Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giáo trình thống kê doanh nghiệp phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.07 KB, 50 trang )

Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

CHƯƠNG V

THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I- THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp
1.1. Ý nghĩa
Lao động là yếu tố cơ bản nhất có tính chất quyết định để tồn tại xã hội loài
người nói chung; có tính chất quyết định nhất để hoàn thành kế hoạch sản xuất
của doanh nghiệp nói riêng.
Sử dụng tốt sức lao động là yếu tố cơ bản để tăng năng suất lao động, tăng
sản phẩm cho xã hội, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao đời sống của doanh
nghiệp.
1.2. Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp
- Nhiệm vụ cơ bản là phải xác định số lượng và cấu thành các loại lao động
trong doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch số lượng lao động và nghiên cứu
sự biến động của số lượng lao động.
- Xác định các loại thời gian lao động, tính các chỉ tiêu cấu thành thời gian
lao động và phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân.
2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại lao động khác nhau. Mỗi loại
lao động có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi phải có những biện pháp tổ chức,
quản lý và sử dụng khác nhau. Do vậy, khi thống kê số lượng lao động trước hết
người ta thường tiến hành phân loại lao động theo những tiêu thức khác nhau.
2.1. Phân loại lao động trong DN
* Trước hết cần căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương toàn
bộ công nhân viên của doanh nghiệp được chia thành hai loại: công nhân viên
trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách.


Công nhân viên trong danh sách là tất cả những người đã đăng ký trong
danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng, trả
lương, trả mọi thù lao theo hợp đồng đã thoả thuận giữa công nhân viên và chr
doanh nghiệp
Công nhân viên ngoài danh sách là những người tham gia làm việc tại DN
nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay sinh hoạt phí của
56


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

doanh nghiệp
* Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng công nhân viên
trong danh sách được chia thành hai loại: công nhân viên thường xuyên và công
nhân viên tạm thời.
Công nhân viên thường xuyên là những người đã được tuyển dụng chính
thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa được tuyển
dụng chính thức nhưng làm việc liên tục cho DN.
Công nhân viên tạm thời là những người làm việc cho DN theo các hợp
đồng tạm tuyển để hoàn thành các công việc có tính chất đột xuát, thời vụ.
* Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất được chia thành : công nhân viên
làm việc trọng hoạt động cơ bản và công nhân viên không làm việc trong hoạt
động cơ bản
2.2. Phương pháp xác định số lượng công nhân viên trong danh sách
Số lượng công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp có thể được
thống kê theo 2 chỉ tiêu: số lượng công nhân viên thời điểm và số lượng công
nhân viên bình quân.
a/ Số lượng công nhân viên thời điểm là chỉ tiêu phản ánh số lượng công
nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó
(đầu tháng, đầu quý, đầu năm).

Chỉ tiêu này là căn cứ để đánh giá quy mô lao động của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định, căn cứ lập bảng cân đối số lượng lao động và là căn cứ
để tính số công nhân viên bình quân của doanh nghiệp.
b/ Số lượng công nhân viên bình quân
*Trường hợp doanh nghiệp hạch toán số lượng công nhân viên bằng
phương pháp bình quân cộng giản đơn hoặc số bình quân cộng gia quyền.
n

 i

T = i1

n

Trong đó: T - Số lượng công nhân viên thường xuyên bình quân kỳ
Ti (i = 1, n ) số lượng công nhân viên có trong từng ngày
n - Số ngày theo lịch trong kỳ
k

Hoặc

 Titi

T = i1
k

 t1

i 1


57


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Trong đó: Ti -(i = 1, n ) số lượng công nhân viên thường xuyên hàng ngày
của khoảng cách thời gian i.
ti (i = 1, n ) Độ dài (biểu thị bằng số ngày) của khoảng cách
thời gian i.
*Trường hợp doanh nghiệp chỉ hạch toán được số công nhân viên thường
xuyên ở một thời điểm nhất định, các thời điểm này có khoảng cách thời gian
bằng nhau, số lượng công nhân viên bình quân được tính theo phương pháp số
bình quân theo thứ tự thời gian.
T 2  T  T  .....  T
T 2
2 3
n 1 n
T= 1
n 1

Trong đó:
Ti (i = 1, n ) số lượng công nhân viên thường xuyên tại thời điểm i
n - Tổng số tại thời điểm.
* Trường hợp doanh nghiệp chỉ hạch toán được số công nhân viên thường
xuyên tại hai thời điển đầu và cuối kỳ, số lượng công nhân viên bình quân có thể
tính theo phương pháp số bình quân cộng giản đơn:

T =

Td  Tc

2

Td ; Tc - Số lượng công nhân viên thường xuyên tại thời điểm đầu và cuối
kỳ.
2.3. Thống kê tình hình sử dụng số lượng công nhân viên của doanh
nghiệp.
Nội dung cơ bản của thống kê sử dụng số lượng công nhân viên trong
doanh nghiệp là kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch (hay đánh giá sự biến
động) số lượng công nhân viên trong doanh nghiệp.
Khi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch (hay đánh giá sự biến động) số
lượng công nhân viên trong doanh nghiệp, thống kê thường dùng hai phương
pháp:
- Phương pháp kiểm tra giản đơn
- Phương pháp kiểm tra có liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch sản
lượng (phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất của doanh nghiệp)
Các phương pháp này có một số nội dung chủ yếu sau:
a) Phương pháp kiểm tra giản đơn
So sánh số lao động thực tế với số lao động kế hoạch theo phương pháp
chỉ số.
IT =

T1
Tk
58


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Số tuyệt đối: ± ΔT = T1 - Tk
Trong đó:


I T : Chỉ số hoàn thành kế hoạch về số lượng công nhân viên

T1 ; Tk là số lượng lao động thực tế và kế hoạch
Nếu I T > 1, hay ΔT > 0 sử dụng lao động thực tế lớn hơn kế hoạch
I T = 1, hay Δ T = 0 hoàn thành kế hoạhc sư dụng lao động
I T < 1, hay ΔT < 0 không hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động
b) Phương pháp kiểm tra có kết hợp với tình hình thực hiện kế hoạch sản
lượng.
- Chỉ số:

IT =

hay I T =

T1
T k x IQ

Δ T = T1 - Tk x IQ

- Số tuyệt đối:
Trong đó:

T1
Q
Tk x 1
Qk

IQ: Chỉ số hoàn thành kế hoạch về sản lượng lượng tuyệt đối
Q1; Q k: sản lượng thực tế và kế hoạch


Ví dụ: Có tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp A kỳ báo cáo.
Số lượng công nhân trong danh sách
bình quân (người)

Giá trị sản xuất theo giá cố định
(1.000đ)

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

200

230

1.260.000

1.512.000

Căn cứ vào tài liệu trên có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số
lượng công nhân trong danh sách của doanh nghiệp bằng các phương pháp:
- Phương pháp kiểm tra đơn giản:
T
230
IT = 1 =

= 1,15 Hay I T = 115%
Tk
200
Lượng tăng tuyệt đối: ΔT = 230 -200 = 30 (người)
Như vậy kỳ báo cáo doanh nghiệp đã thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra
về số lượng công nhân là 15% hay 30 người.
- Phương pháp kiểm tra có liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch số
lượng (giá trị sản xuất).
IT =

230
230
T1
=
=
= 0,9
Q1
1.512.000
240
x
1
,
2
200 x
Tk x
1.260.000
Qk

Hay I T = 95,8%
59



Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Lượng tăng tuyệt đối: ΔT = 230 – 240 = -10(người)
Theo kết quả của phương pháp này có thể rút ra nhận xét: kỳ báo cáo
doanh nghiệp A đã sử dụng số lượng công nhân trong danh sách tiết kiệm so với
kế hoạch đề ra là 4,2% hay 10 người.
3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động
Quá trình lao động sản xuất được diễn ra theo thời gian nên thước đo quá
trình này chính là thời gian lao động được biểu thị bằng các phần nhỏ của nó là
ngày, giờ. Mặt khác việc sử dụng thời gian lao động tốt hay xấu ảnh hưởng khá
lớn đến quá trình phấn đấu tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, hạ giá thành
sản phẩm, tăng tích luỹ của doanh nghiệp. Vì vậy thống kê tình hình sử dụng
thời gian lao động là một nội dung đặc biệt quan trọng của thống kê lao động.
3.1. Các chỉ tiêu tổng thời gian lao động (các quỹ thời gian lao động)
Các quỹ thời gian lao động được tính theo 2 loại đơn vị đo thời gian lao
động là ngày công và giờ công.
a/ Quỹ thời gian lao động theo ngày công
* Tổng số ngày công theo lịch: là toàn bộ số ngày công tính theo ngày
dương lịch mà doanh nghiệp có thể sử dụng của công nhân trong kỳ.
* Tổng số ngày công chế độ: là toàn bộ số ngày công mà chế độ Nhà nước
quy định công nhân doanh nghiệp phải làm việc trong kỳ
* Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất: Là toàn bộ số ngày công
nhân có mặt tại nơi làm việc theo quy định của doanh nghiệp trong kỳ không kể
thực tế họ có làm việc hay ngừng việc do các nguyên nhân khách quan.
* Tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ: Là toàn bộ số ngày công
nhân thực tế làm việc trong phạm vi tổng số ngày công chế độ trong kỳ (không
kể làm việc đủ ca hay không).
* Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn: là toàn bộ số ngày công

nhân thực tế đã làm việc trong kỳ (kể cả trong và ngoài chế độ)
Các quỹ thời gian lao động theo ngày có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các
mối quan hệ này được khái quát bằng sơ đồ:

60


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa các quỹ thời gian lao động theo ngày công
Tổng số ngày công theo lịch
Tổng số NC nghỉ lễ,
T7, CN

Tổng số ngày công chế độ
Tổng số ngày công có thể sử dụng
cao nhất
Tổng số ngày công có
mặt trong kỳ

Tổng số NC
làm thêm

Tổng số
NC làm
việc thực
tế chế độ

Tổng số
NC nghỉ

phép năm

Tổng số
NC vắng
mặt

Tổng số
NC ngừng
việc

Tổng số NC làm việc thực
tế hoàn toàn
b/ Quỹ thời gian lao động theo giờ công
* Tổng số giờ công chế độ: Là toàn bộ giờ công mà chế độ Nhà nước quy
định công nhân doanh nghiệp phải làm việc trong kỳ
* Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ: Là toàn bộ số giờ công nhân
doanh nghiệp thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế hoàn toàn
trong kỳ.
* Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn: Là toàn bộ số giờ công
nhân doanh nghiệp thực tế đã làm việc trong kỳ
Các quỹ thời gian lao động theo giờ công có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và có thể khái quát những mối quan hệ đó bằng sơ đồ:
Mối quan hệ giữa các quỹ thời gian lao động theo giờ công
Tổng số giơ công chế độ
Số giờ công
làm thêm

Tổng số giờ công làm
việc thực tế chế độ


Tổng số giờ công làm việc thực tế
hoàn toàn
61

Số giờ công ngừng
Việc nội bộ ca


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động
a) Độ dài bình quân ngày làm việc
* Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ (Đcđ)
Là số giờ làm việc thực tế chế độ tính bình quân một ngày làm việc thực
tế hoàn toàn trong kỳ.

T 2
gt cd
Đcđ =
T
NT 2
Trong đó: Tgt 2 cđ - Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ trong kỳ.
TNT 2 - Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ
* Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn (Đht)
Là số giờ làm việc thực tế hoàn toàn tính bình quân một ngày làm việc
thực tế hoàn toàn trong kỳ.

T 2
gt
Đht =

T
NT 2
Trong đó: Tgt 2 - Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ.
TNT 2 - Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ
b) Hệ số làm thêm giờ (Hg)
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa độ dài bình quân
ngày làm việc thực tế với độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ.
Hg =

§ ht

Hoặc

§ cd

Hg =

Tgt

T

2

2

gt cd

c) Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân
* Số ngày làm việc thực tế chế độ bình quân một công nhân trong kỳ
Là số ngày làm việc thực tế trong chế độ tính bình quân của một công

nhân trong kỳ.

T
Scđ =

2
NT C§

T

TNT 2 CĐ - tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ trong kỳ.
T – Số lượng công nhân trong danh sách bình quân kỳ
62


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

* Số ngày làm việc thực tế hoàn toàn bình quân 1 công nhân trong kỳ (Stt)
Là số ngày làm việc thực tế ở trong và ngoài chế độ tính bình quân một
công nhân trong kỳ.
T 2
Sht = NT
T
TNT 2 - tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ.
d) Hệ số làm thêm ca (Hc)
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa số ngày làm việc
thực tế hoàn toàn bình quân một công nhân và số ngày làm việc thực tế chế độ
bình quân một công nhân trong kỳ.
T 2
S nt

NT
Hc =
Hoặc Hc =
S
T 2
cd kê tình hình sử dụng
NTthời
C§gian lao động của mỗi công
Các chỉ tiêu thống
nhân nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ đó được biểu hiện
bằng phương trình kinh tế sau:

tg = Đht x Sht

(1)

tg - Số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn của một công nhân trong kỳ
Đht - Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ
Sht - Số ngày làm việc thực tế hoàn toàn bình quân 1 công nhân trong kỳ.
Đht = Đcđ x Hg
(2)
Đcđ- Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ trong kỳ.
Hg - Hệ số làm thêm giờ trong kỳ.
Sht = Scđ x Hc

(3)

Sht - Số ngày làm việc thực tế hoàn toàn bình quân 1 công nhân trong kỳ.
Hc - Hệ số làm thêm ca trong kỳ.
Từ (1) và (2) ta có:


tg = Đcđ x Hg x Scđ x Hc (4)
=t x T
(5)
gt 2 g 
T 2 - Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ
gt
 T - Tổng số công nhân trong danh sách bình quân kỳ

T

T

= Đcđ x Hg x Scđ x Hc x  T
(5’)
gt 2
Từ các phương trình này thiết lập các hệt hống chỉ số phân tích sự biến
động (hay tình hình thực hiện kế hoạch) tổng thời gian lao động của công nhân
doanh nghiệp.
Hệ thống
T 2 chỉ số:
H
§
gt1
g1 S cd1 H c1
cd1
=
x
x
x

x
§
H
T 2
H g0 S
c0
cd0
cd0
gt0
63

 T1
 T0


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

= I x I x I x I x I T
gt 2 Đcđ Hg Scđ Hc
T 2 - chỉ số tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn
gt
IĐcđ - chỉ số độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế độ

T

IHg - chỉ số hệ số làm thêm
IScđ - chỉ số số ngày làm việc thực tế chế độ bình quân một công nhân
IHc - chỉ số hệ số làm thêm ca

I T - chỉ số tổng số công nhân trong danh sách bình quân

Lượng tăng tuyệt đối:

T

- T 2 = (Đcđ1 - Đcđ0)Hg1Scđ1Hc1  T 1 +
gt0
+ (Hg1 - Hg0) Đcđ1Scđ1Hc1  T 1 + (Scđ1 - Scđ 0) Đcđ0 Hg0Hc1  T 1 +

gt12

+ (Hc1 - Hc0)Đcđ0Hg0Scđ1  T 1 + (  T 1 -  T 0 )Đcđ0Hg0Scđ1Hc0
Bằng hệ thống chỉ số trên thống kê không chỉ xác định được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự biến động (hay tình hình thực hiện kế hoạch)
tổng thời gian lao động của công nhân mà còn đề xuất các biện pháp giúp DN sử
dụng triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.
II .THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Phương pháp xác định năng suất lao động
Mức năng suất lao động được biểu hiện dưới 2 dạng: thuận và nghịch.
- Mức năng suất lao động dạng thuận biểu hiện số lượng sản phẩm sản
xuất ra trong một đơnvị lao động hao phí.
Q
W=
T
W - Mức năng suất lao động dạng thuận
Q - Sản lượng (Số lượng sản phẩm sản xuất)
T - Số lượng lao động (số lượng thời gian lao động hoặc số lượng người
lao động) đã hao phí
- Mức năng suất lao động dạng nghịch biểu hiện số lượng đơn vị lao động
(số lượng thời gian lao động hay số lượng người lao động) đã hao phí để sản
xuất một đơn vị sản phẩm

T
t=
Q
2. Thống kê sự biến động của năng suất lao động
Sau khi đã xác định chính xác mức năng suất lao động. Thống kê phải
nghiên cứu sự biến động mức năng suất lao động qua các thời kỳ khác nhau
nhằm đánh giá trình độ tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp.

64


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Tuỳ theo mức độ biểu hiện của khối lượng sản phẩm hay khối lượng sản
xuất để tính năng suất lao động ta có dạng chỉ số năng suất lao động như sau:
2.1. Chỉ số năng suất lao động hiện vật.
a) Đối với một loại sản phẩm do một doanh nghiệp hay một ngành sản
xuất ta có:
iW =
Trong đó:

W
q
q
1 = 1 : 1
W
T
T
0
1

0

iW : Chỉ số năng suất lao động hiện vật cá thể
q1; q0: sản lượng hiện vật kỳ báo cáo, kỳ gốc
T1; T0: Số lượng lao động hao phí kỳ báo cáo, kỳ gốc
W1; W0: Năng suất lao động hiện vật kỳ báo cáo, kỳ gốc.

b) Đối với một loại sản phẩm nhưng do nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành
sản xuất: dùng chỉ số năng suất lao động hiện vật bình quân.

 q1  q1
W
:
I = 1 =
W
W0
 T1  T0

I : Chỉ số năng suất hiện vật bình quân
W
W1 ; W0 : Năng suất lao động hiện vật bình quân kỳ báo cáo, kỳ gốc
q1; q0: Sản lượng hiện vật của từng bộ phận sản xuất kỳ báo cáo, kỳ gốc
T1; T0: Số lượng lao động hao phí của từng bộ phận kỳ báo cáo, kỳ gốc
2.2.Chỉ số năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Chỉ số này dùng để đánh giá sự biến động năng suất lao động đối với
nhiều loại sản phẩm, căn cứ vào thời gian lao động hao phí sản xuất một đvsp và
sản lượng
Công thức chỉ số năng suất lao động tính bằng thời gian lao động là:
 t 0q1
IW =

 t1q1
t0; t1- Lượng thời gian lao động thực tế hao phí cho 1 đơn vị snr phẩm
từng loại kỳ gốc , kỳ báo cáo.
q1- Sản lượng từng loại sản phẩm thực tế kỳ báo cáo.
Ví dụ: Có tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp A qua 2 kỳ.
SẢN
PHẨM

Sản lượng thực tế
Kỳ gốc

Kỳ báo cáo
65

Thời gian lao động hao phí cho
một ĐVSP (giờ công)
Kỳ gốc

Kỳ báo cáo


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

A

5.000

5.500

1,1


1,0

B

8.000

9.000

1,9

1,7

Từ số liệu trên ta có:
IW =

 t 0q1
(1,1 x 55000)  (1,9 x 9000) 23.150
=
=
= 1,1129 hay 111,29%
(1,0 x 5500)  (1,7 x 9000)
20.800
 t1q1

Năng suất lao động của các loại SP trên kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng
11,29% do đó làm tổng thời gian lao động tiết kiệm được là 2350 giờ.
III – THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tiền lương trong doanh nghiệp.
* Ý nghĩa

Tiền lương là đòn bẩy kinh tế, là một công cụ quan trọng để phân phối và
sắp xếp lao động có kế hoạch và khoa học
* Nhiệm vụ
- Xác định tổng mức tiền lương, nghiên cứu cấu thành của tổng mức tiền
lương và sự biến động của tổng mức tiền lương
- Nghiên cứu tiền lương bình quân, ý nghĩa và sự biến động của tiền
lương bình quân qua các thời kỳ khác nhau
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc
độ tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp
2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân trong doanh nghiệp và phương pháp
phân tích sự biến động.
2.1. Các chỉ tiêu tiền lương bình quân
Chúng ta đã biết tiền lương bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức tiền lương
tính cho một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh. Tiền lương
bình quân đựơc tính theo công thức tổng quát sau:
F
X=
T
Trong đó: X - Tiền lương bình quân
F - Quỹ lương

T - Tổng lương lao động đã hao phí
Căn cứ vào đơn vị biểu hiện số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất
kinh doanh có thể xác định một số chỉ tiêu tiền lương bình quân sau:
a) Tiền lương bình quân giờ ( X g ): là mức tiền lương tính bình quân cho
một giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong một thời kỳ nhất định của doanh
nghiệp.
66



Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Xg=

Trong đó:

Fg
T 2
gt

X g - Tiền lương bình quân giờ
Fg - Quỹ lương giờ
Tgt 2 - Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn

b) Tiền lương bình quân ngày ( X ng ): là mức tiền lương tính bình quân
cho một ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong một thời kỳ nhất định.

Fng
X ng =
T 2
NT
Trong đó:

X ng - Tiền lương bình quân ngày
Fng - Quỹ lương ngày
TNT 2 - Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn

c) Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) là mức tiền lương tính bình
quân cho một công nhân doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.


F
t ( q, n)
Xt (q, n) =
T t (q, n)
Trong đó:

Xt (q, n) - Tiền lương bình quân giờ
Ft(q,n) - Quỹ lương giờ

T t (q, n) - Các chỉ tiêu tiền lương bình quân trên có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Các mối quan hệ này có thể biểu diễn bằng phương trình kinh tế
sau:

X ng = X g x Đht x Hng
Xt (q, n) = X ng x Sht x Ht

Xt (q, n) = X g x Đht x Hng x Sht x H t
2.2. Phân tích sự biến động tiền lương bình quân
a) Phương pháp dùng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến
Trường hợp DN gồm nhiều bộ phận sản xuất, tièn lương bình quân của
doanh nghiệp thường được xác định theo công thức:

67


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

n
 XiTi
n

=  Xidi
X = i 1n
i 1
 Ti
i 1
Trong đó:

X - Tiền lương bình quân
Xi - Tiền lương của bộ phận sản xuất i
Ti - Số lượng lao động (số thời gian lao động hay số người lao
động) của bộ phận sản xuất i

Hệ thống chỉ số

X
X
X
1 =
1 x 01
X
X
X
0
01
0

 X1T1
 X1T1
 X 0T1
 T1

 T1
 T1
=
x
 X0T0
 X 0T1
 X 0 T0
 T0
 T0
 T0
I

X

= IX x IdT

Lượng tăng tuyệt đối:

X1 - X 0 = ( X1 - X 01 ) + ( X 01 - X 0 )

b) Phương pháp phân tích theo các nhân tố có liên quan đến tình hình sử
dụng thời gian lao động
Từ phương trình:

Xt (q, n) = X g x Đht x Hng x Sht x Ht

Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) biến động phụ thuộc vào nhiều
nhân tố: tiền lương bình quân giờ, độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn
toàn, hệ số phụ cấp lương ngày … Hay nói cách khác, sự biến động của tiền
lương bình quân tháng (quý, năm) phụ thuộc vào hai loại nhân tố chủ yếu: tiền

lương thuần tuý và các nhân tố liên quan đến tình hình sử dụng thời gian lao
động.
Hệ thống chỉ số

X
H
§
S
H
t1 = gi x ht1 x ng1 x ht1 x t1
§
H
H ng0 S
X
X
t0
ht0
ht0
t0
g0
X

I xt = I

Xg

xI

§ht


x H Hng x I
x I Ht
Sht

Lượng tăng tuyệt đối:
68


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

X

t1

- X

t0

= (X

g1

-X

g0

) Đht1Hng1Sht1Ht1

Ví dụ: Có tình hình lao động - tiền lương của doanh nghiệp A hai thánh
năm báo cáo.


Bảng V-1
Chỉ tiêu

Tháng 3

Tháng 4

1. Tiền lương bình quân giờ (1000đ)

5,0

5,5

2. Độ dài bình quân ngày làm việc
thực tế hoàn toàn (giờ)

6,5

6,2

3. Hệ số phụ cấp lương ngày

1,04

1,03

4. Số ngày làm việc thực tế hoàn toàn
bình quân một công nhân (ngày)


22

21

5. Hệ số phụ cấp lương tháng

1,1

1,15

6. Số lượng công nhân trong danh
sách bình quân (người)

280

300

Từ tài liệu phân tích sự biến động tiền lương bình quân tháng một công
nhân doanh nghiệp tháng 4 so với tháng 3.
áp dụng hệ thống chỉ số:
H
X
X
§
S
t1 = g1 x ht1 x ng1 x ht1 x H t1
§
H
H ng0 S
X

X
t0
ht0
g0 X g xht0
X
- Tính Xt0
:
=
Đ
x
H
x
S
x
H
t
ht
ng
ht
t
t
X = X g 0 x Đ ht0 x H ng0 x Sht0 x Ht0
t0
= 5 x 6,5 x 1,04 x 22 x 1,1 = 817.960

X

t1

= X g 1 x Đ ht1 x Hng1 x Sht1 x H t1

= 5,5 x 6,2 x 1,03 x 21 x 1,15 = 848.220,5

Thay vào hệ thống chỉ số;
848.220,5 5.500 6,2 1,03 21 1,15
=
x
x
x
x
817.960
5.000 6,5 1,04 22 1,10
1,037 = 1,1 x 0,984 x 0,99 x 0,954 x 1,045
Lượng tăng tuyệt đối:
- X = (X
- X ) Đht1Hng1Sht1Ht1
g1
g0
t1
t0
30.260,5 = 77.110,95 - 37.311,75 - 7.848,75 - 38.870 + 37180

X

- Nhận xét
69


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

- Đánh giá

3. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương
3.1. Phương pháp phân tích tổng quát
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
(hoặc đánh giá sự biến động quỹ lương của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ
gốc)
a) Phương pháp giản đơn
IF =
Trong đó:

F
1
F
k

IF : Chỉ số hoàn thành kế hoạch quỹ lương
F1, Fk : Quỹ lương thực hiện, quỹ lương kế hoạch

Lượng tăng tuyệt đối:  = F1 - Fk
F

Phương pháp này tiến hành đơn giản và có thể đánh giá được mức độ
chênh lệch cụ thể so với kế hoạch quỹ lương, song chưa cho phép đánh giá được
thực chất tình hình thực hiện kế hoạch.
b) Phương pháp có liên hệ với sự biến động sản lượng
IF =

F
1
Q
F x 1

k Q
k

hay

IF =

F
1
F x IQ
k

Q1; Qk : Sản lượng thực hiện, sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp.
IQ : Chỉ số hoàn thành kế hoạch sản lượng của doanh nghiệp
Lượng tăng tuyệt đối: :  = F1 - Fk - IQ
F

Thực chất của chỉ số IF:
F F
F
f
1
IF =
= 1 : k = 1 = IF
Q
Q1 Qk
fk
1
F xlương
f- Chi phí tiền

cho
1
đơn
vị
sản
phẩm bằng tiền
k
Q
k

If - Chỉ số hoàn thành kế hoạch về chi phí tiền lương cho 1 đơn vị SP.
Phương pháp này cho phép đánh giá thực chất (tính chất của việc thực
hiện quỹ tiền lương)
VD: Có tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp công nghiệp A
tháng báo cáo như sau:
Bảng V-2
Chỉ tiêu
1. Giá trị sản xuất (1000đ)

Kế hoạch
800.000
70

Thực hiện
1.440.000


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

2. Quỹ lương (1000đ)


320.000

528.000

3. Số công nhân trung bình
danh sách bình quân (người)

800

1.200

4. Năng suất lao động bình
quân tháng (1000đ/người)

1.000

1.200

5. Tiền lương bình quân
tháng (1000đ/người)

400

440

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương của doanh nghiệp bằng
các phương pháp:
- Theo phương pháp giản đơn
F

528.000
IF = 1 =
= 1,65 = 165%
F
320.000
 = Fk1 - Fk = 528.000 - 320.000 = 208.000 (nghìn đồng)
F

Doanh nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch quỹ lương 65% tương ưngs
với 208.000.000đ
- Theo phương pháp liên hệ với sự biến động sản lượng
F
528.000
528.000
1
IF =
=
=
= 0,9166
Q
1.440.000 320.000 x 1,8
1
320.000- x576.000 = 48.000 (nghìn đồng)
 F =FFk1x- Fk = 528.000
800.000
Q
k
Doanh nghiệp đã thực hiện tiết kiệm quỹ lương so với kế hoạch đề ra là
8,34% tương ứng với 48.000.000đ. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đã tiết
kiệm

chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản lượng 8,34% và do đó doanh nghiệp đã
tiết
kiệm được tổng số tiền lương là 48.000.000đ.
3.2. Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động
quỹ lương
a) Phương pháp thông dụng:
Xuất phát từ phương trình kinh tế
Quỹ
lương

=

Tiền lương

X

Tổng lượng lao

bình quân

động hao phí

F = X x T
Ta có hệ thống chỉ số:
F
T
X
1 = 1 x  1
F
X

 Tk
IF k= I X xkI
T

Lượng tăng tuyệt đối:
71


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

F1 - Fk = ( X1 - X k ) T1 + ( T1 -  Tk ) X k
Nếu doanh nghiệp phân chia thành nhiều bộ phận sản xuất khác nhau thì
dùng hệ thống chỉ số:
X
F
X
T
k1 x  1
1 = 1 x
F
X
X
 Tk
k tuyệt
k1đối: k
Lượng tăng

F1 - Fk = ( X1 - X k1 ) T + ( X k1 - X k ) T + ( T -  T ) X k
1
1

1
k
Trường hợp phân tích các nhân tố ảnh hưởng trên đến tình hình thực hiện
kế hoạch quỹ lương có liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng có thể
sử dụng các hệ thống chỉ số sau:
F
X
1 = 1 x  T1
F F.I Q
XX
XTk .I Q  T
k
k
1
k1 x
1
1
Hoặc
=
x
F .I Q
X
 Tk .I Q
k pháp X
k1 tích các
k nhân
b) Phương
phân
tố có liên quan đến tình hình sử dụng
thời gian lao động:

Phương pháp này dùng để phân tích sự biến động quỹ lương tháng (quý,
năm)
Từ phương trình kinh tế:
F1 = X g x Đht x Hng x Sht x Ht x  T
1
Ta có hệ thống chỉ số:
X g1
H
S
§
H
Fi1
 T1
ng1
ht1
=
x
x
x ht1 x t1 x
F0
§
S
H
H ng0
X
 Tk
( ItFt
= I gk x I htkx H Hng
x I ht0
x I Ht x t0

I
 T1
§ht
Sht
Xg
Lượng tăng tuyệt đối:
- X ) Đht1Hng1Sht1Ht1 x T
t1
g1
gk
Căn cứ vào bảng V-1 phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương
tháng của doanh nghiệp theo các nhân tố sử dụng thời gian lao động.
Ft1- Ftk = ( X

- áp dụng hệ thống chỉ số
H
X g1
§
H
Fi1
 T1
ng1 S ht1
=
x ht1 x
x
x t1 x
Ft 0 .466X.150 §5.500 H6,2 1,03
S
T
1,15  300

254
21 H t0
ht0
gk = htk x ng0x
x
x
x k
229.028.800 5.000 6,5 1,04 22 1,10 280
1,11 = 1,1 x 0,984 x 0,99 x 0,954 x 1,045 x 1,071
Lượng tăng tuyệt đối:
25.437.350 = 23.133.285 - 11.193.525 - 2.345.625 - 11.661.000 +
11.154.000 + 16.359.200
- Nhận xét
- Đánh giá
72


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

4. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc
độ tăng năng suất lao động
Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên phấn đấu
vừa không ngừng cải thiện đời sống của người lao động vừa phải đảm bảo có
tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải xem xét
đến mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suát lao động bình quân và tốc độ tăng
tiền lương bình quân bằng các phương pháp phù hợp.
4.1. Phương pháp thông dụng:
- So sánh hai chỉ số : Chỉ số tiền lương bình quân và chỉ số năng suet lao
động bình quân:


I

Thực chất:

X
W
X = 1 : 1
X 0 W0
I
W
I
X =I
f
I
W

If – Chỉ số tỷ suất tiền lương
I
X
W
x
x
X = 1 : 1 = 1 : 1 = F1 : F 0 = f 1 = I
Vì:
f
X 0 W0 W W
I
f0
Q1 Q0
0

0
- Căn cứWvào kết quả so sánh rút ra những nhận xét khái quát về mối quan
hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình
quân, về tình hình sử dụng chi phí tiền lương và khả năng tích luỹ của doanh
nghiệp từ lao động.
- Căn cứ vào bảng V-1 phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương
bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp.
I
X
W
X = 1 : 1 = 440 : 1200 = 1,1 = 0,9166
X 0 W0
I
400 800
1,5
W If = 0,9166
Hay
(91,66%)
Tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao
động bình quân. Nhờ đó mà doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm về tiền lương và
có tích luỹ.
Mức tiết kiệm là


 X 1  Xk . W 1  T 1 hay (f1 - fk) Q1

Wk 

(440 – 400 x 1,2) 1200 = - 48.000(nghìn đồng)
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu hai hệ thống chỉ số

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là tiến hành so sánh, đối chiếu
từng cặp tương ứng của hệ thống chỉ số phân tích biến động tiền lương bình
quân tháng (quý, năm) với hệ thống chỉ số phân tích biến động năng suất lao
động bình quân tháng (quý, năm).
73


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp
Hng1 Sht1 Ht1  Tt1
Xt1
§ ht1
Xg1
=
x
x
x
x
x
Xt 0
Xg 0 § ht0 Hng0 Sht0 Htk  Tt0



Hg1 Scd1 Hc1  Tt1
Wt1 Wg1
§ cd1
=
x
x
x

x
x
Wt 0 Wg 0 § cd0 Hg0 Scd0 Hc0  Tt0

CÂU HỎI, BÀI TẬP ÁP DỤNG
A. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày phương pháp xác định số công nhân bình quân trong DN sản
xuất? Cho ví dụ?
2. Trình bày cách xác định các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng thời
gian lao động trong DN? Cho ví dụ?
3.Trình bày phương pháp xác định năng suất lao động bình quân trong
doanh nghiệp sản xuất theo đơn vị thời gian?
4. Trình bày phương pháp phân tích biến động năng suất lao động bình
quân bằng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến? Cho ví dụ?
5. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động của tiền lương bình
quân do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng thời gian lao động?
6. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động của tiền lương bình
quân theo hệ thống chỉ số cấu thành khả biến? Cho ví dụ?
7. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động tổng quỹ tiền lương do
ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động? Cho ví dụ
8. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động tổng quỹ tiền lương do
ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng thời gian lao động? Cho ví dụ?
B. Bài tập áp dụng
Bài 1:
Có tài liệu về tình hình lao động và kết quả sản xuất của doanh nghiệp cơ
khí chế tạo A thực tế tháng báo cáo như sau:
1. Về lao động:
Số lượng công nhân công nghiệp trong danh sách hàng này theo doi được:
- Từ ngày 1 đến ngày 7 mỗi ngày có 200 người
- Từ ngày 8 đến ngày 17 mỗi ngày có 205 người

- Từ ngày 18 đến ngày 23 mỗi ngày có 202 người
- Từ ngày 24 đến ngày 30 mỗi ngày có 208 người
74


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

2. Về kết quả sản xuất:
- Giá trị sản xuất công nghiệp: 3.300 tr đồng
Yêu cầu:
Hãy kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số lượng công nhân công nghiệp
bình quân tháng của doanh nghiệp. Biết rằng theo kế hoạch để ra: số lượng công
nhân công nghiệp bình quân tháng là 200 người, giá trị sản xuất công nghiệp
tháng là 3.000tr đồng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong tháng là 3.450tr
đồng
Bài 2:
Có tài liệu về tình hình thời gian lao động của công nhân tại doanh nghiệp
công nghiệp A qua 2 quý năm báo cáo như sau:
Chỉ tiêu

Quý 3

1. Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn
toàn (ngày công)

Quý 4

50.400

76.780


- Trong đó: Số ngày công làm thêm

2.600

2.900

2. Tổng số ngày công nghỉ phép năm (ngày
công)

1.200

2.440

3. Tổng số ngày công nghỉ thứ 7, CN và
nghỉ lễ (ngày công)

22.000

29.800

4. Tổng số ngày công vắng mặt vì ốm đau,
thai sản… (ngày công)

800

1.200

5. Tổng số ngày công ngừng việc (ngày
công)


350

4.350

- Trong đó: Số ngày công được huy động
vào sản xuất công nghiệp

150

200

6. Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ
(giờ công)

315.200

489.600

7. Tổng số giờ công làm thêm giờ (giờ
công)

15.800

30.600

Yêu cầu:
a. Tính số lượng công nhân trong danh sách bình quân quý.
b. Phân tích sự biến động tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn của
DN quý 4 so với quý 3

Bài 3:
Có tài liệu thống kê của doanh nghiệp Y qua 2 kỳ như sau:
75


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Phân xưởng

NSLĐ tính theo

Số lượng công nhân

GTSX (trđ/người)

(người)

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

A

10

12


50

50

B

15

16

40

45

C

20

22

10

35

Yêu cầu:
a. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân công nhân toàn
doanh nghiệp kỳ báo cáo với kỳ gốc.
b. Phân tích biến động giá trị sản xuất của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với
kỳ gốc.

Bài 4
Có tài liệu thống kê của doanh nghiệp M qua hai kỳ như sau:
Tốc độ tăng của kỳ báo cáo
so với kỳ gốc (%)

Kỳ gốc
Phân xưởng

Năng suất lao
động
(trđ/người)

Số lượng CN
(người)

Năng suất lao
động
(trđ/người)

Số lượng
CN (người)

A

10

50

10


-20

B

15

40

20

0

C

20

10

15

100

Yêu cầu:
a. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân một công nhân
toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo với kỳ gốc.
b. Phân tích biến động tổng sản lượng của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với
kỳ gốc.
Bài 5:
Có tài liệu tình hình sản xuất - lao động - tiền lương của DN B trong 2
tháng như sau:

Chỉ tiêu

Tháng 5

1. Giá trị sản xuất (1.000đ)
2. Số lượng công nhân trong danh
sách bình quân (người)
76

Tháng 6

1.600.000

1.760.000

500

515


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

3. Tổng mức tiền lương tháng
(1.000đ)

240.000

264.000

Yêu cầu:

a) Đánh giá sự biến động tổng mức tiền lương của DN tháng 6 so với
tháng 5.
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biên động tổng mức tiền lương
toàn DN tháng 6 so với tháng 5.
Bài 6:
Có tài liệu thống kê tình hình lao động - tiền lương của DN K trong 2
tháng năm báo cáo như sau:
Tháng 3
Phân xưởng

Tháng 4

Quỹ lương

Số lượng CN

Quỹ lương

(1.000đ)

(người)

(1.000đ)

Số lượng
CN
(người)

I


320.000

800

504.000

1.200

II

432.000

1.200

304.000

800

Yêu cầu:
a) Phân tích sự biến động tiền lương bình quân một công nhân toàn DN
tháng 4 so với tháng 3
b) Phân tích sự biến động tổng quỹ lương toàn DN tháng 4 so với tháng 3
Bài 7:
Có tài liệu thống kê tình hình lao động - tiền lương của DN P trong 2
tháng năm báo cáo như sau:
Chỉ tiêu

Tháng 11

Tháng 12


1. Số lượng công nhân trong danh sách
bình quân (người)

520

526

2. Tổng số ngày công làm việc thực tế
hoàn toàn (ngày công)

10.920

12.203

3. Tổng số giờ công làm việc thực tế
hoàn toàn (giờ công)

75.176

83.353

4. Quỹ lương giờ (1.000đ)

373.580

450.110

5. Quỹ lương ngày(1.000đ)


396.580

458.830

6. Quỹ lương tháng (1.000đ)

416.000

473.400

Yêu cầu:
77


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

a) Phân tích sự biến động tiền lương bình quân tháng 1 công nhân DN
trên tháng 12 so với tháng 11
b) Phân tích sự biến động quỹ lương tháng của DN khi so sánh tháng 12
so với tháng 11

CHƯƠNG VI
THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
I- KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật
hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào
sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh
tế, công dụng, yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý
cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất
một cách cụ thể, rõ ràng sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý
một cách chặt chẽ, hợp lý chi phí sản xuất.
Sau đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu được áp dụng hiện nay.
1.2.1. Phân loại chi phí căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
(phân loại theo yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và
tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí. Chi phí được chia thành 5
yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền

78


Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Phan loại chi phí sản xuất theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung kết
cấu, tỷ trọng tong loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản
xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
Người ta căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí để phân chia chi
phí thành các khoản mục:
- Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung
Qua các phân loại này là cơ sở để quản lý chi phí theo định mức là căn cứ
để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo tong khoản mục và xây
dung định mức chi phí cho kỳ sau.
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo đầu vào của quá trình sản xuất ở
doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển
nội bộ.
- Chi phí ban đầu: là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm
chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân
công và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp như: giá trị lao vụ sản xuất
phục vụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng,bộ phận sản xuất phụ cung
cấp cho các phân xưởng sản xuất chính
Theo cách phân loại này ta xác định chính xác nội dung của tong loại chi
phí, từ đó làm căn cứ tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp một cách chính xác.
1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối
lượng hoạt động
Chi phí sản xuất được phân thành: chi phí biến đổi và chi phí cố định
- Chi phí biến đổi: bao gồm các khoản chi phí thay đổi tương quan với
khối lượng hoạt động như: Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân
công trực tiếp
- Chi phí cố định: là các khoản chi phí không có sự thay đổi về tổng số khi
có sự thay đổi về khối lượng hoạt động như: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương
1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp
chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
Theo tiêu thức này chi phí được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp.
79



Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất
một loại sản phẩm, công việc, lao vụ và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực
tiếp cho tong loại sản phẩm, công việc, lao vụ.
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm,
công việc, lao vụ. Các chi phí này không thể quy nạp trực tiếp cho các đối tượng
kế toán chi phí sản xuất mà phải tiến hành tập trung sau đó mới quy nạp cho
từng đối tượng cụ thể theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này giúp công tác hạch toán giá thành một cách chính xác.
2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về hoạt
động sống, hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sản
xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giá thành sản phẩm được phân chia theo
nhiều loại khác nhau, tuỳ theo các tiêu thức phân loại.
2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính
giá thành
Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi
phí sản xuất kế hoạch và số lượng sản phẩm kế hoạch
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành (định mức và định mức lượng) và chỉ tính cho một đơn vị
sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác
định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ

cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
2.2.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm
các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí
NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính
cho số sản phẩm đã tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp
phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.
II- Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
80


×