Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án mầm non Chiếc nón lá Biểu tượng quen thuộc của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.12 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN..............

TRƯỜNG MẦM NON .........................

CHỦ ĐỀ:

QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
CHỦ ĐỀ NHÁNH:

QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP

ĐỀ TÀI:

GV : .......................................
LỚP

: LÁ 1

1


I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

• Kiến thức :

- Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng của nhiều loại nón lá Việt Nam.
- Trẻ biết lợi ích của chiếc nón lá đối với đời sống con người.
- Trẻ biết trang trí một số kiểu cho chiếc nón lá.
• Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận.
- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc và trả lời trọn câu.


• Thái độ:
- Trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
- Trẻ yêu quý và trân trọng những sản vật của quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô:
o Giáo án Power Point
o Máy vi tính, máy đèn chiếu
o Áo dài, nón lá
2. Đồ dùng của cháu:
o Nhiều quả trái cây bằng nhựa.
o Mỗi trẻ 1 cái nón lá.
o 2 Ngôi nhà
o Nguyên vật liệu mở để trẻ trang trí chiếc nón lá
3.Tích hợp:
o HĐPTTM: Âm nhạc
o HĐPTNT: Làm quen toán
o HĐPTNN: Làm quen văn học
o Trò chơi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. HOẠT ĐỘNG 1 : Quê hương của bé
- Cô mặc áo dài, đội nón lá và hát bài hát “Quê - Nghe và hưởng ứng theo bài hát
hương”. (Slide 4)
- Các con thấy hôm nay cô có gì khác hơn so với - Trẻ trả lời
mọi ngày không?
- Con biết gì về chiếc áo dài Việt Nam? (Áo dài - Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ
trang phục truyền thống cuản người việt Nam, là

quốc phục của người phụ nữ Việt Nam)

2


- Con biết gì về chiếc nón lá? (Che nắng, che
mưa, gắn liền với hình ảnh của người nông dân
Việt Nam)
- Áo dài và nón lá là 2 hình ảnh gắn liền với
người Việt Nam, khi người phụ nữ mặc áo dài với
chiếc nón lá làm cho người phụ nữ thêm dịu dàng
nhưng không kém phần hiện đại đó các con ạ!
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về chiếc
nón lá các con nhé!
2. HOẠT ĐỘNG 2 : Bé tìm hiểu chiếc nón

- Bài thơ: Chiếc nón miền nắng gắt
Tặng người xứ tuyết xa
Để khi lòng nhớ nắng
Trong nón hiện hình hoa (Cô và trẻ cùng
đọc bài thơ của Chế Lan Viên)
1. Cách làm nón lá:
- Các con có biết chiếc nón lá được làm ra nhưng
thế nào không?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh làm nón lá (Slide 7
– 11).
- Đàm thoại:
 Nón lá được làm bằng nguyên liệu gì?
 Nón lá có dạng hình gì?
 Nón lá màu gì?

 Dùng để làm gì?
 Người làm nón được gọi tên chung là
gì? (thợ thủ công, nghệ nhân)
- Cho trẻ xem 1 đoạn phim người nghệ nhân đang
làm nón lá (Slide 12).
- Người ta chuốt 16 thanh tre làm thành 16 vòng
tròn to nhỏ khác nhau, cái sau nhỏ hơn cái trước,
cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả xếp vào
khuông hình chóp. May 1 đầu lá và xếp chồng
khít trên khuông, sau đó người ta may lá dính vào
các vòng tròn bằng chỉ cước, còn gọi là “chằm
nón”. Nón lá mỏng nên mau hư khi gặp mưa
nhiều. Khi đội, nón cần phải có quai để giữ nón
không bị rơi xuống. Khi nón đã cũ ránh người ta
còn gọi là “nón cời”
2. Công dụng của nón lá:
- Ngoài công dụng che mưa, che nắng các con còn
biết nón làm được những gì nữa không?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh (Slide 13 - 19):
+ Nón lá đội ra đồng
+ Nón có thể quạt mát khi nóng nực
+ Biểu diễn thời trang nón lá

- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ

- Đọc thơ cùng cô

- Trẻ trả lời
- Trẻ xem hình
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem phim nghệ nhân làm nón lá

- Trẻ trả lời
- Trẻ xem hình

3


+ Múa nón lá
+ Trang trí nón lá
+ Làm quà cho khách du lịch đến thăm Việt Nam
+ Có thể làm bình cắm hoa
3. Có nhiều loại nón làm từ lá: (Slide 20 - 2
5)
- Nón bài thơ Huế: Làm bằng lá trắng, có thể lộng
hình, thơ hoặc thêu
- Nón quai thao (nón ba tầm): là nón của phụ nữ
Bắc Bộ, làm bằng lá cọ thường dùng trong dịp
biểu diễn nghệ thuật
- Nón ngựa: Làm bằng lá dứa, đội khi cưỡi ngựa
- Nón dấu: của lính thời phong kiến
- Nón rơm: làm bằng rơm thường đội đi biển
- Nón lá sen: làm bằng lá sen.
- Xem nhiều kiểu dáng nón khác nhau làm từ lá
(Slide 26).
- Các con thấy nón làm bằng nhiều vật liệu khác
nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, lá cọ, chiếc nón

được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm ra.
Nón lá bình dị, đoan trang, duyên dáng và rất thực
tế đó các con ạ.
4. Công trình kiến trúc có hình nón
- Cho trẻ xem một số hình ảnh công trình kiến
trúc hình nón (Slide 27-31).
3. HOẠT ĐỘNG 3 : “Những trò chơi với
chiếc nón lá”
* Trò chơi 1: Chuyển quả về nhà
- Luật chơi: Không chạm tay vào quả và nón. Đội
nào chuyển quả hết trước đội đó thắng. Nếu rơi
quả hoặc nón quay trở lại vạch xuất phát
- Cách chơi: Các con sẽ là những người nông dân
chuyển số quả này về nhà. Nhưng không được
dùng tay mang quả về nhà mà đặt những quả này
vào trong nón mang về nhà. Chia trẻ làm 2 nhóm.
Số bạn trong nhóm bắt cặp nhau, đặt nón vào giữa
2 bạn và giữ sao cho nón không rơi xuống đất
nhưng không được lấy tay cầm nón. Một bạn
trong nhóm sẽ là người bỏ quả vào nón cho các
bạn di chuyển về nhà. Trên đường đi không được
lấy tay cầm nón. Nhóm nào chuyển hết quả nhanh
nhất nhóm đó thắng.
- Tổ chức trẻ chơi trò chơi
* Trò chơi 2: Ai tinh mắt
- Luật chơi: Quan sát và chỉ đúng cái nón có đậy
quả táo
- Cách chơi: Có 1 quả táo, 2 cái nón. Lấy 1 cái

- Trẻ xem


- Trẻ xem

- Trẻ nghe phổ biến cách chơi

- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nghe phổ biến luật chơi, cách chơi

4


nón đậy lên quả, nón còn lại úp xuống. Cô xoay,
di chuyển 2 cái nón. Khi cô dừng nón lại, trẻ chỉ
ra nón nào đang đậy quả táo.
- Tổ chức trẻ chơi trò chơi
* Trò chơi 3: Bé khéo tay
- Tổ chức cho trẻ trang trí những chiếc nón bằng
nhiều nguyên vật liệu (Slide 34-40).
KẾT THÚC : Cô và trẻ cùng múa tập múa
với chiếc nón trên nền nhạc bài hát “Quê hương”
(Slide 41)

- Chơi trò chơi
- Nghe phổ biến cách chơi
- Thực hiện trang trí nón lá.
- Cùng cô tập múa nón

5




×