Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Tổng quan về mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 39 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN

TẬP HUẤN
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
(GPE – VNEN)

Hương Sơn, tháng 8 năm 2015


HOẠT ĐỘNG 1
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau?
1. Lịch sử mô hình trường học mới VNEN ?
2. Đặc điểm của mô hình trường học mới VNEN ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả.


I. LỊCH SỬ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN:
- “Mô hình trường học mới” (EN) của Colombia
đã giải quyết tốt tình trạng thất học của trẻ em
ở cấp tiểu học, THCS và nâng cao chất lượng
học sinh, nhà trường ở nhiều vùng khác nhau.
- Ngân hàng Thế giới chọn EN là 1 trong 3 cải
cách đáng chú ý nhất ở các nước đang phát
triển.
- Có 34 nước, trong đó có Việt Nam đã tới tìm
hiểu Mô hình EN tại Colombia để làm cơ sở,
động lực cho sự đổi mới trường học và nâng
cao chất lượng giáo dục quốc gia.



- Năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT đã đưa dự án vào
dạy thí điểm tại 26 trường và thu được kết quả tốt.
- Từ năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT triển khai dự án
“Mô hình trường học mới Việt Nam” tại 1447 trường
tiểu học, chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1 (khó khăn) gồm 20 tỉnh với 1143 trường;
+ Nhóm 2 (trung bình) gồm 21 tỉnh với 282 trường;
+ Nhóm 3 (thuận lợi) gồm 22 tỉnh với 22 trường.
- Hà Tĩnh thuộc Nhóm 3, triển khai tại Trường TH
Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) từ năm học 2012-2013.
- Đến năm học 2014-2015 Hà Tĩnh đã nhân rộng
thêm mô hình tại 47 trường tiểu học.


II. ĐẶC CỦA MÔ HÌNH VNEN:
1. Hoạt động giáo dục:
- Mục tiêu tổng thể của Mô hình trường học
mới Việt Nam là phát triển con người:
Dạy chữ - Dạy người
- Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều
vì lợi ích của học sinh và do học sinh thực
hiện.


- Đặc trưng của Mô hình VNEN là “TỰ”:
+ HS:
Tự giác, Tự quản
Tự học, Tự đánh giá
Tự trọng, Tự tin
+ GV:

Tự bồi dưỡng (chủ yếu ở cơ sở)
Theo dõi, hướng dẫn HS (khi cần thiết)
Chủ động điều hành, tổ chức lớp học
Chuẩn bị Đồ dùng học tập cho HS
+ Nhà trường: Tự nguyện, Đồng thuận


2. Hoạt động dạy học:
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau?
+ Đổi mới căn bản của Mô hình VNEN là gì ?
+ Vai trò của giáo viên ?
+ Hoạt động của giáo viên ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả.


2. Hoạt động dạy học:
Đổi mới căn bản của Mô hình VNEN
- Hoạt động dạy của giáo viên thành hoạt động
học của học sinh;
- Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động quy mô
nhóm;
- Học sinh từ làm việc với GV thành làm việc với
sách, có sự tương tác với bạn.


Vai trò của giáo viên
- Tổ chức lớp học;
- Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi nhóm;
- Hỗ trợ học sinh khi cần thiết;
- Đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của

học sinh;
- GV không phải soạn bài nhưng phải nghiên cứu kĩ
bài học, hiểu rõ quá trình hình thành kiến thức để tổ
chức lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, điều chỉnh
nội dung, yêu cầu bài học phù hợp với đối tượng
học sinh.


Hoạt động của giáo viên
- GV chọn vị trí thích hợp để quan sát được hoạt
động của tất cả các nhóm, các học sinh trong
lớp.
- GV chỉ đến hỗ trợ học sinh khi học sinh có nhu
cầu cần giúp đỡ hoặc giáo viên cần kiểm tra việc
học của học sinh hoặc nhóm;
- Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học;
- Thông qua quan sát, kiểm tra, GV đánh giá sự
chuyên cần, tích cực của mỗi HS; đánh giá hoạt
động của từng nhóm và điều hành của mỗi nhóm
trưởng;


- Phát hiện những học sinh chưa tích cực, học
sinh có khó khăn trong quá trình học, hỗ trợ kịp
thời những học sinh yếu giúp các em hoàn
thành nhiệm vụ học tập;
- Đánh giá hoạt động học của cá nhân, nhóm
và cả lớp;
- Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhóm tự
đánh giá tiến trình học tập của mình.



HOẠT ĐỘNG 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau?
1. Tài liệu dạy học theo VNEN được biên soạn
như thế nào ?
2. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học ?
3. Bài dạy thiết kế theo mô hình VNEN ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả.


I. Các môn học và HĐGD, tài liệu HD học tập:
Các môn học
1. Tiếng Việt
2. Toán
3. TNXH
4. Khoa học, LS&ĐL

Các HĐGD
1. GD Đạo đức
2. GD Mĩ thuật
3. GD Âm nhạc
4. GD Thể chất
5. GD Kĩ năng sống

Hướng dẫn học tập cho HS
Hướng dẫn học cho GV



II. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học
- Dùng cho học cả ngày; Tự học. 3 trong 1
(SGK, SGV và VBT); Học ở lớp (không mang
tài liệu về nhà).
- Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn cách
học và tư duy;
- Nội dung: giữ nguyên chuẩn KTKN;
- Thiết kế các hoạt động học theo các mô đun
theo quá trình học (ứng với một đơn vị kiến
thức bài học có nhóm 2 tiết - 3 tiết,…).


Bài dạy thiết kế theo mô hình VNEN


Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học:
Lô gô Hướng dẫn HS
Có HD của GV

Làm việc nhóm

Có HD của người lớn

Làm việc cá nhân

Làm việc cặp


III. Hoạt động giáo dục
- Không nặng về Kiến thức, hướng vào phát triển

các kĩ năng cần thiết, phát triển năng lực cho
HS.
- Trong Mô hình VNEN các môn học Đạo đức,
Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục hiện nay
được coi là các hoạt động giáo dục, đã được
thiết kế các bài dạy theo hướng tổ chức các
hoạt động giáo dục góp phần tích cực đào tạo
con người toàn diện.


- Tích hợp các nội dung vào môn TV, Toán,
TNXH;
- Đạo đức, Âm nhạc tích hợp vào TV để Giáo
dục lòng yêu quê hương, đất nước, con
người;
- Mĩ thuật, Thủ công tích hợp để làm ra các
sản phẩm giáo dục, làm các ĐDDH các môn
học;
- Thể dục: tổ chức các sân chơi, trò chơi vận
động, phát triển thể chất, tinh thần; ý thức
tổ chức, kỉ luật cho HS;…
Mục đích nhẹ nhàng về kiến thức, tích hợp
các nội dung, phong phú về tổ chức nhằm
mục tiêu chung phát triển con người.


IV. Tiến trình 10 bước học tập ?


V. Quy trình dạy học thông qua trải

nghiệm bao gồm mấy bước chủ yếu ?
1
2
3
4
5


Khởi động (trò chơi)
Đọc mục tiêu bài học
1. Hoạt động cơ bản
- Nhóm, cặp, cá nhân: đọc nhiệm vụ, thảo luận
và thực hiện nhiệm vụ, trình bày sản phẩm.
Đánh giá
2. Hoạt động thực hành
- Cá nhân, cặp, nhóm
Đánh giá
3. Hoạt động ứng dụng
- Làm việc với sự hỗ trợ của người lớn
- Đánh giá


VI. Hoạt động nhóm
- Đọc và thảo luận về nhiệm vụ
- Phân công trong nhóm
- Thực hiện việc, (lấy đồ dùng dạy học, làm việc,
tương tác, hỗ trợ nhau)
- Trình bày sản phẩm
- Tự đánh giá (Đối chiếu nhiệm vụ, mục tiêu,
chất lượng sản phẩm, sự hợp tác, giúp đỡ

nhau, mọi người đều làm việc, sự tiến bộ, …).
- Thông báo cho GV (cắm cờ, giơ tay, …)


VII. Đánh giá học sinh
1. Nguyên tắc
- Căn cứ vào chuẩn KTKN và yêu cầu về thái độ
của từng môn học, lớp học;
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định
kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của
HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá
của gia đình, cộng đồng.


2. Mục đích
- Xác định trình độ đạt được về học các môn học
và năng lực của HS;
- Giúp HS điều chỉnh cách học và rèn luyện;
- Giúp GV điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức giáo
dục cho phù hợp.


3. Hình thức
- Quan sát (có chủ định, tự do);
- Kiểm tra (viết, miệng);
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học /hoạt
động giáo dục của HS (phiếu học tập, kết
quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn,
báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu…).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×