Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BÁO cáo xây DỰNG mô HÌNH dữ LIỆU CHO NHÓM lớp THÔNG TIN đa DẠNG SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.49 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU CHO NHÓM LỚP
THÔNG TIN ĐA DẠNG SINH HỌC

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn

Khoa
Sinh viên thực hiện
MSV
Lớp

: Trung tâm Thông tin và Tư liệu
Môi trường – Tổng cục Môi trường.
: TS. Nguyễn Quốc Khánh
(GĐ Trung tâm)
CN. Vũ Thị Thu Thủy
(Trưởng phòng TLMT)
Th.S Trịnh Thị Lý
(Giảng viên ĐH TNMT HN)
: Công nghệ thông tin
: Nguyễn Tuấn Anh
: DC00201526
: DH2C5

Hà Nội, tháng 4 năm 2016



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU CHO NHÓM LỚP
THÔNG TIN ĐA DẠNG SINH HỌC
Địa điểm thực tập

: Trung tâm Thông tin và Tư liệu
Môi trường – Tổng cục Môi trường.
: TS. Nguyễn Quốc Khánh
(GĐ Trung tâm)
CN. Vũ Thị Thu Thủy
(Trưởng phòng TLMT)
Th.S Trịnh Thị Lý
(Giảng viên ĐH TNMT HN)
: Công nghệ thông tin
: Nguyễn Tuấn Anh
: DC00201526
: DH2C5

Người hướng dẫn

Khoa
Sinh viên thực hiện
MSV
Lớp
Người hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội, tháng 4 năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...............................................................3


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng Tư liệu Môi trường – Trung tâm
thông tin và tư liệu Môi trường – Tổng cục Môi trường, em xin chân thành cảm ơn ban
lãnh đạo trung tâm, các anh, chị cán bộ nhân viên của trung tâm đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Nguyễn Quốc Khánh giám đốc trung tâm và chị Vũ Thị Thu Thủy – trưởng phòng
Tư liệu Môi trường đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô khoa Môi trường – Trường đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
để hoàn thành khóa thực tập này. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu
để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới cô Đỗ Bích Ngọc đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành báo cáo này.
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo, do kinh nghiệm thực tế còn nhiều

hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy
cô, và các anh chị trong trung tâm để em có thêm kinh nghiệm, và tích lũy kiến thức.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị trong trung tâm luôn dồi dào sức khỏe,
đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia giàu đa dạng sinh học nhất thế giới. Ngày
nay bảo tồn đa dạng sinh học đang trở thành một vấn đề chính trị liên quan đến toàn xã
hội, chứ không phải chỉ là công việc của những người làm công tác bảo tồn., nguồn gen
càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Bởi lẽ đây là nguồn tài nguyên quý giá nhất,
đóng vai trò rất to lớn đối với đời sống con người. Vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học không
còn là công việc riêng của mỗi quốc gia mà đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu.
Tuy nhiên các thông tin và dữ liệu về đa dạng sinh học rất lớn, vì vậy để công tác
quản lý thông tin và dữ liệu về đa dạng sinh học được hiệu quả, hoa học, rút ngắn thời
gian trong công tác quản lý chúng tôi tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
dữ liệu đa dạng sinh học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu sinh ra một loại hình tài
liệu đó là tài liệu điện tử. Khác với tài liệu truyền thống được ghi trên các vật mang tin và
con người có thể đọc trực tiếp còn đối với tài liệu điện tử thông tin được ghi trên các vật
mang tin khai thác, sử dụng thông qua máy tính có chứa phần mềm tương thích. Tại đây
các tài liệu được số hóa, phân loại và lưu trữ trên phần mềm, hoặc thư viện số.
Với yêu cầu lưu trữ tài liệu có dung lượng lớn, chúng ta phải lựa chọn và thay đổi
các phương tiện lưu trữ, cập nhật công nghệ mới để phù hợp trong môi trường công nghệ

mới. Ngày nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đã ứng dụng thành công việc thu thập
tài liệu, lưu trữ điện tử trong các cơ quan tổ chức, cá nhân, và số hóa tài liệu lưu trữ để
xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mặt khác tại Việt Nam các dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học tương đối phong
phú, tuy nhiên chúng được thu thập, và lưu giữ ở nhiều cơ quan khác nhau, bên cạnh đó
công tác quản lý thông tin về đa dạng sinh học còn yếu kém, do vậy để quản lý thông tin,
dữ liệu về môi trường một các khoa học, tập trung, và thống nhất, chúng tôi cần “Xây
dựng quản lý thông tin về đa dạng sinh học” với mong muốn hỗ trợ hiệu quả hơn cho
công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thông qua thu thập số liệu cần thiết để đánh
giá, giám sát và báo cáo về tình trạng đa dạng sinh học.
2.
2.1.

Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên để
- Đối tượng: nghiên cứu vấn đề thông tin và dữ liệu đa dạng sinh học
- Thuộc lĩnh vực: quản lý môi trường
- Phạm vi:
1


• Về không gian: thực hiện chuyên đề tại Trung tâm Thông tin và Tư
liệu môi trường
• Về thời gian: Thưc hiện chuyên đề từ ngày 20 tháng 02 năm 2016
đến ngày 10 tháng 04 năm 2016
2.2. Phương pháp thực hiện
2.2.1. Thu thập thông tin, dữ liệu
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và kế thừa
2.2.3. Phương pháp thu nhận, đánh giá tổng hợp tài liệu
2.2.4. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong lưu trữ tài liệu.

3.
Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
3.1. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức và ứng dụng công nghệ thông tin, trong quản lý dữ
liệu thông tin về đa dạng sinh học.
- Rèn luyện, nâng cao kĩ năng quản lý dữ liệu về đa dạng sinh học.
3.2. Nội dung
- Tổng quan được tình hình thông tin và dữ liệu đa dạng sinh học
- Xây dựng giải pháp quản lý thông tin và dữ liệu đa dạng sinh học
- Thực hành quản lý thông tin và dữ liệu đa dạng sinh học

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
• Tên cơ sở thực tập: Trung tâm Thông tin và Tư liệu Môi trường.
• Địa chỉ: số 83 Nguyễn Chí Thanh, Q.Đống Đa, Hà Nội.
• Lãnh đạo: TS. Nguyễn Quốc Khánh
Chức vụ: Giám đốc.
• Website: www.ceid.gov.vn
• Điện thoại: (04) 38728294
Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Tổng cục Môi trường, mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, qua
quá trình tìm hiểu, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm được như sau
1.

Cơ cấu tổ chức:
Trung tâm bao gồm các phòng ban như sau:
• Văn phòng.
• Phòng Thông tin môi trường.

• Phòng Tư liệu môi trường.
• Phòng Ứng dụng công nghệ viễn thám.
• Phòng Cơ sở dữ liệu môi trường.

2.

Vị trí và chức năng

Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục), có chức năng giúp Tổng Cục
trưởng Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng Cục trưởng) thực hiện các nhiệm vụ
sau: thu thập, xây dựng và quản lý thông tin, tư liệu, thư viện giấy và điện tử, phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia phục
vụ quản lý nhà nước về môi trường của Tổng cục; chỉ đạo và hướng dẫn việc thu thập,
giao nộp, lưu trữ, quản lý, thống kê, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tư liệu môi
trường, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường; tổng hợp và công bố thông
tin về danh mục dữ liệu môi trường theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật và
các quy định hiện hành.
3


3.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Thực hiện thu thập, xây dựng, tích hợp, lưu trữ, thống kê, quản lý, cập nhật, khai thác,
xử lý thông tin, dữ liệu, tư liệu, cơ sở dữ liệu, thư viện giấy và điện tử, hệ thống thông tin
môi trường quốc gia và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng công

nghệ thông tin của Tổng cục phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường.
Thực hiện tổng hợp, cập nhật và cung cấp thông tin, tư liệu môi trường, công bố thông
tin về danh mục dữ liệu môi trường theo quy định của pháp luật và sự phân công của
Tổng Cục trưởng.
Thực hiện việc thiết kế, xây dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu môi trường, danh mục, chuẩn, cấu trúc cơ sở dữ liệu môi trường; xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về ứng dụng công nghệ
thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, thư viện, tư liệu môi
trường của Tổng cục.
Tham gia xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi
trường, báo cáo nhanh hiện trạng, biến động môi trường và nhận định xu hướng phát triển
về tài nguyên môi trường.
Thực hiện xây dựng quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, tư
liệu, thư viện, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
môi trường.
Kiểm tra, thu nhận sản phẩm các dự án, nhiệm vụ, đề tài triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ thuộc lĩnh vực thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, thư viện, tư liệu, ứng
dụng công nghệ viễn thám phục vụ quản lý nhà nước về môi trường của Tổng cục.
Tổ chức, thực hiện kết nối mạng thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, thư viện
và tư liệu môi trường; đầu mối cung cấp các dịch vụ, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp
vụ kỹ thuật về thông tin, tư liệu, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường đối với các
đơn vị trực thuộc Tổng cục và các Bộ, ngành và địa phương.
Nghiên cứu và triển khai thực hiện các ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ
thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS), thành lập Atlas, bản đồ, cơ sở dữ liệu, xây dựng
các lớp thông tin môi trường phục vụ nhiệm vụ giám sát tình hình bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học của Tổng cục.
4



Tham gia công tác điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá môi trường, dự báo tình trạng
và sức chịu tải của các thành phần môi trường, cung cấp thông tin về ảnh hưởng của ô
nhiễm và suy thoái môi trường đến con người, sinh vật, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp
lý và thực tiễn phục vụ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến
lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường theo khu vực và
vùng trên phạm vi cả nước theo sự phân công của Tổng Cục trưởng.
Tham gia điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục vụ việc xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường theo sự phân công của Tổng Cục trưởng.
Đầu mối giúp Tổng Cục trưởng về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ viễn
thám trong môi trường, lập chiến lược, chính sách, quy hoạch tổng thể mạng lưới thông
tin và tư liệu môi trường; thu thập, thu nhận, lưu trữ và quản lý thống nhất tư liệu, dữ liệu,
số liệu điều tra thông tin môi trường, các kết quả thực hiện đề tài, dự án và nhiệm vụ liên
quan đến công tác bảo vệ môi trường; quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi
trường quốc gia, thư viện giấy và điện tử của Tổng cục.
Tham gia hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thông tin, dữ liệu, tư liệu, công nghệ
thông tin, viễn thám, GIS môi trường, mạng lưới cung cấp thông tin và giám sát môi
trường toàn cầu, ứng phó môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và các lĩnh vực khác theo
sự phân công của Tổng Cục trưởng.
Thực hiện, tham gia cung cấp các dịch vụ sản xuất, tư vấn, chuyển giao công nghệ và
đào tạo trong các lĩnh vực: công nghệ viễn thám, công nghệ GIS, công nghệ thông tin,
xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin, tư liệu môi trường cho các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện xây dựng, quy trình, quy phạm,
quản lý và kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến thông tin, hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm, các quy định về giao nộp, lưu trữ, thống kê, cung cấp,
chia sẻ thông tin và tư liệu môi trường của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin, tư liệu, thông tin,
xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin môi trường, ứng dụng viễn thám trong môi

trường, thành lập bản đồ chuyên đề cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục qua hình thức cử
chuyên gia tư vấn và biệt phái cán bộ tham gia các nhiệm vụ công tác của Tổng cục.
Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành
chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng.
5


Quản lý tài chính, tài sản thuộc Trung tâm; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp
III trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Quản lý tổ chức, biên chế, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định.
Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.
4.
-

Tóm tắt các dự án môi trường đã thực hiện
Dự án đầu tư phát triển: Dự án “Xây dựng CSDL môi trường” thành phần thuộc
Dự án "Xây dựng CSDL QG về TN&MT"
Dự án hợp tác Quốc tế: Dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh ở Việt
Nam (VPEG).
Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ: Đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu quy trình
xây dựng hệ thống thông tin điểm nóng môi trường (ứng dụng tại một khu vực cụ
thể)”

6


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các cá thể sống, loài và quần
thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng thành các
quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng di truyền,
đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.
Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân. Nội
dung được quy định theo luât đa dạng sinh học 2008
2.2. Tình hình thông tin và dữ liệu phục vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
2.3. Xây dựng giải pháp quản lý thông tin và dữ liệu đa dạng sinh học
2.3.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu (CSDL) Tư liệu môi trường
2.3.1.1. Quy trình chung xây dựng CSDL Tư liệu môi trường.
Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường được thực hiện theo thông tư số
30/2009/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về quy trình và định
mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ban hành ngày 31
tháng 12 năm 2009 bao gồm các bước sau:
1. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu;
2. Phân tích nội dung dữ liệu;
3. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu;
4. Xây dựng danh mục và nhập siêu dữ liệu;
5. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;
6. Nhập dữ liệu;
7. Biên tập dữ liệu;
8. Kiểm tra sản phẩm;
9. Giao nộp sản phẩm;
10. Bảo trì cơ sở dữ liệu.

7


Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường


8


2.3.1.2. Cấu trúc CSDL tư liệu môi trường.

Trong khuân khổ của chuyên đề, ở đây chỉ nghiên cứu danh mục đối tượng quản lý
tư liệu về đa dạng sinh học.

9


2.3.2. Danh mục các đối tượng quản lý trong nhóm tư liệu về kiểm soát ô nhiễm môi
trường.
Để có thể thiết kế được bảng danh mục các đối tượng quản lý trong nhóm tư liệu
về bảo tồn và đa dạng sinh học chúng ta cần biết về các hoạt động của họ trong lĩnh vực
này:
Đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các cá thể sống, loài và
quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng
thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng di
truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.
Vai trò của đa dạng sinh học:
Rõ ràng là đa dạng sinh học ở một mức độ nào đó có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp cơ sở vật chất cho cuộc sống con người: ở mức độ này, nó duy trì sinh quyển
như một hệ thống chức năng, ở một mức độ khác, nó cung cấp các vật liệu cơ bản cho
nông nghiệp và và nhu cầu thiết thực khác.
Thức ăn: Giá trị sử dụng trực tiếp và quan trọng nhất của các loài là dùng làm thức ăn.
Rất nhiều loài thực vật và động vật có thể ăn được
Dược phẩm: Các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên có vai trò quan trọng trong
công tác bảo vệ sức khoẻ trên phạm vi toàn cầu. Ước tính 80% dân số của các nước kém

phát triển trông cậy vào các dược phẩm truyền thống trong việc chăm sóc sức khoẻ; và sự
phụ thuộc này không hề giảm đi kể cả khi có mặt các loại tây dược. Khoảng 120 hoá chất
được chiết xuất thành dạng tinh khiết từ 90 loài sinh vật đang được dùng trong y học trên
toàn thế giới . Khá nhiều trong số đó không thể sản xuất nhân tạo được: digitoxin khích
thích hoạt động tim, một thuốc trợ tim phổ biến nhất của đông y, được chiết xuất trực tiếp
từ cây Mao địa hoàng (Digitalis); vincristine nhân tạo, được dùng để điều trị bệnh bạch
cầu ở trẻ em chỉ đạt 20% hiệu quả của sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ cây
Catharanthus roseus (Rosy Periwinkle).
Những giá trị vật chất khác của đa dạng sinh học
Vai trò của rừng trong việc điều chỉnh và ổn định đất trên vùng đất dốc của lưu
vực sông.
10


Vai trò ổn định bờ biển và làm bãi đẻ và sinh sống cho nhiều loài cá của rừng ngập
mặn.
Vai trò quan trọng của các rạn san hô đối với sự tồn tại của ngành ngư nghiệp.
Vai trò tạo nguồn thu nhập từ du lịch sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên được
bảo vệ làm vườn quốc gia .
Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại
và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ
tương lai.
Bảo tồn tính đa dạng
Do môi trường ngày càng bị thay đổi, vấn đề bảo tồn tối đa tính đa dạng sinh học
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tính đa dạng về di truyền, loài và hệ sinh thái cung cấp những nguyên liệu để các cộng
đồng người khác nhau thích nghi được với sự thay đổi, và sự suy giảm của mỗi loài sẽ
giảm bớt khả năng thích nghi với những điều kiện thay đổi của thiên nhiên cũng như con

người .
Những vùng nhiệt đới chứa đựng phần lớn đa dạng sinh học của trái đất. Các nước
công nghiệp cũng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của vùng nhiệt đới, chẳng hạn như
nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nguồn thức ăn, dược phẩm, nơi du lịch giải
trí, cũng như rất nhiều những nguồn lợi hữu hình và vô hình khác.
Tuy nhiên, trong khi việc khai thác tài nguyên ở vùng nhiệt đới mang lại lợi nhuận
đáng kể cho các nước công nghiệp, thì những đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn và phí
tổn về môi trường bởi hoạt động khai thác quá mức lại không được thực hiện một cách
tương xứng.
Trong nhiều nhân tố khác nhau thì vấn đề nhân công rẻ mạt, nguồn nguyên liệu với giá
thấp không phản ánh hết giá trị thực của chúng, đầu tư phát triển, kiểm soát giá cả hàng
11


hoá và lãi suất không hợp lý đã đẩy nhanh mức độ suy thoái và phá huỷ tài nguyên hơn
nhiều so với các trường hợp khác.
Tình trạng này đang tiếp tục xấu đi do hậu quả của các cuộc khủng hoảng nợ của các
nước đang phát triển và lãi suất cao
Do vậy, các chính phủ, ngành công nghiệp, các cơ quan phát triển và dân chúng đang
ngày càng quan tâm đến sự suy thoái tài nguyên sinh học, với nhận thức rằng sự phát triển
phải phụ thuộc vào công tác bảo tồn nguồn tài nguyên này
Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học
Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học được đặt ra từ nhiều góc độ khác
nhau và tuỳ thuộc vào các yếu tố văn hoá và kinh tế. Rất nhiều lý do của việc bảo tồn đa
dạng sinh học đã được đưa ra và có xu hướng trở nên ngày càng trở nên khó nắm bắt. Các
mục tiêu bảo tồn khác nhau có các đối tượng và quy mô được bảo tồn khác nhau. Trong
số những mục tiêu đó có thể kể đến:
Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai các nhân tố của đa dạng
sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học
Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống

con người
Phục vụ bảo tồn bản thân đa dạng sinh học mà không vì một mục đích nào khác,
đặc biệt tất cả các loài đang sống hiện nay
Tuy nhiên tài nguyên sinh học cũng có giới hạn nhất định
Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới hạn, và
chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm giảm tính đa dạng
sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối quan hệ giữa con người
và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào.
Mỗi năm, dân số loài người ngày càng tăng hơn so với trước đây, các loài đang bị
diệt vong với tốc độ nhanh nhất được biết tới trong lịch sử. Tỷ lệ tăng dân số đang ở mức
12


lớn hơn bao giờ hết, trong khi tốc độ tuyệt chủng của các loài lại ở mức cao nhất trong
lịch sử.
Các hoạt động của con người đang ngày càng làm suy giảm khả năng chu cấp cho
sự sống của trái đất, trong khi sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng lại đòi hỏi ngày càng
nhiều tài nguyên từ thiên nhiên.
Những tác động có tính huỷ diệt cùng lúc gây ra bởi một số lượng lớn những
người nghèo khó đang phải vật lộn với cuộc sống và một số ít người giàu có nhu cầu sử
dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên đang dần phá vỡ sự cân bằng vốn đã và đang tồn tại, ít
nhất ở quy mô toàn cầu, giữa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên của con người và khả năng đáp
ứng của trái đất.
Sự xói mòn các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của hành tinh sẽ còn tiếp diễn cho đến
khi con người cân bằng được các nhu cầu của mình với các quá trình và khả năng đáp ứng
của các nguồn tài nguyên và do đó các hoạt động của con người trở nên bền vững lâu dài.
Do đó, các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học không thể tách rời với
các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội .
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định rất cụ thể về nhiệm vụ mà cục bảo
tồn và Đa dạng sinh học phải thực hiện bao gồm:

a) Tổ chức điều tra cơ bản, kiểm kê, quan trắc, đánh giá đa dạng sinh học trên
phạm vi cả nước; đánh giá các hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất tự nhiên, vùng núi
đá vôi, vùng đất chưa sử dụng bị suy thoái trên địa bàn liên tỉnh, liên quốc gia và đề xuất
các giải pháp bảo tồn, phục hồi, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; xây dựng, quản lý
cơ sở dữ liệu điều tra về tài nguyên đa dạng sinh học; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin
về đa dạng sinh học, an toàn sinh học; lập báo cáo đa dạng sinh học cấp quốc gia; tổ chức
điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai
xâm hại;
b) Lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và hướng dẫn,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn lập, thẩm định tính
phù hợp của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ với quy hoạch
tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn việc quản lý hành lang đa dạng
sinh học;
13


c) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc
gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự
án thành lập và tổ chức quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia theo phân công của Chính phủ;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh
học tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của
loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen
và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp
cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen; xây dựng, quản
lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di
truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học;
e) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục bảo tồn loài nguy cấp, quý,

hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi; danh mục loài
ngoại lai xâm hại; lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn
sinh học;
g) Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu
mối của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản
phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; giúp việc thường trực Ban Chỉ đạo
liên ngành thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, an toàn sinh học
và những vấn đề có liên quan đến bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học;
h) Chủ trì, phối họp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành và địa phương tổ
chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam.
Từ các chức năng nhiệm vụ trên cho thấy công tác quản lý bảo tồn và đa dạng sinh
học sẽ tạo ra một số loại hình tư liệu theo danh mục dưới đây:

14


Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu

STT
A
B
C
I
1

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG
TIN


Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ
liệu

Độ dài

Tùy
chọn
nhập

Vị trí lưu
trữ vật lý

Quyền truy
cập

Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

METADATA (theo chuẩn siêu dữ liệu ISO 19115)
NỀN ĐỊA LÝ MÔI TRƯỜNG (Theo QUY ĐỊNH DANH MỤC CÁC LỚP THÔNG TIN NỀN ĐỊA LÝ MÔI

TRƯỜNG TỶ LỆ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000 và 1:250.000 được ban hành kèm theo Quyết định số
1180/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
CÁC NHÓM LỚP THÔNG TIN CSDL TƯ LIỆU MÔI TRƯỜNG
BẢO TỒN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TÀI LIỆU VỀ SINH VẬT VÀ CÁC HỆ SINH THÁI
Tài liệu về các hệ
Storage
Người quản Mã tài liệu, tên tài
sinh thái trên cạn
gắn
với trị tối cao, liệu, mô tả, năm
máy chủ cán
bộ thành lập, thời điềm
CSDL
phòng
tư cập nhật, ghi chú,...
liệu
môi (Các tài liệu được
trường,
lưu trong nhóm này
thành viên bao gồm: tài liệu về
đăng ký
Rừng trên can; trảng
cỏ, cây bụi; cồn cát,
bãi cát ven sông,
biển; đất trống, đồi
trọc; núi đá; vùng
chuyên lúa; vùng
15



Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu

STT

2

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG
TIN

Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ
liệu

Độ dài

Tài liệu về các hệ
sinh thái dưới nước

Tùy
chọn

nhập

Vị trí lưu
trữ vật lý

Storage
gắn
với
máy chủ
CSDL

16

Quyền truy
cập

Người
trị tối
cán
phòng
liệu
trường,
thành

quản
cao,
bộ

môi
viên


Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

chuyên trồng cây lâu
năm; vùng chuyên
trồng cây hàng năm;
vùng nông nghiệp
phân tán, đồng cỏ,
vùng đô thị, vùng
nông thôn; vùng
chuyên dụng khác;
các khu sinh thái
trên cạn; khu khai
thác đào bới; vùng
đất than bùn).
Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...
(Các tài liệu được
lưu trong nhóm này
bao gồm: tài liệu về


Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu


STT

3

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG
TIN

Tài

liệu

về

Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ
liệu

Độ dài

Hệ

Tùy

chọn
nhập

Vị trí lưu
trữ vật lý

Storage

17

Quyền truy
cập

Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

sông, suối; hồ, ao;
kênh, mương; đầm,
bãi lầy, đồng cơ;
nuôi thủy sản;làm
muối, trồng cói; bãi
triều, bãi bồi; cù lao,
cồn nổi; vùng nước
cửa sông; đầm phá;
rừng ngập mặn; đảo
đăng ký
nhỏ, rạn san hô,
thẳm thực vật dưới

triều(cỏ biển, rong
tảo biển,...); bờ biễn,
bãi đá, vách đá; Kars
và hệ thống thủy văn
ngầm nội địa; các
khu sinh thái dưới
nước khác).
Người quản Mã tài liệu, tên tài


Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu

STT

4

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG
TIN

Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ

liệu

Độ dài

Tùy
chọn
nhập

Vị trí lưu
trữ vật lý

thống khu bảo tồn
(vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên,
khu bảo tồn biển,
khu bảo tồn loài –
sinh cảnh, khu bảo
vệ cảnh quan).

gắn
với
máy chủ
CSDL

Tài liệu về các loài
động vật

Storage
gắn
với

máy chủ
CSDL

18

Quyền truy
cập

trị tối cao,
cán
bộ
phòng

liệu
môi
trường,
thành viên
đăng ký

Người
trị tối
cán
phòng
liệu
trường,
thành

quản
cao,
bộ


môi
viên

Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...
(Các tài liệu được
lưu trong nhóm này
bao gồm: tài liệu về
vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên,
khu bảo tồn biển,
khu bảo tồn loài –
sinh cảnh, khu bảo
vệ cảnh quan).
Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...


Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu


STT

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG
TIN

Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ
liệu

Độ dài

Vị trí lưu
trữ vật lý

Tài liệu về các loài
thực vật

Storage
gắn
với
máy chủ
CSDL


Tài liệu về các loài
vi sinh vật

Storage
gắn
với
máy chủ
CSDL

Tài liệu về Suy
thoái, biến động hệ
sinh thái.

Storage
gắn
với
máy chủ

5

6

7

Tùy
chọn
nhập

19


Quyền truy
cập

đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán
bộ
phòng

liệu
môi
trường,
thành viên
đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán
bộ
phòng

liệu
môi
trường,
thành viên
đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán

bộ

Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm


Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu

STT

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG

TIN

Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ
liệu

Độ dài

Tùy
chọn
nhập

Vị trí lưu
trữ vật lý
CSDL

Tài liệu về Lớp phủ
bề mặt

Storage
gắn
với
máy chủ
CSDL


Tài liệu về Biến
động lớp phủ bề
mặt

Storage
gắn
với
máy chủ
CSDL

8

9

20

Quyền truy
cập

phòng

liệu
môi
trường,
thành viên
đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán

bộ
phòng

liệu
môi
trường,
thành viên
đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán
bộ
phòng

liệu
môi
trường,

Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

cập nhật, ghi chú,...

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...


Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...


Bảng danh mục các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu tư liệu môi trường
Tính chất dữ liệu

STT

NHÓM LỚP, LỚP
THÔNG TIN/
TÊN LỚP THÔNG
TIN

Không
gian

Phi
không
gian

Kiểu dữ
liệu

Độ dài

Tùy
chọn

nhập

Vị trí lưu
trữ vật lý

Quyền truy
cập

Ghi chú
(NỘI DUNG
THÔNG TIN CẦN
THIẾT TỐI THIỂU)

thành viên
đăng ký
II
1

TÀI LIỆU VỀ ĐA DẠNG GEN
Tài liệu về Nguồn
gen động vật

2

Tài liệu về Nguồn
gen thực vật

Storage
gắn với
máy chủ

CSDL

3

Tài liệu về Nguồn
gen vi sinh vật

Storage
gắn với
máy chủ
CSDL

Storage
gắn với
máy chủ
CSDL

21

Người quản
trị tối cao,
cán bộ phòng
tư liệu môi
trường, thành
viên đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán bộ phòng
tư liệu môi
trường, thành

viên đăng ký
Người quản
trị tối cao,
cán bộ phòng
tư liệu môi
trường, thành

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...

Mã tài liệu, tên tài
liệu, mô tả, năm
thành lập, thời điềm
cập nhật, ghi chú,...


×