Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Đề cương AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.72 KB, 33 trang )

PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
1

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG
NGHIỆP
1. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao
động ?(2)
2. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động ?(3)
3. Những nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động ?(3)
4. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động ? Các biện
pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp ?(4)
5. Ảnh hưởng của vi khí hậu trong sản xuất ?
6. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động trong sản xuất ? Các
biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động ?
7. Tác hại của bụi và các biện pháp phòng chống ?
8. Vấn đề thông gió trong công nghiệp và chiếu sáng trong
sản xuất ? Nhiệm vụ, yêu cầu đối với kỹ thuật chiếu sáng
trong sản xuất ?
9. Tác hại của tia phóng xạ và các phương pháp phòng ngừa ?
10. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người ? Các biện
pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện ?
11. Phân loại độc tính và tác hại của hoá chất ?
12. Quá trình xâm nhập, chuyển hoá chất độc trong cơ thể ?
13. Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại
của hoá chất ?
14. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng
máy móc, thiết bị cơ khí ?
1


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI


2

15. Các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí ?
16. Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực
? Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị chịu áp lực ?
17. Phân loại thiết bị nâng hạ ? Các thông số cơ bản của thiết
bị nâng hạ ?
18. Những sự cố, tai nạn thường xảy ra và các biện pháp an
toàn đối với thiết bị nâng hạ ?
19. Những nguyên nhân gây cháy, nổ trực tiếp ? Các biện
pháp phòng chống cháy nổ ?
20. Vùng nguy hiểm? Cho 05 ví dụ thực tế về vùng nguy hiểm
trong lao động sản xuất thực tế?
21. Phân tích và cho biết ý nghĩa của bảo vệ nối đất, bảo vệ
nối dây trung tính trong kỹ thuật an toàn điện?

2


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
3

Câu 1:Mục đích của công tác bảo hộ lao động











Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong
quá trình sản xuất.
Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn
trong lao động.
Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề
nghiệp, hạn chế ốm đau bảo vệ sức khoẻ, an toàn về
tính mạng cho người lao động.
Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở
vật chất.
Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng
năng suất lao động.

Ý nghĩa công tác bảo hộ lao động






Công tác bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về
kinh tế, chính trị, xã hội và có ý nghĩa nhânđạo lớn lao.
Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người,
do vậy BHLĐ là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu
trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản
xuất.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,là
nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các

dự án,thiết kế,điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ
mang lại những lợi ích về kinh tế,chính trị và xã hội.
Lao động tại ra của cải vật chất,làm cho xã hội tồn tại
và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào,lao động
của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng
3


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
4

quốc gia giàu có,tự do,dân chủ cũng nhờ người lao
động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động(lao động
trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ
loài người.
Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Ba tính chất liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau:


Tính pháp lý.



Tính KHKT.



Tính quần chúng.

Bảo hộ lao động mang tính chất pháp lý





Những quy định và nội dung BHLĐ được thể chế hoá
trong luật pháp của Nhà nước.
Mọi người, mọi cơ sở kinh tế đều phải có trách nhiệm
tham gia và thực hiện.

Bảo hộ lao động mang tính khoa học kỹ thuật




Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ yếu tố nguy
hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề
nghiệp...đều xuất phát từ cơ sở của KHKT. Các hoạt
động điều tra khảo sát,phân tích điều kiện lao động.
Đánh giá ảnh h°ởng của các yếu tố độc hại đến con
người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm,giải pháp
đảm bảo điều kiện an toàn đều là những hoạt động
khoa học kỹ thuật.
Hiện nay,việc tận dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ
4


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
5


biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia
gamma,nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng
của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng
tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn
khi sử dụng cần trục,không thể chỉ có hiểu biết về cơ
học,sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác nh° sự
cân bằng của cần cẩu,tầm với,điều khiển điện,tốc độ
nâng chuyển,...


Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện
lao động thoải mái,muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao
động trong sản xuất,phải giải quyết nhiều vấn đề tổng
hợp phức tạp,không những phải hiểu biết về kỹ thuật
chiếu sáng,kỹ thuật thông gió,cơ khí hóa,tự động
hóa....mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao
động,thẩm mỹ công nghiệp,xã hội học lao động..... Vì
vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học
kỹ thuật tổng hợp.

Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng.






BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con
người, trước hết là người trực tiếp lao động.
Đối tượng BHLĐ là tất cả mọi người, từ người sử dụng

lao động đến người lao động, là những chủ thể tham
gia công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người
khác.
BHLĐ liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền
lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã
hội.

5


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
6

CÂU 2: Sự chịu tải và những căng thẳng trong LĐ:
*Sự chịu tải trong LĐ:
Là sự tổng thể các điều kiện bên ngoài và các yêu cầu trong
hệ thống LĐ, những yếu tố có thể thay đổi tình trạng vật lý
hay tâm lý của con ng, cũng như sự ổn định của quá trình.
*Sự căng thẳng trong LĐ:
Là tác động của sự chịu tải LĐ đối với con ng, nó phụ thuộc
vào tính chất và khả năng của mỗi cá thể.
*Tác động của sự chịu tải trong LĐ và hậu quả của nó:
Sự chịu tải trong LĐ dẫn đến sự căng thẳng trong LĐ. Có tác
động tích cực hoặc tiêu cực:
+Tích cực: tạo ra NSLĐ, con ng được rèn luyện và trưởng
thành, có nhiều kinh nghiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn
về cuộc sống và lao động.
+Mặt tiêu cực: nó có thể giảm NSLĐ. Khi vượt quá giới hạn
cho phép nào đó nó sẽ gây ra căng thẳng trong LĐ dẫn đến
mệt mỏi về mặt tâm lý.

CÂU 3: Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ:
*Khoa học vệ sinh LĐ:
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện LĐ và do
đó ảnh hưởng đến con người, máy và trang thiết bị. Ảnh
hưởng này còn có khả năng lan truyền trong phạm vi nhất
định. Sự chịu đựng quá tải chính là nguyên nhân dẫn đến
bệnh nghề nghiệp
Đối tượng và mục tiêu đánh giá cũng như thể hiện các yếu
tố của môi trường LĐ:
Các yếu tố của môi trường LĐ đc đặc trưng bởi các điều kiện
xung quanh về vật lý, hóa học, sinh học…
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện xxung quanh:
+đảm bảo sức khỏe ATLĐ.
6


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
7

+tránh căng thẳng trong LĐ,
+tạo khả năng hoàn thành công việc
+bảo đảm chức năng trang thiết bị hoạt động tốt
+tạo điều kiện sản phẩm tieeso thị tốt
+tạo hứng thú trong LĐ
Tác động của yếu tô môi trường đến con ng:
Các yếu tố trên của MTLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý,
sinh lý của ng LĐ, qua đó tác động đến NSLĐ.
*Cơ sở kỹ thuật AT:
Kỹ thuật AT la hệ thống các biện pháp và phương tiện, tổ
chức kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố

nguy hiểm.
Sự nguy hiểm là trạng thái hay tình huống có thể xảy ra tổn
thương thông qua các yếu tố gây hại hay các yếu tố chịu
đựng.
Sự gây hại là khả năng tổn thương đến sức khỏe con ng, hay
xuất hiện bởi những tổn thương môi trường đặc biệt và sự
kiện đặc biệt.
Rủi ro là sự phối hợp của xác suất và mức độ tổn thương
trong một tinh huống gây hại
Giới hạn của rủi ro là một phạm vi có thể xuất hiện rủi ro
của một quá trình hay 1 trạng thái kỹ thuật nhất định
*Khoa học và các phương tiện bảo vệ ng LĐ:
Ngành KH này có nhiệm vụ nghiên cứu và thiết kế, chế tạo
những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân ng LĐ để sủ
dụng trong sx nhằm chống lại ảnh hưởng của các yếu tố
nguy hiểm và có hại khi các biện pháp về mặt kỹ thuật vệ
sinh cũng như kỹ thuật an toàn ko thể loại trừ đc chúng.

7


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
8

CÂU 4: Đối tượng, nhiệm vụ của vệ sinh LĐ, biện pháp
phòng chống các bệnh nghề nghiệp:
*Đối tượng:
Mọi tổ chức cá nhân sử dụng LĐ, mọi công chức, viên chức,
mọi ng LĐ, kể cả học nghề và thử việc trong mọi lĩnh vực,
các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang, các doanh

nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng
trên lãnh thổ VN.
*Nhiệm vụ:
VSLĐ là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những
yếu tố có hại trong sx đối với sức khỏe ng LĐ, tìm các biện
pháp cải thiện điều kiện LĐ, phòng ngừa các bệnh nghề
nghiệp và nâng cao khả năng LĐ của ng LĐ.
*Các biện pháp phòng ngừa tác hại nghề nghiệp:
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ:
Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa,
tự động hóa, dùng những chất không độc hại thay thế các
chất độc hại…
- Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Dựa trên tính chất độc hại trong sx, mỗi ng công nhân sẽ
đc trang bị những dụng cụ phòng hộ thích hợp.
- Biện pháp tổ chức LĐ khoa học:
Thực hiện việc phân công LĐ hợp lý theo đặc điểm sinh lý
của công nhân, thực hiện các biện pháp cải tiến làm LĐ
bớt nặng nhọc và tiêu hao ít năng lượng.
- Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe:
Biện pháp này bao gồm cả việc kiểm tra sức khỏe công
nhân, khám truyền công nhân trước khi nhận họ vào làm
việc.

8


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
9


Cau 5: Ảnh hưởng của vi khí hậu trong sản xuất ?
Vi khí hậu là trạng thái lý học của môi trường không khí
trong khoảng không gian thu hẹp.
*Ảnh hưởng của vi khí hậu:
1-Vi khí hậu nóng nóng:
Cơ thể người có thân nhiệt không đổi trong khoảng .
+Thân nhiệt - báo động, có nguy hiểm, sinh chứng say nắng,
say sóng,
+Thân nhiệt (dưới lưỡi) tăng thêm - cơ thể có sự tích nhiệt.
2 -vi khí hậu lạnh
+Cơthể mất nhiệt, giảm nhịp tim, nhịp thở, tăng lượng tiêu
thụ ôxy.
+Mạch máu co thắt, cảm giác tê cóng tay chân, vận động
khó khăn.
+Máu kém lưu thông, sức đề kháng giảm.
+Thường xuất hiện bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp,
viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác.
3 -bức xạ nhiệt
Tia hồng ngoại có bước sóng ngắn (khoảng ) rọi sâu dưới
da (đến 3mm), gây bỏng da, rộp phồng da, gây bệnh đục
nhãn mắt.
Làm việc ngoài trời nóng, im gió, oi bức, tia bức xạnhiệt có
thể xuyên qua hộp sọ hun nóng tổ chức não bộ, gây hiệu ứng
gọi là say nắng.
9


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
10


Tia tử ngoại làm bỏng da, ung thư da, phá huỷ giác mạc, thị
lực giảm, đau đầu, chóng mặt.
4-độ ẩm:
+Khi độ ẩm quá cao: Làm giảm lượng ôxy hít thở vào phổi
(do hàm lượng hơi nước trong không khí tăng lên), cơ thể
thiếu ôxy sinh uể oải, phản xạ chậm, dễ gây tai nạn. Biện
pháp khắc phục: Bố trí hệ thống thông gió với lượng khí khô
thích hợp để điều chỉnh độ ẩm.
+Khi độ ẩm cao: Làm tăng lắng đọng hơi nước, nền cement
trơn trượt, dễ ngã. Làm tăng khả năng chạm mass mạch
điện, dễ gây chạm chập, tai nạn điện.
+Khi độ ẩm thấp: Không khí hanh khô, da khô nẻ, chân tay
nứt nẻ giảm độ linh hoạt, dễ gây tai nạn.
5-Vận tốc chuyển động không khí
Tiêu chuẩn cho phép vận tốc không khí không quá 3 [m/s].
Vận tốc không khí quá 5 [m/s] có thể gây kích thích bất lợi
cho cơ thể.

Cau 6. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động trong sản
xuất ? Các biện pháp phòng chống
.Tác hại của tiếng ồn và rung động:
-Trong công trình xây dựng có nhiều công tác sinh ra tiếng
ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là
các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá
10


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
11


giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
1.Phân tích tác hại của tiếng ồn:
a/Đối với cơ quan thính giác:
-Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác
giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên.
-Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác
không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình
thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành
những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và
điếc.
b/Đối với hệ thần kinh trung ương:
-Tiếng ồn cường độ cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống
thần kinh trung ương có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động
của dầu
c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
-Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp
tim.
-Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình
thường của dạ dày.
-Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể
gây ra bệnh cao huyết áp.
-Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị
mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được, nếu tình
trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và cơ
thể.
2.Phân tích tác hại của rung động:
-Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có
ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
-Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể.
Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường

gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc
càng mạnh. Tác hại cụ thể:
11


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
12

· Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng
trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục
nam và nữ.
· Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi
hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động
cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng
của cơ quan này.
· Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị
mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
· Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp,
làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện
nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề
nghiệp.
· Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động
nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh
Cau 7. Tác hại của bụi và các biện pháp phòng chống ?
.Phân tích tác hại của bụi:
· Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng
mòn.
· Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
· Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn
mạch và có thể làm cháy động cơ điện.

.Tác hại của bụi đối với cơ thể:
-Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân
lông dẫn đến bệnh viêm da, còn bám vào niêm mạc gây ra
viêm niêm mạc
-Đối với mắt: bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về
-Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống
tai nhiều quá làm tắc ống tai.
-Đối với bộ máy tiêu hoá: bụi vào miệng gây viêm lợi và sâu
12


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
13

răng hoặc gây rối loạn tiêu hoá.
-Đối với bộ máy hô hấp: vì bụi chứa trong không khí nên tác
hại lên đường hô hấp là chủ yếu.
-Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá
chất, chì, thuỷ ngân, thạch tín...khi vào cơ thể, bụi được hoà
tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
.Biện pháp phòng và chống bụi:
1.Biện pháp kỹ thuật:
-Che đậy các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi bằng vỏ che,
từ đó đặt ống hút thải bụi ra ngoài.
-Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo, rút bớt
độ đậm đặc của bụi trong không
-Thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để giảm trọng
lượng bụi dự trữ trong môi trường sản xuất.
2.Biện pháp về tổ chức:
-Bố trí các xí nghiệp, xưởng gia công,...phát ra nhiều bụi, xa

các vùng dân cư, các khu vực nhà ở
-Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng
3.Trang bị phòng hộ cá nhân:
-Trang bị quần áo công tác phòng bụi không cho bụi lọt qua
để phòng ngừa cho công nhân làm việc ở những nơi nhiều
bụi, đặc biệt đối với bụi độc.
-Dùng khẩu trang, mặt nạ hô hấp, bình thở, kính đeo mắt để
bảo vệ mắt, mũi, miệng.
4.Biện pháp y tế:
- Sau khi làm việc công nhân phải tắm giặt sạch sẽ, thay
quần áo.
-Cấm ăn uống, hút thuốc lá nơi sản xuất.
-Không tuyển dụng người có bệnh mãn tính về đường hô
hấp làm việc ở những nơi nhiều bụi.
13


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
14

-Phải định kỳ kiểm ta hàm lượng bụi ở môi trường sản xuất,
nếu thấy quá tiêu
chuẩn cho phép phải tìm mọi biện pháp làm giảm hàm
lượng bụi.
-Coi trọng khẩu phần ăn và rèn luyện thân thể cho công
nhân.

Cau 8. Vấn đề thông gió trong công nghiệp và chiếu
sáng trong sản xuất ? Nhiệm vụ, yêu cầu đối với kỹ

thuật chiếu sáng trong sản xuất ?
A, Vấn đề thông gió trong công nghiệp:
- Hai nhiệm vụ của thông gió:+ Thông gió chống nóng:
trao đổi không khí giữa ngoài và trong nhà. Khí mát, khô
vào sẽ đẩy khí nóng ra ngoài. Để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm,
bức xạ thì gió phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh.
+ Thông gió khử bụi và hơi độc: hút bụi và khí độc tại tại
chỗ gây ra, đưa ra ngoài. Đưa không khí trong lành vào thay
thế, hòa loãng bụi và hơi khí độc.
- Mục đích của thông gió:
Cải thiện môi trường không khí
Tạo ra điều kiện khí hậu tốt
Con ng sống và làm việc dễ chịu
Không ngột ngạt hơi bụi hơi độc
Không nóng bức, ko rét buốt
- Các biện pháp thông gió là:
Thông gió tự nhiên
Thông gió cơ khí
B, Vấn đề chiếu sáng trong sx:
14


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
15

- Chiếu sáng tự nhiên:
Điều này đc lợi dụng rộng rãi và phong phú, rẻ tiền, tạo điều
kiện để LĐ thoải mái dễ chịu
Nguồn sáng ở đây chính là mặt trời có cường độ bức xạ là
1,98 cal/cm và độ chiếu sáng là 135.000m (lx)

Một số các phương pháp lấy ánh sáng tự nhiên là:
+Ánh sáng vào hai bên cửa sổ
+Ánh sáng vào từ bên trên
+Ánh sáng vào tổng hợp từ 2 bên và cả bên trên
- Chiếu sáng nhân tạo:
Yêu cầu:
Đủ độ chiếu sáng cho từng công nghệ
Không lóa, ko chói, ko gây hại mắt
Phải có chụp tập trung ánh sáng
Phân bố đều, chiều cao treo đèn thích hợp
Nguồn sáng: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang
Cau 9.Tác hại của tia phóng xạ và các phương pháp
phòng ngừa ?
Tác hại của tia phóng xạ:
-Ảnh hưởng trực tiếp: gây ra bởi sự tác động trực tiếp
của phóng xạ ion hóa lên các phân tử dẫn đến sự phá
hủy của phân tử đó. Với cách này, chất phóng xạ gây tổn hại
đến tế bào thông qua việc thay đổi cấu trúc của nhiều phân
tử hữu cơ như enzyme, DNA và RNA.
- Ảnh hưởng gián tiếp: xảy ra khi các phân tử nước trong
cơ thể bị tác động bởi chất phóng xạ, phân hủy và sinh ra
các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu đến tế bào
Biện pháp phòng chống:
Chủ yếu có 3 cách:
- Hạn chế tối đa xuất hiện dưới ánh mặt trời;
15


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
16

-

Làm tăng khoảng cách với nguồn bức xạ;
Sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ bằng các vật
liệu như nhôm, bê tông cốt thép và nước.

CÂU 10.Tác động của dòng điện đối với cơ thể người ?
Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện ?
Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người:Khi con người
tiếp xúc với mạng điện, sẽ có dòng điện chạy qua người và
dòng điện sẽ tác dụng vào cơ thể người.
Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị
điện giật. Điện trở của thân người, điện áp đặt vào người
chỉ làm biến đổi trị số dòng điện mà thôi.
An toàn về điện và các thiết bị dụng cụ dùng điện :
- Lắp đặt các thiết bị duy trì nguồn điện do thợ điện
chuyên trách đảm nhiệm.
- Các thiết bị dùng điện được công nhân có kinh nghiệm,
có tay nghề sử dụng.
- Hệ thống điện lưới có cầu dao tổng và cầu dao phụ đến
mỗi bộ phận dùng điện.
- Nối mát cho các thiết bị phù hợp, treo dây để tránh dò
điện vào các tấm kim loại.
- Người không nhiệm vụ không được tự ý cắt điện, đóng
điện, không được tự ý tháo lắp sửa chữa dụng cụ điện.

16


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI

17

- Khi cần sửa chữa dụng cụ hoặc mất điện phải rút dụng
cụ ra khỏi nguồn điện.
- Kiểm tra định kỳ các dụng cụ điện cầm tay.
- Đấu điện bằng cầu dao, phích cắm, không câu móc.
- Khi còn có người làm việc trên công trường thì thợ điện
còn phải trực, khi nghỉ việc thì thợ điện phải cắt cầu dao
tổng và khoá lại.
- Thường xuyên kiểm tra sự cách điện của đường dây,
kiểm tra siết chặt các điểm tiếp xúc, phòng tránh việc cọ
sát kẹp đứt gây hỏng dây, hở điện.

Cau 11:Phân loại các nhóm hóa chất độc
Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích niêm mạc, như axit
đặc, kiềm đặc hay loãng (vôi tôi, NH3 , ...). Nếu bị trúng độc
nhẹ thì dùng nước lã dội rửa ngay. Chú ý bỏng nặng có thể
gây choáng, mê man, nếu trúng mắt có thể bị mù.
Nhóm 2: Các chất kích thích đường hô hấp và phế quản: hơi
clo Cl, NH3 ,SO3 , NO, SO2, hơi fluo, hơi crôm vv... Các chất
gây phù phổi: NO2 , NO3 , các chất này thường là sản phẩm
hơi đốt cháy ở nhiệt độ trên 800 độ C.
Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng không khí, như:
CO2 , C2H5 , CH4 , N2 , CO...
Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh, như các loại
hydro cacbua, các loại rượu, xăng, H2S , CS2 , vv...
17


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI

18

Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng, như hydro
cacbon, clorua metyl, bromua metyl vv...Chất gây tổn
thương cho hệ tạo máu: benzen, phênôn. Các kim loại và á
kim độc như chì, thuỷ ngân, mangan, hợp chất acsen, v.v...
Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con nguời
- Kích thích gây khó chịu: Tác động kích thích của hóa chất ở
đây có nghĩa là làm cho tình trạng phần cơ thểtiếp xúc với
hóa chất bị xấu đi. Các phần của cơ thểthường bị tác động
này là da, mắt và đường hô hấp.
- Gây dị ứng: Dị ứng có thể xảy ra khơi cơ thể tiếp xúc trực
tiếp với hóa chất. Người lao động khơi mới tiếp xúc có thể
không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả
với lượng nhỏ thì có thể thường sẽ phản ứng và da hoặc
đường hô hấp sẽ bị dị ứng.
- Gây ngạt: Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ
ôxy vào các tổ chức của cơ thể. Có hai dạng: ngạt thở đn
thuần và ngạt thở hóa học.
- Gây mê và gây tê: Tiếp xúc với nồng độ cao một trong các
hóa. có thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ưng, gây ngất
thậm chí dẫn đến tử vong
- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng: Cơ thểcon
người được tạo nên bởi nhiều hệ cơ quan. nhiễm độc hệ
thống liên quan tới tác động của hóa chất tới một hoặc
nhiều cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ
thể
- Gây ung thư: Khơi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có
thể tạo sự phát triển tự do của tế bào, dẫn đến khối u - ung
thư

18


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
19

- Hư bào thai:Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp
xúc với các hóa chất gây cản trở quá trình phát triển bình
thường của bào thai
- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien):Một số
hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen tạo
những biến đổi không mong muốn trong các thế hệ tương
lai
- Bệnh bụi phổi. Bệnh bụi phổi hay bệnh ho dị ứng do hít
nhiều bụi, là tình trạng lắng đọng các hạt bụi nhỏ ở vùng
trao đổi khí của phổi và phản ứng của các mô tảrước sự
hiện diện của

Cau 12: . Quá trình xâm nhập, chuyển hoá chất độc
trong cơ thể
Quá trình xâm nhập
Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể được máu đưa đi khắp
các bộ phận. Tùy tính chất và đặc điểm của từng chất độc và
chức năng của từng bộ phận mà các chất độc phân bố
không đồng đều ở từng bộ phận
Quá trình chuyển hóa
Sau khi chất độc đi vào cơ thể sẽ gây nhiễm độc tại các bộ
phận. Ngược lại cơ thể phản ứng lại làm thay đổi các chất
độc bằng 1 loạt cơ chế phức tạp, các phản ứng hóa học biến
đổi cấc chất phần lớn thành trở thành những chất ít độc

19


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
20

hơn hoặc không độc. Dựa vào đặc điểm này người ta có thể
chia thành nhiều quá trình chuyển hóa của chất độc trong
cơ thể.
1 Oxy hóa khử:Trong cơ thể một số chất độc bị oxy hóa.
2 Thủy phân:Trong cơ thể nhiều hợp chất có chứa este dễ bị
thủy phân dưới tác dụng của các men esterase.
3 Khử metyl và metyl hóa:Một số chất vào cơ thể;
- Bị khử mất nhóm metyl như: Codein chuyển thành
morphin
- Được metyl hóa: Pirindin chuyển thành metyl pirindin
4 Các phản ứng liên hợp
Quá trình liên hợp tạo ra các hợp chất ít độc hơn, có nhiều
phản ứng liên hợp khác nhau:
- Liên hợp với acid sulfuric
- Liên hợp với acid glucuronic
- Liên hợp với nhóm glycocol
- Liên hợp với nhóm thiol

Cau 13: Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng
ngừa tác hại của hoá chất
Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh
thái
1.Các nguyên tắc

Nguyên tắc thứ nhất: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình
độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng các chất hoặc
các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy
hiểm nữa.
20


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
21

Nguyên tắc thứ hai: Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy
hiểm với người lao động bằng các khoảng cách an toàn
hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách
mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.
Nguyên tắc thứ ba: Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp
để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không
khí chẳng hạn như khói, khí, bụi...
Nguyên tắc thứ tư: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp
với hóa chất.
2. Biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hoá chất
Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật




Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực
sản xuất.
Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có
nhãn rõ ràng.




Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.



Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất.



Tổ chức hợp lý hoá quá trình sản xuất: bố trí riêng các
bộ phận toả ra hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết
kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc tại chỗ.

Dụng cụ phòng hộ cá nhân
Phải trang bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động: mặt nạ phòng
độc, găng tay, ủng, khẩu trang, v.v ...
Biện pháp vệ sinh y tế
21


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
22

Xử lý chất thải trước khi đổ ra ngoài
có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phải có chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật.

Cau 14: Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi

sử dụng máy móc, thiết bị cơ khí
Máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí cũng có thể là
nguyên nhân của tai nạn lao động, có thể do:
-Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố
kỹ thuật an toàn lao động, như đối với người trực tiếp sử
dụng, vận hành.
-Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy
cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận
hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động,…
-Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa
tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh môi
trường lao động công nghiệp.
-Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết
kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ
theo đặc điểm an toàn ngành nghề ...
Các giải pháp an toàn
-Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công
nghệ đi kèm.
22


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
23

-Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công
sản phẩm phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo
đặc điểm an toàn ngành nghề.
-Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động
phải đáp ứng cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật an toàn
máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng.


Cau 15: Các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí
1. Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh
lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp
đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo các quy phạm, tiêu
chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong lý lịch
máy của nhà chế tạo;
2. Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai
nạn lao động trong quá trình sử dụng máy, thiết bị;
23


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
24

3. Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp;
4. Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với điều kiện
an toàn:
- Chọn vị trí và địa điểm phù hợp;
- Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển
đảm bảo hợp lý và thuận tiện;
- Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo các điều kiện an
toàn;
5. Nguyên tắc an toàn khỉ sử dụng đối với máy, thiết bị
- Ngoài người phụ trách ra không ai được khởi động điều
khiển máy;
- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và
vị trí đứng;
- Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy
hoạt động khi không có người điều khiển;

- Cần tắt công tác nguồn khi bị mất điện;
- Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi
máy dừng hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;
- Khi vận hành may phải mặc trang bị phương tiện bải vệ cá
nhân phù
- Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận
hành;
6. Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn
- Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an
toàn;
- Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ;
- Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm
điều khiển;
- Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để
tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy gây ra;
- Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy
24


PHO TO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ ĐH CN HÀ NỘI
25

Cau 16: Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu
áp lực ? Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị chịu áp lực

Nguyên nhân hư hỏng và nổ vỡ các thiết bị áp lực
-Các thiết bị áp lực bị nổ vỡ khi độ bền của nó không chịu
nổi tác dụng của áp suất môi chất trong bình.(Có hai dạng):
Nổ vật lý, và Nổ hoá học.
Nổ hoá học có mối nguy hiểm gấp nhiều lần do quá trình gia

tăng áp suất trước khi thiết bị bị phá huỷ, diễn ra rất nhanh
và áp suất nổ lớn hơn nhiều lần áp suất ban đầu trong thiết
bị.
Hiện tượng nổ hoá học có thể xảy ra tại nhiều điểm của thiết
bị, còn nổ vật lý chỉ làm vỡ thiết bị tại khu vực kém bền nhất
của thiết bị.
Yêu cầu về an toàn lao động đối với thiết bị nồi hơi và áp lực
+Chấp hành các quy phạm về vận hành các thiết bị nồi hơi
và áp lực, (có tài liệu kỹ thuật về thiết bị, phải có hồ sơ
đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuạt an toàn).
+Trên tất cả các thiết bị áp lực cần đặt áp kế để đo áp suất
trong bình; áp kế phải chính xác.
+Sử dụng các van an toàn để phòng ngừa quá áp.
25


×