Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận tìm HIỂU về TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.87 KB, 25 trang )

TÌM HIỂU VỀ TỈNH PHÚ THỌ
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô
Hà Nội, cách thủ đô Hà nội 80 km về Phía Bắc. Phú Thọ có địa thế khá thuận
lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy
qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc
lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa
Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các
yếu tố khác để phát triển kinh tế- xã hội như con người, tài nguyên, các khu
công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân
Sơn…
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng
đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong
Châu.
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn
Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi
Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc.
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương
(10/3 âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của
mình: Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví,
hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo...
Lịch sử
Tỉnh Phú Thọ là một trong những chiếc nôi của loài người. Hàng nghìn năm
qua, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến ngày nay, địa bàn Phú Thọ
đã trải qua biết bao đổi thay về địa danh và địa giới hành chính.
Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm của
nước Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương với Nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ
nằm trong huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ X), Phú Thọ
nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.
Đến thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ,
tỉnh), dưới là các phủ, châu, huyện, thay thế cho chế độ quận huyện thời Bắc


thuộc, Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến
cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn
Tây.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi
1


tất cả các trấn trong cả nước là tỉnh, điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang
tỉnh kia, chia tách một số huyện lớn… Ở phạm vi hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn
Tây năm 1831 chuyển huyện Tam Nông thuộc tỉnh Sơn Tây về tỉnh Hưng Hóa,
tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng của tỉnh Hưng Hóa thành hai huyện
Thanh Sơn và Thanh Thuỷ (1833).
Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực
dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, lập ra các tỉnh mới.
I.Nguồn lực tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực
giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý
mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà
Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp
Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã
ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km,
cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn
200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các
nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung
Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ

32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và
quốc tế.
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,
huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam
Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm
chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14
phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và
50 xã đặc biệt khó khăn.

2


1.2 Đặc điểm địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy
gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm
năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang
trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng
bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các
loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3


2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1 Tài nguyên khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn,
khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát

triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Mưa, bão tập trung vào các tháng từ tháng 5
đến tháng 10 trong năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.343mm. Các
hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra vào mùa hè và mùa thu. tháng
lạnh nhất là tháng 12. Tần suất sương muối thường xảy ra vào mùa đông.
2.2 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km 2, theo kết quả điều tra thổ
nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít
đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới
66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng
đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng
trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm
nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn
ha.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây
nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư
và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên
đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ
và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô
thị.
2.3 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả
nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự
nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự
nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế
biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số
loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục
vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).
4



3- Đặc điểm sông ngòi.
Phú Thọ nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, tiếp nhận nguồn nước của 3
sông lớn: sông Lô, sông Thao, sông Đà ngoài ra còn có các sông nhỏ, ngòi lớn
như: sông Bứa, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me chảy ra sông Thao: sông Chảy
chảy ra sông Lô, ngòi Lạt chảy ra sông Đà...Nhìn chung các sông trên địa bàn
tỉnh Phú thọ có đặc điểm như sau:
a- Sông Thao: Có lưu vực từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 55.605
km2, riêng phần Việt Nam là: 11.173 km, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu
Bổng (Hạ Hoà) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 110 km, chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Lưu lượng lũ lớn nhất trên 30.000 m3/sek.
b- Sông Lô: Lưu vực sông từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng
25.000km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chi Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót
(Việt Trì) khoảng 67 km cũng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như
song song với sông Thao. Tuy bắt nguồn và chảy qua các tâm mưa của vùng
Việt Bắc, song các chi lưu và suối ngòi đổ vào không cùng chế độ thuỷ văn nên
ít xảy ra lũ trùng hợp, dữ dội. Lưu lượng lũ lớn nhất xấp xỉ 9.000 m3/sek.
c- Sông Đà: Có lưu vực khoảng 50.000 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh
Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông), khoảng 41,5 km theo hướng Bắc
Nam. Đây là con sông chảy qua các tâm mưa dữ dội nhất của vùng núi cao
hiểm trở Tây Bắc nên có lưu lượng lũ khoảng lớn hơn 18.000 m 3/sek, lượng lũ
chiếm tới 49% tổng lượng lũ sông Hồng và là nguyên nhân gây lũ lụt nhiều
nhất.
d- Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài 2 chi lưu lớn là sông Chảy và
sông Bứa đổ vào 3 sông lớn còn có rất nhiều suối ngòi với mật độ dầy đặc, góp
phần tạo nên lượng dòng chảy lớn của hệ thống sông Hồng. Số sông ngòi chảy
vào sông Hồng, sông Lô, sông Đà có chiều dài  10 km là 72 sông ngòi, mật
độ trung bình sông nhỏ và suối từ 0,5 -: - 1,5 km/km2.
4. Tài nguyên khoáng sản
Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số

loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao
lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ
lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5
triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9
triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác
thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
5




Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng
khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn,
tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai
thác hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như
xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
II. Nguồn lực kinh tế - xã hội
1.Dân cư
Dân số - Dân tộc:Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Phú Thọ có
1.216.599 người. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 727.500 người, chiếm
59,8% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh với số
dân là 1.044.979 người, chiếm 85,89% dân số của tỉnh. Dân số là người dân tộc
thiểu số là: 171.620 người, chiếm 14,11% số dân toàn tỉnh. Trong số các dân
tộc thiểu số dân tộc Mường có 165.748 người, chiếm 13,62%; dân tộc Dao có
11.126 người, chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay có 2.641 người, chiếm 0,22%;
dân tộc Tày có 1.885 người, chiếm 0,15%; dân tộc Mông có 628 người, chiếm
0,05%; dân tộc Thái có 465 người, chiếm 0,04%; dân tộc Nùng có 350 người,
chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có 274 người, chiếm 0,02%; dân tộc Thổ có 143
người, chiếm 0,01%; dân tộc Ngái có 99 người, chiếm 0,008%...

Trình độ dân trí :
Ðến nay đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12/12 huyện, thị, thành phố với
100% số xã; tỷ lệ người biết chữ đạt 98,3% dân số. Số học sinh phổ thông niên
học 2001-2002 có trên 307.250 em, số giáo viên là 14.183 người. Số thầy thuốc
có 2.597 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 206 người.
Theo số liệu thống kê: Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh hiện nay là: 80
vạn người; Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 11,6
vạn người ( khoảng 14,5% ); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 28% (
năm 2005 ) và 36% ( năm 2007 ); Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm:
gần 2 vạn người. Những con số trên phản ánh một thực trạng đang diễn ra hiện
nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử
dụng lao động là rất lớn, nguồn lao động của tỉnh rất đồi dào, nhưng tỉ lệ lao
động được giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình
trạng thừa lao động, thiếu việc làm như trên chính là do chất lựơng nguồn lao
động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tư chưa có chính sách ưu đãi đặc
6


biệt đối với lực lượng lao động điạ phương và chưa có một chiến lược phát
triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản.
Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt,
may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây
dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ
nhanh.
Khu công nghiệp Phù Ninh
Khu công nghiệp Phú Hà
Khu công nghiệp Trung Hà
Khu công nghiệp Tam Nông

Trọng điểm có :
Khu công nghiệp Thuỵ Vân

Khu công nghiệp Thụy Vân
7


Tổng diện tích là 400 ha.
Khu công nghiệp (KCN) Thụy Vân nằm ở phía Bắc thành phố Việt Trì tỉnh
Phú Thọ, cách ga Phủ Ðức - tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai 0,5 km, cách
quốc lộ số 02 là 01km, cách đường xuyên Á gần 02km, cách Cảng sông Việt
Trì 7km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50 km. Hiện nay tại KCN Thụy Vân
có 52 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó có 28 doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng:
1. Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ KCN đã được xây dựng
hoàn chỉnh và được đấu nối đồng bộ vào mạng lưới giao thông của thành phố
Việt Trì.
2. Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện lưới sử dụng của KCN Thụy Vân được
cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia được đấu nối bằng hệ thống đường dây 35
KV và 22 KV qua trạm biến áp 2 x 40 MAV - 110/35/ 22.
3. Hệ thống cấp nước: Mạng lưới cấp nước của thành phố Việt Trì được xây
dựng đến tận chân hàng rào của từng nhà máy trong KCN. Hệ thống này có
công suất cao và ổn định có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về nước của
các Nhà đầu tư.
4. Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc của KCN Thụy Vân
đã được hoà mạng viễn thông quốc gia và quốc tế với đầy đủ các dịch vụ viễn
thông cơ bản: Điện thoại, Fax, Internet. Hệ thống này đảm bảo được các tiêu
chí cơ bản về tốc độ kết nối, chất lượng thông tin cung cấp và tính bảo mật.
5. Cảng nội địa ICD: Cảng nội địa ICD thực hiện mọi thủ tục hải quan ngoài

cửa khẩu trong KCN (thủ tục hải quan tại chỗ), cung cấp các dịch vụ bốc
dỡ, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nằm trong
KCN.
6. Khu đô thị mới và khu nhà ở công nhân: Khu đô thị mới và khu nhà ở công
nhân cũng đang được đầu tư xây dựng đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu về nhà
ở cho các Nhà đầu tư và đội ngũ công nhân của doanh nghiệp.
3. Tiềm năng du lịch
Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước
từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích
cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du
lịch.
Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như:
8


3.1 Đền Hùng
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao
175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy
Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy
Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm
ngặt giáp giới với những xã thuộc huyệnLâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô
thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực
đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc
giaVăn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua
Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc
quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của
các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10

tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với
những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành
hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với
lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà
9


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức
lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa,
lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua
các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con
rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời
sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn
khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn
người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó
hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Các di tích chính
1.
2.

3.
4.
5.

6.

10


Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở
thành 100 người con.
Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6
mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm
Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc
tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền
thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của
cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió
hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng
đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề,
tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền


ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại
và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua
Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay
theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27
(năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7
(năm 1922) trùng tu lại.
8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa
Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi
theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.

9. Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào
năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên
núi Ốc Sơn (núi Vặn).
3.2Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn được thành lập theo Quyết định số 49/2002/QĐ-TTg
ngày 17/42002 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 30 VQG có trên lãnh
thổ Việt Nam, là địa bàn không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc
phòng mà còn là hành lang giao lưu phát triển kinh tế nối liền vùng Tây Bắc và
Đồng bằng Bắc Bộ.
Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành
phố Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km[1], có phạm vi ranh giới được xác định như
sau:

Phía Đông: Giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn.

Phía Tây: Giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà
Bình).

Phía Nam: Giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình).

Phía Bắc: Giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Tọa độ địa lý: Từ 21°03' đến 21°12' vĩ bắc và từ 104°51' đến 105°01' kinh
đông[1].
Địa hình
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến
1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá.
11



Diện tích
Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích
vùng lõi là 15.048 ha[1] khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu
phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành
chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy
nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là
rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình
kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.
Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn là 18.639 ha, bao gồm các
xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn,
Kim Thượng, Xuân Đài, đều cùng huyện.
Đa dạng sinh học

Vườn quốc gai Xuân Sơn
Những dãy núi đá vôi tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
Theo thống kê bước đầu, Vườn quốc gia Xuân Sơn có 1.179 loài thực vật có
mạch thuộc 650 chi và 175 họ[2] trong đó có 52 loài thuộcngành
Quyết và ngành Hạt trần. Có 91 loài cá, 75 loài bò sát và lưỡng cư, 241
loài chim, 76 loài thú[2].
12


Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, hệ
thực vật ở Xuân Sơn có các loài re, dẻ, sồi và mộc lan chiếm ưu thế. Ngoài ra,
ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá
duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy,nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng
chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền
Bắc). Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là
cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc[3].


13


Khu du lịch Thanh Thuỷ Health Resort
Tự hào là điểm đến của những đoàn khách du lịch trong và ngoài nước. Nét
đặc trưng của Thanh Thủy Health Resort là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bao
gồm hệ thống bể bơi nước khoáng được khai thác từ nguồn nước khoáng nóng
Thanh Thủy là nước khoáng Radon đặc biệt quý hiếm lần đầu tiên được phát
hiện tại Miền Bắc Việt Nam. Trong nước khoáng có nhiều hàm chất vi lượng
như: Natri, Canxi, Magie đặc biệt có nhiều hàm chất Radon – một loại nước
Radon quý hiếm rất thích hợp cho việc tắm ngâm, hỗ trợ cho việc phục hồi sức
khoẻ và chữa bệnh, giúp thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông máu, có lợi cho tim,
giúp con người có một làn da khoẻ đẹp, hồng hào. Đặc biệt những ai bị đau
xương khớp hay làm việc nhiều, chân tay thấy mệt mỏi, rã rời chỉ cần tắm
ngâm khoảng 30phút/ 1lần, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và thực hiện trong
khoảng thời gian nhất định, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.. Kết hợp với tắm
khoáng là tắm bùn khoáng vô cơ tốt nhất kèm theo những hương liệu, dược
thảo, hoa tươi sẽ đem lại cho du khách một làn da tươi tắn, mịn màng ngay sau
khi tắm bùn.
Vị trí
Tọa lạc trên diện tích 87ha nằm ở phía Tây bên bờ sông Đà hiện nay “Khu liên
hợp nghỉ dưỡng nước khoáng nóng ”Thanh Thủy Heath Resort ” với hệ
thống khách sạn 4 tầng, gồm có 110 phòng nghỉ tiện nghi sang trọng, nhà hàng
với công suất phục vụ 300 khách, 2 hội trường (30- 300 khách), 5 phòng
karaoke, các dịch vụ vui chơi giải trí phong phú như: Hồ du thuyền, đạp vịt, sân
cầu lông, xe đạp đôi, bar, cafe…, khu vực tắm khoáng và tắm bùn hiện đại. Đặc
biệt trong thời gian gần đây chúng tôi mới đưa thêm vào loại hình tắm thuốcrất thích hợp cho việc ngâm tắm phục hồi sức khỏe.

14



Thanh Thủy Heath Resort
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2012
4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 8.981,2 km đường
giao thông, trong đó: Ðường do Trung ương quản lý dài 263 km, chiếm 2,92%;
đường do tỉnh quản lý dài 564,6km, chiếm 6,28%; đường do huyện quản lý dài
783,6 km, chiếm 8,7%; đường do xã quản lý đài 7.370km, chiếm 82%.
Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 26%, đường
nhựa chỉ chiếm 4,15% còn lại là đường đất. Hiện nay, 100% các xã đã có
đường ôtô đến trung tâm xã.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông:Tổng số bưu cục và dịch vụ là 132
đơn vị. Số máy điện thoại là 34.691 cái; bình quân 2,68 máy/100 dân. Hệ
thống bưu chính viễn thông: Tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất
lượng cao đã được hoà mạng bưu chính viễn thông quốc gia, bảo đảm liên lạc
thông suốt trên toàn quốc và quốc tế. iễn thông Phú Thọ sẵn sàng đáp ứng ngay
lập tức mọi dịch vụ về internet băng rộng, về điện thoại cố định và di động trên
mọi địa bàn. Hiện nay, về mạng điện thoại cố định có dây (mạng viễn thông cơ
bản của xã hội) Viễn thông Phú Thọ đã có trên 180.000 số lắp đặt với hơn
130.000 thuê bao đang hoạt động, chiếm trên 90% thị phần. Về tổng đài, Viễn
thông Phú Thọ đã lắp đặt trên 120 tổng đài theo công nghệ hiện đại của Pháp,
chất lượng cao (cứ khoảng 2 xã có một tổng đài). Về internet băng rộng, Viễn
thông Phú Thọ đã có 30.000 số lắp đặt với 16.000 thuê bao, chiếm hơn 80% thị
phần và có thể đáp ứng ngay nhu cầu lắp đặt internet tại địa bàn 100% số xã
trong tỉnh. Về điện thoại di động Vinaphone, hiện Viễn thông Phú Thọ đã lắp
đặt khoảng 100 trạm, hết năm 2008 sẽ phát sóng 51 trạm nữa và đầu năm 2009
sẽ phát sóng hơn 60 trạm nữa, nâng tổng số trạm phát sóng trên địa bàn lên 200
trạm. Những con số trên có thể thấy, từ cơ sở hạ tầng đã được đầu tư vững chắc
như vậy thì việc cung cấp dịch vụ cũng như chất lượng của nó khó có doanh
nghiệp viễn thông nào làm được. Đó là chưa kể đến lợi thế của Viễn thông Phú
Thọ về năng lực mạng lưới đường truyền dẫn cáp quang lớn và rộng khắp nhất

tỉnh. Năng lực truyền dẫn mạch là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ,
chống nghẽn mạng, đảm bảo tốc độ truy cập internet… Hiện nay, rất nhiều
doanh nghiệp viễn thông khác đang phải thuê lại đường truyền của Viễn thông
Phú Thọ. Chính với thế mạnh trên mà dịch vụ điện thoại có dây, điện thoại di
15


động Vinaphone và đặc biệt là dịch vụ internet băng rộng Mega VNN của Viễn
thông Phú Thọ đang được xã hội thừa nhận đánh giá có chất lượng hàng đầu.
Hiện nay, Viễn thông Phú Thọ đang là doanh nghiệp đi tiên phong thực hiện
đầu tư hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới NGN. Khi mạng này vận hành,
đường dây điện thoại cố định sẽ trở thành công cụ hội tụ điện thoại cố định,
điện thoại di động, internet truyền thông đa phương tiện. Trên đường dây điện
thoại cố định, khách hàng không chỉ sử dụng điện thoại thông thường mà còn
có thể hội họp, trao đổi điện thoại có hình ảnh video; có thể dùng truy cập
internet; xem truyền hình trực tuyến, mua bán điện tử, giải trí tương tác, các
dịch vụ lên mạng riêng ảo VPN, các tính toán tự động, thông báo sự kiện tự
động… Như vậy, khi khách hàng sử dụng đường điện thoại cố định hay
internet băng rộng của Viễn thông Phú Thọ có nghĩa là khách hàng sẽ được
hưởng công nghệ mới nhất của mạng viễn thông thế hệ mới.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia:Ðến nay, toàn tỉnh đã có 100% số huyện có
mạng điện lưới quốc gia được hòa mạng; 222/270 xã, thị trấn có điện, chiếm
82,2%; trong đó, xã miền núi là 162/214 xã, thị trấn, chiếm 75,7%.

16


Công ty điện lực Phú Thọ
4.4 Kinh tế - Xã hội năm 2012
Tóm tắt cơ cấu các ngành kinh tế: Nhưng nhìn chung, tình hình kinh

tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, một số dự án công nghiệp đã hoàn thành
giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, đi vào hoạt động nên đã đóng góp đáng kể vào
tốc độ tăng kinh tế chung của toàn tỉnh. Cụ thể như sau:
-Về Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàngnăm ước đạt
124,6 nghìn ha, đạt 99,8% kế hoạch năm và tăng 0,35% so với năm trước.
17


Trong đó, vụ mùa ước đạt 43,9 nghìn ha, giảm 0,62% so với cùng kỳ năm
trước.
Năng suất cây lúa vụ chiêm xuân 2011 đạt 57,67 tạ/ha, vụ được mùa lớn
nhất từ trước đến nay, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước; Vụ mùa, theo đánh
giá bước đầu năng suất lúa ước đạt 49,58 tạ/ha, tăng 3,03% so vụ mùa năm trước;
do đó, năng suất lúa cả năm ước bình quân ước đạt 53,74 tạ/ha vượt 4,35% kế
hoạch năm và tăng 4,53% so năm 2010.
Tổng sản lượng hạt lương thực ước đạt 468,1 ngàn tấn,vượt 3,2% kế hoạch
năm, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng các cây hàng năm khác
nhìn chung giữ được ổn định so năm trước.
Số lượng đàn gia súc, gia cầm nhìn chung giữ ổn định, không có biến
động lớn. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 70,7 ngàn tấn, tăng
5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thịt lợn đạt 49,6 ngàn tấn, tăng
5,2%.
Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung (rừng sản xuất) ước
đạt 6.396 ha đạt 98,4% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trướcgiảm 30,5%.
Trồng cây lâm nghiệp phân tán ước đạt 2,1 triệu cây các loại, đạt 93,4% kế
hoạch năm, tăng 3,15% so với cùng kỳ năm 2010.
Thuỷ sản: Sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay ổn định và
có xu hướng phát triển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 9.009 ha, đạt
91,9% kế hoạch năm và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng

thuỷ sản nuôi trồng, khai thác ước đạt 16,3 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước
tăng 7,5%; trong đó, sản lượng cá nuôi trồng các loại ước đạt 13,9 nghìn tấn,
tăng 8,5%.

18


-Lĩnh vực Sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2011 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng
trưởng không ổn định chủ yếu là do chịu tác động từ việc tăng giá cả một số vật
tư nguyên liệu đầu vào như: sắt thép, điện, xăng dầu, chi phí trả lãi vay ở mức
cao,... tác động không tốt đến sản xuất. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng
tăng 8,7% so với 9 tháng năm 2010.
Vốn đầu tư thực hiện: Nhìn chung, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh
trong 6 tháng đầu năm chịu tác động của việc triển khai thực hiện Nghị quyết
11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Mặt khác, do giá vật tư xây dựng, đầu
vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, ngân hàng thắt chặt cho vay nên vốn
đầu tư thực hiện của các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước đạt thấp hơn so
cùng kỳ.
Ước tính vốn đầu tư thực hiện 9 tháng năm 2011 ước đạt 7.546,9 tỷ đồng,
tăng 7,85% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, Nguồn vốn trung ương quản lý
đạt 810,8 tỷ đồng, giảm 12,76% so với 9 tháng năm 2010;
Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng năm 2011 ước đạt 8.498,5 tỷ
đồng, tăng 16,45% so cùng kỳ năm trước (chưa loại trừ yếu tố giá).
Xuất, nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 9 tháng năm
2011 ước đạt 317,5 triệu USD, đạt 89,4% kế hoạch năm và tăng 36,2% so với
cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kim ngạch đạt
cao nhất 276,4 triệu USD, chiếm 87% tổng số, tăng 34,3% so cùng kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 9 tháng năm 2011 ước đạt 319,9 triệu

USD, đạt 84,1% kế hoạch năm và tăng 20,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó,
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 228 triệu USD, chiếm 71,3%
tổng số và tăng 28,9% so cùng kỳ.
Chỉ số giá: Tháng 9/2011 mức độ tăng giá của các nhóm mặt hàng tiếp tục
tăng chậm so với những tháng trước, một số mặt hàng giá đã có xu hướng
giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 8/2011 là 100,59% (tăng
0,59%). Trong 10 nhóm hàng phi lương thực- thực phẩm, 6 nhóm có chỉ số
tăng (dưới 1%), 4 nhóm có chỉ số giảm.
Giá vàng tháng 9/2011 so với tháng trước tăng 11,88%; so với tháng
12/2010 tăng 29,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 60,87%.
Vận tải hàng hoá và hành khách: Sản lượng vận tải hàng hoá 9 tháng đầu
năm 2011 ước đạt 16,6 triệu tấn, tăng 4,4% so cùng kỳ năm trước; sản lượng
luân chuyển hàng hoá ước đạt 826 triệu tấn.km, tăng 6%. Trong đó, vận tải
19


đường bộ đạt 11,4 triệu tấn vận chuyển và 280,8 triệu tấn.km luân chuyển, so
với cùng kỳ tăng 2,2% về tấn vận chuyển và tăng 6,4% tấn.km luân chuyển;
vận tải đường sông ước đạt 5,1 triệu tấn vận chuyển bằng 545,2 triệu tấn.km
luân chuyển. So với cùng kỳ năm trước tăng 9,6% về tấn vận chuyển và tăng
5,8% tấn.km luân chuyển.
Sản lượng vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 4.007,7 ngàn
hành khách, tăng 14,8% so cùng kỳ; luân chuyển hành khách đạt 403.271 triệu
hành khác.km, tăng 2,9% so cùng kỳ.
-Tài chính, tín dụng:
Hoạt động ngân hàng tiếp tục bám sát các chương trình mục tiêu, kinh tế
trọng điểm của tỉnh, chú trọng công tác huy động vốn tại chỗ, cơ bản đáp ứng
nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sức ép hạn
mức tín dụng, mặt bằng lãi suất tăng cao đã hạn chế mức tăng trưởng tín dụng,
nhiều cơ sở kinh tế gặp khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất

kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến hết Quý
III/2011 đạt 13.540 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2010 tăng 3.044 tỷ đồng (tăng
29%); so với cuối năm 2010, tăng 1.957 tỷ đồng (tăng 16,9%).Tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế đến hết quý III/2011 ýớc đạt 17.450 tỷ đồng; so với cuối năm
2010 tăng 1.216 tỷ đồng (tăng 7,49%); so với cùng kỳ năm 2010 tăng 2.358 tỷ
đồng (tăng 15,62%).
Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011, trong các tháng còn lại các
cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/2/2011 của Chính phủ, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để sản xuất kinh
doanh phát triển, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội./.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 8,5%.
Thu nhập bình quân đầu người là 3.197.000 đồng.
+ Nông- lâm nghiệp:
29,34%.
+ Công nghiệp- xây dựng cơ bản: 36,60%.
+ Thương mại và dịch vụ:
34,06%.
Sản phẩm chủ yếu: Công nghiệp chế biến 96,66% sản phẩm công
nghiệp;nông nghiệp trồng trọt chiếm 71,9% sản phẩm nông nghiệp

20


5. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
Theo UBND tỉnh Phú Thọ, mặc dù gặp nhiều khó khăn do Nhà nước cắt giảm
đầu tư công song công tác thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp
nông thôn vẫn đạt kết quả cao.
Trong năm 2012, ngành nông nghiệp đã thực hiện trên 60 công trình dự án với
tổng số vốn bố trí 1.597 tỉ đồng, trong đó hoàn thành đưa vào sử dụng 14,7 km
đường ô tô đến xã khó khăn; 2 dự án hạ tầng nuôi trồng thủy sản; tu bổ 56 km

đê; 5 công trình hồ đập thủy lợi cấp nước tưới cho 894 ha; 5 công trình hạ tầng
tái định cư cho 267 hộ dân, 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 1 công
trình cấp nước cho các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn 7 xã
NTM nâng tỉ lệ số dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt
83,87%...

Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm mô hình cánh đồng mẫu lớn
tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao-Phú Thọ
Cùng với các công trình đầu tư hạ tầng nông thôn, hoạt động xây dựng NTM
cũng thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, trở thành phong trào
rộng khắp. Đã có 14. 283 hộ hiến 204 ha đất và tài sản, tương đương 137 tỉ
đồng.
21


Hết năm 2012, tỉnh Phú Thọ đã có 6/247 xã đạt trên 15 tiêu chí, 35 xã đạt 10 14 tiêu chí, 64 xã đạt 7 - 9 tiêu chí và 142 xã dưới 7 tiêu chí. Đặt trọng tâm vào
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh cũng thực hiện nhiều
chính sách khuyến khích chuyển giao tiến bộ kĩ thuật góp phần thúc đẩy năng
suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp như hỗ trợ áp dụng biện pháp kĩ
thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) 10,6 ngàn ha; khuyến khích tăng tỉ lệ lúa lai
lên 55%; hỗ trợ cải tạo chè giống mới đạt 60%; tỉ lệ thủy sản giống mới đạt trên
30,5%; tỉ lệ các giống bò lai, lợn lai cũng đạt từ 60 - 95%.
Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Phát triển sản
xuất nông nghiệp của tỉnh hiện đang tập trung vào 4 chương trình trọng điểm
gồm: Sản xuất lương thực; phát triển cây chè; phát triển rừng sản xuất và phát
triển thủy sản. Định hướng từ nay đến 2015 sẽ phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ
KHCN vào sản xuất, từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao”.
Tiếp tục nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn rất có hiệu quả ra toàn tỉnh, xây
dựng vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, gắn sản xuất với bảo quản chế biến

và thị trường tiêu thụ nhằm tăng nhanh giá trị. Cơ cấu lại ngành chăn nuôi,
khuyến khích chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại theo hình thức công nghiệp
gắn với an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tổ chức dịch vụ chăn
nuôi đồng bộ từ giống, thức ăn, thú y đến giết mổ, tiêu thụ. Chú trọng đầu tư
nâng cấp hồ, đầm tự nhiên, chuyển đổi diện tích ruộng úng sang thâm canh
thủy sản. Khuyến khích mở rộng diện tích canh tác cây lâm sản ngoài gỗ, cây
dược liệu đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh doanh rừng trồng nguyên liệu
phục vụ công nghiệp chế biến giấy, chế biến ván ép MDF, HDF…
6. Kết luận chung
Phú Thọ đã được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và các nhà máy công
nghiệp với quy mô lớn. Với lợi thế giao thông gồm cả đường thủy, đường bộ và
đường sắt, tỉnh đã quy hoạch phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp (CCN) với
tổng diện tích lên đến hàng chục ngàn hecta.
-Thế mạnh phát triển công nghiệp
eo báo cáo của tỉnh, đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 7 khu công
nghiệp (KCN) được Chính phủ phê duyệt vào danh mục các KCN tập trung đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng 2
KCN có quy mô lớn là KCN Thụy Vân và KCN Trung Hà. Tổng kinh phí thực
hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào (bao gồm cả chi phí giải
phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư) KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà và CCN
22


Bạch Hạc tính đến hết năm 2011 là gần 500 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách
là 475 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 21 tỷ đồng. Ngoài
ra, các hạng mục cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào nhà máy do
Công ty CP cấp nước Phú Thọ, Bưu chính viễn thông Phú Thọ đầu tư hoàn
thiện. 5 KCN còn lại đang trong quá trình kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng kinh
doanh cơ sở hạ tầng KCN.
Hiện đã có 83 dự án đầu tư vào các KCN, CCN trực thuộc Ban quản lý các

KCN Phú Thọ, bao gồm 55 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký
5.934,3 tỷ đồng, vốn thực hiện là 3.339,8 tỷ đồng (chiếm 56% vốn đăng ký).
Trong đó, 28 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, 27 dự án đang xây dựng cơ
bản và chuẩn bị đầu tư. Các dự án đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt
may, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản… Đến nay
cũng đã có 29 dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, CCN của tỉnh với tổng
vốn đầu tư đăng ký 112,4 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 79,5 triệu USD
(chiếm 71,0% vốn đăng ký). Trong đó, 28 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh,
1 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Các dự án chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nhựa,
bao bì PP,PE, may mặc, điện tử…
-Thế mạnh về phát triển du lịch
Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam,
định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở
rộng vùng Thủ đô, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các
ngành kinh tế khác của tỉnh. Phát triển du lịch Phú Thọ đồng bộ, có trọng tâm,
trọng điểm, theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; tạo môi trường an toàn lành mạnh, thu
hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Phát triển du lịch Phú Thọ
đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội
địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá
và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả
tài nguyên du lịch của tỉnh; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai
thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với
kết hợp liên kết hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn
lực trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các
cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng
điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng.
+Mục tiêu:
23



Mục tiêu tổng quát: Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch
- thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về
số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh
tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả
nước.
+Phát triển sản phẩm du lịch:
Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích,
nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, lịch sử, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, lối
sống của các dân tộc thiểu số, ẩm thực,...
Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ
dưỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải
trí thể thao cuối tuần,...
Du lịch gắn với sự kiện (MICE) như: Thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ,...
Du lịch thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu, mua sắm tại các làng nghề truyền
thống đặc sắc.
Trong đó, các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa như: Lễ hội Giỗ Tổ Hùng
Vương, tham quan nghiên cứu di tích, hát Xoan là sản phẩm du lịch đặc trưng
của du lịch Phú Thọ. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao kết hợp với
du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch MICE,… là những sản phẩm du lịch bổ
trợ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của
khách du lịch.
Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ
tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng,
hội phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan
ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước,
nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc
sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng.

Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ,
các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội đã
có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên
9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các
lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể;
điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu
24


tạo diện mạo mới về kinh tế- xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình
phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của
tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp
dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu
hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so
sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá
chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may
mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu
cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây
thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông,
Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền
với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.
Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh
Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà
đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành
một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ- Đất
Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng./.


Năm 2000, toàn tỉnh Phú Thọ có 2.782 khách sạn và nhà hàng.
Trong đó, của Nhà nước 6, tư nhân 3, cá thể là 2.769. Khu di tích lịch sử
Ðền Hùng là một nguồn du lịch lớn của tỉnh Phú Thọ.
của cả nước. Vẻ đẹp hoang sơ cùng với nỗ lực tuyệt vời của con người trong
việc giữ gìn nơi đây đã tạo nên một bức tranh lôi cuốn ít nơi nào sánh kịp dành
cho những du khách thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật
và động vật Mã Lai và Hoa Nam. Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng
đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm
ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử:
3.000 ha; phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn
là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân
Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học
cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.
Tất cả những nguy cơ và thách thức nói trên cho thấy cần phải thực hiện công
tác nghiên cứu, qua đó làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa
25


×