Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

TỔ CHỨC bộ máy kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN tân XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.56 KB, 60 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN XUYÊN
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TÂN XUYÊN
Công ty cổ phần Tân Xuyên (tên giao dịch Tân Xuyên Joint Stock company,
tên viết tắt Taxuco)
Trụ sở chính: Tân Văn - Tân Dĩnh - Lạng Giang - Bắc Giang
Điện thoại:
(0240) 3557.118
Mã số thuế:
2400121235
Email:

Vốn điều lệ:
6 000 000 000 đồng
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng bằng
đất sét nung và vật liệu xây dựng khác…
Công ty cổ phần Tân Xuyên được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, là
công ty thuộc Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng - Bộ xây dựng được
thành lập ngày 22/4/1971 với tên ban đầu là Nhà máy gạch ngói Tân xuyên
thuộc Bộ kiến trúc (nay là Bộ xây dựng). Trải qua hơn 39 năm vừa xây dựng
vừa sản xuất kinh doanh công ty tồn tại và không ngừng phát triển, đến nay công
ty đã là một đơn vị có công nghệ hiện đại và quy mô lớn hàng đầu ở Việt Nam
trong ngành sản xuất gạch bằng đất sét nung.
Năm 1994 để tồn tại và phát triển Công ty đầu tư đổi mới 02 dây chuyền sản
xuất gạch tuy nel công suất 50 triệu viên/năm/2lò, đầu năm 1995 chính thức đưa
vào sản xuất thay thế toàn bộ dây chuyền cũ lạc hậu.
Năm 2002 Công ty đầu tư thêm 02 dây chuyền sản xuất gạch tuy nel công
suất 45 triệu viên/năm/2 lò.
Năm 2004 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá Công


ty đã được Bộ xây dựng quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần chính
thức đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần từ 01/12/2004. Sau khi cổ phần hoá
Công ty tiếp tục tăng trưởng và phát triển, số lao động ngày càng tăng đời sống
không ngừng được cải thiện.
* Một số thành tựu mà Công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
Năm 2004 Công ty được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen.


Năm 2005 Công ty đã được Bộ trưởng Bộ xây dựng tặng cờ thi đua xuất sắc
ngành xây dựng.
Năm 2006 Công ty được tặng Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bắc Giang, và Bộ trưởng Bộ lao động Thương binh và xã hội.
Năm 2007 Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng huân
chương lao động hạng ba.
Năm 2008 được nhận cờ của Thủ tướng Chính phủ trao tặng. Công ty liên tục
2 năm liền 2007, 2008 được nhận giải sao vàng đất việt.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TÂN XUYÊN
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
* Chức năng:
- Công ty cổ phần Tân Xuyên có chức năng chủ yếu là sản xuất, mua bán vật
liệu xây dựng bằng đất sét nung và một số loại vật liệu xây dựng khác.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị.
- Chuyển giao công nghệ kỹ thuật sản xuất gạch ngói đất sét nung.
* Nhiệm vụ:
- Công ty có nhiệm vụ luôn kinh doanh đúng ngành nghề quy định, đảm bảo
theo đúng sự quản lý của cơ quan chuyên ngành.
- Tổ chức tìm kiếm thị trường, sản xuất sao cho đúng quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm, đảm bảo về kỹ thuật, đẹp về thẩm mỹ nhằm nâng cao uy tín,
chất lượng sản phẩm.

- Tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành công trình đem lại
hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo vệ môi trường
khi thực hiện quá trình sản xuất.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
- Loại hình doanh nghiệp: sản xuất
- Đối thủ cạnh tranh: Vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh hết sức mạnh
mẽ, không chỉ là các đối thủ cạnh tranh trong nước mà cả những đối thủ nước
ngoài; đặc biệt ngày nay các công ty có nguồn vốn lớn luôn vận dụng rất tốt
các chiến lược marketing nhằm quảng bá thương hiệu cũng như thu hút thị
trường. Đối với công ty CP Tân Xuyên nguồn vốn thu hồi còn chậm, hoạt


động marketing chưa được chú trọng nên khả năng cạnh tranh của công ty so
với các công ty cùng sản xuất khác chưa cao; tuy nhiên với phương châm “lấy
chữ tín hàng đầu trong kinh doanh, với tinh thần trách nhiệm không ngừng cải
tiến, phát triển thành một doanh nghiệp lớn mạnh” công ty vẫn luôn duy trì
được những khách hàng truyền thống từ trước tới nay, và thu hút them nhiều
khách hàng mới.
- Thị trường tiêu thụ: Với phương châm năng động, linh hoạt, hoạt động phù
hợp với thị trường, phát huy mọi thế mạnh về vốn, nhân lực, thương hiệu, kỹ
thuật, kinh nghiệm nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. Công ty cổ phần Tân Xuyên
không chỉ là một trong những công ty hàng đầu của tỉnh Bắc Giang trong lĩnh
vực cung cấp vật liệu xây dựng mà còn mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh
thành lân cận khác như Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng
Yên,…
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần
Tân Xuyên
Nguyên vật liệu là Đất Sét được mua từ bên ngoài đưa về kho sau thời gian
ngâm ngủ phong hoá tự nhiên từ 2 đến 3 tháng, Đất được thái nhỏ và được pha

Than bùn. Tuỳ từng loại sản phẩm mà đất được pha trộn với Than bùn theo một
định lượng nhất định. Sau đó phối liệu được cán thô và cán mịn loại bỏ những
vật rắn tiếp tục được nhào nước và trộn đều, hút chân không và lại tiếp tục thái
thành lát mỏng trước khi chuyển xuống máy đùn có cánh xoắn ép phối liệu qua
các khuôn định hình và được tự động cắt tạo thành Gạch mộc; gạch mộc được
phơi một thời gian từ 2 đến 7 ngày sau đó được cho vào lò sấy sang lò nung tạo
ra thành phẩm và nhập kho. Quy trình sản xuất được minh họa dưới dạng sơ đồ.


Nước

Nhà chứa đất
Máy cấp liệu thùng
Nhào thái
Máy cán thô

Nhà chứa than
Nhà chứa
cát

Nhào lọc
Máy cán mịm
Nhà phơi

Máy nhào đùn

gạch mộc

Nhà phơi
gạch mộc


Máy đùn ép
Máy cắt
Băng tải mộc
Nhà bích gạch mộc
Xếp goòng
Lò sấy
Kho thành phẩm
Lò nung
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm


1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN XUYÊN
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy
Công ty cổ phần Tân Xuyên lựa chọn cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng.
Theo cơ cấu này Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất được sự giúp đỡ của
lãnh đạo cấp dưới chức năng để chuẩn bị các quyết định, các hướng dẫn và
kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó.
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Khối Phó
quảnGiám
lý đốc phụ
trách khối kinh doanh

Phó Giám đốc phụ
trách khối sản xuất

Tổ sản

xuất

Phòng kế
hoạch,
kỹ thuật

Phòng tổ
chức
hành
chính

Phòng
Phòng
kinh
tài
doanh
chính,
kế toán

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
* Giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh đồng
thời cũng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về toàn bộ hoạt
động tài chính của Công ty.


*Phó Giám đốc:
- Phó Giám đốc phụ trách khối sản xuất: là người thay mặt cho giám đốc trực
tiếp điều hành về phần sản xuất được Giám đốc uỷ quyền.

- Phó Giám đốc phụ trách khối kinh doanh: Là người thay mặt cho Giám đốc
điều hành về phần kinh doanh giúp Giám đốc trong việc tiêu thụ sản phẩm, lập
kế hoạch mở rộng, phát triển đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
* Khối Quản lý: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật (KH - KT): Có nhiệm vụ tìm hiểu thí nghiệm về kỹ
thuật các sản phẩm mới, tìm hiểu học hỏi về kỹ thuật, thao tác từng loại sản
phẩm, có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho khách hàng của Công ty, chịu
trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm, thí điểm sản phẩm mới và tìm hiểu kỹ thuật
sử dụng sản phẩm để tư vấn giúp khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm của
Công ty một cách đúng nhất.
- Phòng Tổ chức hành chính (TC - HC): Quản lý nhân sự, vận hành các hoạt
động bộ máy quản lý Công ty, xử lý các vấn đề tiền lương, tiền thưởng và các
chế độ chính sách, giải quyết công văn, giấy tờ, thư từ và các quan hệ bên ngoài
Công ty, các vấn đề vật chất và tinh thần cho Cán bộ công nhân viên trong Công
ty.
- Phòng Tài chính - kế toán (TC - KT): Là bộ phận chịu sự giám sát, chỉ đạo
trực tiếp của kế toán trưởng Công ty, giúp giám đốc quản lý công tác kế toán
trong hoạt động SXKD, thực hiện theo đúng quy chế kế toán tài chính mới
của nhà nước. Đồng thời thu thập, tập hợp và xử lý thông tin, xử lý số liệu
hàng ngày về tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn và sản phẩm làm ra
chính xác, kịp thời. Phân tích số liệu kế toán, tham mưu và đề xuất các biện
pháp quản lý, nghĩa vụ kinh tế tài chính của công ty. Đảm bảo mọi hoạt động
SXKD của công ty diễn ra liên tục.
1.4 . TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TÂN XUYÊN
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế,
Công ty cổ phần Tân Xuyên cũng gặp sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường đặc
biệt với sự xuất hiện một loạt các công ty sản xuất vật liệu xây dựng tư nhân với
quy mô nhỏ và bộ máy gọn nhẹ. Nhưng với bề dày truyền thống và tiềm lực sẵn



có về vốn, về con người cộng với sự cải tiến từng bước cơ chế hoạt động và bộ
máy quản lý nên những năm vừa qua công ty vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh
trong các chỉ tiêu kinh tế; thị trường của Công ty vẫn được giữ vững và phát
triển thêm trên cả nước.
1.4.1. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty


Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
Đơn vị tính: đồng
Năm 2011
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
3
4

Năm 2012
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
5
6

Tốc độ phát triển
bình quân
(%)
7


Chỉ tiêu

Năm 2010

1

2

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

8.562.812.486

9.125.420.816

6,57

9.820.105.342

7,61

7,09

245.420.350

273.508.120

11,44


290.712.425

6,29

8,87

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính

8.317.392.136

8.851.912.696

6,43

9.529.392.917

7,65

7,04

7.495.815.634
821.576.502

7.916.672.328
935.240.368


5,61
13,83

8.405.976.660
1.123.416.257

6,18
20,12

5,90
16,98

495.826.740

568.724.533

14,70

842.528.436

48,14

31,42

7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

105.406.340

235.240.392
425.442.394

124.165.422
324.255.758
520.115.208

17,80
37,84
22,25

132.112.235
410.533.480
632.115.218

6,40
26,61
21,53

12,10
32,23
21,89

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

551.304.116

635.428.513

15,26


791.183.760

24,51

19,89

11. Thu nhập khác
12. Chi phi khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.

342.568.320
106.324.150
263.244.170
787.548.286

528.755.830
215.532.375
313.223.455
948.651.968

54,35
102,71
18,99
20,46

746.485.274
372.518.105
373.967.169

1.165.150.929

41,18
72,84
19,39
22,82

47,77
87,78
19,19
21,64

15. Chi phí thuế TNDN

196.887.072

237.162.992

20,46

291.287.732

22,82

21,64

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

590.661.214


711.488.976

20,46

873.863.197

22,82

21,64

(Nguồn số liệu: phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Tân Xuyên)


Nhận xét: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra khá ổn
định giữa các năm và đây là một dấu hiệu tốt về hiệu quả kinh doanh.
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế của Công ty năm 2011 tăng so với năm
2010 là 120.827.762 đồng, tương ứng tốc độ tăng 20,46%; năm 2012 tăng so với
năm 2011 là 162.374.221 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,82%. Chứng tỏ
công ty đã có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả kinh tế cao, cụ thể:
+ Tốc độ tăng của doanh thu năm 2011 so với 2010 là 6,57% cao hơn tốc độ
tăng của giá vốn hàng bán 5,61%; năm 2012 so với năm 2011 là 7,61% cao hơn
tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 6,18%, chứng tỏ công ty đã tiết kiệm các
khoản chi phí trong sản xuất như NVL, nhân công, sản xuất chung trong giá vốn
hàng bán
+ Tốc độ tăng của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp qua 2 năm
2011 và 2012 so với năm 2010 đều cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, như vậy
doanh nghiệp cần phải kiểm tra các khoản chi phí bán hàng và đưa ra các biện
pháp kiểm soát chi phí góp phần giảm chi phí tăng hiệu quả hoạt động.
+ Tốc độ tăng của doanh thu tài chính cũng tăng qua các năm; nếu mức tăng
của năm 2011 so với năm 2010 chỉ là 14,70% thì mức tăng của năm 2012 so với

năm 2011 là 48,14% đây là một mức tăng đột biến. Chi phí tài chính năm 2012
tăng chậm so với năm 2011 mà doanh thu hoạt động tài chính lại tăng cao hơn,
điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính của công ty đang dần có hiệu quả.
Như vậy qua phân tích các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy
được hiệu quả kinh doanh của công ty khá tốt. Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến
động, nhưng công ty vẫn duy trì được sự tăng trưởng qua các năm. Nhà quản trị
nên mở rộng thị trường để tăng thị phần.
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty


Bảng 1.2: Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

A. Tổng tài sản
I. TSLĐ & ĐTNH
1. Tiền & các khoản tương đương tiền
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản ngắn hạn khác
II. TSCĐ & ĐTDH
1. Tài sản cố định
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
B. Tổng nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
II. Nguồn vốn chủ sở hữu

1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Nguồn vốn quỹ

11.421.000.000
8.386.000.000
845.000.000
655.000.000
6.200.000.000
686.000.000
3.035.000.000
2.120.000.000
915.000.000
11.421.000.000
3.392.000.000
980.000.000
2.412.000.000
8.029.000.000
5.729.000.000
2.300.000.000

Năm 2011
Tỷ trọng
Giá trị
(%)
13.615.000.000
19,21
9.905.000.000
18,11
958.000.000
13,37

735.000.000
12,21
7.420.000.000
19,67
792.000.000
15,45
3.710.000.000
22,24
2.530.000.000
19,34
1.180.000.000
28,96
13.615.000.000
19,21
4.310.000.000
27,06
1.450.000.000
147,96
2.860.000.000
18,57
9.305.000.000
15,89
6.757.000.000
17,94
2.530.000.000
10,00

Năm 2012
Tỷ trọng
Giá trị

(%)
15.882.000.000
16,65
11.317.000.000
14,25
1.046.000.000
9,19
842.000.000
14,55
8.565.000.000
15,43
864.000.000
9,09
4.565.000.000
23,04
2.750.000.000
8,70
1.515.000.000
28,38
15.882.000.000
16,65
5.138.000.000
19,20
1.620.000.000
11,72
3.518.000.000
23,01
10.744.000.000
15,45
7.849.000.000

16,16
2.895.000.000
14,42

(Nguồn số liệu: phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Tân Xuyên)

Tốc độ phát
triển bình quân
(%)
17,93
16,18
11,28
13,38
17,55
12,27
22,64
14,02
28,67
17,93
23,13
79,84
15,29
15,67
17,05
12,21


Nhận xét: Qua phân tích số liệu tại bảng 1.2 ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn
của công ty tăng mạnh từ năm 2010 - 2012. Điều này thể hiện quy mô kinh
doanh của công ty ngày càng được mở rộng, đang phát triển ổn định; đây là một

tín hiệu đáng mừng. Tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của công ty cụ
thể như sau:
Do quy mô sản xuất được mở rộng nên ta thấy chỉ tiêu hàng tồn kho của
công ty tăng lên đáng kể giữa các năm. Đây cũng là điều hợp lý vì khối lượng
sản phẩm sản xuất ra nhiều và phải dự trữ nhiều nguyên liệu cho quá trình sản
xuất không bị gián đoạn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường giá cả luôn biến
động, thì việc dự trữ nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất rất quan trọng.
Nhờ đó mà quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Tuy nhiên công ty cũng phải
chú ý giữ chỉ tiêu này ở mức phù hợp để không bị ứ đọng vốn.
Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng vào đầu tư khoa học kỹ thuật vào quá
trình sản xuất. Chỉ tiêu tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn của công ty trong những
năm qua đều tăng. Cụ thể tài sản cố định năm 2011tăng so với năm 2010 là
410.000.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 19.34%. Năm 2012 tăng so với
năm 2011 là 220.000.000 đồng tương ứng tốc độ tăng là 8.70%. Hơn nữa ta thấy
công ty có định mức về lượng tiền trong lưu thông rất hợp lý. Qua chỉ tiêu tiền
và các khoản tương đương tiền có thể thấy năm 2011 tăng so với năm 2010 là
113.000.000 đồng, tương ứng tốc độ tăng là 13.37%. Năm 2012 tăng so với năm
2011 là 88.000.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 9.19%.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.276.000.000
đồng tương ứng với tốc độ tăng là 15.89%. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là
1.439.000.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 15,45%. Qua đây ta thấy công
ty đã đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất.
1.4.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Công ty trang bị đầy đủ các trang thiết bị thuận tiện cho quá trěnh hoạt động
sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, cơ sở vật chất kỹ
thuật đảm bảo an toàn cho người lao động.


Bảng 1.3: Tình hình cơ sở vật chất của Công ty
(tại ngày 31/12/2012)

Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
1. Nhà cửa, vật kiến
trúc
2. Máy móc thiết bị
3. Phương tiện vận tải
4. Thiết bị văn phòng
Tổng

Nguyên giá
(NG)
1.542.000.000
1.295.054.682
870.163.784
435.992.673
4.143.211.139

Tỷ
Giá trị còn lại GTCL/NG
trọng
(GTCL)
(%)
(%)
37,23
0
0
31,25
21,00
10,52
100


97.129.101,15
90.642.060,83
94.465.079,15
282.236.241,1

7,5
10,42
21,67
39,59

1.4.4. Tình hình lao động của công ty
Một quá trình sản xuất kinh doanh cần có con người và thời gian. Vì vậy để
quá trình SXKD thực hiện được cần phải có nguồn lực các yếu tố đầu vào. Một
trong những yếu tố đầu vào không thể không kể đến đó là lao động. Việc sử
dụng lao động đúng đắn và hợp lý là một nguyên tắc trong SXKD, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Để thấy tình hình lao động của công ty ta nghiên cứu qua bảng
số liệu sau:
Bảng 1.4: Tình hình lao động của công ty
(tại ngày 31/12/2012)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Tổng lao động
520
100
I. Phân theo trình độ
1. Đại học
42

8,08
2. Cao đẳng
54
10,38
3. Trung cấp
72
13,85
4. Lao động phổ thông
352
67,69
II. Phân theo quá trình sản xuất
1. Lao động trực tiếp
453
87,12
2. Lao động gián tiếp
67
12,88
III. Phân theo giới tính
1. Nam
348
66,92
2. Nữ
172
33,08
(Nguồn số liệu: phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Tân Xuyên)


Qua bảng số liệu về tình hình lao động nhận thấy công ty đã chú trọng vào
việc tuyển dụng công nhân viên nhằm mục đích ổn định và tăng trưởng hoạt
động sản xuất kinh doanh. Số lượng công nhân viên có chuyên môn, tay nghề

được tăng cao nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Công nhân nữ
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam là hợp lý vì nó phù hợp với đặc điểm sản
xuất của công ty.


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TÂN XUYÊN
Tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào quy mô, vào đặc điểm tổ chức
sản xuất và quản lý cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nội dung của
tổ chức bộ máy kế toán bao gồm:
- Chức năng: Bộ máy kế toán có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng
hợp số liệu, thông tin về sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính sau đó cung
cấp các thông tin về tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ công tác
quản lý.
- Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số liệu về
tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng các loại tài sản (Tài sản lưu động, tài sản cố
định…), giám sát tình hình tập hợp chi phí của các phân xưởng, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả cấp phát vốn… trên cơ sở pháp luật và chế độ
hiện hành. Do vậy, phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, theo dõi đầy đủ
các nghiệp vụ phát sinh về kinh tế của Công ty, phản ánh đúng tình hình kết quả
sản xuất – kinh doanh của Công ty trên cơ sở tuân thủ các qui định tại Pháp lệnh
kế toán thống kê do Nhà nước ban hành.
- Mô hình tổ chức: Tại Công ty cổ phần Tân Xuyên bộ máy kế toán được tổ
chức hạch toán theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, công ty chỉ có một
phòng kế toán trung tâm bao gồm kế toán trưởng, kế toán nguyên vật liệu, kế
toán thanh toán (kiêm thủ quỹ), kế toán tài sản cố định, kế toán vốn bằng tiền, kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh.
Kế toán trưởng


Kế toán
nguyên
vật liệu

Kế toán
thanh
toán
(kiêm
thủ quỹ)

Kế toán
tài sản
cố định

Kế toán
vốn
bằng
tiền

Kế toán
tiền lương
và các
khoản
trích theo
lương

Kế toán
bán hàng
và xác
định kết

quả kinh
doanh


Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán công ty cổ phần Tân Xuyên
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán; phụ trách tập hợp số liệu,
chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các kế toán viên thực
hiện. Tổ chức và kiểm tra công tác kế toán của công ty, thiết kế công tác huy động
vốn cũng như sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp.
- Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn
của từng loại nguyên vật liệu; định kỳ đối chiếu với thủ kho. Lập báo cáo về tình
hình sử dụng vật tư của xí nghiệp theo định kỳ.
- Kế toán thanh toán (kiêm thủ quỹ): có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của
công ty; thu, chi, tổ chức bảo quản tiền mặt.
- Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng giảm của
TSCĐ, tiến hành trích khấu hao cho các tài sản của doanh nghiệp; đồng thời tiến
hành hạch toán chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên của tài sản.
Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định, đồng thời lập báo cáo và tiến
hành phân tích tình hình trang bị, hoạt động và bảo quản tài sản cố định.
- Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tài chính, công nợ phải
thu, phải trả trong và ngoài công ty, lập báo cáo thu – chi…
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ theo dõi
tổng quỹ lương, tính lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động, ghi chép kế
toán tổng hợp tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, lập bảng phân bổ tiền
lương và các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Tổ chức theo dõi phản

ánh chính xác đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và sự biến động của từng loại
hàng hoá trên các mặt hiện vật và giá trị, ghi chép đầy đủ các khoản chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu bán hàng cũng thu nhập các hoạt
động khác.


2.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng
dẫn chuẩn mực do nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình
bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện
chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
2.1.1. Các chính sách kế toán chung
* Chế độ kế toán áp dụng: Công ty cổ phần Tân Xuyên thực hiện theo chế độ
kế toán Doanh Nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn,
sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.
* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N (dương lịch).
* Kỳ kế toán: Quý
* Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
* Phương pháp khấu hao TSCĐ: tính theo phương pháp đường thẳng theo
quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính.
* Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): theo phương pháp khấu trừ.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
* Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
* Phương pháp kế toán ngoại tệ: sử dụng tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà
nước Việt Nam công bố.
* Phương pháp xuất ngoại tệ: chuyển đổi đồng tiền ngoại tệ theo tỷ giá thực
tế
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
* Bên cạnh hệ thống sổ sách công ty còn sử dụng nhiều loại chứng từ để giúp

cho việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịp thời, chính xác để
tránh xảy ra sai phạm, thất thoát. Hệ thống chứng từ của công ty gồm các loại
như:
+ Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán khối
lượng sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán làm thêm giờ bảng thanh toán
lương, bảng thanh toán bảo hiểm - thưởng, bảng phân bổ tiền lương.


+ Chứng từ về chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu nhập – xuất – tồn kho vật tư định
mức; phiếu báo hỏng công cụ; biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm; hóa đơn kiêm
phiếu xuất kho.
+ Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng+ cước
vận chuyển, tích kê bốc xếp hàng hoá.
+ Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, hợp đồng thuê TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ.
+ Chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị và thanh toán tạm
ứng, biên bản kiểm kê quỹ…
* Cách tổ chức và quản lý chứng từ kế toán tại công ty:
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của Bộ tài chính.
Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần Tân Xuyên theo quy định
chung bao gồm các bước:
- Bước 1: Lập chứng từ kế toán: chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh liên quan tới hoạt động của công ty và chứng từ kế toán chỉ
được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh.
- Bước 2: Kiểm tra chứng từ kế toán : nghĩa là kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
và hợp lý của chứng từ như các yếu tố nội dung kinh tế của nghiệp vụ, chữ ký
của những người có liên quan, con dấu, số liệu tính toán bằng số, bằng chữ…
- Bước 3: Phân loại, ghi sổ kế toán: Khi sử dụng chứng từ để ghi sổ, kế toán
phải phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ. Trong quá trình ghi sổ, kế toán
phải kiểm tra sự phù hợp giữa chứng từ và sổ kế toán về nội dung kinh tế, về số

liệu để loại trừ việc ghi sổ sai nhằm tăng cường tính chính xác khách quan của
tài liệu kế toán.
- Bước 4: Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ: Trong năm tài chính, các chừng
từ kế toán do kế toán có trách nhiệm ghi sổ, sắp xếp chứng từ theo trình tự thời
gian và kế toán có trách nhiệm bảo quản chứng từ. Khi báo cáo quyết toán năm
được duyệt, các chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán trong năm được chuyển
vào lưu trữ, đảm bảo an toàn, khi hết thời hạn lưu trữ chứng từ được đem huỷ.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
* Chế độ tài khoản mà công ty đang áp dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài
khoản thống nhất theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ
– BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.


* Cách thức mở tài khoản với từng hoạt động (từng phần hành kế toán)
- Hoạt động cung cấp: mua sắm yếu tố đầu vào công ty sử dụng các tài khoản
(TK 151, 152, 153, 156, 133, 111, 112, 331,…)
TK 111: Tiền mặt
- 1111: Tiền Việt Nam
- 1112: Ngoại tệ
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- 1121: Tiền Việt Nam
- 1122: Ngoại tệ
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- 1521: Nguyên vật liệu chính (đất sét,..)
- 1522: Nguyên vật liệu phụ (than bùn,..)
- 1523: Nhiên liệu (xăng, dầu,…)
- 1524: Phụ tùng thay thế, sửa chữa
TK 156: Hàng hóa
TK 131: Phải thu khác hàng (chi tiết cho từng khách hàng)
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

- 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
- 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
TK 331: Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đối tượng)
TK 211: Tài sản cố định
- 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc (nhà xưởng, văn phòng làm việc của công ty,)
- 2112: Máy móc, thiết bị
- 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý (máy vi tính, máy fax, máy photo,…)
TK 214: Hao mòn tài sản cố định
- 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc)
- 2142: Hao mòn máy móc, thiết bị
- 2143: Hao mòn phương tiện vận tải, truyền dẫn
- 2144: Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý
- 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình


- Hoạt động sản xuất: công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, …
TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Hoạt động tiêu thụ: công ty sử dụng các tài khoản (TK 157, 155, 511, 333, 632,
641, 642,...)
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- 5111: Doanh thu bán hàng
- 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
- 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 632: Giá vốn hàng bán
- Xác định kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp TK 911, 635,711,811,515,...
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

TK 711: Thu nhập khác
TK 811: Chi phí khác
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức sổ kế toán phù hợp với
ngành nghề mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Tân Xuyên
hiện nay đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung


Ghi chú: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, định kỳ:
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết
kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Đồng thời ghi vào sổ Nhật ký
chung, sau đó chuyển ghi vào các sổ có liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng lấy
số liệu liên quan chuyển vào Sổ cái.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái để lập Bảng cân đối
số phát sinh, đồng thời lập Bảng tổng hợp chi tiết, sau khi đối chiếu số liệu tổng
hợp trên Sổ cái và Sổ tổng hợp chi tiết sẽ lập Báo cáo tài chính.



2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
- Kì lập báo cáo: Báo cáo tài chính của công ty được lập theo từng quý.
- Nơi gửi báo cáo: Các báo cáo tài chính được lập và gửi tới các cơ quan cấp
trên như: Chi cục thuế tỉnh Bắc Giang, Sở tài chính tỉnh Bắc Giang, Cục thống
kê tỉnh Bắc Giang,…chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
- Trách nhiệm lập báo cáo: Báo cáo tài chính do kế toán trưởng và người đại
diện pháp luật của công ty ký, chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của bản báo
cáo đó.
- Các loại báo cáo tài chính công ty đang sử dụng
+ Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số 03-DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B09-DN
- Các loại báo cáo quản trị công ty đang sử dụng
+ Báo cáo chi tiết thu, chi tiền mặt
+ Báo cáo phát sinh tiền gửi ngân hàng
+ Báo cáo tình hình TSCĐ
+ Báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, hàng hóa
+ Báo cáo chi tiết các khoản phải thu, phải trả
+ Báo cáo chi tiết thuế VAT đầu vào, đầu ra
2.2. TỔ CHỨC CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.2.1. Tổ chức công việc kế toán
2.2.1.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
* Chứng từ sử dụng
+ Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT)
+ Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT)

+ Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03 – TT)
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (Mẫu số 04 – TT)
+ Biên bản kiểm kê quỹ
+ Giấy báo nợ, giấy báo có
+ Uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi


* Tài khoản sử dụng
TK 111: Tiền mặt (TK 1111: Tiền Việt Nam)
TK 112: Tiền gửi ngân hàng (TK 1121: Tiền Việt Nam)
* Hạch toán chi tiết
- Sổ chi tiết sử dụng:
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ tiền gửi ngân hàng
+ Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
* Hạch toán tổng hợp
- Sổ tổng hợp:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 111, 112


- Quy trình hạch toán:
TK 111 “Tiền mặt”
TK 112

TK 112
Rút TGNH về

Gửi tiền mặt vào ngân hàng


Nhập quỹ tiền mặt
TK131, 138

TK 152, 156

Thu hồi các khoản nợ

Mua vật tư, dụng cụ hàng hóa
TK 133
Thuế GTGT

TK311, 341

TK 154,635,642,881

Vay ngắn hạn, dài hạn

Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
TK 133
thuế GTGT

TK 511,515

TK 211
Doanh thu hoạt động

Mua TSCĐ

tài chính


TK311,331,334,338
Thanh toán các khoản nợ phải trả
bằng tiền mặt
Sơ đồ 2.3: Hạch toán tổng hợp tiền mặt
TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
111

111
Gửi tiền mặt vào ngân hàng

Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt

131, 138
Thu hồi các khoản nợ

152
Mua vật tư


133
Thuế GTGT

411

154, 635, 642, 811
Nhận vốn góp

chi phí phát sinh bằng tiền mặt
133


511, 515

thuế GTGT

Doanh thu hoạt động
tài chính

211
Mua TSCĐ

311, 331, 334, 338
Thanh toán các khoản nợ phải trả
bằng tiền mặt

Sơ đồ 2.4: Hạch toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng
2.2.1.2. Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu
* Chứng từ sử dụng
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT)
+ Phiếu xuất kho (Mấu số 02 – VT)
+ Thẻ kho (Mẫu số S12 – DN)
+ Biên bản giao nhận vật tư
+ Hóa đơn GTGT
* Tài khoản sử dụng
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- 1521: Nguyên vật liệu chính ( đất sét,…)
- 1522: Nguyên vật liệu phụ (than bùn,…)
- 1523: Nhiên liệu (xăng, dầu)
- 1524: Phụ tùng thay thế, sửa chữa
* Hạch toán chi tiết
- Sổ chi tiết:

+ Thẻ kho


+ Bảng kê – nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu
- Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:
Trên cơ sở các chứng từ kế toán về nhập, xuất vật liệu; kế toán chi tiết
nguyên vật liệu được thực hiện ở phòng kế toán và ở kho một cách thường
xuyên, kịp thời nhằm đảm bảo khớp đúng số liệu giữa thực tế và sổ sách. Công
ty cổ phần Tân Xuyên áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu.
Chứng từ xuất NVL
Sổ kế toán chi tiết NVL
Chứng từ nhập NVL
Thẻ kho
Thẻ kho
Sổ cái TK 152
Bảng kê nhập-xuất-tồn NVL

Sơ đồ 2.5: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song
Ghi chú: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, định kỳ:
Đối chiếu kiểm tra
Về nguyên tắc: Ở kho theo dõi vật liệu về mặt số lượng trên thẻ kho, ở bộ
phận kế toán theo dõi nguyên vật liệu về mặt số lượng và giá trị trên sổ kế toán
chi tiết nguyên vật liệu.


×