Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập: XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.03 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO:

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG MÁY TÍNH

Nhóm sinh viên thực hiện: LÊ VĂN THANH
TRẦN THỊ THU TRANG
Lớp: LT CĐ-ĐH KHMT 1 – K5
Giảng viên hướng dẫn: TH.S VŨ MINH YẾN

Hà Nội, 05/2011

Trang 1


MỤC LỤC

Trang 2


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy
giáo, cô giáo trong Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội, những người thầy không những đã tận tình truyền đạt kiến thức mà còn luôn
động viên, quan tâm, giúp đỡ chúng em trong học tập cũng như trong cuộc sống suốt
thời gian theo học tại trường.


Nhóm em xin chân thành cám ơn giảng viên Th.s Vũ Minh Yến, người đã trực
tiếp giảng dạy và hướng dẫn, định hướng cho nhóm em trong suốt quá trình làm tốt
nghiệp, lúc nghiên cứu tìm hiểu đề tài cũng như lúc tiến hành làm đề tài để nhóm em
có được rất nhiều kiến thức bổ ích, giúp nhóm em hoàn thành đề tài và phục vụ cho
công việc sau này.
Cuối cùng nhóm em xin bày tỏ sự cảm ơn tới các bạn sinh viên Khoa Công
nghệ thông tin nói riêng và các bạn sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung
đã luôn bên cạnh nhóm em kịp thời động viên giúp đỡ những lúc nhóm em khó khăn
nhất.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 04 năm 2013

Trang 3


DANH SÁCH CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

CSDL

Cơ sở dữ liệu

2

QL Mat hang


Quản lý mặt hàng

3

QL Nha CC

Quản lý nhà cung cấp

4

QL Khach hang

Quản lý khách hàng

5

QL Don DH

Quản lý đơn đặt hàng

DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
GVHD: Vũ Minh Yến
STT

Nội dung dự kiến

Tuần 1

Nhận đề tài, Khảo

sát đề tài

Khảo sát
Tuầ
đề tài
n2
Phân tích
csdl
Tuầ Phân tích csdl
n3
Phân tích
Tuầ
csdl
n4
Code
Tuầ
n5

Nội dung hoàn
thành
Nhận đề tài,

Khảo sát
đề tài
Phân tích
csdl
Phân tích csdl

Nội dung còn
thiếu


Người thực hiện

Khảo sát đề tài

Lê Văn Thanh.
Trần Thị Thu Trang

Trần Thị
Thu Trang
Phân tích csdl

Lê Văn Thanh

Phân tích csdl

Lê Văn Thanh
Trần Thị Thu Trang

Phân tích
csdl

Hoàn thiện chương Hoàn thiện chương
trình
trinh

code

Trần Thị
Thu Trang

Lê Văn
Thanh
Lê văn Thanh
Trần Thị Thu Trang

Trang 4

Nhận xét


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một
trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các chính phủ, tổ chức,
cũng như của các công ty; nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những
bước đột phá mạnh mẽ.
Việc xây dựng các trang web để phục vụ cho các nhu cầu riêng của các tổ
chức, công ty thậm chí các cá nhân, ngày nay, không lấy gì làm xa lạ. Với một vài
thao tác đơn giản, một người bất kì có thể trở thành chủ của một website giới thiệu về
bất cứ gì anh ta quan tâm: một website giới thiệu về bản thân và gia đình anh ta, hay
là một website trình bày các bộ sưu tập hình ảnh các loại xe hơi mà anh ta thích
chẳng hạn.
Đối với các chính phủ và các công ty thì việc xây dựng các website riêng càng
ngày càng trở nên cấp thiết. Thông qua những website này, thông tin về họ cũng như
các công văn, thông báo, quyết định của chính phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mới
của công ty sẽ đến với những người quan tâm, đến với khách hàng của họ một cách
nhanh chóng kịp thời, tránh những phiền hà mà phương thức giao tiếp truyền thống
thường gặp phải.
Hoạt động của một công ty cổ phần sẽ càng được tăng cường và mở rộng nếu
xây dựng được một website tốt. Bắt nguồn với ý tưởng này, cùng với những gợi ý của
thầy Phan Văn Viên, em đã thực hiện đồ án “Xây dựng website bán hang máy tính”

như nội dung trình bày sau đây.
Nội dung của đồ án được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Khảo sát hệ thống.
- Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống.
- Chương 3: Thiết kế chương trình.

Trang 5


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính, điện tử, công nghệ
thông tin cũng được những công nghệ có đẳng cấp cao và lần lượt chinh phục hết
đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá
trị hết sức lớn lao và ngày càng trở nên một công cụ không thể thiếu, là nền tảng
chính cho sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu.
Giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở nên thật dễ dàng cho người sử
dụng: chỉ cần có một máy tính kết nối internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì gần
như lập tức cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy đủ thông
tin, hình ảnh và thậm chí đôi lúc có cả những âm thanh nếu bạn cần…
Bằng internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn
và chi phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc đẩy
sự khai sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên khắp thế
giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây, thương mại điện tử đã khẳng
định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với một
công, việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm và dịch vụ do công ty
cung cấp trong từng thời điểm một cách hiệu quả và kịp thời là yếu tố mang tính
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót nếu các
công ty chưa xây dựng được một website để giới thiệu rộng rãi các sản phẩm và dịch

vụ mà mình cung cấp. Và một vấn đề được đặt ra song song cùng với nó, là làm sao
để có thể quản lý và điều hành website một cách dễ dàng và hiệu quả, có như vậy, thì
mới tránh được sự nhàm chán cho những khách hàng thường xuyên của website, và
thu được những kết quả như mong muốn.
Với đồ án này, em xin được trình bày một cách thức quản lý website giúp cho
những người quản trị dễ dàng trong việc phân quyền quản lý, thay đổi, cập nhật thông
tin trang web, cũng như quản lý hiệu quả khách hàng và các đơn đặt hàng trên mạng.
1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG.
Các trang web của các công ty hiện nay chủ yếu mang tính chất giới thiệu công
ty và sản phẩm, dịch vụ của công ty đó. Cùng với sự phát triển của các hoạt động
ngân hàng ngày càng mở rộng với các hình thức thanh toán, chuyển khoản với sự liên
kết của các ngân hàng. Kéo theo sự phát triển hình thức thanh toán của các trang web
bán hàng trực tuyến. Ở nước ta hiện nay có các dịch vụ cung cấp hình thức thanh toán
trực tuyến để tích hợp cho các website bán hàng trực tuyến như: Ngân Lượng, Bảo
Kim…Đã mang lại một xu hướng mới hoàn thiện hơn cho các trang web bán hàng
trực tuyến.
Trang 6


Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận rằng: đa số các website đều do công ty sở
hữu thuê các nhà thiết kế (thường là các công ty thiết kế website) đảm nhận việc thiết
kế ban đầu, điều này là hợp lý, bởi vì chỉ với một chi phí ban đầu cho dù có hơi cao đối với các trang web động – thì một website được thiết lập mang tính chuyên nghiệp
và hoạt động ổn định là điều hết sức cần thiết; nhưng để website đó hoạt động thực sự
hiệu quả thì không thể thiếu bàn tay của chính những người chủ, của chính công ty sở
hữu nó quản lý và điều hành. Thực tế là, ở Việt Nam hiện nay, vai trò của người quản
trị website chưa được đánh giá đúng, đa phần người quản trị trang web của các công
ty chỉ đảm đương công việc này sau khi hoàn tất các công việc khác, vấn đề làm mới
thông tin website còn bị xem nhẹ, khiến cho những khách hàng thường xuyên của
website cảm thấy nhàm chán và từ từ rời bỏ thói quen vào thăm trang web.
Sự hoạt động hiệu quả của một số trang web nói trên là những minh chứng cho

vai trò của người quản trị website doanh nghiệp. Các công ty sở hữu các website này
đều có một bộ phận riêng đảm đương việc quản lý thông tin website, nhằm đáp ứng
kịp thời và hiệu quả các yêu cầu của các vị “thượng đế” thông qua mạng internet, có
như vậy thì mới khai thác hết giá trị của website, và nguồn khách hàng tiềm năng trên
mạng.
Vì thế, theo xu hướng phát triển các công ty đã, đang và có ý định xây dựng
website riêng cho mình thì dù ít, dù nhiều cũng đã quan tâm đến vai trò của công
nghệ thông tin và các khách hàng tiềm năng trên mạng, nên có kế hoạch và cắt đặt
người quản trị để website của công ty mình luôn mới mẻ, thu hút khách hàng đến với
website, đến với công ty.
1.3. ỨNG DỤNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG WEBSITE.
Nói đến internet, ngày nay, người ta thường nhắc đến chính phủ điện tử, thương
mại điện tử. Đây cũng chính là hai trong số những ứng dụng lớn nhất của công nghệ
thông tin, của xa lộ thông tin Internet vào lĩnh vực tổ chức và thương mại toàn cầu.
- Chính phủ điện tử: là một cách thức tổ chức và truyền thông dữ liệu của chính
phủ, sử dụng các công nghệ mới để cung cấp cho các công dân khả năng truy cập
hiệu quả vào nguồn tài nguyên thông tin có độ tin cậy cao của chính phủ.
- Thương mại điện tử: được đề cập đến như là một hình thức mua bán, giao tiếp
hoàn toàn khác so với hình thức giao tiếp thương mại truyền thống. Ở đó, người mua
và người bán đôi khi không hề biết mặt nhau, mọi thoả thuận, trao đổi đều diễn ra
trên mạng internet và thông qua một hệ thống thanh toán đặc biệt, chẳng hạn như thẻ
tín dụng ngân hàng.
Thương mại điện tử tạo ra được nhiều mối quan hệ hơn giữa các cá nhân, các
công ty và giữa các thành phần trong toàn xã hội. Xây dựng website giới thiệu sản
phẩm là chúng ta cũng đã tham gia vào thương mại điện tử, với mục tiêu đẩy mạnh
mối quan hệ thương mại: công ty – khách hàng và khách hàng – công ty.
Trang 7


Nói đến thương mại điện tử người ta thường nghĩ ngay đến việc chọn mua một

sản phẩm trên mạng, sau các phiên giao dịch khác để thực hiện giao nhận hàng
(chẳng hạn, điện thoại, email…xác thực thông tin sản phẩm), và cuối cùng kết thúc
bằng việc thanh toán qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, thương mại điện tử
đôi khi chỉ đơn giản là các phiên giao dịch thông thường, khách hàng chỉ vào viếng
thăm website để nắm bắt thông tin, hoặc tìm kiếm những thông tin nào đó thông qua
các Search Engines trên mạng Internet. Các phiên giao dịch này chỉ giúp chúng ta
giới thiệu về công ty hay những sản phẩm công ty hiện đang cung cấp. Mục tiêu cần
khai thác của các giao dịch như vậy là website phải có đủ sức hút để lôi kéo khách
hàng viếng thăm trang web của chúng ta những lần sau, lôi kéo họ tìm đến công ty
chúng ta để biến họ thành khách hàng chính thức của công ty.
Muốn vậy, đầu tiên website phải có giao diện rõ ràng, bắt mắt, cấu trúc hợp lý
để gây được ấn tượng tốt ban đầu cho người vào xem; và một điều tối quan trọng là
dung lượng trang website phải nhỏ vừa phải để khách hàng không mất kiên nhẫn
trước khi trang web của chúng ta hiện ra trước mắt họ. Kế đến là, nội dung website
phải tiện dụng, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thường gặp của khách hàng. Và cuối
cùng là một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ để khách hàng khó có thể quên trong những
lần thăm viếng sau.
Một website giới thiệu sản phẩm hiệu quả cũng không nằm ngoài những yêu
cầu đó. Thông tin chính của nó chính là những sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung
cấp trong thời gian sắp đến: giá cả, hình ảnh, trọng lượng…; và tất nhiên các thông
tin này phải được tổ chức hợp lý, cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm
một cách dễ dàng.
1.4. KHẢO SÁT HỆ THỐNG.
1.4.1. Hoạt động của hệ thống cũ.
Cơ cấu nhân viên gồm có: Giám đốc, hai Trưởng phòng (kinh doanh và kĩ
thuật), hai nhân viên kế toán, hai nhân viên kĩ thuật, và 3 nhân viên kinh doanh.
Hiện nay để quản lí hoạt động bán hàng của công ty, công ty đã xây dựng một
website riêng. Nhưng do chưa được đầu tư đúng mức, trang web của công ty không
được khách hàng quan tâm tới vì gặp phải những lí do như sau:
- Trang web không thu hút được người xem, tốc độ load hình ảnh chậm.

- Nội dung quản trị còn sơ sài.
- Sản phẩm không được update thường xuyên dẫn đến nhàm chán.
Ngoài ra do tổ chức nhân sự phụ trách, chịu trách nhiệm từng mảng của trang
web không rõ ràng dẫn đến sự chồng chéo trong khâu quản trị. Việc làm mới trang
web về nội dung lẫn hình thức không được triển khai thường xuyên. Nên chưa thu hút
được khách hàng quan tâm, đặt hàng. Hầu hết các sản phẩm bán được của công ty là
do khách hàng trực tiếp liên hệ. Nên có một yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ
thống website mới cho công ty, khắc phục được những hạn chế trước đó, thu hút được
Trang 8


khách hàng thăm quan trang web thường xuyên hơn. Có được sự chuyên nghiệp và
thuận tiện hơn trong hoạt động nghiệp vụ của công ty và thuận tiện hơn cho từng bộ
phận trong quản trị nội dung website.
1.4.2. Hoạt động của hệ thống mới xây dựng.
1.4.2.1. Quy trình nghiệp vụ.
Do số lượng khách hàng đông đảo, các sản phẩm của công ty cũng liên tục có sự
thay đổi về số lượng và chủng loại; và tất cả các thay đổi này đều phải được cập nhật
lên website của công ty để các khách hàng ở xa, không tiện liên lạc trực tiếp đến công
ty theo dõi và đặt hàng trực tuyến.
Bởi vì phải cập nhật thông tin thường xuyên như vậy, ban giám đốc công ty
quyết định cho các bộ phận khác nhau trong công ty sẽ cung cấp tài liệu liên quan đến
việc update thường xuyên các thông tin quản lí trang web của công ty. Cụ thể như
sau:
- Bộ phận kinh doanh: chịu trách nhiệm cung cấp thông tin đơn đặt hàng của
khách hàng gửi tới trên mạng internet, hoặc đặt hàng qua điện thoại. Sau khi tổng hợp
thông tin về đơn đặt hàng, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra và xác nhận thông tin
khách hàng và đơn đặt hàng. Sau đó đưa lại cho người quản trị trang web. Giúp người
quản trị trang web “quản lí đơn đặt hàng”.
- Bộ phận văn phòng: Cung cấp các thông tin như thêm mới, cập nhật các sản

phẩm của công ty. Bộ phận này cũng đảm đương việc thông báo xóa bỏ thông tin về
các sản phẩm mà công ty không còn cung cấp. Giúp người quản trị “quản lí dữ liệu”.
- Bộ phận điều hành: giữ vai trò người quản trị cấp cao nhất, bao hàm các quyền
trên và có thể phân quyền cho những người quản trị khác (phân biệt bởi username và
password).
1.4.2.2. Chức năng của hệ thống mới.
Công ty ra quyết định nhập loại sản phẩm mới. Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ
cập nhật thông tin các sản phẩm này về giá cả, các thông số kĩ thuật, bảo hành, và
hình ảnh minh họa.
Ngoài ra, bộ phận văn phòng còn cập nhật thông tin, hình ảnh về các sản phẩm
mà công ty muốn cung cấp cho khách hàng.
Khách hàng vào viếng thăm website sẽ vào xem thông tin chi tiết của từng sản
phẩm hiện có hoặc tìm kiếm sản phẩm theo các yêu cầu cụ thể về giá cả, cấu hình,
hãng sản xuất. Sau đó, khách hàng có thể tiến hành đăng nhập (đối với khách hàng đã
có tài khoản) hoặc đăng kí (đối với khách hàng chưa có tài khoản) để có thể tiến hành
đặt hàng qua mạng.
Các đơn đặt hàng này sẽ được cập nhật vào database và hiển thị cho người quản
trị được phân quyền xem, hiệu chỉnh, xóa hoặc xác nhận sau khi đã kiểm tra tính
chính xác của thông tin đó.
Trang 9


Khách hàng cũng có thể thông qua trang web để gửi các phản hồi về công ty
bằng trang Góp ý. Thông tin này cũng sẽ được truyền xuống database và cho phép
người quản trị quản lý chúng.
Về phần quản trị nội dung website còn có các chức năng sau:
- Tìm kiếm các đơn đặt hàng đã được xác nhận hay chưa xác nhận.
- Xác nhận đơn đặt hàng hợp lệ, chỉnh sửa thông tin khách hàng và thông tin đặt
hàng trên từng đơn cụ thể.
- Thay đổi, thêm mới hoặc xóa bỏ thông tin, hình ảnh về các sản phẩm, nhà

cung cấp.
- Theo dõi tình hình liên hệ thông qua website của khách hàng, để đáp ứng kịp
thời nhu cầu của họ.
- Đăng ký thành viên cho khách hàng.
- Thêm, xóa, sửa thông tin, hình ảnh về các sản phẩm do công ty cung cấp, phục
vụ cho công tác quản lý, thống kê tình hình hoạt động của công ty.
- Thêm, xóa, sửa thông tin, hình ảnh về các nhà cung cấp ở từng thời điểm khác
nhau.
Và trang web mới này đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Website phải có dung lượng không quá lớn, tốc độ xử lý nhanh.
- Công việc tính toán phải thực hiện chính xác, không có sai sót.
- Mã hóa các thông tin nhạy cảm của khách hàng.
- Đảm bảo an toàn dữ liệu khi chạy website.

Trang 10


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ THIẾT KẾ DỮ LIỆU
1.1

Sơ đồ Use Case.

1.1.1 Sơ đồ Use Case chi tiết.

Hình 2.1. Sơ đồ Use Case chi tiết (a)
Trang 11


Hình 2.2. Biểu đồ use case tổng quan (b)
2.1. Biểu đồ trình tự.

 Đăng nhập của khách hàng.

Trang 12


Hình 2.3. Biểu đồ trình tự đăng nhập của khách hàng

Trang 13


 Đăng nhập của nhà Quản trị.

Hình 2.4. Biểu đồ trình tự đăng nhập của nhà quản trị.

Trang 14


 Biểu đồ trình tự quá trình đặt hàng của khách hàng.

Hình 2.5. Biểu đồ trình tự quá trình đặt hàng của khách hàng
 Biểu đồ trình tự chức năng tìm kiếm hóa đơn đặt hàng.

Hình 2.6. Biểu đồ trình tự tìm kiếm hóa đơn đặt hàng
Trang 15


 Biều đồ trình tự chức năng QL Mat hang (Thêm sản phẩm thành công).

Hình 2.7. Biểu đồ trình tự thêm sản phẩm thành công


Trang 16


 Biểu đồ trình tự chức năng Tìm kiếm sản phẩm.

Hình 2.8. Biểu đồ trình tự tìm kiếm sản phẩm
2.2. Biểu đồ trạng thái.
 Update sản phẩm.

Hình 2.9. Biểu đồ trạng thái update sản phẩm
Trang 17


2.3. Biểu đồ hoạt động.
 Biểu đồ hoạt động cho chức năng đăng nhập hệ thống.

Hình 2.10. Biểu đồ hoạt động cho chức năng đăng nhập hệ thống
 Biểu đồ hoạt động cho chức năng thêm sản phẩm.

Hình 2.11. Biểu đồ hoạt động cho chức năng thêm sản phẩm

Trang 18


 Biểu đồ hoạt động cho chức năng tìm kiếm sản phẩm.

Hình 2.12. Biểu đồ hoạt động cho chức năng tìm kiếm sản phẩm
2.4. Biểu đồ phân giã và đặc tả một số Case sử dụng

2.4.1. Chức năng đăng nhập.

Mã use-case

DH1

Tên use-case

Đăng nhập

Mô tả
Tác nhân

Khách hàng, Quản trị

Mô tả

Use case này cho phép xác thực người
dùng để họ có thể truy cập được vào hệ
thống nhằm sử dụng một số chức năng
tương ứng.

Điều kiện đầu vào

Tên truy cập hợp lệ
Mật khẩu hợp lệ

Kết quả đầu ra

Được xác thực và tên truy cập sẽ được
hiển thị trên màn hình chính. Các chức
năng trên menu sẽ hiển thị theo quyền của

nhóm người dùng theo tên truy cập.

Chuỗi sự kiện
Tác nhân (User)
1. Khởi động chương trình

Hệ thống
2. Hiển thị lên màn hình đăng nhập

3. Nhập tên truy cập và mật khẩu.
4. Nhấn vào nút “Đăng nhập”.

5a. - Xác thực người dùng qua tên truy
cập và mật khẩu.
Trang 19


- Đưa ra thanh menu có các chức năng
tương ứng với tên truy cập.
Chuỗi sự kiện khác
Tác nhân (User)

Hệ thống
5b. Nếu tên truy cập và mật khẩu không
đúng, đưa ra thông báo lỗi và yêu cầu
người sử dụng phải nhập lại.
6. Lặp lại luồng 5b cho đến khi thông tin
người dùng nhập vào hợp lệ hoặc ngừng
lại khi người dùng hủy bỏ đăng nhập.


Uses

Không

Extends

Không

Trang 20


2.4.2. Chức năng thay đổi mật khẩu
Mã use-case

DH2

Tên use-case

Thay đổi mật khẩu

Mô tả
Tác nhân

Khách hàng, Quản trị

Mô tả

Use case này cho phép người dùng có thể
thay đổi thông tin tài khoản của mình(trừ
Username)


Điều kiện đầu vào

Người dùng đã đăng nhập thành công vào hệ
thống.

Kết quả đầu ra

Password truy cập của người dùng được
thay đổi.

Chuỗi sự kiện
Tác nhân

Hệ thống

1. Vào chức năng “Tài khoản”

2. Hiển thị màn hình thay đổi thông tin tài
khoản

3. Nhập các thông tin tài khoản
cần thay đổi(trừ Username).

4a. - Kiểm tra các thông tin cần thiết đã
được điền chưa, tất cả các thông tin đã đúng
và hợp lệ chưa.
- Kiểm tra xem Password mới nhập lại đúng
hay không (Confirm Password).
Nếu tất cả các điều kiện trên đều thỏa mãn,

hệ thống sẽ cập nhật thông tin tài khoản của
người đó vào CSDL.

Chuỗi sự kiện khác
Tác nhân

Hệ thống
4b. Nếu thông tin về người dùng chưa đủ,
không hợp lệ hoặc không đúng, đưa ra thông
báo và yêu cầu người sử dụng phải nhập lại.

Trang 21


2.4.3. Đặc tả Use Case QL Mat hang

Hình 2.13. Biểu đồ phân rã use case quản lý mặt hàng
 Thêm sản phẩm:
Mã use-case

DH3

Tên use-case

Thêm mặt hàng

Mô tả
Tác nhân

Quản trị.


Mô tả

Use case này cho phép nhà Quản trị
thêm mới một sản phẩm vào trong hệ
thống.

Điều kiện đầu vào

Người dùng đăng nhập vào được tài
khoản của admin.

Kết quả đầu ra

Một sản phẩm mới được thêm vào hệ
thống mặt hàng của hệ thống.

Chuỗi sự kiện
Tác nhân
1. Vào chức năng “Thêm sản phẩm”

Hệ thống
2.Đưa ra màn hình trang “Trang thêm
sản phẩm”

3.Nhập các thông tin về sản phẩm.
Trang 22


4.Nhấn nút “Thêm” đề kết thúc việc

thêm mới.

5a. Kiểm tra các thông tin cần thiết đã
được điền chưa, tất cả các thông tin đã
đúng và hợp lệ chưa.
Nếu tất cả các điều kiện trên đều thỏa
mãn, hệ thống sẽ thêm mới một sản
phẩm vào CSDL.

Chuỗi sự kiện khác
Tác nhân

Hệ thống
5b. Nếu thông tin về sản phẩm chưa
đủ, dữ liệu nhập vào không đúng thì hệ
thống sẽ đưa ra thông báo các thông tin
bị lỗi, và yêu cầu nhập lại.
6. Lặp lại luồng 5b nếu có lỗi nhập liệu
từ quản trị.

 Sửa sản phẩm:
Mã use-case

DH4

Tên use-case

Sửa mặt hàng

Mô tả

Tác nhân

Quản trị

Mô tả

Use case này cho phép nhà Quản trị
cập nhật thông tin một sản phẩm trong
hệ thống.

Điều kiện đầu vào

Người dùng đăng nhập vào được tài
khoản Admin.

Kết quả đầu ra

Thông tin một sản phẩm được cập nhật
trong hệ thống mặt hàng của hệ thống.

Chuỗi sự kiện
Tác nhân
1. Vào chức năng “Danh sách sản
phẩm” và click “Chi tiết”.

Hệ thống
2. Đưa ra màn hình thông tin chi tiết về
sản phẩm và các thao tác có thể được
thực hiện.


3. Click vào “Sửa” và sửa lại các thông
tin của sản phẩm
Trang 23


4a. Kiểm tra các thông tin cần thiết đã
được điền chưa, tất cả các thông tin đã
đúng và hợp lệ chưa.
Nếu tất cả các điều kiện trên đều thỏa
mãn, hệ thống sẽ cập nhật thông tin
sản phẩm vào CSDL.

Chuỗi sự kiện khác
Tác nhân

Hệ thống
4b. Nếu thông tin về sản phẩm chưa
đủ, không hợp lệ hoặc không đúng,
đưa ra thông báo và yêu cầu phải nhập
lại.
1. 5. Lặp lại luồng 4b nếu có lỗi nhập liệu
từ người dùng.

Trang 24


 Xóa sản phẩm:
Mã use-case

DH5


Tên use-case

Xóa mặt hàng

Mô tả
Tác nhân

Quản trị

Mô tả

Use case này cho phép nhà quản trị cập
nhật thông tin một sản phẩm trong hệ
thống.

Điều kiện đầu vào

Người dùng đăng nhập thành công vào
được tài khoản admin.

Kết quả đầu ra

Một sản phẩm được thêm vào trong hệ
thống sản phẩm của hệ thống.

Chuỗi sự kiện
Tác nhân

Hệ thống


1. Chọn chức năng “Thêm sản phẩm”.

2. Đưa ra màn hình thông tin chi tiết về
sản phẩm và các ô text để người dùng
nhập thông tin vào đó.

3. Nhập các thông tin yêu cầu vào các
trường text tương ứng của sản phẩm.

4a. Lấy thông tin được người dùng
cung cấp.
4a. Kiểm tra các thông tin cần thiết đã
được điền chưa, tất cả các thông tin đã
đúng và hợp lệ chưa.
Nếu tất cả các điều kiện trên đều thỏa
mãn, hệ thống sẽ cập nhật thông tin
sản phẩm vào CSDL.

Chuỗi sự kiện khác
Tác nhân

Hệ thống
4b. Nếu thông tin về sản phẩm chưa
đủ, không hợp lệ hoặc không đúng,
đưa ra thông báo và yêu cầu.
2. 5. Lặp lại luồng 4b nếu có lỗi nhập liệu
Trang 25



×