Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đánh giá mức độ thích nghi đất đai của cây Chùm ngây trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.21 KB, 56 trang )

Mở Đầu
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tác điều
tra phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm vi cấp tỉnh. Điều
đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xây dựng định hướng
chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
Tỉnh Thái Nguyên được xem là vùng có tiềm năng đất đai đa dạng, đất chưa sử
dụng chiếm diện tích lớn, đa số dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy
nhiên, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng đất đai. Chính vì vậy,
công việc của các nhà quản lý đất đai là phải tiến hành đánh giá thích nghi đất đai
để tìm ra các loại hình sử dụng đất phù hợp, có khả năng phát triển và đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
Nhận thấy cây chùm ngây là một loại cây có khả năng phát triển tốt ở vùng đồi núi.
và có khả năng thích nghi rộng nhưng tại Thái nguyên chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về loài cây này. Chính với những tính cấp thiết và với những ưu điểm
và tính thích nghi cao, việc nghiên cứu về quy mô Chùm ngây tại Thái Nguyên là
rất cần thiết để đảm bảo các cơ sở khoa học phát triển loài cây này trên diện rộng,
góp phần giảm nghèo và bổ sung cơ cấu cây trồng đa tác dụng cho tỉnh Thái
Nguyên, góp phần chiết xuất dược liệu và sản suất nhiên liệu sinh học cho nước ta
trong tương lai gần. Chính vì vậy em thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ thích
nghi đất đai của cây Chùm ngây trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá mức độ thích nghi của cây Chùm ngây đối với đặc điểm địa lí, đất đai
của tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được sự phân bố và các đặc điểm lâm học, tính đa tác dụng của cây
Chùm ngây tại Thái Nguyên, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông lâm
nghiệp và tăng thu nhập cho hộ gia đình người dân địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu



Để thực hiện đề tài “ Đánh giá mức độ thích nghi của cây Chùm ngây trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên” cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nắm vững lý thuyết đánh giá thích đất đai. Đây là cơ sở quan trọng áp dụng đánh
giá thích nghi của một loại cây trên một lãnh thổ cụ thể.
- Đề tài cần làm rõ được đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái
Nguyên là cơ sở khoa học phục vụ cho quá trình đánh giá.
- Cần phải nắm vững nhu cầu sinh thái của cay Chùm ngây, là yếu tố quyết định tới
công việc đánh giá. Dựa vào các đặc điểm sinh thái của cây Chùm ngây để xây
dựng hệ thống chỉ tiêu, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và lựa chọn các
địa tổng thể cho việc trồng cây Chùm ngây.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Giới hạn trong lãnh thổ hành chính tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài chỉ giới hạn phạm
vi là đánh giá mức độ thích nghi cho cây Chùm ngây trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Phương pháp này được vận dụng để phân tích , tổng hợp đánh giá và xử lý các số
liệu. các tài liệu thu thập được để thấy được tiềm năng phát triển của cây Chùm
ngây trông các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu định hướng
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên thông qua các văn kiện, báo cáo,
niên giám thống kê, đề xuất định hướng phát triển cây Chùm ngây, nghiên cứu đặc
tính của cây Chùm ngây để đề xuất các giải pháp, biện pháp kỹ thuật trồng cây
Chùm ngây.
- Phương pháp xây dựng bản đồ


Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tôi sử dụng phương pháp chồng ghép các bản
đồ đơn tính dựa trên phần mềm MapInfo. Việc biên tập, chỉnh sửa và trang trí bản

đồ được tôi thực hiện trên phần mềm MapInfo.
- Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai theo FAO
Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp cá yếu tố hạn chế. Phương pháp này lấy các
yếu tố được đánh giá ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Như vậy, mức độ thích
hợp tổng quát cảu một đơn vị bản đồ đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là
mức thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của cá đặc tính đất đai dựa vào các yếu
tố trội và các yếu tố bình thường trong đánh giá.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài có 3 phần chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá thích nghi đất đai
- Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Các chỉ tiêu
sinh thái của cây Chùm ngây.
- Chương 3: Đánh giá thích nghi đất đai của cây Chùm ngây đối với điều kiện tự
nhiên của tỉnh Thái Nguyên.


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
1.Khái niệm đánh giá thích nghi đất đai
1.1 Định nghĩa
Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá thích nghi đất đai
(Land Evaluation) là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục
đích cụ thể hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử
dụng đất.
Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá thích nghi đất đai của FAO: Thích
nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế - xã hội.
- Đánh giá thích nghi tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích nghi đối với sử dụng đất hoàn
toàn dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên mà không xem xét đến các điều kiện
kinh tế, nhấn mạnh các khía cạnh bền vững tương đối của sự thích nghi của cá điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng… vì chúng ít thay đổi hơn các yếu tố kinh tế. Đượcsử

dụng để chia cá đơn vị đất đai thành các nhóm quản lý, phục vụ các nghiên cứu chi
tiết và hoàn toàn có giá trị trong thời gian lâu dài vì các mức thích nghi về mặt tự
nhiên thay đổi rất chậm.
- Đánh giá thích nghi kinh tế - xã hội: Các quyết định sử dụng đất đai thường cân
nhắc về mặt kinh tế - xã hội và dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng
mức độ thích nghi về mặt tự nhiên. Tính thích nghi về mặt kinh tế - xã hội có thể
được xác định bằng các yếu tố: sử dụng đất, tổng giá trị sản xuất, lãi ròng, tỉ suất
chi phí/lợi nhuận…
Sản phẩm quan trọng cuối cùng của quá trình đánh giá thích nghi đất đai là bản đồ
thích nghi đất đai. Tài liệu này là cơ sở quan trọng giúp các nhà quy hoạch và quản
lý ra quyết định cho việc sử dụng đất một cách hiệu quả.
1.2 Phân loại khả năng thích nghi đất đai
Hệ thống phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp:
- Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi. Trong bộ phân làm 2 lớp: thích nghi
(S) và không thích nghi (N).


- Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ.
- Lớp phụ (Sub – classes): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn vị thích
nghi đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt
giữa các dạng thích nghi trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Units): phản ánh sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các dạng thích nghi
trong cùng một lớp phụ.
Bộ thích nghi đất đai được phân làm 3 lớp: S1(Rất thích nghi), S2 (thích nghi trung
bình), S3 (ít thích nghi).
S1 (Rất thích nghi – High suitable): Đất đai không có các hạn chế có ý nghĩa đối
với việc thực hiện lâu dài một loại sử dụng đất được đề xuất, hoặc chỉ có những
hạn chế nhỏ không làm giảm năng suất hoặc tăng đầu tư quá mức có thể chấp nhận
được.
S2 (Thích nghi trung bình - Moderately): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung

lại ở mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đề ra.
Các giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư.
Ở mức này khả năng sản xuất vẫn là tốt mặc dù chất lượng của nó thấp hơn hạng
S1.
S3 (Ít thích nghi – Marginally Suitable): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung
lại là nghiêm trọng đối với một loại hình sử dụng đất được ra, tuy nhiên vẫn không
phải hoàn toàn bỏ loại sử dụng đã định. Phí tổn thất cao nhưng vẫn có lãi.
Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (không thích nghi hiện tại) và
N2 (không thích nghi vĩnh viễn).
N1 (Không thích nghi hiện tại – Currently Not Suitable): Đất đai không thích nghi
với loại hình sử dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại. Những giới hạn đó có thể
khắc phục được bằng những khoản đầu tư lớn trong tương lai.
N2 (không thích nghi vĩnh viễn – Permanently Not Suitable): Đất đai không thích
nghi với loại hình sử dụng đất cả trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất
nghiêm trọng mà con người không có khả năng cải tạo.
2. Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai


Kết quả của các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai đã được triển khai là
một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng các phương án đánh giá thích nghi
cho các đối tượng mới. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai mà sản phẩm là bản đồ
đánh giá thích nghi đất đai sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho các nhà quy hoạch và
quản lý ra quyết định lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất đai cho cây trồng
được đánh giá.
2.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới
Trên thế giới, công tác đánh giá thích nghi đất đai là một trong những mảng được
quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học đất, nhất là ở các nước nông nghiệp
tiên tiến. Các phương pháp đánh giá thích nghi đã dần phát triển thành lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên – kinh tế – xã hội) nhằm kết
hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất. 3 phương pháp đánh

giá thích nghi đất đai chính thường được sử dụng là:
- Đánh giá đất theo định tính: chủ yếu dựa vào mô tả và xét đoán.
- Đánh giá đất theo định lượng dựa vào các kết quả tính toán thống kê.
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình, mô phỏng định hướng.
Một số các khuynh hướng, trường phái đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới:
- Ở Liên Xô cũ, có hai hướng đánh giá thích nghi: đánh giá chung và đánh giá
riêng cho các loại cây trồng. Cả hai hướng đánh giá này đều sử dụng chung đơn vị
đánh giá là các loại đất (đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt, đồng cỏ chăn thả,
đất có nước tưới, đất được tiêu úng); chỉ tiêu đánh giá là năng suất, giá thành sản
phẩm (rúp/ha), mức hoàn vốn, đại tô cấp sai (phần có lãi suất thuần túy).
- Ở Hoa Kì, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn
và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính (lúa mì).
+ Phương pháp yếu tố: so sánh các thống kê về yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội
của một loại đất, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm làm mốc so sánh với các loại đất
khác.
- Ở các nước châu Âu, phổ biến hai hướng nghiên cứu:


+ Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân
hạng định tính).
+ Nghiên cứu các yếu tố kinh tế – xã hội: xác định sức sản xuất thực tế của đất
đai(phân hạng định lượng).
Cả hai hướng nghiên cứu trên đều áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm
hoặc phần trăm để tính toán khu vực thích nghi.
- Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) cũng tiến hành xây dựng “Đề
cương đánh giá đất đai”(1976). Tài liệu này được nhiều quốc gia coi như tiêu
chuẩn để áp dụng trong đánh giá đất đai và cũng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này
được chỉnh sửa, bồ sung và hoàn thiện vào cá năm sau để áp dụng đánh giá đất đai

cho các đối tượng cụ thể được công bố như:
+ Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ nước trời (FAO 1983).
+ Đánh giá đất đai cho lam nghiệp (FAO 1984).
+ Đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (FAO 1985).
+ Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển (FAO 1986)
+ Đánh giá đất đai cho đồng cỏ chăn thả (FAO 1989).
+ Đánh giá đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (FAO
1994).
2.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam
Khái niệm và công tác phân hạng, đánh giá thích nghi đất đai đã xuất hiện khá lâu
ở Việt Nam. Từ thời kì thực dân phong kiến, đã có sự phân chia “Tứ hạng điền
-Lục hạng thổ” để tiến hành thu thuế đất đai. Công tác đánh giá, phan hạng đất đai
được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như: Viện Nông hóa – Thổ
nhưỡng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Tổng cục địa chính ( nay là Bộ
tài nguyên & Môi trường), các trường đại học nông nghiệp và các tỉnh, thành.
Trong những năm gần đây, vấn đề sử dụng đất đai trên toàn quốc đã và đang được
đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm kết hợp


theo hướng bền vững. Chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội từ
cấp quốc gia đến cấp vùng và tỉnh huyện đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có
những thông tin về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, lâu bền
đất sản xuất nông lâm ngiệp. Đánh giá đất đai trở thành một bước bắt buộc trong
quy trình lập quy hoạch sử dụng đất.
Một số kết quả cụ thể trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam:
- Từ những năm 70, Bùi Quang Toản và nhiều nhà khoa học đất khác thuộc viện
Nông hóa Thổ nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh…) đã
tiến hánh công tác đánh giá phân hạng đất đai. Kết quả bước đầu đã phục vụ cho
công tác tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở đề ra quy trình phân hạng đất đai cho các
hợp tác xã và các vùng chuyên canh.

3 Đánh giá thích nghi đất đai sử dụng kỹ thuật GIS
3.1 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới
Việc ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai đã được tiến hành từ nhiều
năm trước đây trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Canada,
Australia, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như FAO, WWF…
3.2 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam
GIS được đưa vào Việt Nam muôn và chỉ thực sự phát triển mạnh trong hơn chục
năm trở lại đây và đã chứng tỏ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trữ, phân
tích và quản lý dữ liệu không gian, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài
nguyên môi trường. Nhìn chung việc ứng dụng GIS trong công tác quản lý tài
nguyên môi trường còn khá hạn chế, các ứng dụng GIS hiệu quả nhất lại ở công tác
lưu trữ, in ấn bản đồ. Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích nghi đất đai thì mới có
một số ít ứng dụng GIS được triển khai ở các cơ quan cấp bộ (bộ Tài nguyên &
Môi trường, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cục Kiểm Lâm…), các
trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học
Công nghệ.
Một số các nghiên cứu tiêu biểu:
- Nghiên cứu quy hoạch lâm phận ổn định khu vực Tây Nguyên (1984 - 1988). Đây
là chương trình nghiên cứu cấp ngành, diện tích nghiên cứu khoảng 5 triệu hecta,


xây dựng bản đồ ở tỉ lệ 1/100.000. Cấu trúc dữ liệu raster thực hiện thủ công. Các
lớp thông tin chính gồm độ dốc, độ cao, đất, lớp phủ thực vật.
- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công trình quy hoạch vùng
nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai, Đồng Nai. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã sử dụng phần mềm Arc/Info để xây dựng bản đồ ưu tiên phát triển vùng nguyên
liệu giấy dựa trên các lớp thông tin đơn tính như: bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ
độ cao, bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ khí hậu, bản đồ cự ly thích hợp.
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành cân đối tính toán quy hoạch sử dụng đất theo yêu
cầu về nguyên liệu của nhà máy giấy Tân Mai.

- Ứng dụng GIS và MODSS quy hoạch sử dụng đất rừng ngập mặn vùng cửa sông
Cửu Long theo hướng phát triển bền vững. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng
các phần mềm GIS như ArcView, Arc/Info để tiến hành xử lý phân tích xây dựng
bản đồ vùng thích nghi đất đai cho đất rừng và nuôi trồng thủy sản, đồng thời kết
hợp với các chính sách phát triển của địa phương và các quan điểm sử dụng đất
bền vững để xây dựng 12 phương án quy hoạch sử dụng đất. Tiếp theo, tác giả sử
dụng hệ chuyên gia hỗ trợ MODSS để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
- Xây dựng bản đồ vùng thích nghi trồng lúa chất lượng cao ở tỉnh Vĩnh Long.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ hỗ trợ ra quyết định không gian dựa trên
GIS để đánh giá thích nghi đất đai cho cây lúa, trên cơ sở đó tiến hành phân vùng
thích nghi cho cây trồng này.
- Nghiên cứu tổng hợp phương pháp phân tích không gian và đa tiêu chuẩn hỗ trợ
xác định vị trí xây dựng các khu công nghiệp ở tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu này
đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, từ hệ chuyên gia (Expert Sytem - ES), hệ
thống thông tin địa lý (GIS) đến phương pháp thực hiện quyết định đa tiêu chuẩn
(Multi Criteria Decision Making - MCDM) nhằm xây dựng hệ thống công cụ phục
vụ mục tiêu đề ra là tìm vị trí tối ưu để bố trí các khu công nghiệp.


CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI
NGUYÊN. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ CÂY
CHÙM NGÂY
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của
vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa
vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn

Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
PhíaNam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km).
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông
Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú
Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là
các xã đồng bằng và trung du. Diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên
giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200
km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường
sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà
Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc, quốc lộ 1B Lạng
Sơn, quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng,
đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
1.1.2 Địa hình
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các
tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so


với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao
nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Địa hình được chia thành 3 vùng:
Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng
Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một
phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá
trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thường từ 25 - 350.
Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và
vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3
thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi

thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng.
Độ cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15 đến 250.
Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đông bằng phía Nam
tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất
bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và
thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ
cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường dưới 100.
Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông
đi lại có những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đó lại tạo ra đa dạng,
phong phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển
một tập đoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng và phong phú.
1.1.3 Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái
Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình
khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm.
Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự
khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình
thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái


Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc
biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc
nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành đai
sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất
phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả

nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Dưới đây là một số khoáng sản có
lợi thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp
nguyên vật liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn:
- Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối
tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn.
- Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập
trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.
- Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng,
trữ lượng trên 50 triệu tấn.
- Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở
Cúc Đường, Khe Me.
- Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi
Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.
1.2.2 Tài nguyên đất
Đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự
nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa
nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một
khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra
nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất
chính của tỉnh:


- Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này
phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn
tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ
Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh
thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá,
rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng
ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu).
- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại

đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp.
- Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này
được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các
loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau
và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với
trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích
tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các
huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày
khác.
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện
tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các
vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất
có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước
lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện
tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.
1.2.3 Tài nguyên nước mặt
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương
đối đều. Gồm các sông lớn là:
- Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này
bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương,
Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông


chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân năm khoảng
2,28 tỷ m3 nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông
Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú
Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang). Theo số liệu quan trắc tại
Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4

m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là
128/m3/s.
- Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa
chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh.
Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng
25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới
tiêu cho khoảng 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông
nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt
cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
- Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang.
Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là: 0,8m3/s. Tổng
lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ
chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.
1.2.4 Tài nguyên rừng
Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình
327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại
cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là
cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các
loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua
2. Hiện trạng kinh tế xã hội
2.1. Về lĩnh vực kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:


Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tính tăng 18,6% so với năm
2013 (cả nước dự ước đạt trên 5,8%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ
sản tăng 4,8%, đóng góp 1 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
40,5%, đóng góp 14,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,4%, đóng góp 2,72

điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.
Năm 2014, sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và ngành sản
xuất thép nói riêng còn gặp khó khăn, song do năng lực sản xuất mới của ngành
sản phẩm điện tử, thiết bị truyền thông và quặng kim loại màu tăng đột biến... nên
tăng trưởng của ngành công nghiệp trên địa bàn cả năm đạt mức tăng 50,6%;
ngành xây dựng tăng 10%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng mức trung bình, trong đó
các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất như tài chính, ngân hàng, vận tải, kho bãi năm
nay tăng trưởng chậm lại và chỉ tăng dưới 5%; ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ tăng
7,4%; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,6%.
Riêng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản, mặc dù chăn nuôi năm nay không phát
sinh dịch bệnh lớn, nhưng hiệu quả chăn nuôi các tháng đầu năm đạt thấp do giá
bán sản phẩm giảm... nên giá trị tăng thêm tính chung ngành nông nghiệp đạt mức
tăng 4,6%; trong ngành lâm nghiệp, sản lượng khai thác gỗ chỉ tương đương cùng
kỳ nên giá trị tăng thêm cả năm tăng 3,4%; ngành thủy sản tăng trưởng 14% so
cùng kỳ.
Về cơ cấu trong tổng sản phẩm năm 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm cơ cấu 19,14%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,65% và khu
vực dịch vụ chiếm 36,21% (năm 2013 có cơ cấu tương ứng là 19,74% - 41,44% 38,82%).
- Về sản xuất công nghiệp
Sản xuất thép, xi măng là những sản phẩm chủ lực của tỉnh gặp nhiều khó khăn
trong tiêu thụ, mặc dù giá bán tăng nhưng sản lượng vẫn đạt thấp, tuy nhiên do trên
địa bàn tỉnh có nhiều dự án đang đầu tư xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản
xuất, tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử,
viễn thông và nhóm chế biến khoáng sản sau khai thác... tạo ra khối lượng sản
phẩm lớn với giá trị cao, là đòn bẩy tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công
nghiệp trên địa bàn.


Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giữa các khu vực đã có sự thay đổi so với
năm 2013, cụ thể khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 9% lên 84%, khu vực

công nghiệp Trung ương giảm từ 53,3% xuống còn 8%, công nghiệp địa phương
giảm từ 37,7% xuống còn 8%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm
16% tổng giá trị sản xuất toàn ngành.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước tính cả năm như sau: điện thoại thông minh
ước đạt 24 triệu chiếc, máy tính bảng ước đạt 9 triệu chiếc, Volfram và các sản
phẩm của Volfram ước đạt 6,2 nghìn tấn. Nhóm sản phẩm có sản lượng ước tính
tăng cao gồm sảm phẩm may mặc ước đạt 37,5%, tăng 27% so với cùng kỳ, nhóm
công cụ, dụng cụ đạt 18,6 triệu cái, tăng 38%; phụ tùng của xe có động cơ 3.620
tấn, tăng 27%; nước máy 13 triệu m3 tăng 6%... Nhóm sản phẩm tăng thấp hoặc
giảm so với cùng kỳ là than khai thác 1,1 triệu tấn, giảm 2%, đá khai thác đạt 2
triệu m3, giảm 3%, điện sản xuất 550 triệu kwh, giảm 10%, sắt thép các loại 640
nghìn tấn, giảm 2,5%, xi măng 2 triệu tấn, giảm 2%.
- Về sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm (theo giá so sánh năm 2010)
ước đạt 9.718 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ, trong đó: ngành nông nghiệp là 9.066
tỷ đồng tăng 5,2% (trồng trọt tăng 3,7% cùng kỳ, chăn nuôi tăng 6,5% cùng kỳ và
dịch vụ tăng 10%), giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 366 tỷ đồng, tăng 3,4%,
giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 285 tỷ đồng, tăng 14,2% (do tăng cao ở nhóm
dịch vụ, ươm giống thủy sản).
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 78
triệu đồng/80 triệu đồng kế hoạch và tăng 6 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên
nhân chưa đạt kế hoạch chủ yếu do giá bán sản phẩm trồng trọt của người sản xuất
chỉ tăng khoảng 5% (trong khi xây dựng kế hoạch là lượng tăng 2,3% và giá tăng
6,5%).
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2014 ước đạt 448 nghìn tấn, tăng 0,8%
(+3,5 nghìn tấn) so với 2013 và bằng 106,7% so với kế hoạch.
Các cây trồng hàng năm khác có sản lượng tăng so với năm trước là: rau các loại
tăng 10,2%; đậu các loại tăng 4,2%; lạc tăng 1,2%... nhóm cây có sản lượng giảm



là: mía giảm 35,1%; khoai lang và đậu tương giảm 14%, sắn giảm 1,7% cùng kỳ...
và chủ yếu do hiệu quả thấp nên diện tích giảm.
Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn năm là 6.428 ha,
bằng 123,6% kế hoạch, giảm 125 ha (-1,9%) so với năm 2013 (bao gồm 6.378 ha
rừng sản xuất, 50 ha rừng đặc dụng). Trong đó địa phương trồng tập trung là 5.997
ha, bằng 120% kế hoạch và giảm 2,4% (-148 ha) so với năm 2013; các đơn vị do
Trung ương quản lý trồng được 431 ha/200 ha kế hoạch. Dự ước năm 2014 toàn
tỉnh khai thác 162 nghìn m3 gỗ các loại, tăng 0,8% về sản lượng gỗ khai thác so
với năm 2013. Các cơ quan chức năng và các địa phương đã tăng cường công tác
quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; trong 10 tháng đầu năm
2014, đã xử lý 397 vụ vi phạm; tịch thu 493 m3 gỗ quy tròn các loại, trong đó gỗ
quý hiếm 120 m3; tịch thu 115 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước 3
tỷ đồng.
Thủy sản: Năm 2014 trên địa bàn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình trình
diễn khuyến ngư: Mô hình nuôi cá Diêu hồng trong lồng; mô hình nuôi cá thâm
canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh học; mô hình nuôi cá hồ chứa nhỏ và
Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 là
4.881 ha, tăng 106 ha (+2,2%) so với năm 2013 chủ yếu do tận dụng diện tích mặt
nước ở hồ, đầm
2.2 Về lĩnh vực văn hoá - xã hội
Dân số trung bình năm 2014 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.173 nghìn
người, đạt tỷ lệ tăng dân số là 1,46% so với năm 2013. Dân số khu vực thành thị
chiếm 30,3% và dân số khu vực nông thôn 69,6%. Dự ước tỷ suất sinh thô bình
quân năm 2014 giảm 0,2% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do giá hàng hóa, dịch vụ
trong năm 2014 tăng thấp, giá cả lương thực, thực phẩm ổn định, sản xuất nông
nghiệp duy trì được tốc độ phát triển, sản xuất công nghiệp địa phương, trung ương
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất cầm chừng nhưng trên địa bàn có nhiều dự
án đầu tư mới đi vào hoạt động đã thu hút số lượng lớn lao động phổ thông, trong
đó lao động khu vực nông thôn chiếm chủ yếu vào làm việc trong ngành công
nghiệp, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống dân cư.



Công tác hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội: Ngành chức năng phối
hợp các sở, ban ngành thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách giảm
nghèo và bảo trợ xã hội tại các huyện, thành phố, thị xã.
- Lao động, việc làm: Ngành chức năng và các đơn vị đã triển khai các hoạt động
hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động như: tổ chức các hội chợ việc làm (có 58
doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển 7 nghìn lao động), các phiên giao dịch
việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trung tâm xúc tiến việc làm, tổ chức
xuất khẩu lao động... giới thiệu 16 doanh nghiệp về tuyển lao động tại địa phương,
trong đó 01 doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc trong nước và 15 doanh
nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Trên cơ sở các bản đồ chuyên đề (Loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng
đất,…) kết hợp các thông tin và số liệu điều tra khác về đặc điểm của điều kiện tự
nhiên (chủ yếu là điều kiện đất và nước), dựa vào các yếu tố tự nhiên có liên quan
đến việc thực hiện các mô hình sử dụng đất hiện nay, tiến hành lựa chọn và phân
cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
3.1. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Đối với tài nguyên đất đai ở tỉnh Thái Nguyên, các yếu tố đất liên quan đến việc sử
dụng đất đã được lựa chọn để tổng hợp trong đơn vị đất đai.
Bảng 1. Phân cấp các yếu tố tự nhiên trong đơn vị đất đai tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu
Loại đất

Kí hiệu
I.

Pbc
Pc

Py
Pg
Pf
Fk
Fv
Fs
Fa

Phân cấp
Nhóm đất phù sa
Đất phù sa được bồi chua
Đất phù sa không được bồi chua
Đất phù sa ngòi suối
Đất phù sa Gley
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
II.
Nhóm đất đỏ vàng
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung
tính
Đất đỏ nâu trên đá vôi
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất
Đất vàng đỏ trên đá macma axit


Fq
Fp
Fl
III.

Hs

Ha
IV.

B
V.

D
Rk
Độ dày tầng đất

Thành phần cơ
giới

Cấp độ dốc

1
2
3
4
5
a
b
c
d
e
I
II
III
IV
V

VI
VII
VIII

Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit
Nhóm đất xám bạc màu
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc
tụ trên núi
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
VI. Nhóm Đất đen
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá
bazan
> 100
100 – 70
70 – 50
50 – 30
< 30
Cát
Cát pha
Thịt nhẹ
Thịt trung bình
Thịt nặng
< 30
30 - 80

80 - 150
150 - 200
200 - 250
250 - 300
300 - 350
> 350

3.2 Thành lập bản đồ đơn vị đất
Tổng hợp các yếu tố trên, ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 120 đơn vị đất đai được
phân lập và mô tả như ở bảng mô tả loại đất ( bảng 2).
- Bản đồ đơn vị đất tỉnh Thái Nguyên


Bảng 2. Mô tả đơn vị đất
Loại Độ Tầng
STT
đât Dốc Dày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21

TPC
G

Diện
PH_KC
Đá
OM Tích(ha Gley
l
Lẫn
)

Pbc

I

D1

c

3.5


Pbc

I

D1

b

3.5

Pbc

I

D1

b

3.5

Pc

I

D1

b

3.94


Pc

I

D1

b

3.8

Pc

I

D1

b

3.8

Pc

I

D1

c

3.7


Pf

I

D1

c

3.7

Pg

I

D1

b

3.9

Py

I

D1

b

5.03


Py

I

D1

c

5.03

Py

I

D1

c

5.7

Py

I

D1

b

3.41


Py

I

D2

c

3.41

Py

I

D1

b

3.41

Py

I

D1

c

3.41


Py

I

D1

b

2.3

Py

I

D2

c

3.41

Py

I

D1

b

5.03


Py

I

D2

b

5.11

Py

I

D1

c

3.41

2.7
9
2.1
2
1.6
5
1.6
5
2.2
5

2.0
9
1.7
9
2.3
2
2.1
4
1.6
3
1.6
3
1.7
5
2.7
8
2.7
8
2.3
4
2.3
4
2.2
3
2.3
4
3.2
6
2.1
7

2.3
4

Mô tả

3730

IPbc”

1521

IPbc‰

376.2

IPbc‰

7760

IPc‰

3426

IPc‰

5651

IPc‰

77.73


IPc”

22.45

IPf”

1303

~

IPg‰Ï

171.7

IPy‰

102.7

IPy”

1085

IPy”

1945

IPy‰

729.6


IPy•

489.2

IPy‰

357.6

IPy”

3249.9

IPy‰

524.7

IPy•

375.1

IPy‰

384.7

IPy‹

1927

IPy”



22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

Py


I

D1

b

4.8

Py

I

D1

b

5.7

R

I

D1

b

4.5

Rk


I

D1

c

5.5

Rk

II

D1

c

5.03

B

I

D1

b

4.9

B


I

D1

b

5.5

B

I

D1

b

4.5

Fa

IV

D1

b

3.7

Fa


III

D2

b

3.5

Fa

II

D1

b

3.7

Fa

IV

D2

b

3.7

Fa


IV

D2

b

4.88

Fa

IV

D2

b

3.9

Fa

IV

D1

b

3.9

Fk


III

D2

d

3.5

Fk

III

D2

c

3.94

Fk

IV

D2

b

4.64

Fk


III

D2

d

4.68

Fk

III

D1

d

4.67

Fk

II

D2

d

3.5

Fk


IV

D1

d

3.5

Fk

III

D1

c

3.5

Fl

I

D1

b

4.88

Fl

Fp

I
II

D2
D2

c
c

4.12
3.94

2.7
1.7
5
2.3
1
2.4
5
1.6
3
3.1
5
2.3
4

604.4


IPy‰

195.6

IPy‰

129.3

IR‰

784.9

IRk”

248.9

IIRk”

5172

IB‰

995.2

IB‰

3.4
1.4
8
2.7

7
1.4
8
2.5
2
3.3
4
2.1
3
2.5
8
2.6
5
2.3
1
2.1
2
1.6
2

618.5

IB‰

344.1

IVFa‰

2.3
2.1

5
2.1
5
2.6
5
0.9
2
1.1
7
1.6

6657

IIIFa‹

3765

IIFa‰

9883

IVFa‹

2359

IVFa‹

9271

IVFa‹


64.38

IVFa‰

468.2

IIIFkœ

1012

IIIFk•

82.07

IVFk‹

834.6

IIIFk

4220

IIIFk›

571.7

IIFkœ

7621


IVFk›

72.73

IIIFk”

678.3

Fl‰

232.5
175.2

Fl•
IIFp•


48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59

60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70

5
1.6
5
2.0
9
0.9
2
2.0
9
0.9
2
0.9
2

Fp

II


D2

b

3.94

Fp

II

D2

b

3.8

Fp

III

D2

b

4.88

Fp

I


D1

b

3.8

Fp

II

D2

c

4.88

Fp

II

D2

b

4.88

Fp

II


D2

c

4.4

Fp

I

D2

c

5.1

Fp

I

D1

c

4.64

Fp

III


D2

c

4.64

Fp

II

D1

c

3.34

Fp

II

D1

b

3.94

Fq

II


D3

b

3.9

Fq

II

D2

b

3.9

Fq

III

D2

b

3.8

Fq

II


D2

b

3.4

Fq

IV

D2

b

3.4

Fq

I

D2

b

3.8

Fq

IV


D2

b

3.5

Fq

IV

D2

b

3.7

Fq

IV

D2

b

3.7

Fq

III


D1

b

3.5

Fq

II

D2

c

3.4

4.6
2.1
3
2.7
6
2.7
6
1.8
4
1.6
5
1.3
4
1.3

4
2.0
9
2.2
2
2.2
2
2.0
9
1.2
9
1.4
8
3.1
4
1.2
9
2.2
2

Fq

IV

D2

b

4.3


1.6
6

71

6.893

IIFp‹

201.9

IIFp‹

538.3

IIIFp‹

146.4

Ifp‰

463.6

IIFp•

248.5

IIFp‹

5335


IIFp•

1663

IFp•

1799

IFp”

1110

IIIFp•

324.1

IIFp”

0.98

IIFp‰

39.08

IIFqŒ

19.44

IIFq‹


1162

IIIFq‹

578

IIFq‹

678

IVFq‹

417.7

IFq‹

924.1

IVFq‹

257.6

IVFq‹

335

IVFq‹

734.1


IIIFq‰

376.3

IIFq•

97.64

.

IVFq‹


72

Fq

II

D2

b

3.1

Fq

IV


D2

b

3.5

Fq

III

D2

b

6.5

Fq

IV

D2

b

3.3

Fq

II


D2

b

5.2

Fq

IV

D2

b

4.2

Fq

IV

D3

b

3.71

Fs

III


D2

c

3.5

Fs

IV

D2

c

4.5

81
82

Fs

II

D1

b

3.74

Fs


III

D2

c

4

83
84

Fs

IV

D2

c

3.74

Fs

III

D2

c


4

Fs

II

D2

c

4

86
87

Fs

II

D1

c

3.74

Fs

III

D2


c

5.46

88
89

Fs

II

D2

c

2.44

Fs

IV

D2

c

4.5

Fs


I

D2

c

4

Fs

IV

D1

c

4

Fs

I

D2

c

3.74

Fs


IV

D2

c

3.6

Fs

II

D2

c

5.2

Fv

II

D2

c

3.4

Fv


IV

D2

c

3.4

Fv

II

D2

c

3.6

73
74
75
76
77
78
79
80

85

90

91
92
93
94
95
96
97

2.3
4
2.5
8
3.8
7
4.1
8
2.1
8
2.2
2
3.6
4
2.4
8
1.4
3

13880

IIFq‹


874.5

IVFq‹

1553

IIIFq‹

1279

IVFq‹

2553

IIFq‹

4603

IVFq‹

138.3

IVFqŒ

1711

IIIFs•

7889


IVFs•

2
0.6
4

439.2

IIFs‰

7057

IIIFs•

2
1.9
7
0.6
4

10340

IVFs•

51.16

IIIFs•

31850


IIFs•

2
4.1
2

1424

IIFs”

30300

IIIFs•

3.4
2.5
6
1.2
8
1.2
8

15200

IIFs•

16360

IVFs•


4
4.2
5
2.4
8
3.3
8
3.3
8
2.1
2

601.7

1890

IFs•

8594

IVFs”
IFs•

14020

IVFs•

573.4


IIFs•

453.1

IIFvô•

320.5

IVFvô•

790.5

IIFvô•


98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112

113
114
115
116
117
118
119
120

2.7
4
3.3
8
3.0
9
3.0
5
4.2
4
1.2
9
3.9
8
1.6
3
2.3
4
3.9
8
2.5

8
3.8
2
3.8
2
2.1
2
2.1
2
2.1
2

Fv

IV

D2

c

6.8

Fv

I

D2

d


3.4

Fv

II

D1

d

4.25

Ha

IV

D2

b

3.91

Hk

IV

D2

b


4.64

D

I

D2

c

3.5

D

I

D2

c

6.19

D

I

D2

b


5.03

D

I

D1

b

7.35

D

I

D2

b

6.19

D

I

D1

c


7.14

D

I

D1

c

6.57

D

I

D1

c

6.24

D

I

D1

b


5.57

D

I

D1

b

3.57

D

I

D2

c

6.19

D

I

D2

b


5.71

D

I

D1

b

6.24

D

I

D1

b

6.24

D

I

D1

c


3.9

3.5
2.3
3
2.3
3
2.3
9

0

0

35380

0

0

216.2

IB‰

0

0

1563


sông

Núi
đá
Núi
đá
Sôn
g

D1

b

5.28

IVFvô•

2406

Ifvôœ

1.86

IIFvô›

2384

IVHa‹

178.2


IVHk‹

257

D•

127.7

D•

1161

D‹

9521

D‰

261.8

D‹

2967

D”

545.1

D”


1149

D”

953.7

D‰

1659

D‰

547.3

D•

5590

D‹

422.3

D‰

352.9

D‰

1028


D”


Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc
điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây bảng tổng hợp số đơn vị đất đai theo loại đất

Bảng 3 tổng hợp số đơn vị đất đai theo loại đất
Nhóm đất Loại đất
Nhóm đất
phù sa
Đất phù
sa được
bồi chua
(Pdc)


hiệ
u
23

Số
Diện tích
đơn
(ha)
vị đất
36009.6

Pbc 3


Tỷ lệ %

Phân bố

10,2

phân bố ở tất cả các
huyện của tỉnh Thái
Nguyên
phân bố chủ yếu ở
các xã như xã Đồng
Bẩm của huyện
Đồng Hỷ; xã Lương
Phú của huyện Phú
Bình; phường Gia
Sàng, Phú Sá,
Hoàng Văn Thụ ,
Trưng Vương thuộc
thành phố Thái
Nguyên
các xã: Dương
Thành, Hương Sơn,
Hà Châu , Nhã
Lộng, Đào Xá,
Đồng Liên của
huyện Phú Bình; xã
Tiên Phong , Trung
Thành, Vạn Phái,
Đắc Sơn của huyện
Phổ Yên; xã Phục

Linh huyện Đại Từ
phân bố ở rải rác ở
các huyện Đại Từ,
Định Hóa, Phú
Lương , Võ Nhai

5627.2

1,5

Đất phù Pc
sa không
được bồi
chua

4

16914,7

4,79

Đất phù Py
sa ngòi
suối Py

14

12142.2

3,43



×