Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề thi môn pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.54 KB, 7 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: khái niệm vi phạm pháp luật. phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật.
-

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực pháp lý thực
hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .

ß dấu hiệu vi phạm pháp luật:
- Dấu hiệu thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) xác

định của con người hoặc là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội..(các chủ thể pháp
luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
- Dấu hiệu thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội

được pháp luật bảo vệ.
- Dấu hiệu thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật

cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do
những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và vô ý thực hiện
hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật
thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Dấu hiệu thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.

câu 2: tội phạm là gì? hãy phân tích cấu thành tội phạm từ đó cho ví dụ minh họa?
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có

năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.


ß Phân tích cấu thành tội phạm: Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm :

- - Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Bất cứ hành vi phạm tội
nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một số quan hệ xã hội nhất định
được luật hình sự bảo vệ.

- - Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở những tội nhất định còn đòi hỏi chủ


thể phải có các dấu hiệu khác, thể hiện những đặc điểm nhất định của chủ thể. Bất cứ tội
phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể. Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm.

- - Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm :
Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả cũng như những điều kiện bên ngoài khác.

- - Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm :
Lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.Động cơ và mục đích phạm tội là nội dung biểu hiện
của mặt chủ quan ở một số tội nhất định.

Câu 3: quy phạm pháp luật là gì? Phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội
khác?
- Quy phạm pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước.
ß Phâm biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội:

- Giống nhau: nó đều là những quy tắc sử xự chung được 1 nhóm ng, 1 cộng đồng dân cư
công nhận và định hướng hành vi theo những quy tắc này


- Khác nhau:
+ quy phạm pháp luật là những quy tắc sử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cụ
thể đây là nhà nước. Những quy tắc này mang tính bắt buộc các chủ thể phải tôn trọng và
ứng xử cho phù hợp với ý chí của nhà nước và sẽ phải chiujnhuwngx chế tài liên quan đến
tài sản hoặc tự do thân thể khi có những hành vi ứng xử trái với những quy phạm này
+ quy phạm xã gội k mang tính bắt buộc và k có tính cưỡng chế. Những quy phạm xã hội
mang tính cưỡng chế trái với các quy phạm pháp luật đều đk coi là vi phạm pháp luật.

Câu 4: thế nào là văn bản quy phạm pháp luật? Phân biệt văn bản pháp luật với văn bản dưới
luật. Cho ví dụ.

- văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền ,
hình thức, trình tự, thủ tục đk quy định trong pháp luật này hoặc luật ban hành văn bản quy


phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, trong đó có quy tăc sử xự chung,
có hiệu lực bắt buộc chung, đk nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã
hội.

- Phân biệt văn bản pháp luật với văn bản dưới luật:
+ giống nhau: đều do quốc hội soạn thảo và thông qua, nội dung đều tuân thủ theo hiến
pháp, do chủ tịch nước kí lệnh ban hành.
+ khác nhau:
Văn bản dưới luật:là pháp lệnh, các văn bản dưới luật khác như: các nghị định của chính phủ,
thông tư của bộ hoặc liên bộ, là nhưng văn bản cụ thể hóa việc thi hành pháp luật hoặc pháp
lệnh.
Văn bản pháp luật: là các bộ luật, phạm vi và chế tài của các bộ luật rộng và cao hơn pháp lệnh.

Câu 5: nguồn gốc ra đời của nhà nước?
+ Trong quá trình sống và lđ sx, con người ngày 1 phát triển hơn đã luôn tìm kiế và cải tiến..

Công cụ lđ là cho năng suất lao động ngày càng phát triển. Dặc biệt là sự ra đời của công cụ lđ.
ở thời kì này diễn ra ba lần phân công lđ. – Chăn nuôi khỏi trồng trọt. – Thủ công nghiệp tách
khỏi nông nghiệp. – Thương nghiệp phát triển thành tầng lớp thương nhân.
Sau 3 lần phân chia thì năng suất lđ tăng lên, sản phẩm lao động làm ra dư thừa. 1 số người
trong thị tộc lợi dụng ưu thế của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa thành của cải của mình.
Chế độ tư hữu đã hình thành trong xh ngày càng rõ rệt hơn. Đây là nguyên nhân kinh tế dẫn
đến sự ra đời của nhà nước.
+ xét về mặt xh: xuất hiện 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp nô lệ bị áp bức bốc lột
luôn đấu tranh để giải phóng. Như vậy trong xh có sự phân chia giai cấp đối kháng nhau. Mâu
thuẫn giữa các giai cấp là không thể điều hòa được, vì vậy giai cấp nằm quyền về kinh tế tổ
chức, quyền lợi bảo vệ giai cấp của mình đồng thời duy trì trật tự ổn định xh.
Kinh tế và xh là 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước.

Câu 6: hãy nêu và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?


Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên trong của nó, bao gồm
yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi
phạm pháp luật.
- Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của
mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp: những hành vi thấy hậu quả trước
mong muốn xảy ra. VD: cố ý gây thương tích người khác. A dùng dao đâm chết B. Lỗi cố ý
gián tiếp: thấy trước được hậu quả nhưng không mong muốn nhưng vẫn xảy ra. Vd: thấy họ
bị tai nạn nhưng không lại cứu. Vô ý do qua tự tin: thấy trước hậu quả nhưng tự tin không
xảy ra. Vô ý cẩu thả: không biết trước được hậu quả.
- Động cơ vi phạm : là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Động
cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê hèn...
- Mục đích vi phạm : Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể
muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu
bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện hành vi không có
mục đích và động cơ.
Câu 7: phân tích các điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành:
"Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".
Điều 9 và Điều 10 Luật HN&GĐ 2014 quy định các điều kiện kết hôn bao gồm:
Điều kiện thứ nhất, phải đủ tuổi kết hôn (khoản 1 Điều 9).
Luật HN&GĐ quy định độ tuổi kết hôn đối với nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18
tuổi trở lên. Luật HN&GĐ quy định độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của
con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.
Điều kiện thứ hai, phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn.
Khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ quy định: "Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định,
không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép cản trở". Sự tự nguyện
hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn, thể hiện sự
đồng ý trở thành vợ chồng.


Điều kiện thứ ba, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp luật cấm kết
hôn.Câu

8: phân tích khái niệm và bản chất của pháp luật:
Pháp luật là hệ thống các quy định (hay các quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc và khái niệm
pháp lý) do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước
và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
Nói đến bản chất của pháp luật là nói đến “tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định ở bên trong” của pháp luật, quy định sự vận động và phát triển của nó,
hay tìm hiểu những đặc tính cơ bản, thực chất bên trong của pháp luật và những quá trình sâu
xa diễn ra trong nội bộ của nó.
Bản chất của pháp luật:

ß Tính giai cấp của pháp luật:

- Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ nó là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực
lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng cầm
quyền.
- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự”, phù hợp với ý chí của giai cấp
thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là
công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu
pháp luật lại có nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ, pháp luật chủ nô công khai quy định
quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai
quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khắc, dã
man để đàn áp nhân dân lao động. Trong pháp luật tư sản bản chất giai cấp được thể hiện một
cách thận trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quy định về mặt pháp lý những quyền tự do
dân chủ... nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích
trước hết nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý


chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong
đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được bảo đảm.
ß . Tính xã hội của pháp luật

Vì pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn
mang tính chất xã hội.
- Pháp luật thể hiện ý chí chung của toàn xã hội và nhằm bảo vệ lợi ích chung của của
tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Kết cấu xã hội bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác
nhau nên pháp luật không thể chỉ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền

mà còn phải thể hiện ý chí và phản ánh lợi ích của các giai tầng khác ở một mức độ nhất định.
- Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập, củng cố và bảo
vệ trật tự chung trong các lĩnh vực của đời sống, bảo vệ lợi ích chung của toàn quốc gia, dân
tộc, vì sự phát triển chung của cả xã hội.

Câu 9: trách nhiệm pháp lí là gì? So sánh trách nhiệm pháp lý hành chính với trách nhiệm pháp
lí dân sự.
-

Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của
nhà nước) mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng mệnh lệnh của
nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật.
ß So sánh trách nhiệm pháp lý hành chính với trách nhiệm pháp lí dân sự:

-

Các chủ thể trong trách nhiệm pháp lý hành chính là nhà nước đvs ng VPPL hành chính,
còn chủ thể trong trách nhiệm pháp lí dân sự bình đẳng

-

Căn cứ phát sinh của trách nhiệm pháp lí dân sự là hành vi vi phạm của bên có nghiã vụ
đvs bên có quyền trong việc thực hiện nghĩa vụ , con căn cứ phát sinh của trách nhiệm
pháp lý hành chính là việc ng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm trật tự quản lí của nhà
nước về hành chính

-

Hậu quả của trách nhiệm pháp lí hành chính là phạt tiền, cảnh cáo còn trách nhiệm dân sự
có thể là tài sẳn, công việc phải lm.


-

Trong dân sự có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự còn trong hành chính thì phải chính chủ
thể thực hiện nghĩa vụ hành chính




×