Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ BÀI: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: ĐÀN BÀ CHỚ KỂ THÚY VÂN, THÚY KIỀU. ANH CHỊ HÃY NÓI RÕ Ý KIẾN CỦA MÌNH VỀ QUAN NIỆM TRÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.51 KB, 3 trang )

VĂN MẪU LỚP 11
BÀI VIẾT SỐ 5 ĐỀ 1
ĐỀ BÀI: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: "ĐÀN BÀ CHỚ KỂ THÚY VÂN, THÚY KIỀU".
ANH CHỊ HÃY NÓI RÕ Ý KIẾN CỦA MÌNH VỀ QUAN NIỆM TRÊN
BÀI LÀM:
Nguyên văn câu nói là:
Đàn ông chớ kể Phan Trần,
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.
Ông cha ta ngày xưa rất khe khắt. Đàn bà con gái có một số truyện tình lãng mạn,
hoặc khiêu khích bị cấm đọc đã đành. Đàn ông cũng bị cấm những truyện tình ủy mị, nhu
nhược ảnh hưởng tới chí nam nhi "Đầu đội trời, chân đạp đất.".
Truyện Phan Trần là một trong những chuyện các cụ cấm không cho đàn ông đọc vì
chàng Phan Sinh chỉ vì quá yêu nàng Trần Kiều Liên mà sinh ra ốm tương tư rồi toan bề
tự vận. Làm trai không thể yếu đuối, ươn hèn như vậy. Truyện Kiều cũng tương tự.
Suốt trong thời kỳ Quân chủ, người Việt Nam chịu ảnh hưởng đạo Khổng nên phụ
nữ không mấy được tự do và hạnh phúc theo ý mình. "Trai năm thê bẩy thiếp, gái chính
chuyên một chồng" là một chứng minh cụ thể. Vì thế, người phụ nữ nào vượt ra ngoài
"Tam Tòng, Tứ Đức" thì cuộc đời của họ coi như mất nhiều giá trị trước gia đình và xã
hội. Tam Tòng: Tại gia tòng phụ (người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha), Xuất giá
tòng phu (lúc lấy chồng phải theo chồng), Phu tử tòng tử (khi chồng chết phải theo con).
Tứ đức: Công (biết ngành nghề và khôn khéo trong mọi việc làm), Dung (sắc diện khoan
thai, hòa nhã), Ngôn (lời nói nhẹ nhàng, lễ độ), Hạnh (tính nết nhu mì, ngoan hiền, đạo
đức).
Trong cái xã hội phong kiến thối nát đề cao luân lý như vậy mà Kiều xuất hiện. Một
cô gái tự quyết định tình yêu khi chưa được sự cho phép của cha mẹ, bán mình vào chốn
lầu xanh làm gái thanh lâu, lấy nhiều người,... thì dưới con mắt của các nhà luân lý đạo
đức vào thời xa xưa, đó là một truyện không tốt, có hại cho tuổi trẻ. Nhưng để hiểu được


cái hay trong Truyện Kiều là một điều rất khó. Hầu như ai cũng cho Kiều là cô gái lầu
xanh nhơ nhớp và mạt hạng:


"Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm,
Bán mình trong bấy nhiêu năm,
Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai,
Nghĩ đời mà ngán cho đời."
Nguyễn Công Trứ.
Câu "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều." có thể được hiểu theo hai nghĩa. Một là
đàn bà không nên đọc hay kể về truyện Kiều. Hai là Kiều bị gạt ra khỏi lề xã hội, không
còn ai xem nàng là đàn bà. Thực ra, Kiều đáng thương hơn đáng trách.
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Một "hồng nhan" mà lại "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" sang nhà người
thương. Nhiều người cho rằng đây là hành động sai trái và hư hỏng. Nhưng Kiều sang
nhà Kim Trọng vào lúc đêm khuya chỉ để thề ước, không có bất kì sự lợi dụng vật chất
hay thể xác nào. Chuyện đính ước thề nguyền là điều tất yếu của một tình yêu trong sáng.
Nói đến trường hợp Kiều bán mình chuộc cha. Nhiều ý kiến cho đây là trường hợp
đạo đức, luân lý bị suy đồi, có nhiều cách để kiếm ra tiền chuộc cha, mà cách bán mình
chỉ là hạ sách. Nhưng, liệu Kiều có thể làm gì khác hơn để chuộc cha ra khỏi chốn ngục
tù? Nhà cửa, ruộng đất của gia đình nàng cũng ở mức "Gia tư nghỉ cũng thường thường
bậc trung" thì lấy gì ra bán cho đủ tiền? Gánh vác gia đình vốn là công việc của trang
nam nhi. Nhưng Kiều, một hồng nhan liễu yếu đào tơ phải gánh trên vai gánh nặng gia
đình, phải quên mình vì cha, làm tròn lễ giáo phong kiến trong đạo làm con đối với cha
mẹ.
Chính sự bất công, hủ lậu của chế độ phong kiến đã gián tiếp gây nên những oan trái
trong cuộc đời Kiều. Nếu không có bọn xấu hãm hại cha nàng, một Mã Giám Sinh "Quá
niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.", một Sở Khanh, một Tú
Bà, một Bạc Bà,... thì cuộc đời nàng có lẽ cũng không đau thương như thế.
Nàng đáng thương vì cuộc đời phong trần đầy đau khổ của nàng là do chế độ phong
kiến gây ra. Mặc dù nàng đã nhiều lần cố gượng dậy, vươn lên sống tốt đẹp hơn, nhưng
lần nào cũng bị chế độ phong kiến đè xuống lại chốn bùn nhơ. Bằng chứng là khi đã thoát



ra khỏi lầu xanh, cuộc đời đưa đẩy khiến nàng lọt vào tay Bạc Bà, một tay buôn người để
rồi trở lại nơi ngục tù trụy lạc.
Thúy Kiều là một cô gái đáng để người đời khâm phục, trân trọng. Nàng không chỉ
là một người tài sắc vẹn toàn mà còn là người có nhân cách sống cao quý và một tấm
lòng trong sáng, thanh cao, giàu phẩm hạnh. Nàng hiếu nghĩa với cha mẹ, chung thủy
trong tình yêu, ý thức sâu sắc về nhân phẩm con người... Tuy sống trong nơi lầu xanh,
nơi vui thú của đủ loại khách làng chơi, nhơ nhuốc và đầy cạm bẫy, nhưng suy nghĩ của
nàng rất chín chắn.
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Tính chất nhân đạo và tính chất vượt thời đại của truyện Kiều được Nguyễn Du thể
hiện rất sâu sắc. Chính tính chất vượt thời đại này gây ra sự hiểu biết chưa thấu đáo mà
đã vội vàng kết luận của một bộ phận người xưa vốn lấy lễ nghĩa Nho giáo làm chuẩn
mực tuyệt đối trong đánh giá con người.
Vậy, quan niệm "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều" chỉ là một quan niệm cổ
xưa và sai lầm.
Thúy Kiều không có tội. Nàng chỉ là một hồng nhan khao khát tình yêu và hạnh
phúc bình thường. Chúng ta hãy nhìn nhận về nàng trên cơ sở khách quan, khoa học, có
tình có nghĩa hơn. Hãy đồng cảm với nàng. Và cho dù nàng có sai đi chăng nữa, thì nàng
vẫn là một người phụ nữ đáng được trân trọng.



×