Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu tại công ty cổ phần vận tải thủy VINACOMIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.25 KB, 30 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam, với bờ biển Đông ôm lấy dải đất liền tạo ra đường biển dài

hơn 3.200 km chạy suốt từ Bắc đến Nam là một thuận lợi lớn cho việc phát
triển vận tải biển và đang ngày càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng
của nó không những đối với vận tải trong nước mà còn có ý nghĩa chủ chốt
trong giao dịch, buôn bán quốc tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị
trường vận tải biển trên thế giới có nhiều biến động lớn theo hướng tiêu cực
do bị tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tòan cầu. Giá cước vận tải biển
giảm mạnh đã khiến các doanh nghiệp vận tải biển trong nước gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó trong quá trình khai thác đội tàu của hầu hết các
doanh nghiệp vận tải biển trong nước còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa
hiệu quả, gây tổn thất nguồn lực và làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Cùng
với đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đội tàu nước ngoài với kinh nghiệm khai
thác thị trường và tiềm lực tài chính mạnh mẽ càng làm cho các doanh
nghiệp vận tải biển trong nước gặp khó khăn, một số doanh nghiệp đã và
đang đứng trước nguy cơ phải giải thể thậm chí phá sản.
Công ty Cổ phần Vận tải Thủy - VINACOMIN cũng là một trong
những doanh nghiệp vận tải biển đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách
thức trong bối cảnh thị trường vận tải biển hết sức khó khăn như hiện nay.
Điều này thể hiện rất rõ trong vài năm trở lại đây tình hình hoạt động khai
thác đội tàu của Công ty không hiệu quả. Công ty kinh doanh thua lỗ liên
tiếp trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 và dự kiến tình hình kinh doanh
năm 2014 chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Do vậy nhiệm vụ cần thiết
hiện nay để đưa Công ty thoát khỏi khó khăn và phát triển trong tương lai đó
là cần một sự quản lý tốt hơn, phát huy tối đa những nguồn lực, lợi thế sẵn



Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 1


Phương pháp nghiên cứu khoa học
có, hạn chế rủi ro, xây dựng chiến lược cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả khai thác đội tàu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của Công ty.
vì điều này tôi đã lựa chọn đề tài tiểu luận là " Một số biện pháp cơ bản
nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu tại Công ty Cổ phần Vận tải Thủy VINACOMIN "
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về khai thác đội tàu của doanh

nghiệp làm cơ sở nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu của doanh
nghiệp vận tải biển.
Đánh giá thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả
khai thác đội tàu chuyến tại công ty Cổ phần Vận tải Thủy - VINACOMIN.
Đề xuất biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đội
tàu tại công ty Cổ phần Vận tải Thủy - VINACOMIN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động liên
quan đến toàn bộ công tác khai thác đội tàu vận tải biển.
Phạm vi nghiên cứu: thực trạng công tác khai thác đội tàu chuyến của
công ty Cổ phần Vận tải Thủy - VINACOMIN từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện

đề tài gồm: Phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, phương pháp tổng
hợp,... nhằm rút ra những vấn đề có tính quy luật đối với vấn đề nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu, phân tích được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
khai thác đội tàu chuyến nhằm luận giải, đánh giá những vấn đề quan trọng
thực hiện mục đích nghiên cứu.

5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Về mặt khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về

khai thác đội tàu vận tải biển và hiệu quả khai thác đội tàu vận tải biển.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 2


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Về mặt thực tiễn: đề tài đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt
động khai thác đội tàu vận tải biển và hiệu quả khai thác đội tàu vận tải biển
của công ty Cổ phần Vận tải Thủy - Vinacomin từ năm 2011 đến năm 2013
và đưa ra được một số biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiến để nâng cao
hiệu quả khai thác đội tàu tại công ty Cổ phần Vận tải Thủy - Vinacomin
trong tương lai.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2


Trang 3


Phương pháp nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI TÀU CHUYẾN VÀ HIỆU
QUẢ KHAI THÁC ĐỘI TÀU
1.1.
Tổng quan về vận tải biển và vận tải tàu chuyến
1.1.1. Một số khái niêm
Vận tải biển là một ngành công nghiệp dịch vụ đáp ứng nhu cầu vận tải
của xã hội thông qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cảng này đến cảng
khác trong không gian theo thời gian để nhận tiền công vận chuyển.
Tàu là bất kỳ tàu biển và bất kỳ các loại tàu vận chuyển đường biển
( Theo Công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường tổn thất liên quan đến
vận chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển, London
03/05/1996)
Người chuyên chở đường biển
Là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc tàu biển thuê của
người khác để thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách
nhằm mục đích nhận tiền cước vận chuyển. Người chuyên chở đường biển là
một bên chính của hợp đồng vận tải, có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu
đứng ra ký kết hợp đồng vận tải với người thuê vận chuyển.
1.1.2. Đặc điểm của vận tải biển
1.1.2.1.
Đặc điểm của vận tải biển

Vận tải đường biển thực hiện việc dịch chuyển các đối tượng của vận tải
trong không gian từ cảng này tới cảng khác thông qua môi trường biển.
Có thể chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế.

Thích hợp với chuyên chở cự ly rất dài, khối lượng hàng hóa lớn.
Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao
thông tự nhiên, do đó không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về vốn.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 4


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn do khả năng thông
qua của đường biển không bị hạn chế và sức chở của tàu biển rất lớn, có thể
lên đến hàng trăm ngàn tấn.
Trong chuyên chở đường biển thường gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm, do
luôn chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
1.1.2.2.

Ưu nhược điểm của vận tải biển

Ưu điểm:
Năng lực vận chuyển rất lớn, khả năng thông qua của đường biển không
bị hạn chế, tàu biển thường có trọng tải lớn, trên cùng một tuyến đường có thể
chạy nhiều tàu cùng thời gian.
Thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: hầu hết là sử
dụng tuyến đường tự nhiên, trừ việc xây dựng kênh đào và hải cảng.
Giá thành vận tải thấp: (bằng 1/10 so với đường hàng không; bằng 1/8 so
với đường ô tô; bằng 1/4 so với đường sắt).
Nhược điểm:

Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, các tàu thường gặp
các rủi ro hàng hải như: Đâm vào đá ngầm, mắc cạn, đâm va lẫn nhau, bão tố,
chìm đắm, mất tích,… Do vậy dễ gây tổn thất cho xã hội.
Tốc độ giao hàng tương đối thấp: do tốc độ của tàu biển thấp, năng lực
bốc dỡ tại cảng bị hạn chế.
Thời gian vận chuyển dài, gây tồn kho lớn cho chủ hàng.
1.1.3.

Vai trò của vận tải biển trong phát triển kinh tế thế giới

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 5


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Các học thuyết kinh tế hiện đại đã chỉ ra rằng: vận tải biển là một trong
những nền tảng để kinh tế phát triển quốc tế, vận tải biển được coi như một
chất xúc tác của sự phát triển kinh tế.
Vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp quốc tế hàng đầu
thế giới được xếp vào loại đứng đầu trong hoạt động kinh tế thế giới.
Vận tải biển là một phương thức vận tải có giá thành thấp trong các
phương thức vận tải, có khả năng mở rộng thị trường bởi tính chuyên môn
hóa về quy mô bằng cách cung cấp dịch vụ vận tải đối với cả những loại hàng
rẻ tiền với giá vận tải rẻ nhất.
Hiện nay, vận tải biển giữ vị trí rất quan trọng trong chuyên chở hàng
hóa trên thị trường thế giới, theo thống kê của UNCTAD hàng năm vận tải
biển đảm nhận chuyên chở khoảng 80% lượng hàng trong buôn bán quốc tế.
1.2.

1.2.1.

Tàu chuyến và đặc điểm của khai thác tàu chuyến.
Khái niệm về tàu chuyến
Tàu chuyến là loại tàu hoạt động không theo tuyến cố định, không có

lịch trình chạy tàu được công bố trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu
trên cơ sở của các loại hợp đồng thuê tàu chuyến.
1.2.2. Các đặc điểm của khai thác tàu chuyến
1.2.2.1.
Số lượng cảng ghé trong mỗi chuyến đi

Số lượng cảng ghé giữa các chuyến đi của tàu chuyến không giống nhau
tùy thuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến. Số lượng cảng ghé có thể hai hoặc
nhiều hơn. Do vậy người khai thác phải nắm rõ số lượng cảng ghé hoặc số
lượng cầu tàu để đưa ra giá cước phù hợp với các khoản chi phí phải bỏ ra
trong từng chuyến đi.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 6


Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.2.2.2.

Thời gian chuyến đi

Thời gian chuyến đi của mỗi tàu chuyến được xác định kể từ khi tàu kết

thúc chuyến đi trước và bắt đầu tham gia thực hiện hợp đồng mới cho đến khi
hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đích. Thời gian chuyến đi của tàu chuyến
không cố định, phụ thuộc vào điều kiện hành hải, tốc độ của tàu mức giải
phóng tàu và thỏa thuận về thời gian làm hàng giữa chủ tàu và người thuê tàu.
1.2.2.3.

Hành trình của tàu:

Các chuyến đi của tàu không nhất thiết phải giống nhau về hành trình,
tàu không nhất thiết phải lập lại hành trình cũ, trừ khi chủ hàng thuê nhiều
chuyến liên tục bằng một hợp đồng cụ thể.
1.2.2.4.

Giá cước vận chuyển, chi phí xếp dỡ và điều kiện chuyên chở

Giá cước vận chuyển thường theo thỏa thuận giữa người vận chuyển và
người thuê vận chuyển, giá cước tàu chuyến biến động thường xuyên theo
cung cầu của từng loại thị trường vận tải trong khu vực.
Người vận chuyển và người thuê tàu sẽ thỏa thuận trách nhiệm về các
chi phí bốc hàng lên tàu, sắp xếp hàng hóa và san cào hàng trong hầm tàu, chi
phí dỡ hàng ra khỏi tàu, chi phí vật liệu chèn lót, chằng buộc hàng hóa...
1.3.
1.3.1.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác tàu
Chỉ tiêu sản lượng
Sản lượng vận chuyển theo tấn:
Q = = q1 + q2 + …+qn

(Tấn)


(1.1)

Trong đó: qi là khối lượng vận chuyển của các chuyến trong năm (Tấn)
Sản lượng vận chuyển tính theo TKm hoặc tấn Hải lý:
(TKm hoặc T.Hly) (1.2)

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 7


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trong đó: qili là khối lượng hàng luân chuyển của các chuyến trong năm
1.3.2.

Chỉ tiêu sử dụng thời gian của tàu
a. Hệ số vận hành
(1.3)
Tchay: Thời gian chạy trong năm của tàu i (ngày)
TKT : Quỹ thời gian khai thác trong năm (ngày)
TKT = TCL – (TSC + Ttt) (ngày)
TSC : thời gian dành cho tàu để sửa chữa định kì trong năm (ngày)
Ttt : thời gian ngừng khai thác do thời tiết, khí hậu, đâm va, cầm giữ…
b.

Hệ số thời gian tàu đỗ
(1.4)


1.3.3.

Chỉ tiêu hệ số sử dụng trọng tải của tàu

Hệ số lợi dụng trọng tải thực chở của tàu được xác định theo công thức:
(1.5)
qili : là khối lượng hàng hóa luân chuyển của các chuyến trong năm (TKm)
li : khoảng cách vận chuyển có hàng của quá trình thứ i (Km)
Dt : trọng tải thực chở của tàu (Tấn)
Dt = (DWT - tổng trọng lượng nhiên liệu, nước ngọt, …mà tàu mang theo
từng chuyến đi)
L : tổng quãng đường mà tàu chạy có hàng và không hàng trên các đoạn
trong chuyến (Km)
Khi α = 1: Tàu sử dụng tối đa trọng tải trên các đoạn đường có hàng.
1.3.4.

Năng suất vận chuyển

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 8


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năng suất vận chuyển là số lượng sản phẩm do một tấn trọng tải của tàu
thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Cách tính (theo UNCTAD và Cục hàng hải Việt Nam)
(T.Km/1DWT –ngày khai thác)
Trong đó: DWT : là trọng tải toàn bộ của tàu (Tấn)

µT.HL : phản ánh 1 tấn trọng tải toàn bộ của tàu trong một ngày đêm khai
thác sẽ làm ra được 1 lượng sản phẩm là bao nhiêu tấn hải lý.
Năng suất phương tiện đo bằng khối lượng vận chuyển:
(T/1DWT –ngày khai thác)
µT : phản ánh 1 tấn trọng tải toàn bộ của tàu trong một ngày đêm khai
thác sẽ làm ra được 1 lượng sản phẩm là bao nhiêu tấn.
1.3.5.

Thu nhập của tàu
Thu nhập của tàu là những khoản thu mà chủ tàu thu được từ việc cung

cấp dịch vụ vận chuyển hoặc cho thuê tàu trong năm khai thác.
Thu nhập của tàu được xác định theo công thức:
(1.8)
Trong đó: fi: Đơn giá cước vận chuyển loại hàng i (Đồng/ Tấn)
Qi: Khối lượng hàng vận chuyển loại i (Tấn)
1.3.6.

Lợi nhuận về kinh doanh và khai thác tàu
Đây là chỉ tiêu số lượng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh khai

thác tàu và đội tàu công ty. Một đội tàu hoạt động, khai thác có hiệu quả hay
không có hiệu quả và hiệu quả cao đến mức độ nào là tối ưu thì chỉ tiêu này

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 9



Phương pháp nghiên cứu khoa học
dùng để đánh giá là chính xác nhất. Lợi nhuận về kinh doanh khai thác tàu
được xác định theo công thức sau:
∆F = ∑F - ∑C (Đồng)

(1.9)

∑F : là tổng doanh thu (thu nhập) của tàu trong năm khai thác (Đồng)
∑C:là tổng chi phí của tàu trong năm khai thác (Đồng)
Chi phí khai thác đội tàu vận tải biển thường gồm 2 nhóm chi phí: chi
phí bằng tiền Việt Nam (R), chi phí bằng ngoại tệ (R’) và nó được xác định
theo công thức sau đây:
(VND)

(1.10)

(USD)

(1.11)

Trong đó: R,R’: Chi phí khai thác tàu bằng tiền Việt Nam và tiền ngoại tệ
i: Chỉ số của khoản mục chi phí bằng tiền Việt Nam về khai thác tàu
j: Chỉ số của khoản mục chi phí ngoại tệ về khai thác tàu
ri: chi phí bằng tiền Việt Nam của khoản mục i
rntj: Chi phí bằng ngoại tệ của khoản mục j
m,n: Số các khoản mục chi phí bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ.
Việc quy đổi chi phí khai thác tàu từ ngoại tệ về đồng Việt Nam theo
công thức sau đây:
R Đ = JxR’ (Đồng)
Trong đó: J: tỷ giá hối đoái tại thời điểm tính toán (VNĐ/USD)

R’: Chi phí bằng ngoại tệ (tính theo USD)
1.3.7.

Tỷ suất lợi nhuận
a. Theo doanh thu

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 10

(1.12)


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của tàu xác định theo công thức sau:
(1.13)
Trong đó: ∆F là tổng lợi nhuận của hoạt động khai thác tàu (đồng)
∑F là tổng doanh thu của hoạt động khai thác tàu, bao gồm thu về
vận chuyển và cho thuê tàu (đồng)
(Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của 1 đồng doanh thu)
b.

Theo chi phí

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của tàu xác định theo công thức sau:

(1.14)
Trong đó: ∆F là tổng lợi nhuận của hoạt động khai thác tàu (đồng)
∑C là tổng chi phí khai thác tàu trong năm (đồng)

(Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của 1 đồng chi phí)
c.

Theo vốn chủ sở hữu

Hiệu quả khai thác đội tàu trong thời kỳ khai thác được xác định theo

(1.15)

công thức:

Trong đó: ∆F là tổng lợi nhuận của hoạt động khai thác tàu (đồng)
∑V là tổng vốn chủ sở hữu trong năm khai thác (đồng)
(Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở
hữu)
Khi các tỷ số này càng cao thì hiệu quả khai thác đội tàu càng lớn.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC ĐỘI TÀU
CHUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY VINACOMIN
2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Vận tải Thủy - VINACOMIN
2.1.1. Thông tin về Công ty
Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 11


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tên gọi và trụ sở công ty:
-


Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ – VINACOMIN
Địa chỉ : 169 Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 3518069
Fax: 033 3518059
Website: vantaithuytkv.vn

Ngành nghề kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5700 647 458 do Sở kế hoạch
và đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 24/4/2007; Sửa đổi lần 2 ngày
08/08/2011, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần Vận tải
thủy - Vinacomin gồm:
- Vận tải than, khoáng sản, vật liệu xây dựng và các hàng hóa khác bằng
đường thủy.
- Sữa chữa các phương tiện vận tải thủy;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị hàng hóa
Phương tiện vận tải biển:

2.1.2.

Công ty hiện đang sở hữu và quản lý khai thác đội tàu gồm 2 tàu 3.000
DWT, 02 tàu 7.000 DWT và 02 đội sà lan tàu đẩy Vinacomin.

Bảng 2.1 : Năng lực vận chuyển của CTCP Vận tải thủy - VINACOMIN
STT
1
2
3

Tên Tàu
Sà lan TKV 01

Sà lan TKV 02
Tàu Vinacomin 01

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trọng tải (DWT)
1.800
1.600
3.000

Trang 12

Vùng vận chuyển
Quảng Ninh
Quảng Ninh
Nội địa, Đông Nam Á


Phương pháp nghiên cứu khoa học
4
5
6

Tàu Vinacomin 02
3.000
Trung Quốc
Tàu Vinacomin Hà Nội
7.000
Nội địa, Đông Nam Á

Tàu Vinacomin Hạ Long
7.000
Trung Quốc
Nguồn: Công ty Cổ phần Vận tải Thủy - VINACOMIN
Nhìn chung đội tàu của Công ty đều là tàu đóng mới năm 2009 và 2010,

tuy nhiên trọng tải nhỏ của đội tàu của Công ty làm ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng cạnh tranh, mở rộng tuyến khai thác. Công ty vẫn phải thuê thêm
phương tiện vận chuyển bên ngoài để khai thác.
2.1.3.

Lực lượng lao động của Công ty.
Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động theo hợp đồng

hành chính

2.1.4.

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ

Cán bộ
Nhân viên

9
30


5,4%
17,8%

Thuyền viên

129

76,8%

Tổng

168

100%

Nguồn:Phòng tổ chức
CTCPVận tải Thủy VINACOMIN

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty:
Bảng 2.3 : Danh mục tài sản của Công ty tính đến đầu năm 2014
Khoản mục

TSCĐ hữu hình
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị dụng cụ quản lý
TSCĐ vô hình
Chi phí XDCB dở dang
Tổng


Nguyên giá

Khấu hao lũy kế

524.595.600.123
514.103.688.100
10.491.912.023
170.000.000
265.127.050
525.030.727.173

113.841.443.882
113.102.811.400
2.308.220.664
73.666.658
113.915.110.540

Giá trị còn lại
410.754.156.241
401.000.876.700
8.183.691.356
96.333.342
265.127.050
411.115.616.633

Nguồn:Báo cáo thường niên 2013 - CTCP Vận tải Thủy - VINACOMIN

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2


Trang 13


Phương pháp nghiên cứu khoa học
2.1.5.
a.

Tình hình hoạt động của Công ty trong năm 2013
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.4 : Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh so với kế hoạch
năm 2013 của Công ty.
STT

Chỉ tiêu

1

Tổng khối lượng vận chuyển (Tấn)

2

Kế hoạch đ/c

Thực hiện

năm 2013

năm 2013


Tỷ lệ %

2.111.500

2.508.099

118,78%

Tổng doanh thu ( Triệu đồng)

294.680

312.544

106,06%

3

Tổng chi phí ( Triệu đồng)

322.730

337.114

104,46%

4

Lợi nhuận trước thuế ( triệu đồng)


-28.050

-24.570

112,06%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2013 – CTCP Vận tải Thủy - VINACOMIN
b.

Tình hình tài chính

bảng 2.5 : Tình hình tài chính của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013.
S
T

Chỉ tiêu

T

Năm

Năm

Năm

2011

2012


2013

năm 2012

năm 2013

so với

so với

năm 2011

năm 2012

1

Tổng giá trị tài sản( Triệu đồng)

571.128

511.053

441.503

-10.52%

-13,61 %

2


Doanh thu thuần( Triệu đồng)

559.484

445.207

312.544

-20.42%

-29,79 %

3

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

-57.994

-58.954

-25.290

-1.74%

57,07 %

5.725

16.734


719

292.3%

-95,70 %

doanh( Triệuđồng)
4

Lợi nhuận khác( Triệu đồng)

5

Lợi nhuận trước thuế ( triệu đồng)

(-)52.270

(-)42.220

(-)24.570

-19.23%

41,80 %

6

Lợi nhuận sau thuế ( triệu đồng)

(-)52.355


(-)42.220

(-)24.570

19.35%

41,80 %

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 - CTCP Vận tải Thủy VINACOMIN

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 14


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 Công ty vẫn tiếp tục thua lỗ.
Nguyên nhân là do :
+ Giá nhiên liệu đầu vào trong năm liên tục tăng. Bình quân dầu MaZut
3,5% tăng 782 đ/Kg; Dầu Diesel 0,25% tăng 1.282đ/Lít.
+Lãi suất ngân hàng trong năm còn khá cao.Bình quân ở mức 12,5%/ năm.
+ Ngoài những yếu tố ảnh hưởng lớn là lãi vay, giá nhiên liệu đầu vào tăng
cao, trong năm Công ty còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như một
số tàu biển của Công ty đến thời kỳ lên đà sửa chữa lớn cộng với giá cả hầu
hết các yếu tố đầu vào đều tăng theo giá cả thị trường.
Tổng hợp các nguyên nhân trên đã làm cho Công ty lỗ 24.570 triệu đồng. Giá
trị tài sản theo sổ sách tại thời điểm 31/12/2013 : 441.502.551.203 đồng.
2.2. Đánh giá công tác khai thác tàu của Công ty giai đoạn 2011 – 2013.

2.2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển hàng hóa

Bảng 2.6 : Sản lượng vận chuyển của đội tàu Công ty từ năm 2011 đến
năm 2013.
Chỉ tiêu
Khối lượng vận
chuyển
Khối lượng luân
chuyển
Cự ly vận chuyển

Đơnvị

2011

2012

2013

2013/2012
(%)

103 Tấn

3.792

2.707

2.508


92,65

106 TKm

10.174

6.895

6.486

94,07

Km

2.683

2.547

2.586

101,53

Nguồn : phòng Khai thác - Kinh doanh CTCP Vận tải Thủy - VINACOMIN
Nhìn chung, khối lượng vận chuyển của công ty giảm mạnh qua các
năm, do nhu cầu tiêu thụ than của các hộ xi măng giảm. Cụ thể:
Năm 2012, lãi suất vay vẫn ở mức cao, giá nhiên liệu tăng đột biến trong
tháng 3, tháng 4 nhưng giá cước vận tải không tăng làm ảnh hưởng đến sản

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2


Trang 15


Phương pháp nghiên cứu khoa học
xuất của Công ty. Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 bị lỗ hơn 52
tỷ, năm 2012 tiếp tục bị lỗ hơn 42 tỷ do vậy lỗ lũy kế đến 31/12/2012 khoảng
gần 95 tỷ đồng.
Năm 2013, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn chưa được cải
thiện, sản lượng vận chuyển trong năm đạt thấp hơn so với các năm trước.
Khối lượng vận chuyển than cho Tập đoàn giảm do nhu cầu tiêu thụ trong
nước giảm. Tình hình xuất khẩu than giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động
chuyển tải của các đoàn sà lan.
2.2.2.

Các chỉ tiêu sử dụng thời gian khai thác tàu
Năm 2013, theo thống kê của phòng kinh doanh, tổng thời gian có mặt

của đội tàu và đoàn sà lan thuộc Công ty, là 2190 ngày, trong đó thời gian
ngừng do thời tiết, sửa chữa là 150 ngày, thời gian khai thác còn lại là
Tkt=2190-150=2040 (ngày). Trong đó thời gian tàu đỗ tại cảng là 908 ngày.
- Hệ số vận hành của đội tàu:

- Hệ số thời gian tàu đỗ của đội tàu
Đội tàu của Công ty đã khai thác ở mức tương đối tốt, tỷ lệ thời gian tàu
chạy đạt hơn 50% trong tổng thời gian khai thác là kết quả khả quan. Tuy
nhiên thời gian tàu đỗ và chạy rỗng còn khá cao, chứng tỏ công tác thương vụ
chưa được tốt, gây mất thời gian và lãng phí chi phí vận hành tàu là nguyên
nhân làm giảm hiệu quả khai thác tàu của công ty trong thời gian gần đây.
2.2.3.


Chỉ tiêu sử dụng trọng tải tàu
Hệ số lợi dụng trọng tải thực chở của tàu được xác định theo công thức:

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 16


Phương pháp nghiên cứu khoa học
qili :Là khối lượng hàng hóa luân chuyển của các chuyến trong năm (TKm)
li :Khoảng cách vận chuyển có hàng của quá trình thứ i (Km)
Dt :Trọng tải thực chở của tàu (Tấn)
Dt = (DWT - tổng trọng lượng nhiên liệu, nước ngọt, ... tàu mang theo từng
chuyến đi)
L :Tổng quãng đường mà tàu chạy có hàng và không hàng trên các đoạn
trong chuyến (Km)
Bảng 2.7 : Kết quả tính toán chỉ tiêu sử dụng trọng tải tàu.

Ghi chú: Lbq: Cự ly vận chuyển bình quân của 1 tấn hàng
Q: Tổng khối lượng hàng vận chuyển trong năm
Hệ số lợi dụng trọng tải toàn bộ bình quân của đội tàu là : αbq = 0,56
2.2.4.

Chỉ tiêu năng suất khai thác tàu
Năng suất vận chuyển là số lượng sản phẩm do một tấn trọng tải của tàu

thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Cách tính (theo UNCTAD và Cục hàng hải Việt Nam)

(T.Km/1DWT –ngày khai thác)
Trong đó: DWT : là trọng tải toàn bộ của tàu (Tấn)
µT.HL : phản ánh 1 tấn trọng tải toàn bộ của tàu trong một ngày đêm khai
thác sẽ làm ra được 1 lượng sản phẩm là bao nhiêu tấn hải lý.
Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 17


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năng suất phương tiện đo bằng khối lượng vận chuyển:
(T/1DWT –ngày khai thác)
µT : phản ánh 1 tấn trọng tải toàn bộ của tàu trong một ngày đêm khai
thác sẽ làm ra được 1 lượng sản phẩm là bao nhiêu tấn.
bảng 2.8: Kết quả tính toán năng suất bình quân từng tàu theo từng chuyến

Qua bảng trên cho thấy năng suất vận chuyển bình quân của các tàu tương đối
tốt, Công ty tận dụng được trọng tải chở hàng của tàu hiệu quả.
2.2.5.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.9 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của Công

ty.
Năm
2011
(106đ)

Năm

2012
(106đ)

Năm
2013
(106đ)

3.971.936

2.706.916

2.508.099

506.273
177.909
3.287.754

578.867
128.265
1.999.784

551.910
148.922
1.807.267

2. Tổng doanh thu

566.514

445.206


3. Tổng chi phí

618.783

4. Lợi nhuận

-52.269

Chỉ tiêu
1. Tổng khối
lượng vận chuyển
- Vận tải tàu biển
- Vận tải sông
- Thuê tàu ngoài

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

2012/2011
%

(106đ)

%

-1.211.020

68,15


-198.817

92,66

72.594
-49.644
-1.287.970

114,34
72,10
60,83

-26.957
20.657
-192517

95,34
116,10
90,37

312.544

-111.308

80

-132.662

70,20


487.426

337.114

-131.357

78,77

-150.312

69,16

-42.220

-24.570

10.049

-

17.650

-

Trang 18

(106đ)

2013/2012



Phương pháp nghiên cứu khoa học
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là vận chuyển than
và khoáng sản cho Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam.
Doanh thu:
Trong 3 năm từ 2011 – 2013, doanh thu của Công ty đều giảm. Năm
2012 tổng doanh thu của công ty giảm 20% so với năm 2011 tức tổng doanh
thu giảm 111.308.000.000 đồng. Năm 2013 tổng doanh thu của Công ty tiếp
tục giảm 29,8% so với năm trước đó, do nguyên nhân chủ yếu sau:
Lợi nhuận:
Hoạt động kinh doanh công ty năm 2011 (- 52.355.038.781 đ). năm
2012 hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục ( - 42.220.375.200 đ). Lỗ lũy
kế đến 31/12/2012 là (- 94.575.413.981 đ). Nhìn chung, năm 2013 tình hình
kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, lãi suất vay vẫn ở mức cao, giá
nhiên liệu đầu vào vẫn tăng nhưng giá cước vận tải không tăng làm ảnh
hưởng đến sản xuất của Công ty. Thời tiết trong năm xấu, gió mùa Đông Bắc
kéo dài liên tục dẫn đến các tàu không thể hành trình được, tình trạng các tàu
chờ cầu để xếp/dỡ hàng tại các cảng phải chờ đợi nhiều ngày. Hoạt động kinh
doanh của Công ty năm 2013 bị lỗ 24.570 triệu đồng, lỗ lũy kế đến
31/12/2013 là 119.146 triệu đồng.
- Ngoài ra tình hình khó khăn về tài chính của Công ty gây ra tình
trạng thiếu vốn trầm trọng, việc thanh toán tiền cước thuê tàu cho các Chủ tàu
bị chậm dẫn đến một số khách hàng đã từ chối hợp tác với Công ty.
2.3.

Những thuận lợi, khó khăn và các cơ hội cho đội tàu của Công ty Cổ

phần Vận tải Thủy – VINACOMIN
2.3.1. Thuận lợi
Đội tàu hiện đại, năng lực vận tải lớn:


Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 19


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Đội tàu vận tải của Công ty chủ yếu là tàu đóng mới, tuổi tàu thấp có khả
năng vận chuyển các tuyến xa. Làm tăng thời gian ngày tàu tốt trong năm,
tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa, rút ngắn được thời gian các chuyến đi.
Đội ngũ thuyền viên giàu kinh nghiệm:
Đội ngũ thuyền viên của Công ty được coi là khâu trọng yếu của Công
ty, với trình độ và năng lực tương đối tốt chủ yếu được đào tạo từ các trường
cao đẳng và Đại học Hàng hải. Công ty cũng có những chiến lược đào tạo
thuyền viên để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và ngoại ngữ.
Sự hỗ trợ lớn từ Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam:
Lĩnh vự hoạt động của Công ty là vận tải biển đặc biệt là vận tải than và
khoáng sản cho Tập đoàn, để phục vụ cho nhu cầu năng lượng cho ngành
điện, xi măng, giấy, đạm, luyện kim, hóa chất.
Ngoài ra việc hưởng tới vận tải 60% than cho Tập đoàn, Công ty sẽ mở
rộng các hoạt động kinh doanh để tận dụng đội tàu của Công ty. Nhu cầu về
vận chuyển than bằng đường biển cho các hộ tiêu thụ trong nước cũng như
vận chuyển than xuất khẩu trong năm 2014 vẫn sẽ ổn định. Đặc biệt là sự
quan tâm của HĐTV Tập đoàn đã có nghị quyết về chủ trương cho Công ty
Cổ phần Vận tải Thủy – VINACOMIN vay với lãi suất 0% từ tiền đầu tư phát
triển tập trung để trả nợ các khoản nợ đối với 02 tàu 7.000 DWT.
2.3.2.

Khó khăn


- Sản lượng than tiêu thụ cho các hộ xi măng, các công ty kinh doan than
cuối nguồn trong nước trong năm 2013 giảm đã ảnh hưởng đến kế hoạch vận
chuyển bằng tàu biển, đặc biệt kế hoạch thuê phương tiện bên ngoài để vận
chuyển than cho các hộ kinh doanh cuối nguồn.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 20


Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Lãi suất vay ngân hàng tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, Giá nhiên
liệu vẫn ở mức cao trong khi đó giá cước vận tải không tăng đã ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thời gian khấu hao các phương tiện vận tải phần lớn là 15 năm, nhưng
các hợp đồng vay tín dụng với các ngân hàng và tổ chức tài chính tối đa chỉ
10 năm, dẫn đến hiện tại không có đủ nguồn để trả tiền gốc đã tạo sức ép về
tài chính cho công ty.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI
TÀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY VINANCOMIN
3.1. Biện pháp về nguồn nhân lực
3.1.1.
Quy hoạch, đào tạo sỹ quan, thuyền viên
• Công tác đào tạo, tái đào tạo, huấn luyện:
-

Khẩn trương rà soát danh sách thuyền viên có đủ tiêu chuẩn để tổ chức các
lớp học sỹ quan vận hành và sỹ quan quản lý để bổ sung vào lượng sỹ quan


-

đang thiếu hụt;
Rà soát lại toàn bộ bằng cấp và chứng chỉ của sỹ quan thuyền viên để đề nghị
các trung tâm huấn luyện cho mở các lớp cập nhật theo đúng yêu cầu mới của

-

Công ước. Đây là việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức;
Sử dụng các tàu vận chuyển trong nội địa, tuyến khai thác ngắn để kết hợp
với việc huấn luyện , đào tạo thuyền viên để tạo nguồn thuyền viên có chất

-

lượng cao phục vụ cho đội àu khai thác tuyến quốc tế;
Gấp rút tuyển thêm một số sỹ quan từ bên ngoài, đặc biệt là sỹ quan máy,
điện, vô tuyến điện và tổ chức thêm một số sinh viên đại học và cao dẳng để
tăng cường số sỹ quan vận hành sau này cho công ty khi bắt đầu nhận thêm

-

đội tàu mới.

Công tác điều động:
Tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban trên Công ty;
Lập kế hoạch điều động hàng tháng và đưa lên mạng nội bộ;
Điều động theo nguyên tắc công bằng đối với thuyền viên

Học Viên: Cao Thùy Linh

Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 21


Phương pháp nghiên cứu khoa học
-

Giải quyết điều động những sỹ quan thuyền viên khi có cấp bách kể cả khi

-

thay ở nước ngoài một cách an toàn, hiệu quả;
Những trường hợp đặc biệt là những người không muốn đi công tác hoặc xin
tạm hoãn, không đi học chứng chỉ để xuống tàu làm việc thì Công ty sẽ rà

-

soát và đề xuất biện pháp giải quyết hợp lý;
Với những thuyền viên lớn tuổi, khó bố trí công tác thì Công tác nên giải
quyết những thuyền viên đó theo chế độ chính sách.
3.1.2.
Chính sách đối với người đi biển
Thuyền viên tàu biển là người làm việc lao động nặng nhọc đặc biệt,
thường xuyên sống xa gia đình. Luôn quan hệ quốc tế, đến những vùng đất
mới lạ đòi hỏi họ luôn phải giữ tư cách, thể hiện quốc gia, phải học hỏi, hiểu
rõ địa lý, phong tục, con người nơi họ đến để làm việc được tốt.
Từ những đặc điểm đó, rõ ràng chế độ đãi ngộ đối với thuyền viên phải
cao hơn những người có học tương đương nhưng làm việc trên bờ. Trong chế
độ vật chất đối với thuyền viên có thể gồm 2 nhóm chính tạo nên thu nhập

của họ. Đó là các chế độ thuộc lao động: cần trả lương, phụ cấp đi biển, độc
hại thâm niên đi biển, chế độ tiền ăn, tiêu vặt cao hơn trên bờ có trình độ
tương đương và tương ứng (có điều chỉnh) với chế độ thuyền viên các nước
bạn có điều kiện tương đương.
3.2.1.

Biện pháp đồng bộ về tổ chức, quản lý khai thác tàu
Những biện pháp và giải pháp đồng bộ để phấn đấu tăng khả năng cạnh

tranh của đội tàu mà bộ máy quản lý khai thác thực hiện như sau:
-

Khai thác tàu hợp lý, quản lý chặt chẽ từng chuyến đi của tàu, phối hợp đồng
bộ trong điều hành, quản lý, phục vụ hạn chế ngày tàu chờ; quản lý chặt chẽ
ngày tàu vận doanh, nâng cao ngày tàu tốt hạn chế ngày tàu xấu;

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 22


Phương pháp nghiên cứu khoa học
-

Mở rộng phạm vi hoạt động của đội tàu, luôn quan tâm chất lượng vận tải,
nâng cao và giữ uy tín để tìm được bạn hàng trên thị trường. Tập trung khai

-


thác tốt năng lực vận tải hiện có để nâng cao doanh thu.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý trong Công ty tạo thành hành lang pháp lý
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với đổi mới nền kinh tế thị

-

trường theo luật pháp quy định.
Kiểm tra đánh giá hoạt động khai thác tàu biển sau chuyến công tác. Tăng
cường công tác kiểm tra của lãnh đạo. Liên tục rà soát, cập nhật hệ thống

-

quản lý an toàn để vận dụng phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản.
3.2.2. Biện pháp về nâng cao công tác quản lý kỹ thuật đội tàu
Liên tục đánh giá tình trạng kỹ thuật đội tàu theo đúng quy trình trong hệ
thống quản lý an toàn. Đánh giá đúng mức độ rủi ro, sự không phù hợp trong
vấn đề quản lý kỹ thuật. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục sự cố
kỹ thuật và thực hiện đúng kế hoạch đề ra để đội tàu luôn trong tình trạng kỹ

-

thuật tốt nhất phục vụ công tác khai thác kinh doanh;
Kế hoạch lập ra cần rõ ràng, chi tiết và cụ thể như: Làm kế hoạch gì? (bảo
dưỡng, sửa chữa, khắc phục...); Thuộc bộ phận, ngành nào? (boong, máy,
thuyền viên, khai thác...); Ai làm? (Công ty hay tàu); Ai phụ trách đôn đốc,
giám sát, kiểm tra? (phân chia rõ trách nhiệm quyền hạn); Thời gian làm khi
nào? (dự kiến cụ thể thời gian); Thời gian dự kiến hoàn thành? Thời gian thực
tế thực hiện? Đánh giá mức độ hoàn thành, hiệu quả? Đánh giá kế hoạch có

-


đúng mục đích, tiến độ, chất lượng hiệu quả công việc hay không?
Thường xuyên liên tục đánh giá đúng việc tiêu hao nhiên liệu đội tàu: Chúng
ta phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế ở một số công ty vận tải biển làm ăn
thua lỗ phần lớn là bị thất thoát nhiên liệu.
3.2.3. Biện pháp nâng cao các chỉ tiêu khai thác tàu

Nâng cao hệ số vận hành và giảm hệ số thời gian tàu đỗ
Theo số liệu đánh giá ở chương 2, hệ số vận hành của các tàu nhìn chung
còn thấp, tỷ trọng và thời gian tàu chạy rỗng còn cao, phần lớn các tàu đều

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 23


Phương pháp nghiên cứu khoa học
chạy rỗng gần một nửa thời gian vận hành. Qua đó cho thấy công tác điều tàu
chưa hợp lý vừa kéo dài thời gian khai thác vừa làm tăng chi phí khai thác
tàu. Để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tàu, công ty cần có các phương
án điều tàu hợp lý hơn để giảm bớt thời gian chạy rỗng của tàu.
Bên cạnh đó, Công ty cũng cần giảm thiểu thời gian tàu nằm tại khu vực
chờ thực hiện hợp đồng mà nguyên nhân là do công tác thương vụ chưa được
tốt. Để giảm bớt thời gian tàu nằm chờ hàng, Công ty cần áp dụng biện pháp
về thị trường và chiến lược sản phẩm.


Nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải tàu
Mức độ lợi dụng trọng tải toàn bộ của tàu rất thấp, một DWT chỉ tận


dụng được hơn 50% sức tải trong toàn bộ một chuyến đi, nguyên nhân chủ
yếu là do quãng đường chạy rỗng xấp xỉ quãng đường tàu chạy có hàng, mặc
dù khối lượng hàng xếp lên tàu trong mỗi chuyến đi tương đối nhiều, đạt từ
85 - 95% DWT của tàu. Để nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải của tàu, Công ty
cần giảm thiểu quãng đường tàu chạy không hàng (ballast) bằng việc lên kế
hoạch điều tàu hợp lý ăn khớp với các đơn chào hàng.


Nâng cao năng suất khai thác
Năng suất khai thác tàu vẫn còn rất thấp mới chỉ đạt bình quân mức xấp

xỉ 100TKM/DWT – ngày khai thác, có hai nguyên nhân cơ bản sau.
Thứ nhất là do tàu đỗ quá dài ngày, trong đó thời gian tàu nằm chờ hàng
chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thời gian tàu đỗ;
Thứ hai là do thời gian tàu chạy rỗng còn dài ngày làm thời gian khai
thác tăng lên, làm giảm số chuyến đi trong năm.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 24


Phương pháp nghiên cứu khoa học
Để nâng cao năng suất khai thác tàu, Công ty cần làm tốt công tác
thương vụ và điều động tàu.
3.2.4.

Một số biện pháp của Công ty trong thời gian tới


- Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối vận chuyển than bằng tàu biển cho
các hộ xi măng, các hộ kinh doanh than cuối nguồn.
- Điều hành, khai thác linh hoạt và hiệu quả các phương tiện thuỷ hiện có
để vừa đáp ứng nhu cầu vận chuyển than của Tập đoàn, vừa đảm bảo khai
thác vận chuyển các hàng khác có hiệu quả và khai thác hàng 2 chiều.
- Tập trung vào việc tiết kiệm các chi phí đặc biệt là nhiên liệu trên cơ sở
xây dựng tốt các định mức tiêu thụ nhiên liệu, dầu nhờn cho các phương tiện.
Kiểm tra giám sát liên tục thường xuyên công tác cấp phát nhiên liệu, dầu
nhờn và quyết toán tiêu thụ.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình xếp dỡ than lên tàu
nhằm ngăn ngừa việc thuyền viên vận chuyển than lậu làm tổn thất thêm chi
phí và ảnh hưởng đến an toàn trong hành trình của tàu.
- Làm việc với những đại lý hàng hải tốt nhằm giải quyết nhanh chóng thủ
tục cho tàu ra vào cảng, giảm thời gian tàu phải neo đậu dài ngày chờ vào cầu
xếp dỡ hàng.
- Thực hiện tốt các kế hoạch bảo dưỡng thiết bị máy móc, tuân thủ quy
trình quản lý an toàn để hạn chế thấp nhất các sự cố và rủi ro.
- Tiếp tục làm việc với các Ngân hàng, Tổ chức tài chính để điều chỉnh
hạ lãi suất các khoản đã vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng khi lãi suất
cho vay trên thị trường có dấu hiệu giảm.

Học Viên: Cao Thùy Linh
Lớp: TCQLVT-2013-2

Trang 25


×