ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG HUYÊN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2015
CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không
sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài
liệu và thông tin đã đƣợc liệt kê trong phần thƣ mục tham khảo của luận văn.
Những phần trích đoạn hay những nội dung lấy từ các nguồn tham
khảo đƣợc liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo dƣới dạng những
đoạn trích dẫn hay diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham
khảo rõ ràng.
Bản luận văn này chƣa từng đƣợc xuất bản và vì vậy cũng chƣa đƣợc
nộp cho một hội đồng nào khác cũng nhƣ chƣa chuyển cho một bên nào khác
có quan tâm đối với nội dung này.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO ............................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận chung về giải pháp xóa đói giảm nghèo ......................... 17
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................... 17
1.2.2. Phương pháp, tiêu chí xác định nghèo đói ................................. 21
1.2.3. Nguyên nhân của nghèo đói ....................................................... 26
1.2.4. Nội dung công tác xóa đói giảm nghèo ...................................... 29
1.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở trong nƣớc và ngoài nƣớc và bài
học đối với huyện Yên Khánh ..................................................................... 35
1.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở trong nước và ngoài nước . 35
1.3.2. Bài học đối với công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Yên
Khánh .................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 44
2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu ....................................................................... 44
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 44
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................... 44
2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp ............................................ 45
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ...................................................... 46
Chƣơng 3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH GIAI ĐOẠN 2005-2014
......................................................................................................................... 47
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................... 47
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................... 47
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện .......................... 48
3.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Yên Khánh ........................................... 51
3.2.1. Thực trạng đói nghèo chung của cả huyện................................. 51
3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của huyện Yên Khánh ............ 52
3.3. Tình hình thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
huyện Yên Khánh......................................................................................... 55
3.3.1. Tình hình thực hiện nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người
nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập ............................................. 55
3.3.2. Tình hình thực hiện nhóm giải pháp tạo điều kiện để người
nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội ......................................................... 60
3.3.3. Tình hình thực hiện nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người nghèo .................................................................. 62
3.4. Đánh giá tình hình thực hiện giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
huyện Yên Khánh......................................................................................... 63
3.4.1. Thành tựu đạt được ..................................................................... 63
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................ 64
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................... 65
Chƣơng 4: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN 2025 ...................................................................................................... 67
4.1. Mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo giai đoạn
2016-2020 .................................................................................................... 67
4.1.1. Mục tiêu của chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo ..... 67
4.1.2. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2016-2020 ............................................................................................. 70
4.1.3. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Yên Khánh giai đoạn
2016-2020, tầm nhìn 2025 .................................................................... 72
4.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện giải pháp xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Yên Khánh..................................................................... 73
4.2.1. Cần tích hợp chương trình giảm nghèo với Chương trình nông
thôn mới ................................................................................................ 73
4.2.2. Tuyên truyền để khơi dậy tinh thần vượt khó của chính người
dân......................................................................................................... 75
4.2.3. Thay đổi chính sách hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo từ
hỗ trợ bằng tiền sang hỗ trợ bằng hiện vật .......................................... 77
4.2.4. Thực hiện cạnh tranh trong giảm nghèo bằng cách hỗ trợ cho
người làm tốt nhiều hơn ........................................................................ 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 82
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1
Từ viết tắt
ESCAP
2
GDP
3
GTSX
4
MDG
5
SU
6
UBND
Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
Economic and Social
Ủy ban kinh tế - xã hội
Commission for Asia
khu vực Châu Á - Thái
and the Pacific
Bình Dƣơng
Gross Domestic
Product
Giá trị sản xuất
Millennium
Mục tiêu phát triển thiên
Development Goal
niên kỷ
Saemaul Undong
Phong trào Làng mới
Ủy ban nhân dân
United Nations
7
UNDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Development
Programme
Chƣơng trình phát triển
Liên Hợp Quốc
8
USD
U.S dollar
Đô la Mỹ
9
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
1
Bảng 3.1
2
Bảng 3.2
3
Bảng 3.3
Nội dung
Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Khánh
Số hộ nghèo tại các huyện, thị xã, thành phố
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2014
Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ
gia đình trên địa bàn huyện Yên Khánh
ii
Trang
50
52
54
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Hình
1
Hình 3.1
2
Hình 3.2
3
Hình 3.3
Nội dung
Số hộ nghèo ở Yên Khánh so với các huyện, thị
xã, thành phố khác trong tỉnh năm 2014
Quy trình xét duyệt cho vay vốn ngƣời nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh
giai đoạn 2011-2014
iii
Trang
52
57
64
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhân loại đã và đang chứng kiến sự tiến bộ vƣợt
bậc trên nhiều lĩnh vực nhƣ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, phòng
chống dịch bệnh... nhƣng bên cạnh đó, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với
một vấn đề vô cùng nhức nhối, đó là nạn đói nghèo. Đói nghèo vẫn còn chiếm
một tỷ lệ đáng kể, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển và chính vì vậy,
xóa đói giảm nghèo trở trành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và cấp bách
hơn bao giờ hết.
Trên thế giới hiện nay có có hơn 7 tỷ ngƣời, thì thƣờng xuyên có 2,7 tỷ
ngƣời sống dƣới mức 2 USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ ngƣời sống dƣới mức 1
USD/ngày. Nhƣ vậy đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu ngƣời không có
cơ hội đƣợc hƣởng những thành quả văn minh tiến bộ mà còn gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của loài ngƣời. Nếu đói nghèo
không đƣợc giải quyết, thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế,
cũng nhƣ quốc gia đặt ra nhƣ tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống, hoà bình
ổn định, bảo đảm các quyền con ngƣời... đƣợc thực hiện.
Cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam luôn luôn
đặt con ngƣời là vị trí trung tâm của sự phát triển, coi xóa đói giảm nghèo là
một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.
Ngay từ khi thành lập nƣớc (tháng 9/1945), Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã
dành sự quan tâm đặc biệt đến việc trợ giúp ngƣời dân thoát khỏi đói, nghèo
và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển đất nƣớc trong
suốt chiều dài lịch sử hơn 70 năm qua. Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung mọi
nguồn lực để thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo nhằm nhanh chóng
đƣa Việt Nam ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển.
1
Từ thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo ở các địa phƣơng, đến năm
1998, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đƣợc Chính phủ
phê duyệt, để lần đầu tiên xóa đói giảm nghèo trở thành một chính sách, đƣa
vào quá trình lập kế hoạch thƣờng kỳ và đƣợc thực hiện nhƣ một phần của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc cũng nhƣ của các địa phƣơng. Theo
tính toán của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nghèo đã giảm liên tục từ 58% năm
1993 xuống còn 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002, 16% năm 2006 và 7,80%
năm 2013. Ngân hàng Thế giới đánh giá: “Những thành tựu giảm nghèo của
Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển
kinh tế”. Tuy nhiên, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam còn vô cùng
gian nan, với những thách thức nhƣ nguy cơ tái nghèo cao, cơ hội về việc làm
của ngƣời nghèo ngày càng khó khăn hơn... Thực tế đó đòi hỏi Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam tiếp tục tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để công tác xóa đói,
giảm nghèo thu đƣợc những thành tựu ở tầm cao hơn, thực sự góp phần làm
tăng tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hơn 20 năm qua, kể từ ngày tái lập (04/07/1994), huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình đã có sự phát triển về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt công tác an
sinh xã hội đƣợc tập trung triển khai mạnh mẽ và phát huy hiệu quả tích cực.
Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, tỷ
lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, từ 17,2% (năm 1994 theo tiêu chí cũ)
xuống còn 5,2% theo tiêu chí mới năm 2013. Kết quả này đã tạo tiền đề để hộ
nghèo cải thiện chất lƣợng cuộc sống, vƣơn lên thoát nghèo. Mặc dù các giải
pháp xóa đói giảm nghèo đã mang lại những kết quả đáng khích lệ nhƣng kết
quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh trong những năm qua chƣa
thực sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhƣng không ổn định, tỷ lệ hộ
cận nghèo còn cao, tình trạng phát sinh hộ nghèo còn diễn ra hàng năm... Đây
2
là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng trong việc thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn
đến đói nghèo, các giải pháp xóa đói giảm nghèo áp dụng thời gian qua và đề
xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chƣơng trình
mục tiêu giảm nghèo ở huyện Yên Khánh là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Với lý do đó, đề tài “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình” đƣợc học viên lựa chọn làm đề tài cho luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Từ vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ trên, việc nghiên cứu đề tài này
cần phải trả lời cho đƣợc câu hỏi sau: Làm thế nào để hoàn thiện giải pháp
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm đi sâu phân tích đánh giá thực trạng áp
dụng giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Yên Khánh từ năm 2005 đến nay, chỉ ra
những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời
gian tới.
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài phải thực hiện 03
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giải pháp xóa đói giảm
nghèo.
Thứ hai, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng giải pháp xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh từ năm 2005 đến nay, chỉ ra
những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó.
3
Thứ ba, đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện giải pháp
xóa đói giảm nghèo tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là giải pháp xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng các giải
pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, do
chính quyền cấp huyện quản lý.
- Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng các giải
pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Về mặt thời gian: luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng các giải
pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, và đề xuất một số biện pháp chủ yếu
hoàn thiện giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở kế thƣ̀a và phát huy các công trình nghiên cƣ́u trƣớc đây , đề
tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng áp dụng các giải pháp xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình với nhƣ̃ng đóng góp chủ yế u
sau:
Thứ nhất, chỉ ra đƣợc diễn biến nghèo và hoạt động áp dụng các giải
pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2014,
làm rõ những thành tựu đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên
nhân của những hạn chế đó.
Thứ hai, đề xuất đƣợc một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện giải
pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Yên Khánh đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
4
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý
luận và thực tiễn về giải pháp xóa đói giảm nghèo
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Tình hình thực hiện giải pháp xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2014
Chƣơng 4: Biện pháp hoàn thiện giải pháp xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn huyện Yên Khánh đến năm 2020, tầm nhìn 2025
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Giảm đói nghèo là một trong 8 MDG (Millennium Development Goal –
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ) đƣợc 189 quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc nhất trí phấn đấu đạt đƣợc vào năm 2015 và đƣợc ghi trong bản Tuyên
ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thiên niên
kỷ diễn ra từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ. Chính vì vậy mà ở ngoài nƣớc đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về giảm đói nghèo nói chung và xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam nói riêng, điển hình là một số công trình sau:
- Michael P. Torado (1998), Economics for a Third World (Kinh tế học
cho thế giới thứ ba) - Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách về
phát triển, đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về những nguyên tắc, vấn đề và
chính sách phát triển... Cuốn sách đã tập trung vào các vấn đề nhƣ nông
nghiệp, nông thôn, về lao động và ảnh hƣởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội, những vấn đề về dân số, nghèo đói và tấn công vào nghèo đói và bất
công; di cƣ từ nông thôn ra thành thị; nông nghiệp trì trệ và các cơ cấu ruộng
đất; nông nghiệp tự cung tự cấp và sự phát triển nông thôn... Những vấn đề
trên có thể tạo lập những cơ sở lý thuyết cơ bản cho công tác xóa đói giảm
nghèo của nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam.
- Shanks, Edwin, và Carrie Turk (2002), Policy Recommendations from
the Poor, Vietnam Development Information Center, tổng hợp các kết quả
điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho Nhóm hành động chống nghèo đói
(PTE), diễn đàn của các tổ chức chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi
6
chính phủ đƣa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho việc xây dựng
Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) của
Việt Nam.
- Arsenio M. Baliscacan, Ernesto M. Pernia, and Gemma Esther B.
Estrada (2003), Economic Growth and Poverty Reduction in Vietnam, ERD
Working Paper No. 42, ADB: Nghiên cứu cho thấy theo tiêu chuẩn quốc tế,
Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật trong công tác xóa đói giảm
nghèo nhờ có nhân tố chính là tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng. Điều đó
chứng tỏ đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam vào năm 1986
đã góp phần giúp ngƣời nghèo vƣợt nghèo vƣơn lên có thu nhập ổn định mà
chƣa có nƣớc đang phát triển ở châu Á nào có thể làm đƣợc trong những thập
kỷ gần đây. Nghiên cứu còn cho thấy rằng tốc độ tăng trƣởng càng cao bao
nhiêu thì vai trò của các nhân tố phân phối là trực tiếp ảnh hƣởng đến an sinh
của ngƣời nghèo càng trở nên ít hơn. Tuy nhiên, các nhân tố phân phối lại này
vẫn có thể góp phần đẩy mạnh cả tăng trƣởng và giảm đói nghèo trong dài
hạn.
- Katsushi S. Mmai, Raghav Gaiha, Ganesh Thapa (2012),
Microfinance and Poverty, cho rằng một quốc gia với số lƣợng tổ chức tài
chính vi mô nhiều hơn, tổng danh mục cho vay bình quân đầu ngƣời cao hơn
có xu hƣớng đạt đƣợc kết quả giảm nghèo đói khả quan hơn. Những kết quả
còn cho thấy rằng tài chính vi mô không chỉ làm giảm tỷ lệ đói nghèo mà còn
giảm chiều sâu và mức độ nghiêm trọng của nó. Nghiên cứu này rất hữu ích
trong việc thêm bằng chứng xác thực về việc các tổ chức tài chính vi mô gặp
trở ngại dẫn tới sẽ làm tổn thƣơng ngƣời nghèo. Các tổ chức tài chính vi mô
bền vững có thể giúp ngăn ngừa vấn đề của đói nghèo mà nguyên nhân sâu xa
của nó là sự phục hồi chậm và sút kém của nền kinh tế toàn cầu.
- Nguyen Viet Cuong (2011), “Can Vietnam achieve the millennium
dvelopment goal on poverty reduction in high inflation and economic
7
stagnation?”, The Developing Economies, Volume 49, Issue 3, p. 297-320:
Báo cáo cho thấy một trong những MDG mà Việt Nam cam kết thực hiện là
giảm đói nghèo tổng quát và giảm đói nghèo lƣơng thực. Mặc dù Việt Nam đã
đạt đƣợc những thành tựu nổi bật trong công tác xóa đói giảm nghèo thời gian
gần đây nhƣng Việt Nam có thể không đạt đƣợc mục tiêu MDG trong lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo bởi lạm phát cao và kinh tế đình trệ. Bài nghiên cứu
sử dụng khảo sát mức sống của các hộ gia đình Việt Nam trong các năm
2002, 2004, 2006 để dự báo tỷ lệ nghèo đói vào năm 2008 và 2010 để kiểm
tra xem liệu Việt Nam có đạt mục tiêu MDG trong lĩnh vực xóa đói giảm
nghèo hay không. Dự báo còn tính đến lạm phát cao năm 2008 và kinh tế đình
trệ giai đoạn 2008-2009, và chỉ ra rằng Việt Nam có thể đạt đƣợc MDG về
giảm nghèo tổng quát nhƣng có thể không đạt đƣợc MDG về giảm nghèo
lƣơng thực.
- Lanjouw, Peter; Marra, Marleen; Nguyen, Cuong (2013), Vietnam's
Evolving Poverty Map: Patterns and Implications for Policy, World Bank,
Washington, DC, />công trình nghiên cứu đã sử dụng các công cụ tính toán theo khu vực nhỏ để
cập nhật tình hình đói nghèo tại các tỉnh và quận, huyện, thị xã đến năm 2009.
Theo nghiên cứu thì nghèo đói vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất ở miền núi phía bắc
và miền núi miền trung, những nơi mà đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần
lớn dân cƣ. Mặc dù tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống ở hầu hết các tỉnh, quận,
huyện, thị xã trong 10 năm qua, những tốc độ giảm nghèo vẫn chƣa đạt đƣợc
ở những nơi có nghèo đói ban đầu hoặc mức độ bất bình đẳng. Điều đó làm
cho ngƣời nghèo ngày càng nghèo hơn. Vì vậy, cần phải dựa vào điều kiện
địa lý cụ thể để đƣa ra các chính sách xóa đói giảm nghèo phù hợp.
- Dang, Hai-Anh H.; Lanjouw, Peter F. (2014), Welfare Dynamics
Measurement: Two Definitions of a Vulnerability Line and Their Empirical
Application,
World
Bank
Group,
8
Washington,
DC,
Bài nghiên cứu
tập trung vào những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng – phân biệt nhóm dân cƣ
nghèo đói với nhóm dân cƣ không nghèo đói những vẫn phải đối mặt với
nguy cơ tái nghèo. Thông qua việc sử dụng các dữ liệu từ Mỹ, Việt Nam và
Ấn Độ, báo cáo cho thấy rằng trong cùng thời điểm này, lƣợng dân cƣ nghèo
đã giảm xuống và có thu nhập trung bình đã tăng lên, trong khi ở Mỹ lại có
kết quả ngƣợc lại.
- Kozel, Valerie (2014), Well Begun but Not Yet Done: Progress and
Emerging Challenges for Poverty Reduction in Vietnam, World Bank Group,
Washington, DC, />Báo cáo đã đƣa ra cái nhìn tổng quan về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam,
trong đó tập trung vào những thành công ấn tƣợng trong tăng trƣởng và xóa
đói giảm nghèo nhƣng bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra rằng những thách thức
lớn vẫn còn tồn tại; cập nhật chuẩn nghèo ở Việt Nam; đánh giá thực trạng
đói nghèo ở Việt Nam; phân tích, so sánh quy mô đói nghèo ở Việt Nam năm
1999 với năm 2009; đề cập đến công tác xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân
tộc thiểu số và đề ra câu hỏi liệu bất bình đẳng có đang ngày càng tăng lên ở
Việt Nam và đƣa ra một số gợi ý.
- Demombynes, Gabriel; Hoang Vu, Linh (2015), Demystifying Poverty
Measurement
in
Vietnam,
World
Bank
Group,
Washington,
DC,
Nghiên cứu cung
cấp các cách đo đói nghèo ở Việt Nam cho những ngƣời không chuyên. Theo
nghiên cứu này, Việt Nam có 2 cách để đo đói nghèo, cách tiếp cận theo thu
nhập đƣợc Bộ Lao động, Thƣơng Binh và Xã hội sử dụng để phân loại đói
nghèo và sử dụng trong các chƣơng trình giảm xóa đói giảm nghèo trong thời
gian ngắn. Bên cạng đó, cách tiếp cận dựa trên chi tiêu đƣợc Tổng cục Thống
kê và Ngân hàng Thế giới sử dụng để đo lƣờng những thay đổi về đói nghèo
trong thời gian dài. Chuẩn đói nghèo của Việt Nam là 1,25 USD/ngày so với
9
chuẩn đói nghèo quốc tế là 2 USD/ngày. Chuẩn đói nghèo quốc gia theo Tổng
cục Thống kê là tƣơng tự xét về ngang giá sức mua so với các quốc gia khác
có cùng trình đô phát triển. Theo dự báo thì tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam sẽ
giảm từ 17,2% năm 2012 xuống còn dƣới 10% vào trƣớc năm 2020, nhƣng
hơn 1/3 đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở trong tình trạng đói nghèo.
Các nghiên cứu trên đã đƣa ra cái nhìn tổng quát về xóa đói giảm
nghèo nói chung và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói riêng. Có thể nói đây
là cơ sở lý luận cơ bản để tác giả tham khảo trong việc hoàn thành luận văn và
nắm đƣợc tình hình tổng quát nhất về công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đói nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội dành đƣợc sự quan tâm lớn của
cộng đồng xã hội bởi nó tác động đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và
đến sự phát triển của một quốc gia, vùng, miền hay của bản thân mỗi ngƣời.
Vì vậy đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chƣơng trình, đề án
đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ở trong nƣớc với nhiều góc độ khác
nhau.
* Dƣới dạng báo cáo, đề án, đề tài
- Bộ Lao động, Thƣơng Binh và Xã hội (2003), Báo cáo sơ kết thực
hiện chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo và việc làm 2001-2003,
nhiệm vụ và giải pháp, Hà Nội: Báo cáo đã sơ kết việc thực hiện chƣơng
trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo và việc làm trong giai đoạn 2001-2003, rút
ra những thành tựu đạt đƣợc và nguyên nhân, những hạn chế còn tồn tại và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; từ đó báo cáo sơ kết đề xuất mổ
số nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện chƣơng trình, mục tiêu xóa đói giảm
nghèo trong giai đoạn 2004-2005.
- Hafiz A. Pasha & T. Palanivel (2004), Chính sách và tăng trưởng vì
người nghèo - Kinh nghiệm châu Á, ADB, cho rằng: việc theo đuổi tăng
10
trƣởng phải đi kèm với nỗ lực đạt đƣợc tăng trƣởng vì ngƣời nghèo thông qua
việc tái phân bổ tài sản và thu nhập trong nền kinh tế và điều này có ý nghĩa
lớn trong xác định bản chất của chiến lƣợc chống đói nghèo. Thực tế một số
quốc gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi thành tích tăng trƣởng kinh
tế đầy ấn tƣợng, còn một số khác lại có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng
trƣởng kinh tế là tƣơng đối thấp.
- Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2007), Phát triển kinh tế - xã hội với
xóa đói giảm nghèo ở ngoại thành Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội: đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế - xã hội với nghèo, đói; đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ văn hóa với xóa
đói giảm nghèo.
* Dƣới dạng sách, bài báo khoa học
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) (1997), Xóa đói, giảm
nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb. Lao động, Hà Nội: cuốn sách đã trình bày
các cơ sở lý luận chung về xóa đói, giảm nghèo, tăng trƣởng kinh tế và chỉ ra
vai trò của công tác xóa đói, giảm nghèo với tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
- Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và
vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội:
cuốn sách đã đề cập tới vấn đề tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn
đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng.
- Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của nhà nước góp phần
xóa đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội: cuốn sách đã đề cập đến tác động kinh
tế của nhà nƣớc và tác động của nó đối với xóa đói giảm nghèo trong quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) (2001), Giảm nghèo ở Việt
Nam: Thành tựu và thách thức, Nxb. Thế giới, Hà Nội: cuốn sách đã đƣa ra
11
những thành tựu và thách thức trong quá trình giảm nghèo ở Việt Nam trong
bối cảnh mới.
- Lê Xuân Bá và Chu Tiến Quang (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: đã trình bày các cơ sở lý luận
về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, và công tác xóa đói giảm nghèo của Việt
Nam trong thời gian qua.
- Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2004), Những định hướng
chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006
-2010, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội: cuốn sách đã trình bày những nội dung
cơ bản của định hƣớng chiến lƣợc chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo giai đoạn 2006-2010 và đề cập một số giải pháp thực hiện các định
hƣớng chiến lƣợc đó.
- Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Hồng Chƣơng (2011), Chất lượng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam, 10 năm nhìn lại và định hướng tương lai, Nxb. Giao
thông vận tải, Hà Nội: các tác giả đã đƣa ra cái nhìn tổng quan về chất lƣợng
tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2010, qua đó đƣa ra một số định
hƣớng nhằm tăng cƣờng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong thời
gian tới.
- Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi (2011), Định hướng về chính sách phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020, Nxb. Lao động
xã hội, Hà Nội: Cuốn sách đã tập trung làm rõ định hƣớng về chính sách phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong giai đoạn 2011-2020, trong đó
có nhấn mạnh đến vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo.
- Lê Quốc Lý (chủ biên) (2012), Chính sách xoá đói giảm nghèo - Thực
trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội: Với 9 chƣơng, hơn 300
trang sách, cuốn sách đã đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo
ở Việt Nam; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và các chính sách của Nhà nƣớc
ta về xóa đói, giảm nghèo; các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo điển hình;
12
đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt
Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định hƣớng, mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách
xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới.
- Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Chính sách giảm nghèo ở nƣớc ta hiện
nay: Thực trạng và định hƣớng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển,
tr.19-26, Hà Nội: Bài viết đã nêu các quan niệm về nghèo và chính sách giảm
nghèo; các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam; phân tích thực trạng nghèo và
kết quả của các chính sách giảm nghèo và đề xuất định hƣớng chính sách
giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới.
* Dƣới dạng luận văn, luận án
- Vũ Thị Hiểu (1996), Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp
phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, đã
nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam,
phát hiện những hạn chế và đề xuất giải pháp cải thiện công tác xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn thôn qua việc sử dụng lao động một cách có hiệu quả.
- Đào Văn Hùng (2001), Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, nghiên cứu về chính sách tín
dụng trong giảm nghèo và đƣa ra các giải pháp tín dụng đối với ngƣời nghèo
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đỗ Thế Hạnh (1998), Thực trạng và những giải pháp kinh tế chủ yếu
nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh, định cư tỉnh Thanh Hóa, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, đã nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế ở
địa phƣơng nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng định canh, định cƣ trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
- Đào Tấn Nguyễn (2004), Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xoá
đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội: đã phân tích thực trạng tín dụng ngân
13
hàng đối với ngƣời nghèo thông qua hoạt động của Ngân hàng phục vụ ngƣời
nghèo trong 7 năm (1996-2002) và hoạt động tín dụng đối với ngƣời nghèo
của ngân hàng chính sách xã hội sau khi tiếp nhận bàn giao từ Ngân hàng
phục vụ ngƣời nghèo, qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế còn tồn tại và
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện giải pháp tín dụng
góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội Việt
Nam trong thời gian tới.
- Nguyễn Hoàng Lý (2005), Xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai, thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội: luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo,
thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai, chỉ ra những thành tựu đạt
đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
đó. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện công tác xóa đói,
giảm nghèo ở Gia Lai trong thời gian tới.
- Đinh Thị Lang (2005), Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn quận Bình
Thạnh, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội: luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về xóa đói
giảm nghèo, thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn quận Bình Thạnh, và
qua đó rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn quận Bình Thạnh trong thời gian tới.
- Nguyễn Công Bằng (2009), Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành
Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội: luận văn đã
trình bày cơ sở lý luận chung về giảm nghèo, thực trạng giảm nghèo tại các
huyện ngoại thành Hà Nội và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xóa đói
giảm nghèo tại các huyện ngoại thành này trong thời gian tới.
- Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo
chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ kinh tế, đã nghiên cứu
đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo từ giai đoạn 2009– 2013, nhằm chỉ ra
14
những tác động tích cực và tiêu cực của mỗi chính sách đến công cuộc giảm
nghèo của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những định hƣớng cũng nhƣ biện
pháp hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2015.
- Nguyễn Thị Hoa (2010), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm
nghèo chủ yếu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ: Tác đã trình bày những cơ sở lý
luận chung về xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo; phân
tích, đánh giá thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam
thời gian qua với những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian
tới.
- Nguyễn Đăng Bình (2012), Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng
nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2020, Luận án
tiến sĩ, Viện Chiến lƣợc phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Hà Nội: luận án
đã làm rõ cơ sở lý luận về đầu tƣ phát triển theo hƣớng tăng trƣởng nhanh gắn
với giảm nghèo, thực trạng đầu tƣ phát triển theo hƣớng tăng trƣởng nhanh
gắn với giảm nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cƣờng đầu tƣ phát triển theo hƣớng tăng trƣởng nhanh gắn
với giảm nghèo bền vững tại Việt Nam đến năm 2020.
- Nguyễn Thị Nhung (2013), Giải pháp xoá đói giảm nghèo nhằm phát
triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội: đã phân tích thực trạng giải pháp xóa đói giảm
nghèo ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tác động đến công tác xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc. Qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây
Bắc nhƣ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa giảm nghèo với tiếp cận thị trƣờng, chú
15
trọng và phát huy vai trò của xóa đói giảm nghèo thông qua cơ chế khuyến
khích, ƣu đãi để ngƣời nghèo chủ động tham gia vào thị trƣờng.
- Bùi Thị Hà (2014), Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Sóc
Sơn, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh, Đại học Thái Nguyên: luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực
tiễn về nghèo và giảm nghèo bền vững, thực trạng nghèo khổ và giảm nghèo
theo hƣớng bền vững tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, qua đó đề xuất mục tiêu và
giải pháp giảm nghèo theo hƣớng bền vững tại huyện Sóc Sơn trong thời gian
tới.
Liên quan trực tiếp đến công tác giảm nghèo của Ninh Bình có luận văn
thạc sĩ của tác giả Bùi Mai Hoa (2009). Tác giả đã sử dụng nghiên cứu một
cách khá tổng quát công tác giảm nghèo của Ninh Bình giai đoạn 2006-2009
và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác giải nghèo Ninh Bình.
Ngoài ra, còn có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Nghị (2014),
Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình, Luận văn
thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình
bày cơ sở lý luận về giảm nghèo, thực trạng giảm nghèo ở Ninh Bình giai
đoạn 2000-2013 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giảm
nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình đến năm 2015.
Tuy nhiên, cả hai luận văn trên mới chỉ nghiên cứu công tác xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung chứ chƣa đi sâu nghiên cứu công
tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn một huyện cụ thề nào.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các tài liệu trên đã đề cập đến
nhiều khía cạnh của vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Đây là những tƣ liệu khoa
học quý sẽ đƣợc tác giả tiếp thu có chọn lọc trong quá trình viết luận văn của
mình. Và theo quá trình tìm hiểu của tác giả thì chƣa có công trình nghiên cứu
nào đề cập đến vấn đề thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, bởi vậy, có thể thấy rằng đề tài “Giải
16