Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.97 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

Địa chỉ: Ấp 1, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0673.952210
Email:
Họ và tên: Đoàn Thị Kim Chi
Ngày sinh: 28/07/2003 Lớp: 7A1

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS

Năm học: 2015 - 2016

1


BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC

Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
Phòng Giáo Dục và Đào tạo Tháp Mười
Trường Trung học cơ sở Thạnh Lợi
Địa chỉ: Ấp 1, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0673.952210
Email:
Họ và tên: Đoàn Thị Kim Chi


Ngày sinh: 28/07/2003 Lớp: 7A1

2


BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
1. Tên tình huống:
Đạo đức học sinh
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Đạo đức học sinh là một trong những vấn đề quan trọng cần được giải quyết ở
các trường học, chẳng hạn học sinh vi phạm nội quy nhà trường, bạo lực nhà trường,
quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu và cách cư xử, hành vi của học sinh cũng
xuống cấp trần trọng như không tôn trọng giáo viên, vô lễ với giáo viên, vi phạm pháp
luật như tham gia các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự nơi công cộng, đánh nhau, bỏ học
v.v… Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo
đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không
dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ những điều này vẫn xảy ra hằng ngày
trong nhà trường.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
-

Nân cao ý thức thực hiện nội quy ở trường, ở lớp của học sinh?

-

Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh?

- Những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tích cách của học sinh?

4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giúp học sinh có sự thay đổi về mặt đạo đức. Sau đây, chúng em sẽ vận dụng kiến
thức các môn ở trường giúp học sinh hiểu hơn. Cụ thể là :
+ Vận dụng kiến thức môn Toán để tìm hiểu về số liệu.
+ Vận dụng kiến thức môn Văn để dựa vào văn thuyết minh mà đưa ra những lời
khuyên có ích.
+ Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để giáo dục học sinh làm người tốt hơn.
+ Vận dụng kiến thức môn Sinh học tìm hiểu về sự thay đổi tích cách của học sinh ở
độ tuổi từ 12 tuổi đến 15 tuổi.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
3


a. Ý thức thực hiện nội quy ở trường, ở lớp của học sinh?
Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, học sinh không chỉ mang theo vốn kiến
thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài
thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có
đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ
hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết
định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. Trong cuộc
sống xã hội hiện đại, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật
chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi
trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi.
Trong gian gần đây trên các phương tiện truyền thông giải trí, trên báo chí hay trên
youtube có đăng những trận đánh nhau của học sinh ở trong nhà trường và ngoài
trường. Lý do các học sinh đánh nhau vì muốn thể hiện mình là người mạnh, là đàn
anh đàn chị trong trường hay vì tình cảm trai gái. Có thể nói việc đánh nhau ở đối
tượng học sinh ngày càng tăng. Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn
đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan
tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong

thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh
gia đình không quan tâm.

Hình ảnh : Học sinh đánh nhau
b. Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh?
4


Thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt, tác
động tiêu cực của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet,
games, kết bạn với bạn xấu bên ngoài… Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của
học sinh để cha mẹ cùng giáo viên có thể xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức của
nhà trường. Trong môi trường giáo dục ở nhà trường, học sinh cảm thấy bị gò bó, bất
cứ việc gì cũng theo khuôn khổ, phép tắc. Điều này làm cho bản thân học sinh khó
chịu và học sinh cảm giác bị quan sát từ hành vi cư chỉ đều bị theo dõi, lâu ngày học
sinh không thoải mái. Ngược lại, môi trường bên ngoài giúp học sinh tự do hơn, muốn
làm gì cũng không ai quản, từ việc tự do, tự quản nên học sinh mất đi phép tắc,nội quy
ở nhà trường.
c. Những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tích cách của học sinh?
Những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tích cách của học sinh như: sự động viên
khích lệ của bạn bè, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nội dung giáo dục phù hợp, sự quan
tâm thường xuyên của các thầy cô giáo, không bị định kiến của xã hội, được gia đình
thông hiểu, tạo điều kiện, và cuối cùng là được tự do trong mọi hoạt động, các nhà
quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác động ở trên để đưa ra các nội dung, hình
thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức qua
khảo sát thấy: thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương, thiếu sự
phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tác động tiêu cực của môi trường xã hội , Phẩm
chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè…Vậy làm sao để khắc phục? Sau đây là
một số biện pháp mà chúng em đặt ra:

+ Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức, cách cư xử, lối sống tích cực
cho học sinh.
+ Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
+ Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của
học sinh, sinh viên
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
5


Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo
đức học sinh. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người
sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã
hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh và các em cũng phải tuân thủ những
nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.

6



×