Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tìm hiểu ngôn ngữ giới trẻ trong một số sáng tác của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.39 KB, 64 trang )


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến quý thầy cô giáo Trường Đại học
Quảng Bình đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt khóa học
vừa qua.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý
thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Xã hội đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
khóa luận.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo
Đỗ Thùy Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm học liệu
Trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi về các tài liệu. Cảm ơn gia đình cũng như
bạn bè đã luôn động viên khích lệ tôi trong suốt
khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện
thời gian và năng lực còn hạn chế nên chắc chắn
vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong nhận được
sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn !


Quảng Bình, tháng 6 năm
2015
Sinh viên thực hiện



Trần Thò Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Tìm hiểu ngôn ngữ giới trẻ trong một số sáng
tác của Nguyễn Nhật Ánh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép
của ai, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Đỗ Thùy Trang. Nội dung bài khóa luận
có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web
theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................9
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê..............................................................9
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp...........................................................9
4.3. Phương pháp cấu trúc – hệ thống..........................................................10
5. Bố cục của khoá luận.................................................................................10
B. NỘI DUNG..................................................................................................................................... 11


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................11
1.1. Phương ngữ xã hội và biến thể ngôn ngữ giới trẻ.................................11
1.1.1. Phương ngữ xã hội...................................................................................................................11
1.1.2. Biến thể ngôn ngữ giới trẻ........................................................................................................12

1.2. Nguyễn Nhật Ánh – tác phẩm và phong cách nghệ thuật....................17
1.2.1. Nguyễn Nhật Ánh và những tác phẩm.....................................................................................17
1.2.2. Phong cách nghệ thuật.............................................................................................................18

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TRONG..................22
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH................................22
2.1. Phạm vi khảo sát.....................................................................................22
2.1.1. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh................................................................................................22
2.1.2. Chúc một ngày tốt lành............................................................................................................23

2.2. Ngôn ngữ giới trẻ trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh...................24
2.2.1. Số lượng....................................................................................................................................25
2.2.2. Đánh giá chung.........................................................................................................................26

2.3. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ giới trẻ trong một số tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh...........................................................................................27
2.3.1. Tiếng lóng học trò và dùng từ ngữ biểu cảm với cách nói mới................................................27
2.3.2. Tạo “Thành ngữ teen” mới.......................................................................................................32
2.2.3. Dùng từ xưng hô trong những cuộc hội thoại..........................................................................35
2.3.4. Sử dụng khẩu ngữ.....................................................................................................................37
2.3.5. Lối so sánh đầy thú vị................................................................................................................41


CHƯƠNG


III:

GIÁ

TRỊ

BIỂU

HIỆN

CỦA

NGÔN

NGỮ

GIỚI TRẺ TRONG TÁC PHẨM.................................................................47
3.1. Khắc hoạ nhân vật giới trẻ.....................................................................47
3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật...................................................................................................................47
3.1.2. Ngôn ngữ với tính cách nhân vật.............................................................................................50
3.1.3. Hình ảnh giới trẻ đương đại qua màu sắc ngôn ngữ...............................................................52

3.2. Ngôn ngữ với việc thể hiện phong cách kể chuyện của tác giả............54
3.2.1. Hơi thở thời đại qua ngôn ngữ.................................................................................................55
3.2.2. Người kể chuyện cho giới trẻ....................................................................................................57
3.2.3. Nhà văn sáng tạo ngôn ngữ.....................................................................................................58
C. KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 61
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 63



A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Trên thế giới, từ
rất lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học cho thiếu nhi và đã có nhiều sáng tác
cho các em trở thành những tác phẩm kinh điển của nền văn hoá nhân loại, ví dụ:
Truyện cổ Andecxen, Không gia đình của Hecto Malo, Truyện kể của Peron,…
Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ cả
về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ. Người viết văn cho thiếu nhi là một nhà văn
nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp. Quan điểm
sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh em sinh đôi.
Từ ngày còn là cô bé con, chẳng biết tự bao giờ, những tác phẩm của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh đã làm tôi say mê đến vậy ! Mỗi cuốn truyện là một tuổi
thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ đầu, với kí ức lung linh hoa lá và
những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư
cấu văn học”. Nguyễn Nhật Ánh không chỉ trở thành lá chắn cho tâm hồn học
trò, mà nhà văn đã mang đến cho văn học thiếu nhi một sinh khí mới, lãng mạn,
dí dỏm, nghịch ngợm, lành mạnh và không quên nhiệm vụ cao cả - giáo dục.
Đặc biệt, màu sắc ngôn ngữ được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện rất thành
công. Với giọng văn hài hước, nhẹ nhàng, nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc,
ngôn ngữ giản dị, trong sáng những truyện của ông đã dắt dẫn trẻ em và những ai
“đã từng là trẻ em” tìm hiểu và khám phá thế giới.
Đối tượng văn học mà nhà văn hướng tới, đó chính là thanh thiếu niên.
Chính vì thế, trong những tác phẩm của mình, để tìm về sân ga tuổi nhỏ, ông viết
về cái đang diễn ra, cái quen thuộc trong thế giới của tuổi trẻ hiện tại: những
cuộc học, những cuộc chơi và những mối tình thơ dại. Được viết từ trái tim của
một nhà văn chân chính bằng giọng văn hóm hỉnh, dí dỏm, tinh nghịch của tuổi
trẻ; ông nói và viết bằng giọng văn, bằng ngôn ngữ của giới trẻ; nghĩ những điều
họ nghĩ và nhìn thấy những gì họ thấy. Cũng chính vì thế, mà trong những tác
phẩm của mình, ông phác hoạ ra và xây dựng nên bức tranh muôn màu của giới

trẻ qua những câu chuyện trọn vẹn đi từ quá khứ diễn ra tới hiện tại qua con tàu
6


thời gian. Sau khi gấp cuốn sách lại, ta vẫn thấy đâu đây bài học giáo dục mà nhà
văn gửi gắm. Thế giới trẻ say mê Nguyễn Nhật Ánh, người lớn đọc truyện của
Nguyễn Nhật Ánh để thấy được một thế giới tuổi thơ đã qua của mình. Tác phẩm
của ông luôn được yêu thích và sống mãi trong trái tim bạn đọc cũng chính bởi
văn phong Nguyễn Nhật Ánh không trộn lẫn, phong cách văn chương không pha
tạp với bất cứ người nào khác. Ông làm mới và biết cách tô điểm thêm cho tác
phẩm của mình. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng qua ngôn ngữ mà nhà văn thể
hiện, đâu đó ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của màu sắc ngôn ngữ teen thổi
hồn vào bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống. Chính vì thế, Nguyễn Nhật Ánh là
nhà văn của mọi lứa tuổi.
Trong khả năng cho phép, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu ngôn ngữ giới
trẻ trong một số sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh”. Qua đó, chúng tôi có thể hiểu
thêm về tiếng vọng tuổi thơ qua nghệ thuật ngôn từ, màu sắc ngôn ngữ của nhà
văn để có thể đi vào tiếp cận và khảo sát các tác phẩm một cách khách quan và
hoàn chỉnh nhất.
Với khả năng và tầm hiểu biết có hạn, người thực hiện đề tài mong muốn
góp thêm tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu màu sắc ngôn ngữ giới trẻ trong
một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo cho
những ai yêu thích và quan tâm đến văn chương Nguyễn Nhật Ánh nói chung
cũng như dòng chảy văn học thiếu nhi nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực tế là có rất ít công trình có quy mô lớn nghiên cứu về toàn bộ sáng tác
của Nguyễn Nhật Ánh – một trong những nhà văn xuất sắc của văn học thiếu nhi.
Hai tác phẩm: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và “Chúc ngày mới tốt lành” là
những “đứa con tinh thần” mà Nguyễn Nhật Ánh khai sinh cách đây không lâu.
Do điều kiện chủ quan và khách quan cùng nguồn tài liệu có hạn nên chúng tôi

chỉ tìm thấy một vài bài nghiên cứu, nhận xét, đánh giá về tác phẩm của Nguyễn
Nhật Ánh. Những bài nghiên cứu, những nhận xét này chủ yếu nhận định một
cách khái quát về phong cách sáng tác, về chặng đường đi của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh.

7


Đây là một đề tài tương đối mới nên chúng tôi chưa tìm thấy những bài
nghiên cứu có thể nghiên cứu một cách toàn diện về đề tài. Sau đây là một số bài
nghiên cứu, nhận xét, đánh giá về các tác phẩm của ông mà trong điều kiện cho
phép chúng tôi có thể tìm thấy được:
*. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Bí quyết tạo nên sự thành công kì lạ của
Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là nắm bắt tâm lý lứa tuổi học trò”.
*. “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như một chuyến tàu về
tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là một bất ngờ thú vị, mỗi háo hức say mê;
khi làm ta bật cười, khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm”. (Nhà văn
Nguyễn Quang Lập).
*. Nhà thơ Lê Minh Quốc trong cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh – Hoàng tử
bé về thế giới tuổi thơ” đã nhận xét: “Sử dụng thành thạo và thể hiện được sự
trong sáng, phiêu linh, giàu có của tiếng Việt là tài năng của nhà văn… Trong số
đó, có Nguyễn Nhật Ánh”.
*. Nhà thơ Đỗ Trung Quân: “Đã vào tuổi ngũ tuần, sức sáng tạo từ con
người này vẫn không có dấu hiệu dừng lại… Nguyễn Nhật Ánh là thế. Một nhà
văn lương thiện, chân chính. Những giọt mồ hôi rơi trên trang viết ngày hôm nay
của anh cũng hệt như giọt mồ hôi trên áo của anh thanh niên đạp xích lô năm
1976, và đẫm chiếc áo xanh những năm sau đó trên các công – nông trường gió
bụi. Mồ hôi của sự lao động bao giờ cũng giống nhau”.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là cuốn truyện có nhiều đánh giá, nhận xét.
Trang Tiki.vn viết: “Ta bắt gặp trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” một thế

giới đầy bất ngờ, thi vị và non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi
đến lạ. Câu chuyện của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” có chút này chút kia,
để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều
chẳng hạn…ngây ngô và khờ khạo.
Nhưng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hình như không còn trong trẻo,
thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn
hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn về người cha bệnh tật trốn
nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa
con tâm thần của ông luôn nghĩ mình là công chúa,… Những bài học về luân lý,
về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối.
8


“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để
rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó”.
Hai tác phẩm của ông đã được chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách”
(kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam) giới thiệu. Và đây cũng là hai tác phẩm
bán chạy nhất năm 2010, 2014.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là “Tìm hiểu ngôn ngữ giới trẻ trong
một số sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh”. Khi nghiên cứu, chúng tôi sẽ làm nổi
bật màu sắc ngôn ngữ giới trẻ trong một số tác phẩm để thấy được những nét
riêng và độc đáo trong tài năng của Nguyễn Nhật Ánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chọn hai tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Chúc ngày mới tốt lành. Ngoài ra chúng
tôi còn khảo sát một vài tác phẩm khác của nhà văn để so sánh và đối chiếu làm
nổi bật hơn về nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê những “ngôn ngữ giới
trẻ” trong hai tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Chúc một ngày tốt
lành.Phương pháp này nằm để tìm hiểu sâu các tác phẩm được sử dụng trong đề
tài giúp chúng tôi có một cái nhìn cụ thể, sâu sắc, chính xác về mỗi tác phẩm
được nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi vận dụng phương pháp này để đối chiếu các cách thức ý nghĩa
phản ánh xã hội cũng như nét đặc sắc và sáng tạo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
trong việc vận dụng và sử dụng ngôn ngữ trẻ. Có cái nhìn vừa khách quan vừa
chủ quan, vừa cụ thể vừa khái quát ở tác phẩm để rút ra những giá trị nội dung tư
tưởng cũng như nghệ thuật.

9


4.3. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Phương pháp này được sử dụng để chúng tôi nhìn nhận đề tài một cách toàn
vẹn, chỉnh thể và hệ thống bằng cách cấu trúc lại các khía canh và phương diện
màu sắc ngôn ngữ giới trẻ trong tác phẩm.
5. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và TÀI LIỆU THAM KHẢO, khoá
luận của chúng tôi được triển khai trong ba chương:
Chương I: Cơ sở lí luận.
Chương II: Màu sắc ngôn ngữ giới trẻ trong một số tác phẩm của Nguyễn
Nhật Ánh.
Chương III: Giá trị biểu hiện của ngôn ngữ trẻ trong tác phẩm.

10



B.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Phương ngữ xã hội và biến thể ngôn ngữ giới trẻ
1.1.1. Phương ngữ xã hội
Theo Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang thì khái niệm “phương
ngữ hay còn gọi là phương ngôn, tiếng địa phương là các cách gọi khác nhau
trong tiếng Việt của cùng một thuật ngữ dialect trong tiếng Anh (dialecte trong
tiếng Pháp, dialectus trong tiếng Latinh, Fangyan trong tiếng Hán).”[13; 108]
Phương ngữ là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất
định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thổ.
Phương ngữ được chia thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội.
Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc
Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và
Nam Bộ). Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng và
cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp.
Ngôn ngữ xã hội được sinh ra với một trong những chức năng quan trọng
nhất là giao tiếp. Khi sử dụng để giao tiếp, ngôn ngữ được thể hiện bằng phương
ngữ. Chẳng hạn chúng ta thường nói: “Anh này nói tiếng Nghệ An”; “Anh nọ nói
tiếng Hà Nội”; “Anh ấy nói tiếng Sài Gòn”,… Cái gọi “tiếng” ở đây chính là chỉ
phương ngữ địa lý. Một khi phương ngữ địa lý được cộng thêm “giá trị xã hội” sẽ
trở thành phương ngữ xã hội. Vậy phương ngữ xã hội chúng ta hiểu như thế nào?
“Theo quan niệm phổ biến, phương ngữ xã hội là ngôn ngữ của một nhóm
xã hội nhất định. Những phương ngữ xã hội như vậy chỉ khác với ngôn ngữ
chung toàn dân về cách phát âm, về mặt từ vựng nghề nghiệp, như từ ngữ của
phường thợ săn, ngư dân, thợ gốm, thợ giày,… Đó còn là cách nói năng được
dùng trong các nhóm hoặc các phường hội, những tiếng lóng hoặc biệt ngữ của

học sinh, sinh viên, vận động viên thể thao, binh lính và những nhóm người nhất
định trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ thuộc các nhóm xã hội ấy. Đó còn là những
ẩn ngữ của các hạng người buôn bán, môi giới dịch vụ, các tầng lớp xã hội biến
chất. Những biến thể như vậy của ngôn ngữ chung toàn dân là cách nói năng
11


tiêu biểu của các nhóm cư dân cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh tế, thuộc
cùng một giai tầng xã hội, cùng thế hệ tuổi tác, đẳng cấp, tôn giáo.” (Một số vấn
đề về phương ngữ xã hội – Trần Thị Ngọc Lang) [15; 14]
Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã
hội của người giao tiếp. Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các
giai tầng khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề
nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hoá,… Các đặc điểm về giai tầng xã
hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng.
Còn có thể là phương ngữ xã hội ở những trường hợp như tiếng lóng, biệt
ngữ, tiếng nghề nghiệp được sử dụng trong phạm vi hạn hẹp ở một nhóm hay
một đoàn người nhất định.
1.1.2. Biến thể ngôn ngữ giới trẻ
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cho con người nhiều
điều kiện hơn để thay đổi cuộc sống của chính mình. Và có thể nói giới trẻ luôn
là đối tượng bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi của nhịp sống hơi thở công
nghệ. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những sự thay đổi.
Những “công dân @” này làm mới và thay đổi mình thể hiện rõ nét nhất trong
ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, tin nhắn,… Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn,
chúng ta so sánh giữa chuẩn ngôn ngữ và biến thể ngôn ngữ. Vậy chuẩn ngôn
ngữ và biến thể chúng ta hiểu như thế nào ?
Chuẩn ngôn ngữ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này:
Theo GS Nguyễn Văn Khang, “Ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến

thể ngôn ngữ đã qua chỉnh lý, đáp ứng nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp
của cộng đồng nói năng để thực hiện hiện đại hoá”.
GS Vũ Quang Hào cho rằng: “Chuẩn mực ngôn ngữ được xem xét trên hai
phương diện: chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp
nhận và sử dụng. Mặt khác chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội
tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”.[14;17]
Như vậy chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích hợp. Chuẩn ngôn
ngữ có hai điểm quan trọng:

12


- Chuẩn ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng chấp
nhận sử dụng.
- Chuẩn ngôn ngữ không mang tính ổn định. Nó biến đổi phù hợp với quy
luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì rất có thể “lỗi
của ngày hôm qua trở thành chuẩn hôm nay, lỗi hôm nay sẽ là chuẩn ngày mai”
(Claude Haugège).
Biến thể
Trong trạng thái hành chức của mình, với tư cách là một công cụ giao tiếp,
còn gọi là ngôn ngữ như chúng ta thường gọi và biết đến, chẳng hạn tiếng Việt,
tiếng Anh, tiếng Pháp,… chỉ tồn tại dưới các biến thể. Như vậy, biến thể (variant)
là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ trong lời nói ở trong những ngữ cảnh giao
tiếp nhất định. Biến thể được hiểu một cách đơn giản theo lối chiết tự (biến =
thay đổi; thể = hình dạng) là sự thay đổi ít nhiều so với ngôn ngữ chuẩn, có thể
có những dạng thức ngôn ngữ khu vực hoặc xã hội mà chúng ta vẫn gọi là
phương ngữ, hay là dạng thức biểu hiện trong lời nói của một đơn vị nào đó của
hệ thống ngôn ngữ như một thành tố ngữ pháp, một yếu tố từ vựng, âm vị.
Biến thể ngôn ngữ có thể hiểu là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ được sử
dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống

nhau.
Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, nó được biểu hiện dưới nhiều dạng
khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng. Và giới trẻ hiện nay, trên cơ sở ngôn
ngữ truyền thống (ngôn ngữ chuẩn mực) đã hình thành và phát triển một thứ
ngôn ngữ riêng cho mình. “Ngôn ngữ giới trẻ” là một loại ngôn ngữ chứa đựng
nhiều đặc trưng riêng biệt và nó không ngừng biến đổi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự biến đổi ngôn ngữ trong giới trẻ gồm
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan là
xu hướng đổi mới, sự thay đổi, hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ thông
tin đặc biệt là Internet, và đặc biệt là muốn viết nhanh nên dẫn tới quy luật tiết
kiệm. Nguyên nhân chủ quan là giới trẻ muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn
khẳng định mình trước người lớn, để người lớn phải tôn trọng; người trẻ rất thích
sáng tạo nên thường có những “sản phẩm” mang màu sắc đặc trưng, có phần

13


khác biệt nếu đem so sánh với văn hoá của “người lớn”. “Quyền tự do ngôn
luận”, thoải mái phát ngôn và dễ sử dụng. Giới trẻ nhiều tham vọng, nhiều cách
thể hiện mình. Họ có những sáng tạo, phá cách, trong đó có lời ăn tiếng nói. Sự
bồng bột là có nhưng sự nghiêm túc không phải là không.Cũng không thể phủ
nhận rằng nhiều “thành ngữ sành điệu”, ngôn ngữ mới của thế hệ @ đã giúp cụ
thể hoá cách hiểu cho nhiều vấn đề trong xã hội. Đôi khi nó lại trở thành một lời
cảnh báo có tính cộng đồng theo hướng kiểu tích cực như những kiểu thành ngữ:
“Chồng lái lụa, vợ goá bụa”; “Nhà không tự mọc, thóc không tự xay, muốn làm
điều hay, phải làm phải nghĩ”,… Mỗi kiểu ngôn ngữ có giá trị giao tiếp riêng.
Việc biến thể trong tiếng Việt luôn được cho phép trong một cộng đồng, với giới
hạn nhất định. Trừ những câu nói khó hiểu, giới trẻ sử dụng lối nói “phá cách”
này thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ. Họ không hài lòng với từ ngữ, cú
pháp cũ mà muốn tạo ra sản phẩm ngôn ngữ riêng, thể hiện rõ cá tính của người

nói. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn tới sự biến thể ngôn ngữ trong giới trẻ.
Trong thời đại thông tin nở rộ và phát triển, giới trẻ đang là những nhà
“sáng tạo ngôn ngữ tài ba”. Tuy nhiên, ông bà ta đã dạy “Học ăn, học nói, học
gói, học mở”, hi vọng mỗi cá nhân như miếng bọt biển hấp thụ tinh hoa những
điều hay lẽ phải, tốt đẹp. Chứ đừng và không nên biến mình trở thành “kẻ vô văn
hoá” của xã hội bằng cách chửi thề, nói tục vào trong quá trình giao tiếp để
chứng tỏ mình “sành điệu”, như vậy sẽ làm mất đi nét đẹp của sự trong sáng
tiếng Việt. Cách ứng xử, phát ngôn của giới trẻ trên các trang mạng xã hội như
facebook, zalo, hay trên blog,… khiến cho nhiều người nghĩ văn minh của họ
đang “ngắn” dần. Chúng ta, tôi và bạn, những thế hệ chủ nhân tương lai của đất
nước, được nhà trường dạy tri thức và giáo dục nhân cách toàn diện, lại chạy theo
thời đại bằng cách nói tục, chửi thề và đánh nhau hay sao ? Như vậy thì đáng
buồn lắm.
Xét ở cấp độ tâm lý học, tuổi teen là tuổi mà tâm sinh lý phát triển chưa ổn
định, họ thích “bắt chước” người lớn và thích tự khẳng định mình. Do đó, các
bạn trẻ dễ bị cuốn vào trào lưu học đòi bắt chước để thể hiện đẳng cấp. Sử dụng
ngôn ngữ “biến thể” được xem như là con đường ngắn nhất giúp giới trẻ tự
khẳng định mình.

14


Một trong những biến thể đặc sắc được sử dụng phong phú, đa dạng trong
ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay đó chính là sử dụng tiếng lóng và dựa trên những
thành ngữ dân gian sẵn có để “chế tác” thành câu mới.
1.1.2.1. Tiếng lóng
Tiếng lóng như là một thành phần của khẩu ngữ bình dân. Trên lập trường
ngôn ngữ học xã hội, từ ngữ lóng là một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng
chung của một ngôn ngữ, đặc trưng cho một loại phương ngữ xã hội (phân biệt
với phương ngữ địa lý) ứng với các nhóm xã hội hoạt động tại một mục đích

chung, một nhiệm vụ chung hoặc một thuộc tính tâm lí chung theo quan điểm
phân tầng xã hội và phân tầng ngôn ngữ. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về
tiếng lóng. Trước đây, các nhà ngôn ngữ cho rằng: “Tiếng lóng là một thứ tiếng
ước lệ, có tính chất bí mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để che giấu
những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết” (Lưu Vân Lăng).
Được coi là “ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức
gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và
biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới”.
(Đái Xuân Ninh, 1986). Trong cuốn Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt của Đoàn Tử
Huyền, Lê Thị Yến định nghĩa: “Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một
nhóm xã hội nhằm tạo sự tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt
này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một
nét riêng cho nhóm xã hội mình”.
Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ
thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu ở từ ngữ. Ở Việt
Nam, không rõ “tiếng lóng”, “nói lóng” xuất hiện từ bao giờ, nhưng trong Đại
Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895, đã có từ “nghe lóng”
(nghe qua vậy, nghe lóm, nghe không chắc), “lóng tai” (lắng tai, nghe cho tỏ rõ)
và “hỏi lóng” (hỏi lén). Âm của hai từ lóng và slang rất giống nhau nên có người
cho rằng từ lóng là mượn từ slang của tiếng Anh. Nhưng chưa có chứng cứ nào
chỉ rõ điều này. Từ thời xa xưa đã có ngôn ngữ của dân lái trâu, còn Trạng Lợn
lại biết tiếng của cánh lái lợn. Tiếng lóng phản ánh hiện thực xã hội, khi hiện
thực xã hội qua đi thì tiếng lóng cũng tự động biến mất. Một số lớn tiếng lóng chỉ

15


xuất hiện trong một thời gian ngắn và rồi không được ưa thích nữa. Không thích,
không lạ thì không dùng. Tuổi trẻ năng động là vậy. Khi dân ta còn ngại với mũ
bảo hiểm, lúc đó còn là loại hàng nghiêm chỉnh có cả vành bảo vệ hàm, đội trên

đầu trông sùm sụp, người ta gọi đó là “nồi cơm điện”. Nay khi luật pháp đã vào
trong dân, ai ai cũng thấy đội nón bảo hiểm là trách nhiệm khi ra đường, chỉ có
những tay “anh hùng xa lộ”, là vô tư, “nồi cơm điện” vì thế cũng không còn xuất
hiện. Chiến tranh qua đi, nay cũng không còn nghe “gà cồ gáy” (đại bác bắn)
nữa. Khó có thể mà phủ nhận một điều là tiếng lóng ngày càng phổ biến và thâm
nhập sâu rộng vào hoạt động giao tiếp xã hội. Đặc biệt là ngôn ngữ thường ngày
của giới trẻ. Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội khá phức tạp, đặc
biệt trong sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ giao tiếp thời hội
nhập, tiếng lóng còn được gọi là ngôn ngữ đường phố (street languages) dùng
trong khẩu ngữ của giới trẻ. Nhưng nay nhiều người chat với nhau qua internet.
Ngôn ngữ chat là nguồn vô tận sản sinh rất nhanh ra tiếng lóng. Giới trẻ thực sự
là “một công xưởng” và là “nhà phân phối” tiếng lóng.
Tiếng lóng có những đặc điểm sau:
- Tiếng lóng là một phương ngữ xã hội (vì chúng do các nhóm xã hội tạo ra,
chủ yếu được sử dụng trong nhóm xã hội ấy; sự thay đổi của chúng phụ thuộc
vào bối cảnh xã hội).
- Tiếng lóng chỉ được dùng trong giao tiếp không nghi thức và có giá trị
trong một phạm vi xã hội hạn hẹp.
- Tiếng lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hiện tượng kí sinh vào
tiếng Việt, xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng.
1.1.2.2. “Thành ngữ sành điệu”
Tiếng Việt của chúng ta rất trong sáng và vô cùng phong phú. Một trong
những giá trị làm cho ngôn ngữ ta trong sáng chính là sự giàu có của vốn thành
ngữ. Mỗi thành ngữ đều có ý nghĩa riêng, cách sử dụng riêng; nhưng tất cả đều
giống nhau ở đặc trưng khái quát, biểu trưng về ý nghĩa và mang nét đặc trưng
của văn hoá Việt. Trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chúng ta
thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc đối

16



với người đọc, người nghe. Thành ngữ được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng
ngày quen thuộc đến mức không cần biết đến nguồn gốc của chúng.
Thành ngữ là những cụm từ cố định, ổn định, chặt chẽ. Chính nhờ có tính
chất chặt chẽ, cố định mà thành ngữ được dùng tương đương như từ. Trong hoạt
động giao tiếp, người ta vẫn chấp nhận việc sử dụng thành ngữ một cách linh
hoạt, sáng tạo. Chính điều này làm cho kho tàng thành ngữ ngày càng được mở
rộng, phong phú hơn do xuất hiện nhiều biến thể của một thành ngữ dựa trên quy
luật liên tưởng. Có hai quy luật liên tưởng quan trọng đó là liên tưởng tương
đồng (tạo nên các thành ngữ ẩn dụ), liên tưởng tương cận (tạo nên các thành ngữ
hoán dụ); liên tưởng đồng âm là một trong những cơ sở quan trọng tạo nên nhiều
biến thể thành ngữ.
Khác với thành ngữ truyền thống, ngôn ngữ ví von của đa số giới trẻ được
gọi chung là “thành ngữ sành điệu”. Loại “thành ngữ” biến thể này sẽ không có
được giá trị về mặt ý nghĩa như thành ngữ gốc, vốn được nhân dân ta sử dụng
trong nhiều đời nay. Tuy nhiên, điều làm nên sự ưa chuộng của giới trẻ đối với
thể loại ngôn ngữ này có lẽ là yếu tố dễ sử dụng, vần vè linh hoạt, sự phóng
khoáng, thoải mái trong phát ngôn.
1.2. Nguyễn Nhật Ánh – tác phẩm và phong cách nghệ thuật
1.2.1. Nguyễn Nhật Ánh và những tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh vừa là tên thật cũng vừa là bút danh. Ông sinh ngày
07/05/1955 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Thuở nhỏ, ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu
Trinh. Từ năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học
ngành Sư phạm. Ông đã từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Từ năm 1986 đến nay, ông là phóng
viên và bình luận viên thể thao báo Sài Gòn Giải Phóng với bút danh Chu Đình
Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ
Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,…
Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành

sách là một tập thơ “Thành phố tháng tư” (NXB Tác phẩm mới, 1984, in chung
với Lê Thị Kim).

17


Năm 1985, ông cho ra mắt cuốn Trước vòng chung kết (NXB Măng Non,
1985). Đây là tác phẩm truyện dài đầu tiên của ông.
Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được TW Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu
chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975 – 1995) qua cuộc trưng
cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành
Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ. Đồng thời được Hội nhà văn
Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu nhất trong 20
năm (1975 – 1995).
Năm 1998, ông được NXB Kim Đồng trao giải thưởng cho nhà văn có sách
bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được TW Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội
nhà văn Việt Nam trao tặng giải thưởng.
Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ và gặt hái được nhiều thành công: được báo Người Lao động bình chọn
là tác phẩm hay nhất năm 2008; giải Vàng sách hay của xuất bản Việt Nam năm
2009; giải thưởng văn học Việt Nam 2010.
Ngày 24/10/2010, cuốn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ra mắt độc giả.
Và cuốn sách mới nhất xuất bản ngày 06/03/2014 có tên Chúc một ngày tốt
lành.
1.2.2. Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Nhật Ánh thuộc số ít nhà văn thành công trong cả mảng truyện viết
cho thiếu nhi và sách cho tuổi mới lớn. Viết cho thiếu nhi, được sống lại lần thứ
hai với tuổi thơ của mình, những kỉ niệm tuổi thơ cứ sống dậy và tuôn trào theo

ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh. Ông viết về cái đang diễn ra, cái quen thuộc
trong thế giới tuổi trẻ hiện tại: những cuộc học, những cuộc chơi và những mối
tình thơ dại. Trong những câu chuyện mà nhà văn kể, chẳng có chút bóng dáng
của viễn tưởng, cũng chẳng phải là những câu chuyện ly kì để kích thích trí tò
mò chuộng lạ của độc giả trẻ tuổi như ở các câu chuyện cổ tích, ấy thế mà giới
trẻ vẫn “say truyện ông như say điếu đổ”, vẫn hăm hở đi vào sân chơi truyện của
Nguyễn Nhật Ánh như đi vào điểm hẹn quen thuộc của mình.Trong những tác

18


phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh luôn giữ được cái nồng nhiệt, vô tư, chân
thành, dí dỏm, tinh nghịch và hiếu động của tuổi trẻ; nói bằng giọng văn, bằng
ngôn ngữ của giới trẻ; nghĩ những điều giới trẻ nghĩ và đã thấy những gì giới trẻ
nhìn thấy.
Tuổi học trò – lứa tuổi mà những ý tưởng cảm xúc đều chưa định hình rõ
rệt, nó có rồi không, xuất hiện rồi tự xoá đi. Những mơ mộng viển vong, những
tưởng tượng không giới hạn, những góc cảm xúc khẽ rung động của trái tim dạo
những khúc tình ca của những mối tình tuổi 17-18. Nhà văn nắm bắt tâm lý và
diễn tả chiều sâu của tâm trạng, phác hoạ được dáng vẻ sinh thành của thế giới
nội tâm này. Ông ghi lại, chép lại và xây dựng lại câu chuyện của những cô cậu
đang bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn. Trẻ con đọc truyện Nguyễn Nhật
Ánh thì phục lăn vì nhà văn “đi guốc vào trong bụng họ”; độc giả người lớn thì
bất giác mỉm cười, mơ màng nhớ lại một thời thơ dại và ao ước “cho tôi xin một
vé về tuổi thơ”.
Là nhà văn của thiếu nhi nên ngôn ngữ trong những sáng tác của Nguyễn
Nhật Ánh đậm chất trẻ thơ, dí dỏm và dễ thương, trong sáng và chọn lọc.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn ngữ vì thế được coi là chất liệu
quan trọng đầu tiên của nhà văn để tạo nên tác phẩm. Từ chất liệu ngôn ngữ, hiện
thực cuộc sống được hiện lên một cách sinh động và đa chiều hơn.

Hiện thực qua lăng kính chủ quan của nhà văn sẽ được nhìn một cách khách
quan và qua đó nhà văn tạo nên vô số những dạng thức nghệ thuật khác nhau.
Qua ngôn ngữ, ta có thể nghe thấy tiếng nói của một con người ở mỗi thời đại
khác nhau.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng chia sẻ: “Trái tim nhà văn không chỉ
lọc máu mà còn lọc cả chất liệu cuộc sống”. “Có thể nói văn chương Nguyễn
Nhật Ánh là một thành tố trong cấu trúc giáo dục thẩm mỹ cho thiếu nhi bên
cạnh những nền tảng giáo dục khác từ nhà trường, gia đình và xã hội,… Đó là
một hiện tượng văn hoá độc đáo ở Việt Nam”. (Mai Sơn)
Giống như chúng ta, trước khi là một người lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã trải
qua những năm tháng tuổi thơ ngọt ngào, cay đắng và khó quên của mình. Trong
những tác phẩm, những “đứa con tinh thần” mà ông “khai sinh”, thế giới nội tâm

19


sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được Nguyễn Nhật
Ánh đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ. Trong
sáng tác của ông, có sự đa dạng về giọng điệu. Xen lẫn giọng điệu tinh nghịch,
hóm hỉnh, mang tính đặc thù của văn học thiếu nhi; cũng có đôi lúc đan xen
giọng điệu triết lý khi suy ngẫm về cuộc đời được chở trên con tàu thời gian chạy
từ quá khứ tiến về hiện tại.
Mark Twain đã viết: “Cách viết truyện cho trẻ em đúng đắn nhất là phải
viết sao cho tác phẩm không chỉ thú vị đối với các em bé, mà còn cực kì thú vị
đối với bất kỳ ai đã từng là một em bé”.
Trẻ em thường thích nghe kể chuyện, nhưng với trẻ, thích nhất vẫn là tự kể
những câu chuyện của chính mình, về bạn bè hoặc được nghe kể những câu
chuyện liên quan đến lứa tuổi của mình. Trẻ em có một thế giới riêng mà người
lớn không phải ai cũng biết và hiểu được. Viết truyện cho trẻ vì vậy không đơn
giản. Nhà vãn nếu không giữ được tâm hồn trong trẻo, không nhìn cuộc sống

bằng “đôi mắt xanh non”, không hoá thân thành trẻ nhỏ chắc chắn không thể
thành người kể chuyện của thiếu nhi.
Nếu thử điểm danh sẽ thấy không quá khó để chỉ ra những cây bút đã và
đang viết cho thiếu nhi ở Việt Nam như Võ Quảng, Lê Minh Quốc, Tô Hoài, Quế
Hương, Trần Trung Sáng, Bùi Tự Lực,… nhưng để chọn một người lớn thật sự
biết “kể chuyện của trẻ em” theo nhiều điểm nhìn, có lẽ ít ai vượt qua Nguyễn
Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh đã từng được bình chọn là nhà văn được yêu thích
nhất trong 20 năm (1975 – 1995). Điều đáng nói là, phần thưởng dành cho nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh không chỉ ở danh hiệu mà chính bởi vì nhà văn viết viết
về thiếu nhi một cách am hiểu, nhà văn kể về thiếu nhi chứ không làm nhiệm vụ
là kể chuyện cho chúng nghe. Có sự khác biệt lớn giữa việc kể chuyện cho thiếu
nhi và kể chuyện về thiếu nhi. Nguyễn Nhật Ánh không chỉ kể chuyện cho thiếu
nhi, kể chuyện về thiếu nhi mà nhà văn còn là người – kể - chuyện – của – thiếu
– nhi. [26]
Sự khác biệt, cá tính trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đó là sự hồn nhiên,
tươi tắn của ngôn ngữ và nhờ vào giọng điệu trần thuật. Ngay ở cách đặt tên
chương, mục, nhà văn cũng cho ta dễ nhận thấy ông là nhà văn của thiếu nhi.

20


Trong cuốn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, 81 chương là 81 khoảnh khắc nhật
ký ghi lại cùng với những cách đặt tên ngộ nghĩnh: Chim xanh; Gió mưa là bệnh
của giời; Em ơi nếu mộng không thành thì sao?; Chim non bơ vơ; Công chúa từ
đâu tới; “Bà điên bà khùng”;… Nhưng đấy mới chỉ là bề mặt văn bản, cái hồn
của truyện Nguyễn Nhật Ánh nằm ở cái nhìn trẻ thơ của tác giả. Nhà văn khai
thác sức hút trong những tác phẩm của mình qua giọng điệu và qua ngôn ngữ trẻ
thơ. Ông thổi vào những trang văn của mình những trang văn của thế giới tuổi
thơ với những câu chữ đậm màu sắc teen, thứ ngôn ngữ trẻ con đầy hồn nhiên,
tươi vui và dí dỏm, đáng yêu mà “đối với người lớn ngôn ngữ trẻ con cũng giống

như một thứ ngoại ngữ”.
Tiểu kết:
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của mọi thời đại. Nhịp sống xã hội hối hả, xô
bồ, đẩy con người vào guồng quay nhanh hơn. Sự ra đời của xu hướng ngôn ngữ
mới trong giới trẻ hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều. Ngôn ngữ mà giới trẻ đang
sử dụng là thứ ngôn ngữ vui mắt lạ tai nhưng lệch chuẩn. Dùng mãi thành ghiền,
“mưa dầm thấm lâu” rồi quen tai và quen tay, dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ
lệch chuẩn trong những bài kiểm tra, những bài thi, bộc lộ ra trong những giao
tiếp nghiêm chỉnh, không còn giữ được vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt nếu kiểu
ngôn ngữ này “ăn sâu bám rễ” vào giới trẻ. Nhưng ngôn ngữ chat của giới trẻ
hiện nay, chứng tỏ họ cũng biết sáng tạo ra “mật mã”, “ngôn ngữ” riêng của
mình. Và ngôn ngữ này nhanh đến rồi cũng chóng đi, mang tính lâm thời sâu sắc.
Cái quan trọng là mỗi bạn trẻ, họ phải biết ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng
của tiếng Việt – nét đẹp văn hoá văn minh dân tộc Việt Nam.

21


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
2.1. Phạm vi khảo sát
Với Nguyễn Nhật Ánh, “Văn chương cũng như một khu vườn, mỗi nhà văn
chọn cho mình một nhiệm vụ, có người thích trồng hoa hồng, có người thích nhổ cỏ
dại cũng có người đi bắt sâu. Tôi viết cho thanh thiếu niên, lắng nghe nhiều tâm tư
chia sẻ của độc giả ở lứa tuổi này, tôi nhận ra rằng các em có nhu cầu rất lớn về
những giá trị sâu xa trong tâm hồn, hướng đến những điều trong trẻo.
Cuộc sống ngày nay với những xô bồ vội vã đã cuốn đi mất những gì thuộc
về sự lãng mạn, tôi viết để bù đắp cho những độc giả nhỏ tuổi, bởi từng có em
nói với tôi rằng, đọc sách của tôi các em như tìm thấy một phần tuổi thơ đã thiếu
vắng và mất mát”.

Chính vì thế, Nguyễn Nhật Ánh được cho là một trong những nhà văn viết
cho thiếu nhi thành công nhất ở nước ta hiện nay. Nhưng không chỉ có thế,
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của mọi lứa tuổi.
2.1.1. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài, được nhà văn ra mắt bạn đọc
vào ngày 24/10/2010. Vẫn lối văn hóm hỉnh, dí dỏm mà đựng đầy những kỉ niệm
về tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh lại kể cho chúng ta những câu chuyện mà từ lâu
rồi ta đã lãng quên.“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” khai thác một góc khác của
những ngày thơ bé: tình anh em. Cuốn sách này được giới thiệu như một tập nhật
ký của nhân vật Thiều. Tập nhật ký với 81 câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện như
một toa tàu với tất tần tật những câu chuyện xảy ra quanh cậu bé. Bên cạnh tình
anh em là những mối quan hệ thường ngày của lũ trẻ: bạn bè, những trò chơi,
những cuộc cãi vã, xen lẫn vào đó lại là những rung động đầu đời. Những tình
cảm ấy nhẹ nhàng như một cơn gió thoảng, ta phải lắng nghe thật kỹ mới có thể
cảm nhận được qua tiếng xao động khẽ khàng của những hàng cây.
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” giống như một bức tranh muôn màu về
cuộc sống. Có những dí dỏm, hài hước, có sự sợ sệt của trẻ con; là cơn lũ về dẫn
tới cảnh đói ăn, có cả những phút khiến ta phải dừng lại để suy nghĩ như chuyện
22


thằng Tường chịu đòn thay cho anh, chuyện nhà con Mận bị cháy… Truyện còn
đan xen cả sự hối hận, lòng bao dung và nghĩa tình hàng xóm láng giềng. Và đây
cũng là cuốn truyện đầu tiên mà nhà văn đưa vào thế giới của mình nhân vật…
phản diện. “Các hoàn cảnh trong cuốn sách sẽ khắc nghiệt hơn, cuộc sống của
nhân vật sẽ không êm đềm như những nhân vật trong các cuốn sách trước của
tôi. Đặc biệt lần đầu tiên trong tác phẩm của tôi xuất hiện những cảnh huống,
những nhân vật phản diện. Tôi muốn phê phán cái ác của sự vô tâm nơi con
người. Ngay cả nơi những con người lương thiện nhưng có những biểu hiện vô
tâm thì đó cũng chính là sự thật đáng cảnh báo trong bối cảnh sống hôm nay”.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tâm sự.
Hãy chọn một góc nào đó yên tĩnh và thả trôi mình ngược về quá khứ, trở
lại những ngày xưa, nghĩ về những nhân vật và để trí tưởng tưởng gắn kết những
câu chuyện rời rạc với tuổi thơ của chính bạn. Để nhận ra rằng bạn đã từng có
một thời trong trẻo như thế.
2.1.2. Chúc một ngày tốt lành
Đây là tác phẩm mới được Nguyễn Nhật Ánh ra mắt vào tháng 3/2014. Sau
Tôi là Bêto rồi Hai con mèo ngồi bên cửa sổ, nhà văn viết về một cặp heo. Quyển
sách mở ra không gian từ một khu vườn, với nhân vật chính là chú heo Lọ Nồi.
Chú heo này đã cùng với cậu em Đuôi Xoăn, bạn chó Mőm Ngắn con chị Vện, mẹ
Nái Sề, Cánh Cụt và bọn gà chíp nhà chị Mái Hoa… làm nên những câu chuyện
vừa kì lạ, vừa thú vị. Các con vật ở nhà bà Đỏ cảm thấy chán nản với cuộc sống
hằng ngày và bắt đầu bày ra những trò quậy phá như kêu tiếng của loài khác hay
trò chuyện với con người bằng thứ tiếng “hỗn hợp”. Mọi rắc rối lẫn bất ngờ đều
được diễn ra từ đó như khi mọi người đổ xô đến xem chúng. Không chỉ dành riêng
cho lứa tuổi nhỏ mà người lớn cũng tha hồ lạc bước trong đó. Bọn trẻ trước khi đi
ngủ, vẫn có thể hào hứng chúc nhau một ngày tốt lành, dẫu ngày hôm đó chỉ còn
có một mẩu. Ờ, một mẫu có khi chừng ba mươi phút thôi nhưng nếu đó là một
mẩu tốt lành thì cuộc sống vẫn vô cùng tươi đẹp. Đọc tựa mới nhất của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh là muốn mở ngay trang sách. Bạn sẽ thấy một thứ ngôn ngữ kì
lạ của Hàn Quốc hay của nước nào tuỳ bạn đoán. “Gô un un” là “Chào buổi sáng”,
“Un gô gô” là “Chúc ngủ ngon”,… Những phát minh ngôn ngữ này làm thế giới

23


thay đổi. Bởi theo Nguyễn Nhật Ánh “Trẻ con được quyền làm mọi thứ. Chúng
được phép nói những câu kì quặc, và ngay lập tức được tán dương. Người lớn thì
khác. Người lớn nói năng như thế có khi lại gặp tai hoạ”. [2].
2.2. Ngôn ngữ giới trẻ trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

Nếu âm thanh là phương tiện sáng tác trong âm nhạc; màu sắc và đường nét
là phương tiện sáng tác hội hoạ; thì ngôn ngữ nghệ thuật được xem là phương
tiện sáng tác tác phẩm nghệ thuật. Phương tiện này có những đặc sắc riêng. Với
tài năng sáng tạo, nhà văn hướng sự chú ý cấu trúc văn bản, tìm mọi cách cho hai
mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau cùng phát huy
tác dụng đối với cấu trúc hoàn chỉnh của tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ nghệ
thuật là loại ngôn ngữ đặc biệt, hoàn toàn khác biệt với khẩu ngữ và từ ngữ trong
giao tiếp hằng ngày.
Theo Eagleton viết trong cuốn Nhập môn lý luận văn học: “Văn học là một loại
ngôn ngữ “đặc biệt”, đối lập với ngôn ngữ “thực dụng” chúng ta thường dùng”.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sỹ
sáng tạo theo các quy luật chung của nghệ thuật. Ngôn ngữ có nhiệm vụ thể hiện
tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Ngôn ngữ văn học mang một dấu ấn màu sắc
riêng nếu không tạo được điều đó nhà văn sẽ bị khuất chìm trong đám đông,
trong lớp sóng xô bồ của chữ nghĩa. Qua ngôn ngữ, người đọc khám phá thế giới
hình tượng, quan điểm, tư tưởng,… mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
“Xét về mặt lao động, công việc của nhà văn cũng giống như những nghề
khác trong xã hội. Người thợ mộc hành nghề bằng cưa bào đục thì nhà văn hành
nghề bằng giấy bút. Nhưng một chiếc ghế làm ra, mỗi lần chỉ có một hoặc vài
người ngồi, và nó chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất, trong khi một cuốn sách in ra,
có hàng trăm hàng ngàn, hàng chục người đọc. Chính vì tác động rộng rãi của
chữ nghĩa lên tinh thần của đám đông nên xưa nay thiên hạ vẫn thường gắn công
việc viết văn với hai từ cao quý là “sứ mệnh”. Là một nhà văn chuyên tâm viết
cho thanh thiếu niên, tôi nghĩ công việc của tôi là giúp cho các bạn đọc trẻ giàu
có cảm xúc hơn, qua đó sống tốt hơn”. (Nguyễn Nhật Ánh)
Đưa trẻ em về với sân ga của tuổi nhỏ, viết cho những ai đã từng là trẻ thơ,
ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình vì thế cũng mang

24



hơi hướng tuổi teen. Đôi lúc, nhà văn đưa vào tác phẩm của mình những khẩu ngữ
của cuộc sống thường ngày; cũng có khi đó là những cách nói mới lạ mà ta nghe thế
giới trẻ truyền miệng nhau, trao đổi với nhau trong cuộc sống thường nhật. Ở trong
hai tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh; Chúc một ngày tốt lành, màu sắc ngôn
ngữ teen được nhà văn thể hiện xây dựng qua cách sử dụng tiếng lóng học trò; sử
dụng những “thành ngữ” teen; xưng hô trong những cuộc hội thoại,.. Bên cạnh việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đưa trẻ em về với vẻ đẹp của ngôn ngữ truyền
thống thì nhà văn còn thổi sự tươi mới ngôn ngữ giới trẻ vào tác phẩm. Vừa tôn
trọng quá khứ vừa biết đặt điểm nhìn cho tương lai. Tất cả như những thanh âm đầy
màu sắc, vui tươi, trong trẻo và dí dỏm góp phần đưa bạn đọc đến với điểm dừng
chân trong lâu đài văn học mang thương hiệu Nguyễn Nhật Ánh.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của thiếu nhi, người kể chuyện của
thiếu nhi và viết về những câu chuyện của tuổi mới lớn. Đối tượng mà nhà văn
hướng tới đều là học sinh, thuộc lớp người trẻ tuổi. Do vậy, ngôn ngữ mà Nguyễn
Nhật Ánh thể hiện có nhiều nét đặc biệt, bên cạnh những nét đẹp văn chương, câu
chữ chải chuốt, thì đan xen và kết hợp văn phong của ông rất gần gũi với ngôn ngữ
nói, sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, nhiều từ mới và tiếng lóng học sinh,…
2.2.1. Số lượng
Qua hai tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Chúc một ngày tốt
lành, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng cách nói của giới trẻ qua sử dụng tiếng lóng,
khẩu ngữ, dùng “thành ngữ sành điệu”, phương ngữ miền Nam cùng với những
câu văn so sánh đặc sắc. Tạo nên tính hấp dẫn, dí dỏm, hóm hỉnh và để cho giới
trẻ thực sự sống trong thế giới của riêng mình.
Bảng thống kê
STT

Phân loại

Số lượng


Tỉ lệ

1

Tiếng lóng giới trẻ

24

21,05%

2

Thành ngữ, ngữ cố định mới xuất hiện

8

7,02%

3

Khẩu ngữ

56

49,12%

4

Các kiểu so sánh của Nguyễn Nhật Ánh


26

22,81%

Tống số: 114

25


×