Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 41: Hạt kín Đặc điểm của thực vật hạt kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.11 KB, 7 trang )

Giáo án: Sinh học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Tuần: 27

Ngày soạn: 25/02/2016

Tiết: 4

Ngày dạy:11/03/2016

Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là: có hoa và quả
với hạt được dâu kín trong quả. Từ đó phân biệt được đặc điểm cơ bản giữa
cây hạt trần và cây hạt kín.
- Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây
hạt kín.
- Biết cách quan sát một số cây hạt kín
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát nhận biết
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng khái quát hoá.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
• Giáo dục bảo vệ môi trường: học sinh tìm hiểu các nhóm thực vật, trên
cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa
của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người.Học
sinh có ý thức bảo vệ sự đa dạng của thực vật.


II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài học
- Kỹ năng hợp tác, tìm kiếm, xử lý thông tin
- Kỹ năng phân tích so sánh hạt kín và hạt trần
- Kỹ năng trình bày xúc tích, ngắn gọn

1

GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án: Sinh học lớp 6

Năm học: 2015-2016

III.Phương pháp dạy học
-Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp trực quan
IV.Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật: cây hạt kín (cơ quan sinh sản…)
- Kính lúp, kim nhọn, dao nhọn.
2. Chuẩn bị của học sinh: cành bưởi, quả cam, rễ cải,hoa hồng….
V. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV: - Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh
sản của thông ?
HS: - Cơ quan sinh sản của thông là nón
Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm
Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng cái

3.Bài mới
Giới thiệu bài (1 phút)
Chúng ta đã biết và quen thuộc với nhiều cây có hoa như: cam, đậu, ngô,
khoai,..Chúng cũng còn được gọi chung là những cây Hạt kín. Tại sao vậy ?
Chúng khác với cây Hạt trần ở đặc điểm quan trọng gì ?Để giải thích được điều
đó cô và các em cùng đi tìm hiểu bài 41
BÀI 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
Hoạt động 1: (10 phút) Quan sát cây hạt kín
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Cơ quan sinh dưỡng:
GV: Em hãy cho biết tên một HS: cây lúa, cây đậu, cây
vài cây hạt kín mà em biết?
chanh…
2

Nội dung
a/ Cơ quan
sinh dưỡng:

GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án: Sinh học lớp 6
GV: Tại sao em biết những
cây đó là cây hạt kín ?

Năm học: 2015-2016


HS: vì khi tạo quả noãn
biến thành hạt. Hạt nằm
trong quả (trước đó noãn
nằm trong bầu nhụy)

HS: Rễ, thân, lá
GV: Em hãy cho biết cơ
quan sinh dưỡng của cây hạt
kín gồm những bộ phận nào?

- Rễ
- Thân
- Lá

GV: nhận xét, bổ sung
b. Cơ quan sinh sản:
GV:Em hãy cho biết bộ phận HS: Không vì đài và tràng
đài, tràng có phải là cơ quan chỉ tạo thành bao hoa
sinh sản của cây hạt kín
không? Vì sao?
GV:Vậy cơ quan sinh sản
của cây hạt kín gồm những
bộ phận nào ?
GV: nhận xét, bổ sung

b) Cơ quan
sinh sản

HS: Hoa, quả, hạt


- Hoa
- Qủa
- Hạt

Hoạt động 2:(22 phút) Tìm hiểu đặc điểm của thực vật hạt kín.

3

GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án: Sinh học lớp 6
Hoạt động của giáo viên
GV: Yêu cầu hs quan sát
mẫu vật theo nhóm nhỏ
(2 bàn/nhóm), phát phiếu
học tập.

Năm học: 2015-2016
Hoạt động của học sinh

Nội dung

HS: quan sát, thảo luận

GV: Gợi ý: Cho hs quan
sát theo nội dung, làm bài
tập ở phần rễ, thân, lá
GV: Sau khi học sinh làm

xong. Yêu cầu hs làm tiếp
phần hoa, quả, hạt
GV: Trong khi học sinh
quan sát, giáo viên hướng
dẫn cho hs về kỹ năng
quan sát: Các bộ phận
nhỏ bằng kính lúp..
GV: Treo bảng phụ (bảng
tống thể, để trống)

HS: Lần lược hoàn
Yêu cầu hs đại diện nhóm
thành bảng
lên hoàn thành bảng
GV: Cho hs nhận xét, bổ
sung
Thu phiếu học tập để
nhận xét, đưa bảng chuẩn

Stt Cây

Dạng
thân

Dạng
rễ

Kiểu



Gân lá

1

Lúa

Cỏ

Chùm

Đơn

S.song

2

Bèo

Cỏ

Chùm

Đơn

H.cung

4

Cánh
hoa


Dính

Quả
(nếu
có)

Môi
trường
sống

Khô

Ở nước
Ở nước

GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án: Sinh học lớp 6

Năm học: 2015-2016

tây
3

Đậu

Cỏ


Cọc

Kép

H.mạng Rời

Khô,
mở

Ở cạn

4

Chanh Gỗ

Cọc

Đơn

H.mạng Rời

Mọng

Ở cạn

GV: Yêu cầu hs về nhà
lấy thêm ví dụ...Hoàn
thành bảng vào vở...
GV: Hãy nhận xét sự
khác nhau của rễ, thân,

lá, hoa, quả, hạt ?
GV: Nêu đ.điểm chung
của các cây hạt kín ?

HS: Trả lời

HS: Trả lời

Hạt kín là thực vật có
hoa.

GV: Nhận xét, bổ sung

-Cơ quan sinh dưỡng
phát triển đa dạng (rễ
cọc, rễ chùm, thân gỗ,
thân cỏ, lá đơn, lá
kép…). Trong thân có
mạch dẫn phát triển.
-Có hạt nằm trong quả
(hạt kín), là nhóm thực
vật phát triển nhất, tiến
hóa hơn cả.
-Môi trường sống rất đa
dạng.

4. Củng cố: (5 phút)
Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây

5

GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án: Sinh học lớp 6

Năm học: 2015-2016

hạt kín?
a. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
b. Cây ổi, cây cải, cây dừa.
c. Cây thông, cây lúa, cây đào.
Câu 2: Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt
kín là:
a. Có rễ, thân, lá.
b. Có sự sinh sản bằng hạt.
c. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả.
Đáp án: 1b, 2c.
Câu 3: Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như
ngày nay?
Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm
sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển
hoàn thiện.
- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và
hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán
nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.
- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi
bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

-

Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

-

Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi
nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò
quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ
5.Hướng dẫn bài học ở nhà: (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
6

GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án: Sinh học lớp 6

Năm học: 2015-2016

- Đọc trước bài: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
V.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

7


GV: TÔN THỊ LỆ HIỀN



×