hề cũng bị khai thác cạn kiệt và
do xây dựng cơ sở hạ tầng



Mở rộng đất ngập nước để nuôi trồng thuỷ sản làm suy gimr tài nguyên sinh học
tại chỗ: mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước


và trên cạn. (nghiên cứu đầm tôm bỏ hoang ở Nam triệu - Hải Phòng cho thấy sinh
khối động vật đáy giảm tới 9 lần so với vùng lân cận rừng ngập mặn).


Làm mất nguồn thức ăn phong phú của nhiều sinh vật vùng triều, hậu quả là sản
lượng cá, tôm, cua đánh bắt ở ngoài biển cũng giảm...
Hầu hết hệ sinh thái biển khơi ở Việt Nam đều đang bị suy thoái do: khai
thác quá mức  huỷ diệt; ô nhiễm... dẫn đến hậu quả là : thay đổi cấu thúc quần
xã thuỷ sinh. Giảm mật độ các loài thuỷ sản. 80 loài hải sản bị đe doạ, 70 loài
được đưa vào sách đỏ, 20 loài chim bị đe doạ toàn cầu.
Sự suy giảm các loài tự nhiên: 855 loài bị đe doạ tuyệt chủng (so với hơn
700 loài trong những năm 1992 - 1996) và ít nhất 10 loài khác đã không còn tồn
tại tại ở Việt Nam. Trong đó: Động Vật là 407 loài (90 loài thú, 74 loài chim, 40
loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 36 loài cá nước ngọt, 53 loài cá biển, 101 loài động
vật không xương sống) thực vật là 448 loài.
Suy giảm nguồn gen giống vật nuôi và cây trồng: các giống cây trồng và vật

nuôi đang bị mai một (theo tính toán, 80 % giống cây trồng bản địa đã mất, giống
vật nuôi suy giảm gần 10 % một năm)  sự mất mát nguồn gen là thiệt hại cho cả
nhân loại.
Bảng: sự suy giảm diện tích và mất mát giống cây trồng bản địa từ 1970 đến
1999
Giống cây

Giảm diện tích

Tỷ lệ mất giống


Lúa
Ngô, đậu
Cây có củ
Chè và đay
Cây ăn quả

gieo trồng(%)
50
75
75
20
50

địa phương (%)
80
50
20
90

70

4 Đa Dạng Sinh Học Ở Thế Giới Và Việt Nam
Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được
danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được
khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để
có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải
tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đa bị tuyệt chủng trước
khi chúng được mô tả và đặt tên.


Xét về đa dạng loài một cách cụ thể, ta có thể xem xét đa dạng loài theo các
nhóm sinh vật. Như vậy, ta sẽ có: đa dạng vi sinh vật, tảo, thực vật không mạch,
thực vật có mạch, côn trùng, động vật không xương sống, động vật có xương sống
(xem bảng 2.1).
Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô,
các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và các biển
sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các
biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt
hoá của các loại nền đáy khác nhau.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm
7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Khoảng 40% loài thực
vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim
trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.

Bảng: Thành phần các loài
Loài

Số lượng


Côn trùng

751000


Sinh vật đơn bào

30000

Thực vật

248500

Tảo

26900

Nấm

69000

Vi khuẩn

4800

Virus

1000

Động vật khác


281000

[Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn ]
Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra
các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự
phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn
(Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km 2.
Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài
rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 25 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài
cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương. Bảng 5 dưới
đây mô tả sự đa dạng về loài trên thế giới. Sự đa dạng về loài sẽ còn được đề cập ở
phần sau, về các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng loài.
Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới.
Đến nay đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 4528 loài
thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, 10% trong số đó là các loài đặc


hữu. Về động vật, đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở
gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7750 loài côn trùng,
260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú.
Đa dạng loài ở Việt Nam có các đặc trưng sau:
- Số lượng loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Bình quân trên 1km2 lãnh thổ Việt
Nam có 4,5 loài thực vật và gần 7 loài động vật, một mật độ đậm đặc.
- Cấu trúc loài rất đa dạng. Nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau. Cấu tạo
quần thể thường rất phức tạp.
- Khả năng thích nghi của loài cao. Sinh vật Việt Nam nói chung có khả năng
chống chịu cao với mọi biến đổi của ngoại cảnh.
Bảng: Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã được mô tả
(theo Lê Vũ Khôi)

Nhóm sinh vật

Số loài

Nhóm sinh vật

Số loài

Vi rút

1

Giun tròn

12.2

Vi khuẩn

1

Giun đốt

12

Thân mềm

50

Da gai


60

Thực vật đơn bào

4.76

Nấm

70

Tảo

26.9

Chân khớp

874.16

Địa y

18

Côn trùng

751

Rêu

22


Động vật có bao

1.25


Dương xỉ

12

Thông đất

1.275

Động vật đầu sống

23

Cá không hàm

63
843

Thực vật hạt trần

750

Cá sụn

Thực vật hạt kín


250

Cá xương

18.15

Động vật nguyên sinh

30

Lưỡng cư

4.2

Thân lổ

5

Bà sát

6.3

Ruột khoang & Sứa lược

9

Chim

9.6


Thú

4.17

Giun dẹp

12.2

Bảng: Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)
% số loài đã
Bậc phân loại

Tên thường gọi

Số loài mô tả
được mô tả

Bacteria

Vi khuẩn

9.021

0,50

Archaea

Vi khuẩn cổ

259


0,01

Bryophyta

Rêu

15

0,90

Lycopodiophyta

Thông đất

1.275

0,07

Filicophyta

Dương xỉ

9.5

0,50

Coniferophyta

Ngành Thông


601

0,03

Magnoliophyta

Thực vật hạt kín

233.885

13,40

Fungi

Nấm

100.8

5,80


"Porifera"

Bọt biển

10

0,60


Cnidaria

Ruột khoang

9

0,50

Rotifera

Trùng Bánh xe

1.8

0,10

Platyhelminthes

Giun dẹp

13.78

0,80

Nematoda

Giun tròn

20


1,10

Mollusca

Thân mềm

117.495

6,70

Annelida

Giun đốt

14.36

0,80

Crustacea

Giáp xác

38.839

2,20

Arachnida

Nhện


74.445

4,30

Insecta

Côn trùng

827.875

47,40

Echinodermata

Da gai

6

0,30

Chondrichthyes

Cá sụn

846

0,05

Actinopterygii


Cá xương

23.712

1,40

Amphibia

Lưỡng thê

4.975

0,30

Reptilia

Bò sát

7.14

0,42

Aves

Chim

9.672

0,60


Mammalia

Thú

4.496

0,30

193.075

11,00

Các nhóm khác

Bảng: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam
Nhóm sinh vật

Số loài đã xác

Số loài có

Tỷ lệ (%) giữa


định được

trên thế giới

VN/TG


- Nước ngọt

1438

15000

9.60%

- Biển

537

19000

2.80%

- Nước ngọt

20

2000

1%

- Biển

667

10000


6.70%

khoảng 11400

220000

5%

- Rêu

1030

22000

4.60%

- Nấm lớn

826

50000

1.60%

794

80000

1%


Khoảng 7000

220000

3.20%

Khoảng 1000

30000

3.30%

súc

161

1600

10%

7.Côn trùng

7750

250000

3.10%

1.Vi tảo


2.Rong-cỏ

3.Thực vật bậc cao

4.Động

vật

không

xương sống ở nước
- Nước ngọt
- Biển
5.Động

vật

không

xương sống ở đất
6.Giun sán ký sinh ở gia

8.Cá
- Nước ngọt

Trên 700


- Biển


2458

9.Bò sát

296

6300

4.70%

Bò sát biển

21

10.Lưỡng cư

162

4184

3.80%

11.Chim

840

9040

9.30%


12.Thú

310

4000

7.50%

Thú biển

25

(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Cục bảo
vệ và phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản, Phạm Bình Quyền, 2005)
5 Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh họC
5.1Nguyên nhân trực tiếp:
Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học:
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái
lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác
Chiến tranh: chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là
nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH. Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta
đã trải qua hai cuộc chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt.
Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một
diện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ


cho quân và dân. Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởi
các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.
Khai thác quá mức:
- Khai thác gỗ:

Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từ
trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH. Nó không những làm
nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng
rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã.
- Khai thác củi làm nhiên liệu:
Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát, đây cùng là mối
đe dọa rất lớn đối với ĐDSH.
- Khai thác, buôn bán lâm sản ngoại gỗ (kể cả động vật).
- Đánh bắt cá:
Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như dùng mìn,
chất nổ, điện, thậm chí cả chất đôc (Xyanua). Đánh bắt quá mức có thể thấy rõ hậu
quả qua sản lượng đánh bắt một số loài cá suy giảm mặc dù cường độ đánh bắt
tăng.
- Khai thác trái phép tài nguyên các rạn san hô.
Bảo tồn rạn san hô ít được chú ý trực tiếp. Một số rạn san hô bị phá huỷ, chủ
yếu là do sử dụng các phương pháp đánh bắt cá mang tính huỷ hiệt như đã nói ở


trên. Tất cả những phương pháp đánh bắt cá không chọn lọc đõ sẽ giết chết hoặc
làm tất cả các loài hoảng sợ.
Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản:
Mở rộng đất canh tác nông, nghư nghiệp lấn vào đất rừng là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái ĐDSH. Nhiều loài sinh vật mất nơi cư
trú, mất môi trường sống, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh đẻ nên một khối lượng
lớn cá thể bị chết, các chuỗi dinh dưỡng bị xáo trộn, cân bằng sinh thái bị tổn
thương.
Cháy rừng:
Hiện nay, Việt Nam có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy (Phạm Bình Quyền và các
cộng sự, 1997), bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng
khộp... Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng thêm hàng năm thì tình hình diễn

biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đang làm nguy cơ tiềm
ẩn về cháy rừng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ:
Trong thời gian qua việc trao đổi, di nhập một số giống cây trồng, vật nuôi đã
mang lại hiệu quả kinh tế. Trong cơ cấu cây trồng ở nhiều nơi số giống mới đã
chiếm tới 70- 80% và cho năng suất cao. Tuy nhiên việc di nhập nhiều giống mới
một cách tràn lan, thiếu kiểm soát là nguy cơ tiềm tàng làm các giống bản địa bị
mai một. Các giống mới có thể có những điểm bất lợi và thường không bền vững


trước tác động của ngoại cảnh và sâu bệnh. Tác hại ngay lập tức và có thể thấy là
một số loài di nhập vào Việt Nam đã phát triển thμnh dịch và gây hại nghiêm
trọng. Điều này còn liên quan đến sự thiếu hiểu biết và sơ hở trong quản lý.
Mất và phá huỷ nơi cư trú:
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Đó chính là tác
động của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển
nông nghiệp, đô thị, sự du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai
thác rừng bừa bãi, sản xuất công nghiệp thải lượng cacbon dioxit và các khí khác
vào khí quyển, đốt các nhiên liệu có nguồn gốc cacbon như than, dầu và gas. …
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay
hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, sạt lở đất, động đất, sa mạc hóa, cháy
rừng...
Ô nhiễm môi trường sống:
Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau:
Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và
được khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson, 1962).
Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước cũng là nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH thuỷ
sinh như các loài cá, ốc, trai, hến... Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do
các chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rò rỉ
xăng dầu từ các tàu vận tải, các kim loại nặng (thuỷ ngân, chì, thiếc...). Các chất



thải này theo dòng chảy và lan tràn trong một vùng rộng lớn. Kết quả là một loạt
loài ở các bậc dinh dưỡng tiếp theo trong chuỗi thức ăn cũng bị nhiễm độc theo.
Ô nhiễm không khí và mưa axít: Các hoạt động công nghiệp xả thải vào khí
quyển, đốt rừng làm nương rẫy... làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu khí quyển của
trái đất. Các nền công nghiệp như luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng
nhiên liệu là than dầu đã thải ra một lượng lớn nitrat, sulphat vào không khí, các
khí này khi gặp hơi nước trong khí quyển sẽ tạo ra axit nitric và sunphuric. Các
axit này liên kết với những đám mây và khí tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của
nước mưa xuống thấp và tăng khả năng hấp thụ các kim loại nặng độc hại.
Sư sản sinh ôzôn, các kim loại độc hại và lắng đọng khí nitơ: Nồng độ ôzôn cao
ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn
thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp.
Sự biến đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu và nồng độ khí cacbonic trong khí
quyển gia tăng sẽ có khả năng làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh
học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống
mới (Bazzaz và Fajer, 1992).
Sự chuyên hóa trong sản xuất nông nghiệp:
Do sức ép của sự gia tăng dân số trên thế giới, dẫn đến nhu cầu về lương thực,
thực phẩm và các loại nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, đồng thời
cũng thúc đẩy loài người lựa chọn hoặc lai tạo ra các giống động thực vật có năng


suất, chất lượng cao; và sử dụng đại trà các giống này cho sản xuất trên phạm vi
toàn cầu trong những khu vực có điều kiện khí hậu tương tự nhau. Do đó, các
giống địa phương sẽ bị mai một và cuối cùng là tuyệt chủng..
Sự lây lan của các dịch bệnh:
Sự lây nhiễm các sinh vật gây bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi
hay động vật hoang dã. Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh nhu

virus, vi khuẩn, nấm, các động vật đơn bào hay các ký sinh trùng kích cỡ lớn hơn
như giun, sán. Các loại dịch bệnh có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quý
hiếm/
5.2Nguyên nhân gián tiếp:
Gia tăng dân số và di cư.
Những thách thức về dân số của nước ta rất nghiêm trọng đối với các vấn đề tài
nguyên, môi trường và ĐDSH. Tăng dân số nhanh đã là một trong những nguyên
nhân chính làm suy thoái ĐDSH của Việt Nam. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng
nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên có hạn,
nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới là phải mở
rộng đất nông nghiệp, xâm lấn vào đất rừng, làm suy thoái ĐDSH.
Sự nghèo đói.
Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trên thế giới với gần
80% dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư


nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Những người nghèo thường không
có ruộng đất, phải sống dựa vào đất bạc màu, đất dốc, đất có độ phì kém, lại thiếu
vốn đầu tư lâu dài cho sản xuất, buộc họ phải khai thác nhanh ruộng đất của mình
hoặc phá rừng lấy đất canh tác.
Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường và phát triển kinh
tế xã hội là mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là một trong những
mục tiêu của phát triển, là điều kiện để bảo vệ môi trường
Sự thay đổi trong thành phần HST
Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm
ĐDSH. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc
giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm
sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn
trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại
nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi.

Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý:
Nguyên nhân này có vai trò tương đối lớn, nhất là đối với các loài có nguy cơ
tuyệt chủng và ở các nước nghèo. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện
và không được những người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc. Do cuộc sống
khó khăn nên những người dân bản địa đã tiến hành khai thác bất hợp pháp các
loài động thực vật cung cấp cho thị trường, song các cấp chính quyền dường như


không làm được nhiều để hạn chế tình trạng trên, thậm chí do nguồn lợi kinh tế rất
lớn nên một số nhà chức trách còn tiếp tay cho các hoạt động phi pháp. Bên cạnh
đó chính sách di dân đã làm cho rất nhiều diện tích rừng bị mất đi nhanh chóng.
Các chính sách kinh tế sai lầm đã làm giá cả gia tăng nhanh và đẩy một bộ phận
người dân thuộc vùng sâu, vùng xa, những vùng có mức độ ĐDSH cao nhất, ngày
càng trở nên khốn khó, để tự nuôi sống mình và gia đình họ đã khai thác triệt để
nguồn lợi sinh học tại địa phương.
6

Giải Pháp

6.1

Bảo tồn nguyên vị:

Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ
các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên.
Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo
tồn (KBT) và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Theo Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên Thế Giới - IUCN thì có 6 loại KBT:
- Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay KBT hoang dã).
- Loại II: Vườn Quốc gia chủ yếu để bảo tồn các HST và sử dụng vào mục

đích du lịch, giải trí, giáo dục.
- Loại III: Công trình thiên nhiên chủ yếu để bảo tồn các cảnh quan thiên
nhiên đặc biệt.


- Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số
sinh cảnh hay một số loài đặc biệt cần bảo vệ.
- Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển chủ yếu bảo
tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí, du lịch.
- Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên chủ yếu quản lý với
mục đích sử dụng một cách bền vững các HST và tài nguyên thiên nhiên.
Bảng: Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
T.T

Loại

Số lượng

Diện tích (ha)

I
II
IIa
IIb
III

Vườn Quốc gia
Khu Bảo tồn thiên nhiên
Khu dự trữ thiên nhiên
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh

Khu Bảo vệ cảnh quan
Tổng cộng (Khu bảo tồn)

30
60
48
12
38
128

1.041.956
1.184.372
1.100.892
83.480
173.764
2.400.092

Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2006- Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch
rừng
6.2

Bảo tồn chuyển vị:

Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài cây, con và các vi
sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ. Bảo tồn chuyển vị
bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các
bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất



mầm, mô cấy...Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật đựoc lưu giữ trong
môi trường nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà
mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho
công tác bảo tồn ĐDSH.
6.3

Bảo tồn trang trại:
Hình thức này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho sự bảo tồn một số giống cây

trồng địa phương, có đặc tính nông sinh học quý như vải thiều Thanh Hà, nhãn
lồng Hưng Yên, bưởi Đoan Hùng, các loại cây có giá trị: hồi, quế...
6.4

Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn:

6.5

Hồi phục và khôi phục các loài, chủng quần và HST

7 Giải Pháp
7.1Xây dựng nguồn nhân lực:
- Lớp ngắn hạn về khoa học chuyên ngành, về kỹ thuật quản lý, hay về vấn đề
hành chính.
- Lớp đại học hay sau đại học về chuyên ngành trong nước hay ngoài nước.
- Hội thảo, tập huấn về vấn đề riêng.
- Trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa các nước hay các cơ quan khoa học, viện
nghiên cứu.
- Tập huấn ngắn ngày cho cán bộ thực địa.
- Chương trình soạn thảo tài liệu chuyên môn và phân phát tài liệu.



×