Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

ĐẶC sắc NGHỆ THUẬT THƠ PHẠM hổ TRONG tập CHÚ bò tìm bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.17 KB, 38 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Những ai quan tâm đến nền văn học Việt Nam hiện đại đều biết đến tên tuổi của
nhà thơ, nhà văn Phạm Hổ. Ông là một trong những nhà văn chuyên viết cho thiếu
nhi.Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phạm Hổ đã tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú
bao gồm thơ, truyện và kịch, dù có viết theo thể loại nào, Phạm Hổ cũng đều đạt được
những thành công quan trọng.Ông thực sự tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng.
Nói về thơ phạm Hổ.Vũ Duy Thông nhận xét: “Một cách tự nhiên, thơ Phạm Hổ
thiên về lứa bạn đọc nhỏ tuổi,từ 5-8 tuổi “đây là đặc thù riêng về tâm lí tiếp nhận thơ ca.
trên cơ sở hiểu biết về các đối tượng nhà văn Phạm Hổ đã không ngừng tìm tòi những nội
dung,hình thức biểu đạt phù hợp khiến cho mỗi bài thơ của ông là một niềm vui dành tặng
cho các em,thơ văn của ông giàu trí tưởng tượng,vui tươi, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, dễ đọc,
dễ nhớ phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Phạm Hổ đã tạo dựng lại những trò chơi như trồng nụ,
trồng hoa, nu na nu nống…Cung cấp cho thế giới trẻ thơ rất nhiều chuyện rất thật mà lại
kì lạ vô cùng của thiên nhiên, đời sống có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng việc
hình thành nhân cách cho các em nhỏ từ tình yêu thương cây cỏ, loài vật đến mối quan hệ
giữa con người với con người. Thơ của ông đã mang lại cho các em nhỏ một niềm vui
thực sự ,ông đã chăm chút, nuôi dưỡng tài năng. Thơ ông chiếm một vị trí quan trọng
trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhiều tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi được
dịch in ở nhiều nước trên thế giới như: Nga, Pháp, Trung Quốc, Hungari, Đức… Ông là
tác giả của những tập thơ: Những ngày xưa thân ái (1957), Ra khơi (1960), Đi xa (1970),
Chú Bò tìm bạn (1969)…
Khác với nhiều người Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn của trẻ
thơ: “Đối với tôi, được viết cho các em là cả một hạnh phúc”, “Nếu được sống them lần
nữa tôi vẫn chọn nghề cũ: Làm thơ, viết văn cho các em đọc, còn vẽ tranh cho các em
xem nữa.Tôi thường lấy lòng yêu mến các em, lấy những công việc mình làm thước đo
lòng mình đối với dân đối với nước. Bây giờ đã trên bảy mươi, tôi vẫn thấy cái thước đo
ấy có độ chuẩn,có thể tin cậy” . Và bởi chính tinh thần ấy ta được gặp trong những bài thơ
nho nhỏ một trong những bài thơ có tính chất tâm tình về chuyện lập ngôn:
Suốt đời tôi chỉ mơ


Thật đơn sơ là hạnh phúc của tôi

Được viết cho các em

Được viết cho các em

Những bài thơ nho nhỏ

Những bài thơ nho nhỏ.

Làm thơ cho lứa tuổi nhi đồng có những đòi hỏi riêng về nguyên tắc sáng tạo và
những tìm tòi. Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ lại mơ ước viết nên được những bài
thơ nho nhỏ, quy mô đó phù hợp với tầm đón nhận của các em nhỏ. Đây là lứa tuổi yêu
1


thích sự mới lạ tò mò chính vì vậy mà từ đó chính “những hòn bi xanh đỏ” , “như những
quả quýt, quả cam”, những loài vật xung quanh các em, cỏ cây hoa lá đó là những gì quen
thuộc xung quanh các em vừa gần gũi. Từ đó mỗi bài thơ mở cho các em là “những ô cửa
xinh xinh” và tiếng hót “chim trời” . Từ đó, mở ra những khoảng trời xanh để các em đón
nhận “những hương lúa thơm và tiếng chim hót chim trời” . Đó là sứ mệnh thơ cho lứa
tuổi nhi đồng, theo nhà thơ Phạm Hổ là mang lại cho các em thiếu thi một niềm vui thật
sự quen thuộc và hết sức gần gũi.
Thống kê các bài thơ dành cho học sinh Tiểu học trong chương trình tiếng việt tiểu
học mới như là: Mẹ, mẹ ơi, cô bảo, đàn gà mới nở, đôi que đan.điều này cho chúng ta
thấy vai trò to lớn của thơ Phạm Hổ trong việc bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hông trẻ thơ
cho lứa tuổi tiểu học.
Đến với tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ tập thơ được tặng giải
thưởng A cuộc vận động sáng tác cho Thiếu Nhi do Trung ương đoàn tổ chức (19571958) với góc độ nghiên cứu phương diện nghệ thuật, tôi muốn tiếp cận với nhà thơ
nhằm làm sáng rõ và góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật ấy.

Là giáo viên tiểu học tương lai ,tôi mông muốn sẽ truyền tình yêu thơ Phạm Hổ
cho “lứa tuổi bình minh cuộc đời “để từ đó các em cảm nhận được cái hay cái đẹp của các
bài thơ .Có những “bước yêu thương” trong hành trình “trinh phục thế giới”. Đó cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài: Đặc sắc nghệ thuật thơ Phạm Hổ trong tập Chú Bò tìm
bạn.
2.Lịch sử vấn đề.
Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy, sinh ra ở An Nhơn, Bình Định. Mảnh đất quê
hương “ con gái cầm roi đi quyền” này là nơi Phạm Hổ đã đi qua tuổi thơ của mình. Ông
may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống văn học. Anh trai là một nhà thơ
nên từ nhỏ Phạm Hổ đã có điều kiện đọc sách cổ tích, đồng dao…lớn lên được nhà thơ
Trần Mai Ninh dìu dắt và dạy bảo bước vào làng văn. Ông hăng say học hỏi và sáng tác
văn học . Nhà thơ còn chú ý thêm hoạ, nhạc. Trong cuộc đời sáng tác của mình Phạm Hổ
còn có nhiều cơ hội gần gũi với trẻ nhỏ
Năm 1957 trước khi về làm báo ông đã được cử đi trại Kim Đồng và sống với các
em mồ côi, lưu lạc toàn miền bắc sau chiến tranh hai năm để sáng tác. Sau những năm
giải phóng đã tham gia nhiều chuyến đi thực tế từ Bình Định đến Cà Mau thăm khoảng 10
trường Tiểu học và trại nuôi các cháu con em liệt sĩ và trẻ bui đời. Khi trở thành Chủ tịch
Hội đồng văn học Thiếu nhi, ông là nhà thơ thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trò
chuyện với trẻ em… Hẳn vì lẽ đó mà trong từng câu thơ, từng tác phẩm Phạm Hổ viết,
ngưòi đọc đều nhận ra một trái tim tràn đầy những yêu thương “ một con người đã hiến
dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý nhất của đời mình, của tâm hồn mình cho trẻ”.
2


Hơn 60 năm chuyên viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ đã để lại một di sản quý giá cho
thiếu nhi và cả người lớn bao gồm: 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu,hoạt
hình (thiếu nhi) và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn, tiểu thuyết khác. Ông đã nhận
được nhiều giải thưởng văn học: Tập thơ Chú bò tìm bạn nhận giải thưởng A trong cuộc
vận động sáng tác cho thiếu nhi do trung ương Đoàn tổ chức năm (1957-1958), tập thơ
Chú vịt bông nhận giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (1967-1968), Những

người bạn im lặng nhận giải thưởng chính thức về thơ, Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội
nhà văn tặng(1985) …Với những thành công lớn lao ấy, hơn 60 năm qua Phạm Hổ đã có
một tiếng nói riêng vào vườn thơ thiếu nhi. Đánh giá vào sự nghiệp sáng tác của Phạm
Hổ đối với văn học thiếu nhi Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Phạm Hổ là
một nhà thơ tâm huyết với trẻ, đến với trẻ bằng lòng yêu thương trân trọng.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu , các bài viết của nhiều tác giả khác nhau
nhận định về thơ củ Phạm Hổ nói chung và một số tập thơ của ông như:
Những người bạn nhỏ, Những người bạn im lặng… Với tập thơ Chú bò tìm bạn cũng
có nhiều đánh giá, nhận xét khác nhau tuy nhiên còn ít.
Theo tôi Chú bò tìm bạn là tập thơ có nhiều nét tiêu biểu đặc sắc trong nghệ thuật
thơ Phạm Hổ .và điều này đã gợi cho tôi suy nghĩ lựa chọn dề tài Đặc sắc nghệ thuật thơ
Phạm Hổ trong tập Chú Bò tìm bạn là khóa luận tốt nghiệp của mình
3.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu Đặc sắc nghệ thuật thơ Phạm Hổ trong tập Chú bò tìm bạn
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Các biện pháp nghệ thuật và sự thể hiện hình thức nghệ thuật của Phạm Hổ trong
tập Chú bò tìm bạn
5.Đối tượng nghiên cứu
Tôi tập trung nghiên cứu nghệ thuật các bài thơ trong tập Chú bò tìm bạn
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp
6.2.Phương pháp thống kê,so sánh
6.3.Phương pháp đối chiếu
6.4. Phương pháp điều tra khảo sát

3


7.Phạm vi của vấn đề
Đặc sắc nghệ thuật thơ Phạm Hổ trong tập Chú bò tìm bạn

8. Gỉả thuyết khoa học
Nếu phát hiện đựoc những đặc điểm nghệ thuật trong tập Chú bò tìm bạn. Tôi sẽ
nâng cao năng lực cảm thụ, kỹ năng miêu tả và nâng cao chất lượng giảng dạy thơ Phạm
Hổ trong trường Tiểu học.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, và Phụ lục, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương II: Nhạc điệu và nghệ thuật mô phỏng âm thanh
Chương III: Một số biện pháp tu từ

PHẦN NỘI DUNG
Chương I:Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
4


1.Cơ sở lí luận
1.1.vị trí thơ của Phạm Hổ
Thơ ca và thơ có mối quan hệ mật thiết bởi chất thơ hồn nhiên, trong sáng, chân
thật cả hai bên đều có. Khó có thể hình dung được sự phát triển của trẻ lại vắng bóng
những bài thơ hay cũng như những người làm thơ lại thiếu đị sự hồn nhiên, sự chân thực
trong sáng của tâm hồn.Các em nhỏ thường đến với thơ ca một cách tự nhiên và chân
thành như đến với chính mình vậy. Sớm cho trể tiếp xúc với thơ ca ngay từ khi còn nằm
trong lòng mẹ là điều nên làm, bởi thơ ca là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng tâm hòn trẻ
thơ về nhiều mặt như phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư duy…
góp phần làm phong phú vốn tri thức mà trẻ đang kiếm tìm và khám phá giúp trẻ rèn kỹ
năng tích luỹ kiến thức.
Phạm Hổ là một trong những nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.Hơn nửa thế kỉ
cầm bút, Phạm Hổ đã tạo dựng được một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú bao
gồm thơ, truyện, kịch.dù viết trong thể loại nào, Phạm Hổ cũng đều đạt được những thành
công quan trọng. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 6-1999 ông đã

sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình …dành cho các
em và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn.
ttrong đó phải kể đến tập thơ Chú bò tìm bạn.Nội dung bao chùm nhất trong thơ ông viết
cho thiếu nhi nó được khái quát từ các nhân vật mối quan hệ giữa các nhân vật trong thơ
ông thể hiện sự gần gũi dễ gần và rất đỗi quen thuộc. Ông đã dạy cho các em biết yêu cái
đẹp, yêu thiên nhiên và goẹi cho các em có cuộc sống phong phú về vật chất, về tinh thần,
đồng thời ông còn giúp các em những nguyên tắc sáng tạo và nghệ thuật thể hiện trong
thơ văn. Với các em, ông đặc biệt quan tâm và chú ý đến tình bạn trong đời sống con
người. Vì theo ông, trẻ em vốn rất khát khao tình bạn. Chỉ với bạn, các em mới thực sự có
được nét đồng điệu trong hoạt động vui chơi và học tập hứng thú. Nhờ thế mà ông đã
khơi dậy các em phát huy tối đa niềm vui, sự sáng tạo trong sáng tác.
Với tình yêu thương con trẻ ông đã truyền những tình cảm, tình yêu đến cho tuổi
thơ. Các thế hệ học sinh được ông chăm sóc đã lần lượt trưởng thành và nhiều người đã
trở thành tài năng thật sự, hõe mãi biết ơn sự dạy dỗ và dìu dắt của ông.
Nhà thơ Phạm Hổ mang lại cho các em một niềm vui thật sự, ông đã góp phần
chăm chút tài năng. Thơ ông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền văn học Việt
Nam, thơ ông được nhiều bạn nhỏ yêu thích và nhằm giáo dục toàn diện cả về đạo đức,
trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ cho các em.
1.2.Đặc điểm thơ Phạm Hổ.

5


Riêng về thơ, Phạm Hổ có khoảng 20 tập thơ.Thơ ông chuyên viết cho thiếu nhi
trên cơ sở không ngừng tìm tòi những nội dung và những hình thức phù hợp khiến cho
mỗi bài thơ của ông mang một niềm vui riêng.
Quan niệm làm thơ cho các em của Phạm Hổ . Không thuộc loại người thích tuyên
ngôn nhưng đay dó, ông cũng đã có những phát biểu về thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Có thể
quan sát điều đó qua các bài thơ nho nhỏvà thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ cho nhi
đồng.

Nội dung bao trùm trong thơ ông là tình bạn .Nó được khái quát từ các nhân vậtvà
mối quan hệ giữa các nhân vật trong thơ ông. Viết cho trẻ em ông tái hiện thế giới trẻ thơ
qua hình ảnh những người bạn đặc biệt đáng yêu gần gũi mà các em vẫn tiếp xúc hằng
ngày. Thơ ông ngắn gọn nhưng chứa đựng đây đủ nội dung, viết về thế giới xung quanh
gần gũi với các em nhỏ, dễ hiểu, đi sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ. Đặc biệt Phạm Hổ
mang lại những người bạn nhỏ là những con vật nuôi vô cùng ngộ nghĩnh và gần gũi như
chó, mèo, gà, thỏ… ngoài ra còn có các bạn trong vườn là cỏ cây, hoa lá, thế giới âm
thanh, đồ vật hết sức phong phú và đa dạng giúp các em hiểu biết nhiều hơn về thế giới
xung quanh.
Ngoài việc kể tên hoặc miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng, ông còn cung cấp
cho trẻ em ngững bài học tự nhiên và xã hội sinh động ngoài ra còn giúp các em làm quen
với những người bạn mới, tốt bụng và đáng yêu như các em vậy. và các em được tiếp cận
nhiều chuyện rất thật mà thân quen nhưng lại rất lạ lùng. Ông đặc biệt chú ý miêu tả các
tình huống có khả năng bộc lộ sự ngây thơ và ngộ nghĩnh trong thế giới tuổi thơ của trẻ.
Thơ Phạm Hổ chính là sự thể hiện sinh động cho những quan nệm nghệ thuật .
Năm 1982, tại Hà Nội, nhân kỉ niệm lần thứ 25 ngày thành lập, nhà xuất bản kim đồng đã
tổ chức cuộc hội thảo về “Sáng tác thơ cho thiếu nhi”. Tại hộ thảo này, ông đã đọc tham
luận thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ chon hi đồng. Trong bài viết này, Phạm Hổ nêu
lên nhiều vấn đề có ý nghĩa đối với người sáng tác. Ông cho rằng, trong thơ cho nhi đồng,
nhất thiết phải có hình tượng thiên nhiên. Theo ông, thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp.
“Bằng chính cái đẹp, thiên nhiên dạy cho ta yêu cái đẹp. Bằng chính sự phong phú, thiên
nhiên gợi cho ta nên có cuộc ssống phông phú về vật chất, về tinh thần”.Ông cũng đòi hỏi
thơ cho lứa tuổinhi đòng cần phải vui tươi, hấp dần. Muốn vậy nghệ thuật thơ phải có sự
biến hoá về nhạc điệu, ngôn từ, màu sắc vàhình tượng. Một vấn đề khác cũng được nhà
thơ quan tâm là con đường tạo vốn của người viết.” Theo tôi vấn đềvến vẫn là một trong
những vấn đề gốc gác và có tính quyết định nhất”. Phạm Hổ tán đồng hai nguyên tắc mà
K.Tsucôpxki: một là học tập vốn cổ, hai là học tập các em, tìm hiểu đời sống tâm hồn các
em. Một sự kết hợp hài hoà trên cơ sở hoà giải giữa cảm quan cua người lớn với cảm
quan của tuổi thơ sẽ góp phần vào thành công của nhà thơ.chính vì vậy, đi vào thế giới
thơ của Phạm Hổ, ta bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của

6


các em tất cả đều có mặt một cách tự nhiên, dung dị. Ông chủ yếu nói về tình bạn đi sâu
vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ. Bai thơ Chú bò tìm bạn được xem là tiêu biểu cho
phong cách thơ của Phạm Hổ. Sau bài thơ này, cảm hứng tình bạn như một dòng chảy
tuôn trào mang những hạt phù xa màu mỡ vào cánh đồng thơ Phạm Hổ. Kết quả cho thấy,
cánh đồng thơ ấy cứ lấp lánh lên những màu sắc đáng yêu của tình bạn.
Khác với nhiều nhà thơ khác Phạm Hổ chọn con đường đi vào tâm hồn trẻ thơ.
“đối với tôi, được viết cho các em là cả một hạnh phúc”. Đã rất nhiều lần ông phát biểu
như vậy. Lại một lần nữa ta bắt gặp trong những bài thơ nho nhỏ, một bài thơ có tính chất
tâm tình về chuyện lập ngôn. Làm thơ cho lứa tuổi nhi đồng có những đồi hỏi riêng về
nguyên tắc sáng tạo.Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ viết nên.Mỗi bài thơ của ông là
một câu chuyện nhỏ.
2.Cơ sở thực tiễn
2.1.Vị trí của Phạm Hổ trong cái nhìn của trẻ thơ
Trần Đăng Khoa gọi Phạm Hổ là “Người ở xứ thần tiên”. Trong đôi mắt trẻ thơ,
Phạm Hổ là chủ nhân một kho báu những điều màu nhiệm, lạ kì về thế giới thiên nhiên.
Ông mở ra cánh cổng biết bao điều huyền diệu và từng bước nâng cánh cho biết bao con
diều ước mơ của tuổi thơ.
Thơ ông đã để lại cho trẻ thơ những ấn tượng sâu sắc giúp các em có thêm những
người bạn mới.Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh mang lại cho các em những tiếng
cười hóm hỉnh. Tuy vậy, không vì thế mà kém phần triết lý giúp trẻ tiếp cận với nhiều câu
chuyện rất thật, mà lạ vô cùng giúp các em hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài và thế
giới xung quanh như thế giới loài vật, cỏ cây hoa lá trong vườn,thiên nhiên, đặc biệt trong
thơ ông tình bạn đã tạo nên quen thuộc trong thơ ông. Ngoải ra ông còn cung cấp cho các
em những bài học tự nhiên và xã hội.
Phạm Hổ đã đi sâu vào thế giới trẻ thơ, nhập thân vào những em nhỏ để giúp các
em khám phá những điều bí ẩn trong cuộc sống thường ngày, phát hiện ra “nhiều chuyện
rất thật mà lạ vô cùng”. Lạ như quá trình hình thành cuộc sống của chú gà con từ quả

trứng, được mẹ nâng niu ấp ủ từng ngày, những hình ảnh quen thuộc ấy gợi cho các em
nhỏ trí tuởng tượng và tò mò:
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
7


Lòng trắng, lòng đỏ
Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân tí xíu.
(Mười quả trứng tròn)
Mỗi bài thơ của Phạm Hổ đều giúp các em nhận thức về thế giới xung quanh để có
thêm những hiểu biết và hơn nữa đó là những ý nghĩa giáo dục giản dị, nhẹ nhàng mà sâu
sắc. Đó là những bài học về lồng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với cỏ cây và
loài vật.
Trẻ có cái nhìn thú vị trong thơ của Phạm Hổ dó chính là sự ngây thơ của cuộc
sống hồn nhiên trong trẻo:
-Có ai đang khóc nhè
Mà soi gương không bố?
-Một đứa khóc đủ rồi
Soi chi thành hai đứa!!!
(Soi gương)
Hay
-Tại sao con chim sáo
Cứ một điệu hót hoài?
-Vì không có cô giáo
Dạy nó hát nhiều bài.

(Chim sáo)
Mỗi bài thơ của thơ của ông để lại cho các em nhỏ nhiều ấn tượng sâu sắc, giúp
các em hiểu biết thêm về thế giới xung quanh và đưa đến cho các em những người bạn
gần gũi và thân thiết đáng yêu như những người bạn nhỏ, những con vật nuôi gần gũi
trong nhà: Chó, mèo, gà, thỏ, dê, ngỗng…và thế giới cỏ cây hoa lá, thế giới của âm thanh
cuộc sống bên ngoài như tàu hoả xe chữa cháy, máy khâu, thế giới đồ vật…chính vì vậy
mà các em nhỏ rất yêu thích thơ của Phạm Hổ, mỗi bài thơ đi sâu vào trong tâm hồn mỗi
em nhỏ, mỗi bài thơ của ông tác động không nhỏ tới các em ngoài ra mỗi bài thơ của ông
8


đều mang tính giáo dục cao. Khi được tiếp xúc với thơ ông trẻ em như được nhìn thấy
chính mình.
2.2.Những nét tương đồng
Phạm Hổ không chỉ viết cho trẻ em, ông cũg có nhiều sáng tác dành cho người lớn,
bạn đọc biết đến ông.Với tư cách là một nhà văn , nhà thơ của thiếu nhi ông dành nhiều
tâm huyết cho sự nghiệp sáng tác của mình. Ngoài ra ông còn thể hiện sự nhận thức đúng
đắn về vai trò của văn học . trên thực tế ông thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng
tâm hồn cho thiếu nhi. Ông đóng góp không nhỏ vào nền văn học nước nhà. Như bao nhà
thơ, nhà văn khác, ông không ngừng tạo đựng cho mình một phong cách sáng tác và tìm
tòi học hỏi những hiện thực của cuộc sống . C ác tác phẩm sáng tác của ông có nội dung
ngắn gọn dễ hiểu và mỗi bài mang một ý nghĩa giáo dục sắc.
2.3.Nội dung và nghệ thuật trong tâm lí học sinh Tiểu học.
Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung. Vì thế, nó
cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó thực hiện các
chức năng chung của văn học như: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng
thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng vui chơi giải trí. Các chức năng này không tồn
tại tách rời mà nó gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau.
Chính vì vậy, đối tượng phục vụ chủ yếu là trẻ em. Ở độ tuổi từ 6-10 tuổi trẻ có rất nhiều
thay đổi về tâm sinh lý nên có rất nhiều sự thayđổi chuyển từ mầm non sang bậc Tiểu

học. Tư duy của các em mang đậm màu sắc, xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động, ở độ tuổi lớp 4-5 các em bắt đầu biết khái quát hoá lý luận, trí tưởng tượng
của học sinh Tiểu học đã phát triển hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và
vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy nhiên trí tưởng tượng của các em vẫn còn đơn
giản, chư bền vững và dễ thay đổi,và đần dần ở độ tuổi cuối bậc Tiểu học thì trẻ đã tưởng
tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện từ những hình ảnh cũ, trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh
mới. tưởng tượng tương đối phát triển ở độ tuổi này và trẻ bắt đầu phất triển khả năng làm
thơ, làm văn, vẽ tranh… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này chi phối
mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, sự việc, hiện tượng, hình ảnh đều gắn liền với các
rung cảm của các em.
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu
xuất hiện ngôn gnữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về
mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ tự học , tự đọc và
tự nhận thức, thế giới xung quanh và cảm nhận các tác phẩm văn học. Chính vì vậy, ngôn
ngữ có vai trò hết sức quan trọng đố với quá trình nhận thức của trẻ. Nhờ ngôn ngữ mà trẻ
cảm giác, tri giác tư duy và tưởng tượng sẽ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể
thông qua ngôn ngữ nói và viết chính vì vậy mà nội dung tác phẩm văn học phải phù hợp
9


với quá trình nhận thức của trẻ. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học, ngoài kiến
thức ra thì cần tạo cho trẻ năng lực cảm nhận cái dẹp, một thái độ để cảm nhận cuộc sốngmột phong cách sống. Trẻ càng lớn thì tình cảm sẽ càng dần ổn định. Sự hiểu biết của trẻ
sẽ càng nhiều và phong phú hơn, phức tạp dần theo các mối quan hệ và những hiểu biết
về thế giới xung quanh. Vì vậy, từ những xúc cảm, tình cảm được nảy sinh trong quá trình
cảm thụ tác phẩm văn học, trẻ em biết yêu thương mọi người cũng như vạn vật xung
quanh. Xúc động quyết định tri giác và độ tập trung chú ý, đặc biệt là hứng thú nhận thức.
Trẻ luôn hứng thú về một cái gì đó. Mọi hoạt động đều kích thích đến cảm xúc của trẻ và
ảnh hưởng đến tri giác.Nhờ đó, trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Nhà tâm lý người
Anh, Spenxo, cho rằng sự nhận thức của trẻ được hoá mã không những bằng kí hiệu và
biểu tượng mà cong bằng cảm xúc. Ccá cảm xúc tinh vi ấy có chức năng tập hợp thành

các cấp độ tổ chức các thành tố nhận thức thành “ cấu trúc nhận thức - nhận thức”,còn sự
lặp lại quá trình nhờ sự phát triển của các cấp độ tổ chức mà tạo nên sự phát triển của lí
trí. Như vậy, cảm xúc chẳng những có mối quan hệ với nguồn kinh nghiệm cụ thể của trẻ
mà còn gắn bó với tư duy và hành động của trẻ đó là yếu tố góp phần tạo nên nhân cách
của trẻ.
Như đã nói ở trên, chính bởi ttrẻ em ở bậc tiểu học giau cảm xúc, tình cảm cho nên
sự tiếp nhận văn học cũng mang đậm màu sắc cảm xúc. Theo quy luật chung, trẻ tiếp
nhận mọi tri thức theo kiểu tư duy trực quan, hình tượng như những thứ chúng có thể
“mắt thấy tai nghe” được. Nhưng riêng với tác phẩm văn học thìcó thể nói trẻ tiếp nhận
bằng cả tâm hồn, trái tim và những tình cảm hết sức hồn nhiên, ngây thơ của mình. Có thể
nói, để tiếp nhận thế giới của cái đẹp được xây dựng trong văn học nghệ thuật thì không
ai lợi thế bằng trẻ em, những con người sống nặng về tình cảm, hồn nhiên, dễ cảm thông,
hoà nhập vào mọi vật. Chỉ cần một chồi non hé nở hay cây cối, loài vật xinh xắn cũng có
thể gây cho trẻ niềm vui và sự hứng thú:
Hoa ngẩng cao đầu
Suốt ngày không mỏi
Bướm bay! Bướm bay
Như nhờ gió thổi!
(Phạm Hổ - Hoa và Bướm)
Sự ngạc nhiên của hoa và bướm hay đó chính là sự ngạc nhiên của trẻ thơ trước
những hình ảnh của thiên nhiên và cuộc sống! Nhà văn Nga Pautôpxki đã từng nói: “
trong thời thơ ấu, tất cả đều khác. Chúng nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng tất cả đối
với chúng đều rực rỡ hơn. Cả lòng người cũng rộng mở hơn, nỗi đau thương cũng sâu sắc
hơn và mảnh đất que hương cũng chứa nhiều bí ẩn hơn gáp hàng nghìn lần”. Chính bởi
10


trẻ thơ nhìn đời bằng cặp mắt trong trẻo, nên chúng luôn ngạc nhiên và xúc động. Ngạc
nhiên và xúc động ngay cả khi nhìn thấy một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con
ngựa già nặng nề leo đỉnh dồi dốc…Như vậy,trong việc tiếp nhận văn học của học sinh

tiểu học vấn đề tri thức và kinh nghiệm rất cần nhưng quan trọng vẫn là cảm xúc, đó là
nhân vật hoá than vào tác phẩm và từ cái nhìn ngây thơ, đơn giản về những tác phẩm và
cuộc sống. Trẻ luôn cho rằng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng là hiện
thực bên ngoài đời nên dễ dàng thực lòng muốn chia sẻ qua các tác phẩm.
Trí tưởng tượng của học sinh Tiểu học dưòng như vô bờ bến không có điểm dừng,
chúng dùng trí tưởng tượng để khám phá thế giới và thoả mãn nhu cầu nhận thức của
mình. Trí tưởng tượng góp phần quan trọng trong qua trình tâm lí của trẻ, nó góp phần
tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí,
tưởng tượng của trẻ lứa tuổi Tiểu học mang tích chất sáng tạo. tưởng tượng gắn chặt với
xúc cảm. đó là mối quan hệ hai chiều, tưởng tượng phụ thuộc vào sự phát triển của tình
cảm và xúc cảm cang sâu thì trí tưởng tượng càng phát triển để phù hợp với tình cảm đó
và ngược lại, tưởng tượng cũng giữ vai trò làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc
của trẻ. Việc hình thành ttưởng tượng cho trẻ cũng gắn chặt với sự hình thành và phát
triển ngôn ngữ..nhờ có ngôn ngữ mà chúng có thể hình dung ra những gì mà những gì mà
chúng không nhìn thấy.Chính vì vậy việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của giáo dục tiểu học giúp các em cảm thụ văn học và trí tuởng
tượng không thể thiếu để cảm thụ và sống với tác phẩm văn học. Trẻ thơ đã sẵn có trí
tưởng tượng phong phú, bay bổng nên khi gặp những hình ảnh đẹp đẽ , kì ảo của các tác
phẩm văn học thì trí tưởng tượng của trẻ rất dễ thăng hoa. Như vậy trí tưởng tượng của trẻ
phong phú chính là tiền đề để chúng ta thực hiện việc đưa tác phẩm văn học đến với trẻ.
Trẻ vận dụng trí tưởng tượng dể cảm nhận tiếp thu sáng tạo nghệ thuật trong từng tác
phẩm, giúp trẻ hiểu được nội dung từng tác phẩm sau dó dùng trí tưởng tượng của mình
để cảm nhận và ngựoc lại dùng trí tưởng tượng phong phú , bay bổng trong các tác phẩm
văn học sẽ chắp cánh ước mơ, những hoài bão và sự sáng tạo của trẻ chính vì vậy người
giáo viên tiểu học cần phải nâng cao hiểu biết và những kỹ năng cảm thụ văn học để tìm
ra con đường tốt nhất giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả.
Tư duy là một đặc điểm không thể thiếu để trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh. Với
trí tưởng tưọng phong phúvạn vật trong thế giới qua cái nhìn của trẻ thơ đều trở nên sinh
động và có hồn hơn các em thấy trong thiên nhiên đời sống của chính mình và chúng hoà
mình vào thiên nhiên, đồng nhất thế giới xung quanh với chính bản thân. Đặc điểm tâm lí

này có nét giống với thơ ca và văn học thuở sơ khai. Điều dó cũng giải thích tại sao trẻ
thích nghe truyện cổ tích, thích đọc thơ, và truyện đồng thoại. Chỉ có nhà thơ và trẻ em
mới có thể nhìn vạn vật ra con gnười, nhìn thiên nhiên có linh hồn và tâm trạng. chính
khả năng đồng hoá ấy khiến trẻ có thể giao cảm với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, để
có thể hiểu về thế giới bằng tâm hồn và ngôn ngữ rất thơ của mình.
11


Trẻ em lứa tuổi tiểu học tư duy một cách cụ thể và nó gắn liền với hình ảnh vàmàu
sắc, âm thanh trong từng tác phẩm vì vậy, tính ngôn ngữ trong tác phẩm có quan hệ mật
thiết tới sự tiếp nhận và cảm thụ văn học của trẻ. Nội dung trong mỗi tác phẩm phải phù
hợp với lứa tuổi học sinh phù hợp với rình độ cảm nhận của chúng.
Giàu chất thơ, các tác phẩm viết cho trẻ đều lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hoá lạ
lùng, mạnh mẽ được các em là vì luôn lấp lánh chất thơ. Chất thơ giúp trẻ sau khi nghe
ông, bà, cha mẹ kể đọc thơ, gấp sách lại nhưng vẫn thấy được bao điều kì diệu, “bám
chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ khát vọng của tuổi thơ.
Ngoài ra chất chuyện trong thơ cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình tượng cảm
xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ gần như một mẩu truyện hoặc chứa đầy các yếu tố
truyện. Điều đó khiến các em dễ hiểu hơn, dễ cảm nhận và thuộc lòng những vần thơ,
Trong bài “chú bò tìm bạn” (Phạm Hổ) các vần thơ được tác giả viết rabằng những từ ngữ
hết sức đời thường để kể cho các em nghe một câu chuyện về tình bạn đầy xúc động và
tinh tế. Ngoài ra mỗi tác phẩm viết cho các em còn chưa đựng tính hài hước, dí dỏm,
chúng ta có thể thấy rõ trong bài thơ “Ngủ rồi” (Phạm Hổ) và những vần thơ ngắn gọn và
trong sáng, dễ hiểu phù hợp với trẻ ông thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất
gần với đồng dao,dễ thuộc dễ nhớ. Mỗi bài thơ đều rất già hình ảnh, vần điệu và nhạc
điệu vui tươi sẽ làm cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn hấp dẫn các em. Đây
là những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em.
Tóm lại, ở lứa tuổi tiểu học trẻ rất nhạy cảm với cái đẹp rất tò mò và luôn khao
khát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp. Những tác phẩm có thể thoả mãn nhu cầu tìm đến
cái đẹp của trẻ. Chính vì vậy, cần giúp các em gần gũi, hoà mình vào nhân vật trong tác

phẩm và hoà quyên vào thế giới thiên nhiên, con người, loài vật… Tuy nhiên, khác với
người lớn, trẻ em chỉ có thể đọc tác phẩm một cách gián tiếp và sự tiếp nhận sẽ bị chi phố
bởi quá trình tâm lý của trẻ. Vì vậy, đòi hỏi người sáng tác và các cô giáo , các bậc cha
mẹ đều cần phải hiểu những đặc điểm tâm lí của trẻ ở từng độ tuổi để giáo dục trẻ một
cách hiệu quả và phát huy được sức mạnh của văn học trong việc giáo dục trẻ thơ. Đồng
thời phát triển tính tư duy, tưởng tượng phong phú cho trẻ.
Không những thế, mỗi tác phẩm văn học thiếu nhi đều hướng tới sự hồn nhiên, vui
tươi, ngộ nghĩnh và trong sáng. Chính vì vậy khi dạy cũng phải làm toát lên được cái hồn
nhiên, ngây thơ, trong sáng của mình trong cảm thụ văn học. Do đặc điểm tâm lí và trình
độ nhận thức của trẻ còn hạn chế nên cần phải rèn cho các em thói quen kiên trì nhẫn
nại…và vun dắp, khơi dậy cho trẻ trong mọi tình huống học tập, giáo dục các em một
cách toàn diện.
2.4.Thực tiễn giảng dạy trong trường Tiểu học

12


Qua thực tế giảng dạy trong trường Tiểu học văn học thiếu nhi giữ vai trò quan
trọng không thể thiếu ở nhiều thể loại như: truyện, thơ, đồng thoại…được đưa vào
chương trình Tiểu học. Thơ Phạm Hổ tự bao giờ đã trở nên thân thuộc, gắn bó với trẻ thơ
ngay từ khi ở tuổi mầm non không chỉ dừng lại ở đó, lên bậc Tiểu học nhà thơ Phạm Hổ
tiếp tục đồng hành cùng các em nhỏ những tác phẩm của ông tiếp tục được đưa vào
chương trình giảng dạy. Các em được nghe cô giáo dạy cho những bài thơ hay và thật thú
vị, khi các em vững vàng trong môi trường lớp học các mặt về trí tuệ, ngôn ngữ thể chất
phát triển tốt thì Phạm Hổ đã có sự sáng tạo riêng trong thơ ông . trong bài thơ cô
Thơ ông góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm
mĩ. Ở lứa tuổi Tiểu học với tâm hồn ngây thơ của trẻ, trong trắng các em đón nhận thơ
ông một cách tự nhiên .Ông đã đưa đến cho các em những vần thơ hay, những người bạn
nhỏ thân thuộc giúp các em hoà nhập vào thế giới xung quanh, từ đó đi sâu vào tâm hồn
mỗi em nhỏ, thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc, nội dung phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, nội

dung phông phú, vần thơ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, dễ hiểu.
Khi các em vững vàng trong môi trường lớp học phát triển về ngôn ngữ, tư duy .
Phạm Hổ đã sáng tạo trong bài thơ Cô dạy với hình thức thơ trích dẫn là lời đứa trẻ nói
với mẹ khỉ ở trường về, đến trường các em được tiếp thu những điều mới lạ. Khi trở về
nhà,các em không quên khoe với mẹ về những gì mình học được. Câu thơ “Mẹ, mẹ ơi, cô
bảo” chất chứa bao niềm vui và sự háo hức của trẻ, với sự hồn nhiên ngây thơ của hoc
sinh lớp 1. Quả là những bài thơ vơi những hình ảnh gần gũi, đã gần lại càng gần hơn.
Đọc những bài như thế ta cũng thấy vui lây. Tiếp sau đố là bài thơ Đàn gà mới nở
chương trình tiếng việt lớp 2 nói lên tình yêu thương mãnh liệt, che chở của gà mẹ đối
với gà con từ đó nhà thơ muốn khơi gợi ở trẻ tình yêu đối với loài vật đòng thời nhà thơ
liên hệ đến con người để cho trẻ thấy được tình cảm của người mẹ đối với con nhằm giáo
dục cho trẻ tình cảm cao quý về tình mẫu tử, hình thành cho trẻ tình yêu thương và lòng
hiếu thảo đối với mẹ. không chỉ dừng lại ở đó, Phạm Hổ gợi cho các em tình yêu thương
giữa các thành viên trong gia đình qua bài Đôi que đan (lớp 4) cho chúng ta thấy đựoc hai
chị em trong bài thơ rất chăm chỉ đã kiên nhẫn, tỉ mỉ đan khăn cho bà, đan áo cho cha mẹ
để thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với họ, muốn nhắn nhủ các em rằng tình
cảm gia đình thật thiêng liêng và quan trọng nên chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
Ngoài ra chưong trình cải cách giáo dục trước đây có bài thơ Chú bò tìm bạn . Đó là một
chú bò thật thà, ngốc nghếch nhưng thật dễ thương , đáng yêu.Đáng yêu ở hành vi chào
hỏi, hành vi thiết tha gọi bạn… mỗi bài thơ dều nhằm mang tính giáo dục sâu sắc
Tất cả những bài thơ của Phạm Hổ được đưa vào chương trình dạy thơ cho học
sinh Tiểu học đều mang đậm chất dấu ấn riêng của nhà thơ không chỉ là nội dung phong
phú mà còn là sự sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật. Các bài thơ đã đem đến cho các em
sự hiểu biết về thế giới xung quanh từ những con gà, con mèo, con thỏ, chú bò…đến
13


những cây rong, bắp cải cho đến sự giáo dục vệ sinh, lễ phép, ngăn nắp, gọn gàng, mà
không hề gió điều hay cứng nhắc, khô khan. Từng bài thơ, từng lứa tuổi như “từng chữ
bụi vàng” được nhà thơ Phạm Hổ nhặt nhạnh “đúc lên một bong hồng vàng” (pau-tốpxki) đem đến cho trẻ thơ sự hiểu biết thú vị và những bài học đáng quý. Nhà thơ luôn đi

vào thế giới trẻ thơ một cách chên thực và sâu sắc để lại cho các em những bài học và
chuẩn bị cho các em hành trang bước vào đời thật vững chắc. Đề tài là phạm vi cuộc
sống phản ánh vào tác phẩm , là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.Đề tài
quyết định không nhỏ vào việc quyết định lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật cho tác
phẩm.Đề tài của thơ viết cho thiếu nhi những năm vừa qua khá phổ biến và rộng rãi và
nhiều màu sắc.Các tác giả văn học thiếu nhi khai thác khá nhiều đề tài khác nhau để mang
lại những bài thơ có nội dung phong phú.
Nhìn bao quát chung chúng ta có thể thấy ở tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ
Phạm Hổ nổi lên ba mảng đề tài lớn như: cuộc sống sinh hoạt của thiếu nhi thời kháng
chiến, tình bạn và thiên nhiên-loài vật.
Thơ Phạm Hổ đem lại cho các em nhỏ những bất ngờ, thú vị trong cuộc sống trẻ
thơ đầy nhầm lẫn, tò mò và thắc mắc.Đồng thời ông đặc biệt chú ý miêu tả các tình huống
có khả năng bộc lộ sự ngây thơ, ngộ nghĩnh giúp các em dễ hoà mình với nhân vật.Thơ
ông phù hợp với tâm sinh lý trẻ em trong lứa tuổi Tiểu học.Ở lứa tuổi Tiểu học các em rất
hồn nhiên rất rễ bộc lộ cảm xúc chính vì vậy mà nhà thơ Phạm Hổ hết sức sáng tạo trong
việc sáng tác thơ gợi cho các em hứng thú tò mò và học hỏi .trên thức tế cho thấy ông đi
sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ nhằm giúp các em khám phá thế giới xung quanh.
Là một giáo viên Tiểu học tương lai tôi mong muốn sẽ truyền tình yêu thơ Phạm
Hổ cho các em, thừ đó giúp các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi bài thơ và
trinh phục thế giới , cung cấp cho các em những kiến thức sâu rộng về thế giới xung
quanh, giới thiệu thêm cho các em những điều lạ lung luôn luôn tuôn chảy trong nhịp
sống,như các em hom nay lòng còn đầy những thắc mắc về mọi chuyện, ngày mai đã vụt
lớn lên. Đó cũng là lý do tôi quyết định chon đề tài: Đặc sắc nghệ thuật thơ Phạm Hổ
trong tập Chú Bò tìm bạn.
Chương II:Nhạc điệu và nghệ thuật mô phỏng âm thanh
1.Thể thơ.
Các bài thơ trong tập Chú bò tìm bạn được viết theo nhiều thể thơ khác nhau. Các
câu thơ có đặc điểm chung là ngắn gọn, dễ ngắt nhịp, có từ 2 chữ đến 5 chữ. Trong tập
thơ có 39/64 bài thơ viết ở thể thơ 4 chữ 16/64 bài thơ viết ở thể thơ 5 chữ, viết ở thể thơ
2 chữ có 3/64 bài, 3/64 bài viết ở thể thơ 3 chữ và viết ở thể thơ tự do có3/64 bài thơ. Tập

thơ Chú bò tìm bạn được chia thành ba phần:
14


Phần 1: Từ bài thứ nhất Chú bò tìm bạn đến bài thứ 34 Gà con và quả trứng viết về
các con vật thân quen gần gũi như Bò, Bê, Chó, Mèo, Thỏ, Gấu, Bướm, Gà…và hàng loạt
các loài rau, củ, quả rrất dáng mến như: củ cà rốt, Tre, Lúa, thị, khế, Na, ỔI…đa số các
bài thơ viết về thiên nhiên, loài vật viết theo thể thơ 4 chữ, 5 chữ và số it là thể thơ 3 chữ.
Phần 2: Từ bài 35 Rình xem mặt trời đến bài 53 Rừng tự do chủ yếu viết theo thể
thơ 4 chữ về các trò chơi của các em.
Phần 3: Từ bài 54 Tàu dài đến bài 64 Đôi dép thần kì được viết theo thể thơ 4 chữ,
5 chữ và thể thơ tự do. Kể về các hoạt động tham gia thời kháng chiến của thiếu nhi.
Thể thơ 4 chữ được tác giả sử dụng nhiều nhất trong tập thơ Chú bò tìm bạn bởi
vì thể thơ này gần gũi với lối hát đồng dao của thiếu nhi vì vậy mà các bài vè mang tính
tự sự. Đây cũng là thể thơ truyền thống của dân tộc được các nhà thơ viết cho thiếu nhi sử
dụng như Huy Cận, Võ Quảng, Định Hải…đều có những bài thơ hay được làm theo thể 4
chữ. Còn Phạm Hổ, thì ông lại có cách thể hiện rất riêng, thú vị và vô cùng hấp dẫn.
trong bài thơ Xe chữa cháy, thể thơ 4 chữ được kết hợp với tiết tấu dồn dập nhanh chóng,
khẩn trương của chiếc xe chữa cháy khi đi làm nhiệm vụ.
Mình đỏ như lửa
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy
“Có ngay! Có… ngay”
(Xe chữa cháy)

Với trò chơi bé đi cày, lấy chuối xanh cắm bốn cái que làm trâu cũng viết theo thể
thơ 4 chữ thật thú vị. Bài thơ được kể ra theo lối tự sự từ việc bắt đầu cuộc chơi tới khi
mệt em liền ngủ luôn.
Bóng mát ngõ trưa

Thả trâu ăn cỏ,
Bé nằm ngủ quên
Tóc hiu hiu gió
(Bé đi cày)
15


Cùng viết về đom đóm theo thể thơ 4 chữ, song các nhà thơ Võ Quảng, Quang
Huy và nhà thơ Liên Xô I-ri-na đều có cách khai thác riêng, không giống nhau, tuy cũng
có điểm chung và hết sức nâng niu, yêu mến cái chấm sáng bé nhỏ khiêm tốn ấy. Võ
Quảng thì nhìn đom đóm dưới góc cạnh chuyên cần. Qua lời thơ nhẹ nhàng ông như thủ
thỉ với các em:
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác
Ở Phạm Hổ và I-ri-na thì các bài thơ lại như những hoạt cảnh nhỏ với hai nhân
vật: nhà thơ và đom đóm. I-ri-na viết:
-Ta sao mà bạn
Nhấp nháy ngày đêm
Mình ơi rõ ngốc
Nhỡ mình bị lạc
Tớ soi cho mình
Đom đóm ở đâycó vẻ “anh chị” lắm. Còn Phạm Hổ lại như một em bé thơ ngây,
nũng nịu hỏi cái chấm sngs bé tí ấy:
Anh đom đón ơi

-Tôi ra đầu cầu

Đèn anh xanh ngắt


Lập loè soi lối

Gió thổi không tắt

Cho cóc tôi tối

Anh xách đi đâu

Đi học bình dân.
(Đom Đóm)

Ở đây anh đom đóm thật là khiêm tốn nhường nào! Cũng bốn chữ mỗi hàng. Lời
thơ trong bài Tre như mền ra với lá tre.
Tre cho bóng giỡn
Trên lưng bò vàng
Bây giờ tre mệt
16


Bóng nằm ngủ ngoan.
Thể thơ 5 chữ được thể hiện trong cái nhìn kì thú chủa Phạm Hổ, để phát hiện vẻ
đẹp của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, để các em thấy cái mùi, cái vị, cái hương của cuộc
đời. Phạm Hổ nói với các em về những vấn đề chính trị xã hội với những bài Xấp giấy
ngày xưa, Dấu chân nho nhỏ,Đôi dép thần kì. Xấp giấy ngày xưa là bài hay nhất trong các
bài này:
Con đi tìm cách mạng
Thấy gần mẹ nhiều hơn,
Nghe ấm bàn tay mẹ
Trên những lá truyền đơn.

(Xấp giấy ngày xưa)
Bài thơ thể hiện cái bang khuâng thương mẹ khổ nghèo gian nan khi đất nước
trong cơn hoạn nạn. Mà lớn lên ta mới hiểu hết, thấm thía như những câu ca dao về tình
mẫu tử. Và đây cũng là tình cảm của cách mang đối với mỗi con người chúng ta.
Thế giới rau, củ, quả còn ít nhà thơ nhắc đến, nhưng với Phạm Hổ mỗi loại rau, củ
đều có những nét riêng, hấp dẫn, ngọt ngào. Củ cà rốt trong cách miêu tả của Phạm Hổ
như một cậu bé chân sáo trong bài thơ 2 chữ
Lá xanh

Nhảy lên

Củ đỏ

Đẹp thật

Lớn nhỏ

Tên em

Bên nhau

Cà rốt

Đất đội
Ngập đầu

Củ đỏ
Lá xanh
( Củ cà rốt)


Ở bài Tàu dài với hai từ mỗi dòng ại gợi hình ảnh đoàn tàu nhiều toa đang chuyển
động một cách nhịp nhàng đều đặn:
Bé đếm

Đuôi dài

Còn đếm

Rồng rắn
17


Đầu tàu

Toa còn

Đã xa

Níu toa
(Tàu dài)

Cây bắp cải với 3 chữ mỗi dòng như cuốn bó với nhau:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá bắp cải
Sắp vòng tròn
Thể thơ 3 chữ còn xuất hiện ở bài Na, Ổi. Trẻ vừa đọc từng câu thơ vừa tung quả
bong bắt từng que chắt. Cứ mỗi câu thơ lại bắt một que, Cứ liên tiếp lặp đi lặp lại điệp
khúc như vậy. Trẻ rất nhạy cảm với âm thanh nên rất thích kiểu trùng điệp có vần có nhịp
này. Những câu thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn có cách sắp xếp, cách viết rất đẹp. Nó

không giống như văn xuôi mà lại từng câu, từng khóm, hai câu, bốn câu: mỗi câu có 5
chữ, 4 chữ,3 chữ, 2 chữ , hai bên là giấy trắng thênh thang, thoải mái. Trẻ em vốn hiếu
động và luôn luôn thích sự thay đổi, sự khác đi. Chính vì vậy mà cácem thích cái kính vạn
hoa là như vậy đấy. Vì vậy thơ viết cho các em, rất nhiều người, nhiều nhà thơ trên thế
giới khuyên là nên viết theo thể thơ tự do. Trong các bài như: Em bé và đàn bò, Chữ ở
đâu ra, Bác lái xe của Phạm Hổ cũng được thể hiện theo cách viết tự do vô cùng hấp dẫn:
Lên xe, thấy lớn hơn đường
Làm sao chạy được nhỉ?
Em nhìn bác lái
Bác ngồi đằng trước
Góc bên trái!...
(Bác lái xe)
Bác lái xe ở đây ngồi đúng bêb trái, phụ trách cả một đoàn người tiến thẳng trên
con đường dài là một biểu tượng vô cùng thú vị.
Như vậy 64 bài thơ là 64 cách thể hiện khác nhau trong năm thể thoe thật phong
phú với những câu thơ tươi mát và trẻ. Phạm Hổ rất tâm đắc với câu nói của K. Tru-cốpxki đòi hỏi mỗi người sáng tác cho các em nắm cchắc hai nguyên tắc lớn; “Một là học
tập vốn có, hai là học tập các em. Nói cách khác, tìm hiểu đời sống tâm hồn các em”. Và
18


chính ông đã làm được điều đó, ông đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của trẻ thoe tạo nên
một thế giới mới lạ và thú vị kích thích trí tưởng tượng của các em qua những bài thơ .
2.Nghệ thuật xây dựng tình huống đối thoại
Ở phương diện nghệ thuật ngoài việc chú ý tạo nhịp điệu thơ độc đáo Phạm Hổ
còn tạo những mẩu chuyện đối thoại trong thơ. Sự đối thoại không chỉ dừng lại ở hỏi đáp
thông thường như trong văn xuôi tự sự mà bằng cả sự khéo léo tài tình của tình yêu đối
với trẻ, tác giả đã dựng lên một khhong gian trò chuyện trong thơ với ba hình thức phổ
biến, đó là hình thức hỏi-đáp, hình thức định nghĩa và trích dẫn. Hình thức hỏi-đáp xuất
hiện 9 lần trong tập thơ Chú bò tìm bạn được xây dựng trên cơ sở đối thoại của các sự
vật: Bê đòi bú, Đom đóm, Bướm em hỏi chị, Ngủ rồi, Lúa và gió, Gà con và quả trứng,

Rình xem mặt trời, Chú vịt bông, Bé ốm. Trong cuộc sống, trẻ em thường hay hỏi ngưòi
lớn về nhiều điều. Hay hỏi là một nét tính cách đặc trưng, hệ quả tất yếu của một nhu cầu
ham hiểu biết của trẻ và sự tò mò. Người lớn trong trách nhiệm của mình cần phải giúp
trẻ giải quyết những thắc mắc. Trả lời mọi câu hỏi của trẻ, là một nghệ thuật giao tiếp
không phải ai, lúc nào cũng làm được tốt. Trong những bài thơ hỏi-đáp của mình, Phạm
Hổ khi thì sử dụng nhân vật loài vật, khi thì sử dụng nhân vật là con người.ong dù sử
dụng loại nhân vật nào thì ông cũng đều nêu ra được vấn đề mà trẻ em quan tâm, đáp án
phù hợp với từng đối tượng. Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục lớn. Ví dụ
như:
Cua con hỏi mẹ

Đôi mắt lim dim

Dưới ánh trăng đêm:

Mẹ cua liền đáp:

- Cô lúa đang hát

Chú gió đi xa

Sao bỗng lặng im?

Lúa buồn không hát
(Lúa và gió)

Bài thơ trên là lời hỏi của cua con và lời đáp của mẹ. Cua mẹ đã giải thích với cua
con rằng, vì chú gió đi xa nên cô lúa rất buồn, cô thôi không hát nữa. Lời giải thích này dễ
được trẻ chấp nhận: Chuyện “cô lúa không hát” thấm đượm tình cảm con người. Còn
đoạn đối thoại giữa gà mẹ và đàn gà con trong bài thơ Ngủ rồi thì thể hiện rõ vẻ hồn

nhiên, ngây thơ của con trẻ. Ý thơ đưa ra thật ngộ nghĩnh qua đó cho thấy nét đáng yêu
của đàn gà con rất giống với các em nhỏ:
Gà mẹ hỏi gà con:
- Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao:
19


- Ngủ cả rồi đấy ạ!
Trong thực tế đã ngủ có nghĩa là không nghe, không nói nhưng trong tình huống
riêng này với các chú gà con vấn đề lại khác, cái mà các chú gà, các cô cậu bé con, quan
tâm là sự lễ phép với người trên, hỏi gì đáp nấy. Cũng giống như gà con, cua con, bê con
ham ăn cứ rối rít đòi mẹ bú tí rất đáng yêu:
- Nhanh cho con bú tí
Đói đói rồi mẹ ơi
- Gì mà nhặng lên thế
Mới nhả vú đấy thôi
- Nhả vú là đói rồi
Mẹ ơi con bú tí!
(Bê đòi bú)
Hay một chú bò thật thà ngốc nghếch, dễ thương:
Bò ra song uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: Kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây
(Chú bò tìm bạn)
Bên cạnh những cuộc trò chuyện thân mật trong mái ấm gia đình của những con
vật đáng yêu, Phạm Hổ còn kể ra hàng loạt cuộc đối thoại của các em nhỏ trong gia đình
của mình vơi ông, bà, cha, mẹ, anh chị, em và cả những sự vật rất đỗi bình thường.
Từ những ánh sáng lập loè trong đem tối mà các em thấy không phải ánh sao trăng,

tác giả đã đưa ra một câu hỏi rất phù hợp với tâm lí các em đang tò mò trước sự vật đó.
- Anh đom đóm ơi!

Lập loè soi tối

Đèn anh xanh ngắt

Cho cóc tối tối

Gió thổi không tắt,

Đi học bình dân,

Anh xách đi đâu?

Rồi tôi đến trường
20


- Tôi ra đầu cầu,

Làm đèn bạn học
(Đom đóm)

Và ở bài thơ này “câu trả lời” của đom đóm thật thú vị, đáng yêu biết bao. Cóc
cũng như chúng ta biết ăn, biết ngủ rồi cũn biết học bài chứ! Những hôm không có đèn
chúng ta cho anh đom đóm vào vỏ quả trứng sẽ có ánh sáng soi cho chúng ta học. Thích
quá, anh đom đóm thật tốt bụng! phải không. Trẻ thơ rất đơn giản, hồn nhiên và yêu đời.
Chúng yêu quý tất cả những gì xung quanh chúng, từ cái cây cho đến ngọn cỏ, cả tới
những con vật đáng thương. Trong bài Chú Vịt bông tác giả đã viết lên cuộc đối thoại

giữa mẹ và em bé trong một lần vào hầm tránh bom. Dù biết là có nguy hiểm rất lớn ở
phía trước, nhưng em vẫn không sợ mà em thương, em lo cho Vịt bông bé nhỏ tội nghiệp,
đáng thương:
- Chú nó sắp đến rồi
Con chạy đi đâu vậy?
- Con quên mất vịt bông
Nó còn trong nhà ấy
Mẹ cho con vào lấy
Vịt nó khỏi bị bom!...
(Chú vịt bông)
Cấu trúc hỏi-đáp được nhà thơ Phạm Hổ dẫn vào trang thơ Chú bò tìm bạn thật
khéo léo và tinh tế, dù là các em đượ hỏi hay là bị hỏi (được trả lời) vẫn đậm cái chất
ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng vàyêu đời. Tuy nhiên cấu trúc hỏi-đáp không phải sáng
tạo nghệ thuật riêng của tác giả mà nó được sử dụng nhiêu trong thơ giành cho thiếu nhi.
Đóng góp của Phạm Hổ là ở chỗ sử dụng thành công, tạo ra những bài thơ hay như: Gà
con và quả trứng, Ngủ rồi, Bướm em hỏi chị … Sáng tạo riêng của Phạm Hổ chính là ở
hình thức thơ định nghĩa và trích dẫn. Bài vải là một bài thơ theo hình thức định nghĩa:
Đây giống vải que ta:
Tròn xinh như trứng gà,
Vỏ mỏng lót lụa trắng
Mát tay ngưòi bóc ra…
Rồi tới định nghĩa về rừng tự do:
21


Khu rừng mang tên mới:
“Rừng vẽ cờ Bác Hồ”
Bịt tai bè lũ Diệm:
Gọi tắt: “Rừng tự do”
Dấu hai chấm (:) tương đương với từ “là” tạo ra sự đồng nhất giữa hai đối tượng. Kiểuthơ

định nghĩa giới hạn ở chức năng cung cấp khái niệm về đối tượng. kiểu thơ trích dẫn được
xây dựng trên cơ sở mô phổng lối nói. Thuộc loại thơ này như các bài: Ngựa con, Thỏ
con và Mặt trăng, Chơi ú tìm, Gấu đen, Củ cà rốt…đó là các câu thơ:
Ngựa cha đi móng sắt
Bật lửa đá dưới chân
Ngựa con thấy kêu ầm:
“Bố ơi! Chân bố cháy!”
(Ngựa con)
Hẳn ai cũng đã đọc những bài thơ này khó có thể quên được những câu nói, những suy
nghĩ dáng yêu của trẻ thơ. Và chỉ có trẻ mới có kiểu lí luận này:
Không mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đuôi
(Chơi ú tìm)
Quả là sự hồn nhiên dí dỏm kết hợp một cách hài hoà và độc đáo khiến cho bài thơ thêm
phần đáng yêu, hồn nhiên tạo nên thành công trong thơ Phạm Hổ.
3.Hệ thống âm thanh, nhạc điệu độc đáo.
Đối với trẻ thơ, các em đón nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan và đặc biệt là
qua hai giác quan: thị giác và thính giác. Nắm được đặc điểm này khi làm thơ cho trẻ,
Phạm Hổ thường chú ý đến biện pháp nghệ thuật mô tả và mô phổng âm thanh. Nghệ
thuật mô phổng âm thanh là một trong những nét riêng làm nên nhịp điệu thơ độc đáo
trong thơ viết cho thiếu nhi của tác giả. Nếu với thơ Võ Quảng ta thấy sự mô phổng âm
thanh chỉ đơn thần là con vật được miêu tả: Gà mái hoa, Ngỗng, Vịt. Thì trong thơ Phạm
Hổ không chỉ có những điều đó mà còn có thể diễn tả được cảm xúc của các con vật. Nhà
thơ bằng đôi tai trẻ thơ đã nhận ra tiếng kêu của chúng chính là tiếng nói biểu hiên cảm
xúc giản dị mà thân thương. Tiêu biểu là tiếng “cục tác…cục tác” của cô gà mái là một
22


thông báo vui trứng còn nhiều, đẻ hoài “không hết, không hết trong bài Gà đẻ. Bên cạnh
đó thì tạo sự nghĩa mới cho những âm thanh tự nhiên cũng là một đặc sắc trong thơ Phạm

Hổ. Điều này được thể hiện ở bài Xe chữa cháy nhà thơ nhại tiếng xe “tí…te! tí…te”
thành tiếng “có ngay…có ngay”.
Hay ở bài Ngỗng và Vịt nhà thơ bắt trước tiếng kêu “quạc!quạc!quạc!” của loài vịt rất tài
tìn ở cuối bài thơ:
Vịt khuyên một hồi
Ngỗng ơi! Học! Học!
Đặc biệt trong bài Sen nở ông còn mô phổng âm thanh một thứ âm thanh hết sức
mơ hồ là nhịp tim đập qua việc sử dụng thể thơ tự do hai tiếng một dòng. Bằng cáh ấy,
ông muốn giải thích cho trẻ em rằng, không thể dùng mắt thường để nhìn xem sen nở
từng cánh ra sao cũng như không thể nhìn thấy qua mỗi ngày trẻ em đã lớn lên như thế
nào, nhưng có thể cảm nhận được kết quảcủa quá trình ấy, bởi vìthực chất mỗi ngày các
em vẫn lớn lên qua từng nhịp tim đập. đọc thật chậm từng câu thơ, các em sẽ thấy được
sự sống bí ẩn và thiêng liêng biết chừng nào!
Trẻ em luôn ưa cái mới lạ, hấp dẫn, ham thích cái ngộ nghĩnh chứ không ưa cái
đơn điệu nhàm chán. Với nghệ thuật mô phổng âm thanh độc đáo của mình Phạm Hổ đã
biết cách đi sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ em mà không gõ thẳng vào cửa ngõ của tư
duy và lý trí. Các em thích thú được cười đùa, trò chuyện đồng thời cảm nhận những âm
thanh dễ nghe, gần gũi, thân thương từ đó giúp các em có sự phat triển ngôn ngữ và giao
tiếp rất tốt trong hành trang của mình từ việc “ học tập để có được ngôn ngữ) thì mới có
“ngôn ngữ để học tập” được lớn lên trong tiếng nói và tình yêu đối với dân tộc .
Khi tìm những cách thể hiện phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, nhà thơ Phạm Hổ không
những giúp các em hiểu thêm những cái hay cái đẹp qua mình mà còn giới thiệu cho các
em những điều lạ lung luôn tuôn chảy trong nhịp sống, như những quả trứng tròn một
ngày kia biến thành đàn gà xinh xắn, như các em hôm nay lòng còn đầy những thắc mắc
về ngày mai đã vụt lớn lên.
Thơ ca là sản phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo, nhờ đó mà ngôn từ
được phát triển. Hegel cũng nói thơ gắn với nhạc và hoạ. Nhà mĩ học Trung Quốc Chu
Quang Tiềm nói thơ ca cùng một nguồn gốc với nhạc và vũ, mà dấu tích còn thấy rõ trong
dân ca, ca dao. Thơ ca ngắn gắn liền với các trò chơi chữ, câu đố, trò chơi con trẻ. Từ đó
nảy sinh hình thức ngôn từ đặc thù của thơ ca với tính amm nhạc, nhịp điệu. người ta nói

“ thi trung hữu nhạc” là như thế.
Làm thơ cho các em, Phạm Hổ cũng rất coi trọng nhạc điệu. Ông viết: “ Viết thơ
cho các em bé, theo tôi, rất cần chú ý đến nhạc điệu. nhiều khi các em nhớ được là nhờ
23


nhạc điệu”. Nhạc điệu của của thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ,
vần và nhịp. Nhịp thơ ông thường ngắn, có giá trị miêu tả hiện thuc sâu sắc.
Trẻ em vốn có khả năng kì diệu là luôn diệu-kì-hoá. Thế giới xung quanh trẻ sẵn
sàng bắt gặp cái diệu kì thơ, diệu kì động, biến hoá chứ không phải cái diệu kì tĩnh, không
sinh nở. vậy cái diệu kì trong thơ là gì mà chỉ có trẻ em và nhà thơ mới hiểu và biết? Đó
chính là nhac điệu trong thơ. Bởi nó là thứ tác độngtrực tiếp đến giác quan trẻ nhỏ nên
Phạm Hổ đã rất quan tâm đến nhịp điệu. qua nhac điêu các em có thể nghe thấy nhiều
tiếng động, tiếng kêu, hình dung được nhiều động tác miêu tả trong bài thơ tạo nên một
không khí vui tươi rộn rã.
Nhạc điệu của thơ liên tưởng chặt chẽ tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ, vần và
nhịp. nó gốp phần làm cho bài thơ đông hơn và vui nhộn hơn. Một cách tự nhiên, thơ
Phạm Hổ thiên về lứa tuổi thiếu nhi. Đọc thơ của ông trẻ dễ hiểu, tất nhiên là theo cách
hiểu của chúng và dễ nhớ. Bởi lẽ câu thơ ngắn, nhiều nhịp nghỉ, nhiều vần lại nhiều điệp
từ tạo nên cấu trúc trùng điệp cho tư duy của trẻ không mệt mỏi. Với bài Bắp cải xanh
viết theo thể thơ 3 chữ, câu thơ kết cấu móc xích có cách gieo vần khá thú vị:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Tác giả đã bố trí từ cuối câu thứ nhất lặp lại và vần với từ đầu của câu thứ hai, từ
cuối của câu ba lặp lại vần với từ đầu của câu bốn. cách gieo vần này gợi cho người đọc
cảm giác khép kín và hình tròn tròn của bắp cải với các lớp là xen kẽ đan chặt lẫn nhau.
Chùm thơ Gà con và quả trứng thuộc trong số ít những bài thơ hay viết cho các em. Nó
ghi lại được trong dáng dấp, trong âm thanh cảnh gà mẹ chắt chiu góp nhặt từ những cái

vặt vãnh, vô nghĩa lý rồi làm nên “ Một quả trứng hồng, ổ rơm sáng rực” rất giá trị đó là
(Gà đẻ). Nỗi bồi hồi lo toan của gà mái khi ấp có khác gì bà mẹ chờ đứa con chào đời. và
đây là hình ảnh gà mẹ vất vả lo lắng cho đàn gà con:
Coi chừng bon nó
Quạ hâu cáo diều
Mẹ lại nghếch đầu
Nhìn cao trời biếc

24


Phải trải qua bao nhiêu cần cù và khó nhọc, lo lắng tính toan mới có được. cái ngạc
nhiên của đàn gà con khi nhìn lại quả trứng và câu trả lời của gà mẹ, mang một tinh thần
khoa học và triết học nữa. các em sẽ “ngẫm” ra trong cuộc đời náy hạnh phúc nào cũng sẽ
phải trải qua những lo lắng tính toan, cần cù, khó nhọc mới gây dựng được. Cho dù hạnh
phúc đó là hạnh phúc của một con gà và con người chúng ta cũng vậy. bài thơ là một bài
ca hay với những nốt nhạc trầm bổng, cao trào và kết thúc thật có hậu, đằm thắm và tha
thiết bíêt bao.
Đọc những bài thơ theo thể thơ 2 chữ, 3 chữ như bài: Củ cà rốt, Na, Ổi, tàu dài…
khiến ta liên tưỏng tới nhịp điệu của những bài hát vànhững trò chơi. Phạm Hổ đã gợi cho
các em có một yếu tố rất gợi cảm trong khi hát và chơi. Đó là âm nhạc, đó là nhịp điệu.
tiếng các que thẻ kêu lên khe khẽ khi được dải ra, khi reo lên ranh rách, vui vẻ khi được
các em múa, chuyeenf nghe sao mà vui hay tới vậy. nố gợi lên một cái gì dố thật náo nức
và sôi nổi…Võ Quảng thường rất hay dùng những từ tượng thanh để tạo, để nói, để tả nên
không khí, giúp các em đọc lên mà hình dung ran gay và khi nhớ lâu: “Roạc! Roạc!” để
nói chuyện quết nhà. Riêng Phạm Hổ cố đôi lần thể nghiệm ông thấy các em đã chấp
nhận một cách vui vẻ, ví dụ như trong bài Tàu dài, khi Phạm Hổ cố tìm cách tạo cho được
tiếng con tàu đang lăn bánh thì các em đọc thấy vui hơn. Từ “Kìa đạn! Kìa gạo”…là nhài
theo tiếng “Xình xịch, xình xịch” của con tàu đang lăn bánh. Cái lạ cái vui trong kiểu sử
dụng nhịp điệu và âm thanhđã gợi nên hình ảnh đoàn xe lửa lao nhanh, đều đặn, toa nào

cũng đầy ắp hàng hoá cho tiền phương.
Có thể nói từ ngữ được sử dụng tron thơ của Phạm Hổ như những nốt nhạc du
dương không chỉ có ý nghĩa đẹp trong giai điệu mà còn cả trong cách thể hiện qua những
âm thanh nhằm đíâu vào cảm xúc của trẻ thơ. Bởi thế mà ngôn ngữ trong thơ của các em
không thể là ngôn ngữ chung mà phải là thứ ngôn ngữ cụ thể và chính xá, dễ hiểu, sinh
động, đầy hình ảnh,âm thanh, nhạc điệu. để làm được điều đó thì người viết phải rèn
luyện trong quá trình quan tâm đến dời sống các em, thông thuộc những tư tưởng tình
cảm của các em. Từ đó, mỗi bài thơ viết cho các em không chỉ là một bài học mở rộng
dần con mắt nhìn đời, mà còn phải là một điều thú vị hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt. Ao
wocs của mỗi chúng ta là mỗi cuốn sách in ra cho các em không chỉ chứa đựng nhiều điều
bổ ích mà còn là một đò chơi đẹp đẽ, vừa trông dẫ muốn đọc, đọc rồi thì ngắm nghía và
tát cả được thể hiên trong tập thơ Chú bò tìm bạn.
Chương III:Một số biện pháp tu từ
1.Bảng thống kê biện pháp tu từ trong tập thơ “Chú Bò tìm bạn”
2.Giá trị của các biện pháp tu từ.
Mỗi bài văn, bài thơ hay đều chứa đựng trong đó những nét riêng với sức hấp dẫn
mạnh mẽ. Ngôn mgữ là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự độc đáo của tác
25


×