Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, nồng độ chất kích thích sinh trưởng và chất hữu cơ tự nhiên đến khả năng nhân giống hoa lan hồ điệp phalaenopsis sp từ phát hoa bằng kỹ thuật in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC DOAN

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG, NỒNG ĐỘ CHẤT
KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT HỮU CƠ TỰ NHIÊN ĐẾN
KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG HOA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis sp.) TỪ
PHÁT HOA BẰNG KỸ THUẬT IN VITRO”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Khoa

: CNSH - CNTP

Khóa học

: 2010 - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC DOAN

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG, NỒNG ĐỘ CHẤT
KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT HỮU CƠ TỰ NHIÊN ĐẾN
KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG HOA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis sp.) TỪ
PHÁT HOA BẰNG KỸ THUẬT IN VITRO”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Khoa

: Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm

Khóa học

: 2010 - 2014

Người hướng dẫn


: ThS. Nguyễn Thị Tình
Khoa CNSH - CNTP , ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm trong thời gian thực tập tốt
nghiệp em đã thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường,
nồng độ chất kích thích sinh trưởng và chất hữu cơ tự nhiên đến khả
năng nhân giống hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. từ phát hoa bằng kỹ
thuật in vitro”.
Qua 6 tháng thực tập tại phòng nuôi cấy mô Khoa Công nghệ Sinh học
và Công nghệ Thực phẩm đến nay em đã hoàn thành đề tài.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Tình đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em
trong thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ks. Lã Văn Hiền đã chỉ bảo trong thời
gian en thực tập trên phòng nuôi cấy mô Khoa Công nghệ Sinh học và Công
nghệ Thực phẩm.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng động
viên, giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không
thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên


Nguyễn Ngọc Doan


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường đến khả năng tái
sinh chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp (sau 20 ngày nuôi cấy) .......................................26
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi từ
phát hoa lan Hồ Điệp (sau 20 ngày nuôi cấy) ...........................................................28
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng tạo
chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ...............................................29
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tạo chồi từ
phát hoa lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ...........................................................32
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng KT, CR đến khả năng tạo
chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ...............................................34
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của
lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ..........................................................................35


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của một số môi trường đến khả năng tái sinh chồi từ
phát hoa lan Hồ Điệp (sau 20 ngày nuôi cấy) ...........................................................27
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi từ
phát hoa lan Hồ Điệp (sau 20 ngày nuôi cấy) ...........................................................28
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng tạo chồi từ phát
hoa lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ...................................................................30
Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng tạo chồi từ
phát hoa lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ...........................................................32

Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của hàm lượng KT, CR đến khả năng tạo chồi từ phát
hoa lan Hồ Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy) ...................................................................34
Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của hoa lan Hồ
Điệp (sau 60 ngày nuôi cấy)......................................................................................36


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BAP

: 6-Benzylaminopurie

CR

: Cà rốt

CT

: Công thức

DNA

: Deoxyribonucleic acid

ĐC

: Đối chứng

IAA


: Indol axetic acid

Kinetine

: 6-Furfurylaminopurine

KT

: Khoai tây

MS

: Murashige & Skoog’s

NAA

: Naphlene axetic acid

ND

: Nước dừa

TN

: Thí nghiệm

VTM

: Vitamin


VW

: Vacin & Went


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Yêu cầu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Giới thiệu về lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. ........................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố.......................................................................................3
2.1.2. Phân loại ............................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. ...............................5
2.1.4. Điều kiện trồng lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. .................................................8
2.1.4.1. Giá thể ............................................................................................................8
2.1.4.2. Nhiệt độ ..........................................................................................................9
2.1.4.3. Ánh sáng.........................................................................................................9
2.1.4.4. Nước tưới .......................................................................................................9
2.1.4.5. Phân bón .......................................................................................................10
2.2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật ..............................................................................10
2.2.1. Khái niệm .......................................................................................................10
2.2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................11
2.2.2.1. Tính toàn năng của tế bào ............................................................................11
2.2.2.2. Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào ..........................................................11

2.2.3. Sự phát triển của mẫu điều khiển bởi yếu tố môi trường ................................12
2.3. Tình hình nghiên cứu về lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. trên thế giới và ở Việt
Nam ...........................................................................................................................17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống lan Hồ Điệp ở Việt Nam ...........................18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........19
3.1. Đối tượng (vật liệu) và phạm vi nghiên cứu ......................................................19


3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................19
3.3. Hóa chất và thiết bị ............................................................................................19
3.3.1. Hóa chất ..........................................................................................................19
3.3.2. Thiết bị ............................................................................................................19
3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
3.5.1. Cách bố trí thí ngiệm .......................................................................................20
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................................25
3.6. Xử lý số liệu .......................................................................................................25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................26
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường, nồng độ chất kích thích
sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp.
(sau 20 ngày nuôi cấy) ..............................................................................................26
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường đến khả năng tái sinh
chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. (sau 20 ngày nuôi cấy) ...................26
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi từ phát
hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. (sau 20 ngày nuôi cấy) .......................................26
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích sinh trưởng và chất hữu
cơ tự nhiên đến khả năng nhân nhanh chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis
sp. (sau 60 ngày nuôi cấy) .........................................................................................29
4.2.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kinetin đến khả năng nhân nhanh

chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. (sau 60 ngày nuôi cấy)...................29
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh
chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. (sau 60 ngày nuôi cấy)...................31
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của hoa lan
Hồ Điệp Phalaenopsis sp. (sau 60 ngày nuôi cấy) ...................................................35
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................38
5.1. Kết luận ..............................................................................................................38
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................39


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. là một trong những giống lan rất được
yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang
trọng và trang nhã, không những thế hoa lan Hồ Điệp lại rất lâu tàn. Chính vì
vậy, nó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm trồng trọt mang lại hiệu quả kinh
tế cao không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Đài Loan,
Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ… [4],[7].
Hồ Điệp là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp
trong điều kiện vườn ươm [10]. Để có được số lượng lớn cây giống, đồng đều
đáp ứng nhu cầu thị trường thật nan giải. Trong những năm gần đây, công
nghệ lai giống kết hợp gieo hạt trong ống nghiệm cho tỷ lệ nẩy mầm cao, tạo
nên sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi thế hệ. Tuy
nhiên nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mang tính ngẫu nhiên thu được
cây có tính trạng yêu thích hay không và gần như không thể có được cây con
cho hoa đẹp như cây mẹ. Vì vậy, hiện nay các nhà nuôi cấy mô trong nước

cũng như trên thế giới thường dùng phát hoa làm vật liệu nuôi cấy, phát hoa
Hồ Điệp có chứa các mắt ngủ phần gốc, có bề mặt nhẵn bóng dễ khử trùng, tỷ
lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây ổn định về di truyền.
Để giải quyết khó khăn về giống trong thực tế sản xuất, kích thích sản
xuất hoa lan Hồ Điệp phát triển chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, nồng độ chất kích thích sinh
trưởng và chất hữu cơ tự nhiên đến khả năng nhân giống hoa lan Hồ
Điệp Phalaenopsis sp. từ phát hoa bằng kỹ thuật in vitro”.


2

1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhân nhanh được giống lan Hồ Điệp và tìm ra môi trường, nồng độ
chất kích thích sinh trưởng và chất hữu cơ tự nhiên thích hợp nâng cao khả
năng tái sinh, nhân nhanh và ra rễ từ phát hoa lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được ảnh hưởng của môi trường và chất kích thích sinh
trưởng đến khả năng tái sinh chồi từ phát hoa lan Hồ Điệp.
- Xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và chất hữu cơ tự
nhiên đến khả năng nhân nhanh chồi của hoa lan Hồ Điệp bằng kỹ thuật in
vitro.
- Xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra
rễ của hoa lan Hồ Điệp bằng kỹ thuật in vitro.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống
hoa lan Hồ Điệp bằng phương pháp nuôi cấy in vitro.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng quy trình nhân nhanh giống lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp.

bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, để đảm bảo cung cấp số lượng lớn cây
giống có chất lượng, đồng đều chi phí rẻ cho sản xuất.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp.
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Các họ lan được đánh giá là các loài hoa cao cấp trong vương quốc
thảo mộc, bao gồm hơn 25.000 loài khác nhau, cùng với những loài mới được
khám phá và mô tả theo từng năm. Do đó chúng được phân bố vùng rộng lớn,
trải từ xích đạo đến bắc cực, từ đồng bằng tới các vùng núi băng tuyết, các
loài lan rất khác nhau. Các loài lan chủ yếu sống trên cây cao sống biểu sinh
lâu năm chúng được gọi chung là phong lan. Các loài mọc trong đất gọi là địa
lan và một số loài mọc trên núi đá gọi là thạch lan [3].
Hồ Điệp Phalaenopsis sp. có tên từ chữ Hy Lạp Phalaim – bướm và
Opsis - giống, đa số loài của chi có hoa giống như con bướm.
Lan Hồ Điệp là những cây sống biểu sinh, trên những cây cao trong
rừng dày có ẩm độ cao hoặc rất gần đất, trên những cây nhỡ (arbuter), hay
sống bám trên những hốc đá, hay trên những đám rêu dày, một vài loài sống ở
vùng ven biển. Lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. ít thích hợp với nắng hơn so
với những loại phong lan có giả hành. Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng
và phát triển là 15 – 38ºC và giống này thường sống ở cao độ 200 m – 400 m
[3].
Lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. là một trong những loại phong lan được
trồng phổ biến trên thế giới. Hồ Điệp, được mệnh danh là hoàng hậu của các
loài phong lan, được phát hiện đầu tiên năm 1750, đến năm 1852 dùng từ
Blume để định danh. Đến nay đã phát hiện được hơn 70 loài. Lan Hồ Điệp

trồng thương phẩm đều là giống lai [15].


4

Hiện nay có nhiều chi lan khác nhau được lai với Phalaenopsis và lai
ngay trong cùng một chi, tạo ra 40.000 loài lai [13], chi lan Hồ Điệp có thể
chia ra thanh 5 nhóm trong đó có 2 nhóm quan trọng đó là:
Nhóm Euphalaenopsis: chúng có đặc điểm nổi bật là cánh hoa dài và
rộng hơn lá đài, cánh môi rộng và có hai phụ bộ riêng rẽ ở phía trước, bộ lá
thường có màu lục đậm hơn ở mặt trên sẫm ở mặt dưới, hoa nhiều và mảnh
mai, một vài loài tiêu biểu: phalaenopsis amabilis, P.philippinensis,
P.schilleriana.
Nhóm Stauroglottis chúng có đặc điểm khác biệt như sau: lá dài và
cánh hoa cùng một cỡ, cánh môi hẹp và không có bộ phụ ở phía trước, bộ lá
có màu xanh lục nhạt ở cả hai mặt trên và dưới lá, hoa nhỏ hơn và cánh dày
hơn thường có màu hoa văn, một vài loài tiêu biểu là P.giganatea theo Phạm
Hoàng Hộ, Việt Nam có 7 loài Phalaenopsis [5]:
P.amabilis (L) P.cornucervi, P.lobbi, P.gibbosa, P.mannii Reichbf,
P.petelotii Mansf. P.fuscata Reichhf..
2.1.2. Phân loại
Theo hệ thống thực vật học mới nhất về cây hoa Lan được phân loại
như sau [3]:
Giới (Kingdom):

Plantae (thực vật)

Ngành (Division):

Magnoliophyta (Ngọc lan)


Lớp (Class):

Liliopsida (Hành)

Bộ (Order):

Orchidales

Họ (Family):

Orchidaceae

Họ phụ (subfamily):

Epidendroideae

Tông (Tribe):

Vandae

Tông phụ (subtribe):

Aeriadae


5

Nhóm (Alliance):


Phalaenopsis

Giống (Genus):

Phalaenopsis

Loài:

Phalaenopsis sp.

Tên tiếng việt:

Lan Hồ Điệp, tiểu Hồ Điệp

2.1.3. Đặc điểm thực vật học của lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp.
Hồ Điệp Phalaenopsis sp. là cây đơn thân nhưng rất ngắn, có lá mọc
khít nhau nên không có lóng, lá tương đối dày và mập, thường rộng ở phần
trên, hẹp ở phần dưới, phát hoa ở nách lá, thường hay đứng có thể phân
nhánh, hoa nhỏ hay khá to, mỗi hoa bền khoảng 2 – 3 tháng. Vì vậy, cành hoa
nở liên tiếp hơn nửa năm, lá đài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa
lớn hơn nhưng nổi bật là cánh môi. Môi gắn vào chân của trụ và không có cựa
ở đáy, ba thùy với phụ bộ hay cục u ở đáy thùy giữa, hay thùy bên, một trong
những bộ phận ấy là hai sợi râu của môi hay phiến nhỏ dựng đứng ở thùy
môi. Trụ tương đối dài và nhỏ, hai khối phấn tròn hay hình trứng, vĩ phấn
kéo dài và rộng ở phần trên và hẹp ở phần dưới, gót dẹp, nhiều loài thường
cho cây con trên cọng phát hoa và nhiều loài cho vân màu trên lá [2].
Rễ: Hệ rễ của lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. không phân chia thành rễ
chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng mà rễ của lan Hồ Điệp thường có
dạng hình tròn, to, mập, có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ thường có màu
trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ của lan Hồ

Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho
việc hút O2 và nước. Có những nghiên cứu cho thấy rễ cây thuộc nhóm phong
lan cũng có khả năng quang hợp [15].
Phần rễ trên thường sống cộng sinh với nấm, do hạt của hoa lan nói
chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy
mầm, trong điều kiện nảy mầm tự nhiên, cần dựa vào các mầm sống cộng


6

sinh để hút chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài
nấm này sống cộng sinh tại rễ lan để tương trợ cho nhau, vì thế rễ của hoa lan
còn gọi là rễ nấm. Việc tưới và bón phân cho hoa lan Hồ Điệp phải yêu cầu
bón phân thật loãng, chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh [15].
Thân: Lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. thuộc loại lan đơn thân, tức là
thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ
nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân chính của nó trong
môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng
cao hơn theo phương thẳng đứng còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra
từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau. Theo sự sinh trưởng của
cây, các lá già ở dưới gốc dần dần già héo và rụng đi, đến khi có chồi nách
mọc ra nhưng thường không mọc dài ra được. Vì cây lan rất khó ra chồi
nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống. Thân của lan Hồ
Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức năng tích trữ chất
dinh dưỡng và nước cho cây [15],[2].
Lá: Lá của lan Hồ Điệp to dầy, đầy đặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân
cây. Số lá trên thân cây thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng
thành có từ 4 lá trở lên. Trong nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là
chồi hoa sơ cấp, bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh
trưởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc

của lá gồm 3 loại: lá màu xanh; mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ; mặt trên
của lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt
được màu sắc hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc
hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ [2].
Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông
thường bề mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có


7

khí khổng. Lan Hồ Điệp là loại thực vật CAM, giống như các thực vật CAM
khác khí khổng mở ra vào ban đêm để thu nhận CO2 để tạo ra axit “Malic” dự
trữ trong cơ thể, vào ban ngày CO2 được giải phóng, tham gia vào quá trình
quang hợp. Ưu điểm của loại thực vật này là khí khổng không mở ra vào ban
ngày nên cây không bị mất nước, thoát hơi nước. Điều kiện này đối với những
cây không được cung cấp nước đầy đủ thường xuyên là rất có lợi. Khi cây có
đủ nước thì khí khổng cũng có thể mở ra vào ban ngày hút khí CO2 để tiến
hành quang hợp bình thường. Nếu gặp phải điều kiện khô hạn nghiêm trọng
thì khí khổng sẽ đóng lại, quá trình quang hợp diễn ra chỉ vừa đủ cho lượng
CO2 tạo ra trong chu trình hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lan
Hồ Điệp mặc dù không có giả hành nhưng lại có khả năng chịu hạn tốt [2].
Hoa: Cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm
theo thứ tự từ trên xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4.
Các cành hoa có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Hoa lan to thường ít
phân nhánh còn lan hoa nhỏ phân nhánh rất rõ thậm chí một số giống hoa lan
nhỏ có thể nở đến 200 bông hoa. Cành hoa khi chưa phân hoá các đốt hoa
thường ở dạng tiền chồi nách hoặc tiền chồi hoa, ở nhiệt độ dưới 15ºC và bị
bấm ngọn có nảy thành chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao quá 28ºC thì chỉ có
thể nảy thành chồi nách [15].
Đa số các giống hoa đơn cây chỉ ra một cành hoa, có một số giống khác

hoặc trong điều kiện tốt cho chồi hoa phân hoá có thể mọc ra 2 hoặc 3 cành
hoa. Nói chung, lan Hồ Điệp đơn cây nếu phân hoá số cành hoa cành nhiều
hoặc cành nhánh càng nhiều do bị hạn chế về dinh dưỡng nên hoa nở ra
thường nhỏ. Để trồng được lan có bông hoa to đẹp, cần phải khống chế số
bông trên một cành hoặc cắt bớt đi một số cành nhánh [15].


8

Để đánh giá và thưởng thức hoa, người ta thường dùng 2 khái niệm
"hoa đều đặn" hoặc "cực kỳ đều đặn" để hình dung. Hoa đều đặn là chỉ hoa có
cánh hoa đều to rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở rất nhỏ, cánh môi
trải xuống tạo dáng hình elíp, tất cả bông hoa tạo nên dáng hình tròn, còn loại
"cực kỳ đều đặn" là chỉ hoa có dáng rất tròn, các bên và cánh hoa chồng khít
lên nhau, không có khe hở.Nếu giữa các cánh hoa có các khe hở hoặc khe hở
khá lớn thì là "hoa không đều đặn" [15].
Quả và hạt: Hoa lan Hồ Điệp chỉ tạo quả qua thụ phấn nhân tạo hoặc
thụ phấn nhờ côn trùng. Vỏ quả có hình que, phát triển chậm thường qua 4
tháng mới chín và tách vỏ. Số lượng hạt trong một quả khác nhau do sự khác
nhau về cây bố, mẹ đem thụ phấn. Những hạt của chúng thường rất nhỏ, có
dạng bột, không có phôi nhũ, trong điều kiện tự nhiên rất khó tự nảy mầm
thành cây con, thường phải gieo hạt trong môi trường vô trùng thích hợp mới
có thể thu được cây con với số lượng lớn. Khi gieo hạt trong điều kiện vô
trùng, thường để thể tiền chồi (protcorm) nảy mầm thành cây [15].
2.1.4. Điều kiện trồng lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp.
2.1.4.1. Giá thể
Giá thể của lan Hồ Điệp phải khá tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải
có khả năng giữ nước như gỗ mùn, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu... Dưới rễ
của cây non lót một lớp rêu hoặc trồng cây lan non trực tiếp vào rêu. Với
những giá thể trồng khác nhau cũng phải có cách trồng và chăm sóc khác

nhau đặc biệt là chế độ nước tưới, với những giá thể kém giữ nước thì phải
tưới thường xuyên hơn gồm: Xơ dừa, vỏ cây, rong biển, dớn, than, vỏ sò [15].
Chậu trồng: Chậu trồng hoa lan Hồ Điệp là chậu không sâu, chậu nhỏ
màu trắng và trong suốt, để có lợi cho hệ rễ của lan phát triển và quang hợp.
Căn cứ vào kích thước cây lớn nhỏ mà chọn chậu trồng thích hợp. Cây non
trồng trong chậu đường kính 8,3 cm; 3-6 tháng sau lớn thành cây trưởng


9

thành trồng sang chậu đường kính 12cm, tiếp tục trồng 4-6 tháng có thể tiến
hành xử lý thúc ra hoa [15].
2.1.4.2. Nhiệt độ
Lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ miền nhiệt đới, do đó nhiệt độ thích hợp
để trồng lan Hồ Điệp tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng ban
ngày là 25-28ºC, ban đêm là 18-20ºC, giai đoạn ươm cây con thì cần nhiệt độ
ban đêm là 23ºC. Nếu nhiệt độ nhà trồng thấp hơn 15ºC, rễ cây ngừng hút
chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng ngừng lại, thậm chí là bị lạnh hại làm
cho rụng nụ và hoa hoặc khiến cho cánh hoa xuất hiện các đốm nhỏ ảnh
hưởng đến vẻ đẹp của hoa. Giai đoạn phân hoá hoa đòi hỏi phải có sự cách
biệt khá cao về độ chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm, nhiệt độ ban ngày thích hợp
nhất là 25ºC, ban đêm 18-20ºC, kéo dài 3-6 tuần rất có lợi cho sự phân hoá
hoa [15].
2.1.4.3. Ánh sáng
Lan Hồ Điệp rất kỵ ánh sáng chiếu thẳng trực tiếp, do đó cần phải có
biện pháp che sáng đồng thời tuỳ thuộc vào tuổi cây lớn nhỏ mà có biện pháp
điều chỉnh ánh sáng trồng cho thích hợp. Thời kỳ ươm cây con nhu cầu về
ánh sáng có cường độ là 1000-1200 lux, giai đoạn bánh tẻ là 1200-2000 lux,
giai đoạn thúc ra hoa là 2000-3000 lux. Trong điều kiện trồng trong nhà lưới,
mùa hè và thu phải che đi 75-85% ánh sáng, cần phải có 2 lớp che sáng đặt

chồng lên nhau, mùa đông xuân thì ánh sáng yếu hơn, chỉ cần che 40-50%
ánh sáng là đủ [15].
2.1.4.4. Nước tưới
Các mùa khác nhau, lượng nước tưới cũng khác nhau. Các giá thể trồng
khác nhau thì lượng nước tưới cũng khác nhau. Do lá của lan Hồ Điệp khá
dày, lượng nước chứa trong lá khá nhiều nên lan Hồ Điệp chịu hạn tốt. Mùa
xuân độ ẩm không khí cao nên cách 3-7 ngày tưới nước một lần: mùa hè, thu,


10

nhiệt độ không khí cao, lượng nước bốc hơi mạnh, thông thường cách 1-2
ngày tưới đẫm nước một lần; còn mùa đông, nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí
cũng thấp, để đảm bảo những điều kiện nhất định về ẩm độ đồng thời tránh
cho lá tích nước, nếu lá tích nước sẽ làm cho lá bị lạnh hại. Vì thế thông
thường vào lúc sau 10 giờ sáng và trước 15 giờ chiều thì tưới nước. Nếu điều
kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây được thoáng khí thông gió, để
cho nước đọng trên mặt lá bị bay hơi hết sẽ giảm sự phát sinh của bệnh hại[2].
2.1.4.5. Phân bón
Dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, tuy không đòi hỏi số lượng
lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tùy thuộc vào từng thời
kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu đối với thành phần dinh dưỡng có khác
nhau [10].
2.2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật hay còn gọi là nuôi cấy in vitro là công cụ
cần thiết trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của ngành công
nghệ sinh học. Nhờ áp dụng kĩ thuật nuôi cấy mô, con người đã thúc đẩy thực
vật sinh sản nhanh hơn gấp nhiều lần so với tự nhiên. Do đó tạo ra hàng loạt
cá thể mới giữ nguyên tính trạng di truyền của cơ thể mẹ, làm rút ngắn thời

gian đưa giống mới vào sản xuất. Hơn nữa dựa vào kĩ thuật nuôi cấy mô có
thể duy trì và bảo quản nhiều giống cây trồng quí hiếm để phục tráng giống
cây trồng. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật bắt đầu từ một mảnh nhỏ
thực vật vô trùng được đặt trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Chồi mới
hay mô sẹo mà mẫu cấy này sinh ra bằng sự tăng sinh được phân chia và cấy
chuyền để nhân giống [16].
Hiện nay, nuôi cấy mô tế bào thực vật được ứng dụng mạnh mẽ trong
việc nhân giống, chọn tạo, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và


11

nghiên cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao. Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã
được đưa vào các chương trình chọn giống, nhân giống hiện đại [14].
2.2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.2.1. Tính toàn năng của tế bào
Năm 1902, nhà thực vật học người Đức Haberlandt G. đã đề xuất học
thuyết về tính toàn năng của tế bào và cơ sở lý luận của phương pháp nuôi cấy
mô tế bào dựa trên học thuyết này. Theo học thuyết này, tất cả các tế bào của
cây đều mang lượng thông tin di truyền của cơ thể, khi gặp điều kiện thích
hợp mỗi tế bào đều có khả năng tái sinh và phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Ngày nay, rất nhiều loài cây trồng đã được nhân giống trên quy mô thương
mại bằng cách nuôi cấy trong môi trường nhân tạo vô trùng và tái sinh chúng
thành cây với hệ số nhân giống vô cùng lớn [16].
2.2.2.2. Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô là kết quả phân hóa và
phản phân hóa. Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh thể thống nhất bao
gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau, trong đó có nhiều loại tế bào khác
nhau thực hiện chưc năng cụ thể khác nhau. Các mô có được cấu trúc chuyên
môn hóa nhất định là nhờ vào sự phân hóa [16].

Phân hóa tế bào là sự chuyển hóa các tế bào phôi sinh hình thành các tế
bào của mô chuyên hóa, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể. Quá
trình phân hóa diễn ra như sau: Tế bào phôi sinh, tế bào dẫn, tế bào phân hóa
chức năng [16].
Khi tế bào phân hóa thành mô chức năng, chúng không hoàn toàn mất
khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần thiết, ở điều kiện thích
hợp chúng lại có thể trở lại giống như tế bào phôi sinh và tiếp tục quá trinh
phân hóa, quá trình này gọi là sự phản phân hóa của tế bào [16].


12

Về bản chất thì sự phân hóa và phản phân hóa là một quá trình phân
hóa gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có một số
gen được hoạt hóa để cho ra tính trạng mới, một số gen mới lại ước chế hoạt
động. Quá trình này xảy ra theo một chu trình đã được mã hóa trong cấu trúc
của phân tử ADN của mỗi tế bào. Khi tế bào nằm trong cơ thể thực vật, chúng
bị ức chế bởi các tế bào xung quanh. Khi tách tế bào riêng rẽ, gặp điều kiện
bất đợi thì các gen được hoạt hóa,quá trình phân chia sảy ra theo một chương
trình đã được định sẵn trong ADN của tế bào [16].
2.2.3. Sự phát triển của mẫu điều khiển bởi yếu tố môi trường
Trong nuôi cấy mô thực vật in vitro, môi trường nuôi cấy phải cung cấp
tất cả các ion khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố vật
lí như nhiệt độ, pH, môi trường khí, ánh sáng, áp suất thẩm thấu cũng phải
được giữ trong giới hạn cho phép [16].
- Trong nuôi cấy mô có rất nhiều môi trường nuôi cấy tuy nhiên chia
làm 3 loại:
Môi trường giàu dinh dưỡng.
Môi trường trung bình.
Môi trường nghèo dinh dưỡng.

- Tuy có nhiều loại môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật nhưng đều
bao gồm các thành phần sau [1]:
+ Thành phần khoáng (khoáng đa lượng + vi lượng).
+ Các Vitamin.
+ Nguồn cacbon.
+ Chất bổ sung, chất làm thay đổi trạng thái môi trường.
+ Các chất điều hòa sinh trưởng.
- Thành phần đa lượng và vi lượng đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ
Mg là một phần của phân tử diệp lục, Ca cấu tạo màng tế bào, Nitơ là thành


13

phần quan trọng của VTM, amino acid và protein được cung cấp với số lượng
lớn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, thường ít nhất là 0,1% trọng
lượng khô của cây. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng được cung cấp vào với
lượng rất ít là thành phần của một số enzyme cần thiết cho hoạt động sống
của tế bào nên có vai trò rất quan trọng cho cây. Các thành phần vi lượng chủ
yếu: Mn, I, Cu, Co, Bo, Mo, Fe, Zn [1].
- Các VTM: Ảnh hưởng của các VTM đến sự phát triển của tế bào nuôi
cấy in vitro ở các loài khác nhau là khác nhau [1].
Hầu hết tế bào nuôi cấy đều có khả năng tổng hợp tất cả các loại VTM
cơ bản nhưng với luọng dưới mức yêu cầu. Để mô có thể sinh trưởng, tốt nhất
là bổ sung thêm vào môi trường một hay nhiều loại VTM. Trong các loại
VTM thì B1 được xem là VTM quan trọng nhất cho sự phát triển của thực
vật. Axit nicotinic (B3) và pyridoxin (B6) cũng có thể dược bổ sung vào môi
trường nuôi cấy nhằm tăng cường sức sống cho mô [1].
- Nguồn cacbon từ các đường như: sucrose, glucose, maltose, galactose,
sorbitol…
Mô và tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro sống chủ yếu theo phương

thức dị dưỡng mặc dù chúng có thể sống bán dị dưỡng trong điều kiện ánh
sánh nhân tạo và lục lạp vẫn có khả năng quang hợp. Vì vậy, việc bổ sung vào
môi trường nuôi cấy nguồn cacbon hữu cơ là điều kiện bắt buộc. Nguồn
cacbon thông dụng nhất hiện nay là saccharose, ngoài ra có thể sử dụng
glucose, maltose [8].
Ngoài ra khi khử trùng môi trường, cần chú ý không nên kéo dài thời
gian để tránh xảy ra hiên tượng caramen hóa, làm cho môi trường chuyển
sang màu vàng dẫn đến ức chế sinh trưởng và phát triển của tế bào [1].


14

- Các hợp chất bổ sung
+ ND (CW-coconut water) thêm vào môi trường với lượng thích hợp sẽ
kích thích sự phát triển của chồi bên cũng như sự hình thành cây con. Từ việc
sử dụng ND, nhiều mô thực vật được nghiền tách dịch chiết và bổ sung vào
môi trường nuôi cấy có tác dụng kích thích sự phát triển phôi như nội nhũ
bắp, chà là, chuối, mầm đậu, mầm lúa mì, nước chiết cà chua … nhưng thông
thường các dịch chiết chỉ có tác dụng trên các loài cây trồng không cùng
nguồn gốc. Chứa nhiều chất dinh dưỡng như inositol, các amino acid, đường,
các chất thuộc nhóm cytokinin, các chất có hoạt tính auxin… Nước dừa đã
được xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất khoáng và chất kích sinh
trưởng [17].
+ Than hoạt tính : Phải có những thực nghiệm xác định nồng độ than
hoạt tính thích hợp cho quá trình nuôi cấy. Than hoạt tính thêm vào môi
trường kích thích sự phát triển phôi của cây bắp và đu đủ.
+ Độ pH của môi trường nuôi cấy thường ở khoảng 6, thấp hơn 4,5
hoặc cao hơn 7 đều ức chế sự phát triển của mô [16].
+ Tác nhân tạo gel: Môi trường nuôi cấy thực vật có thể ở dạng đặc hay
lỏng. Trường hợp môi trường đặc cần sử dụng các chất tạo gel. Agar được sản

xuất từ rong biển là dạng chất tạo gel phổ biến được sử dụng. Trong nhiều
trường hợp do yêu cầu của ứng dụng mà có thể sử dụng một số loại chất tạo
gel như agar và agarose tinh khiết. Các mô thực vật đều được cấy trên môi
trường agar để tránh hiện tượng mô chìm trong môi trường hoặc chết vì thiếu
O2. Agar thường được sử dụng ở nồng độ 6-10 g/lít, nồng độ agar tốt nhất cho
sự phát triển của mô cấy là 6g/lít [16].
- Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật [16]: Có 5 loại chủ yếu auxin,
cytokinin, gibberellin, abscisic acid, ethylene.


15

+ Nhóm Auxin: Được phát hiện lần đầu tiên bởi Charles Darwin và
con trai là Francis Darwin khi thử nghiệm tính hướng sáng trên cây yến mạch.
Sau đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và dần mở rộng hiểu biết về nhóm
chất này. Auxin trong cơ thể thực vật tập trung nhiều ở các chồi, lá non, hạt
nảy mầm, trong phấn hoa. Auxin có nhiều tác động tới các hiệu ứng sinh
trưởng và phát triển trên cơ thể thực vật. Cụ thể như sau: Auxin có ảnh hưởng
tới tính hướng động của thực vật, tiêu biểu là tính hướng sáng và hướng đất.
Auxin gây ra hiện tượng ưu thế đỉnh (sự sinh trưởng của chồi đỉnh sẽ ức chế
chồi nách). Auxin khởi động việc hình thành rễ bên và rễ phụ do auxin kích
thích sự phân chia của tế bào trụ bì-nơi rễ sẽ sinh trưởng xuyên qua vỏ và biểu
bì. Ngoài ra, auxin còn có tác động đến việc hình thành chồi hoa, sự phát triển
của quả và làm chậm sự rụng lá [6].
Các auxin thường được sử dụng là NAA, IBA, 2,4D (các auxin nhân
tạo), IAA (auxin tự nhiên). Hoạt tính của các chất này được xếp theo thứ tự
từ yếu đến mạnh như sau: IAA, IBA, NAA và 2,4D. IAA nhạy cảm với
nhiệt độ và dễ phân hủy trong quá trình hấp khử trùng do đó không ổn định
trong môi trường nuôi cấy mô. NAA và 2,4D không bị biến tính ở nhiệt độ
cao. Tuy nhiên chất 2,4D là chất dễ gây độc nhưng có tác dụng nhạy đến sự

phân chia tế bào và hình thành callus [8].
+ Nhóm Cytokinin: Được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX,
chất đầu tiên là Kinetin bắt nguồn từ tinh dịch cá trích. Tiếp đó, đến zeatin
tách từ nội nhũ của hạt ngô non. Đã phát hiện cytokinin ở vi sinh vật, tảo, tảo
silic, rêu, dương xỉ, cây lá kim. Zeatin có nhiều trong thực vật bậc cao và
trong một số vi khuẩn. Trong thực vật, cytokinin có nhiều trong hạt, quả đang
lớn, mô phân sinh. Cytokinin kích thích hoặc ức chế nhiều quá trình sinh lý,
trao đổi chất. Cùng với auxin, cytokinin điều khiển sự phát sinh hình thái
trong nuôi cấy mô. Tỷ lệ auxin/cytokinin cao sẽ kích thích tạo rễ, ngược lại sẽ


16

hình thành chồi. Cytokinin cảm ứng sự hình thành chồi bên và ức chế ưu thế
đỉnh. Quá trình sinh trưởng dãn dài của tế bào cũng chịu ảnh hưởng của
cytokinin. Ngoài ra, cytokinin còn làm chậm sự già hóa [6].
Trong các chất thuộc nhóm cytokinin thì Kinetin và BAP được sử
dụng phổ biến vì hoạt tính mạnh: Kinetin (phối hợp cùng auxin với tỷ lệ thích
hợp có khả năng kích thích phân chia tế bào), BAP (hoạt tính mạnh, bền với
nhiệt), ngoài ra có thể sử dụng TDZ, Diphenylurea…[8].
+ Gibberellin được phát hiện đầu tiên bởi nhà nghiên cứu người Nhật
Kurosawa (1920) khi nghiên cứu bệnh ở mạ lúa do nấm Gibberella Fujikuroi
gây ra. Năm 1939 đã tách chiết được gibberellin từ nấm Gibberella Fujikuroi
và được gọi là Gibberellin A. Gibberellin có tác dụng kéo dài tế bào, nhất là
thân và lá vì vậy khi xử lý với các cây đột biến lùn và các cây này có thể khôi
phục lại bình thường. Về sau, các nghiên cứu khám phá ra là trong cơ thể thực
vật cũng có các chất giống như Gibberellin cả về cấu trúc và tác dụng. Những
chất này đặt đặt tên theo thứ tự là A1,A2,A3,A4... Do Gibberellin tồn tại
trong thực vật, nó tham gia vào các quá trình sinh trưởng và phát triển trong
sự tương tác với các chất điều hòa sinh trưởng khác [1].

Trong cây Gibberellin được tổng hợp ở lá đang phát triển, quả và rễ sau
đó được vận chuyển đi khắp nơi trong cây và có nhiều trong xylem [1].
+ Ethylen là chất điều hòa sinh trưởng dạng khí. Ethylen có rất nhiều
tác dụng đối với hoạt đọng sinh lý và trao đổi chất ở thực vật đã từ lâu vai trò
của ethylen đối với việc làm tăng hô hấp trong thời gian quả chín đã được ứng
dụng nhiều. Trong những năm gần đây đã xem xét tác dụng của ethylen lên sự
kéo dì thân và rễ, kích thích tế bào phát triển bề ngang, kích thích tạo mầm,
tạo lông rễ, hoa ở dứa và lan [1].


17

2.3. Tình hình nghiên cứu về lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. trên thế giới
và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2002, Park So Young và CS, khảo sát tối ưu hóa quá trình tạo
protocorm từ lá, đưa ra quá trình hoàn chỉnh và kiểm chứng trên nhiều giống
lan Hồ Điệp khác nhau [24].
Tanaka và Sakanishi (1977), điều kiện nuôi cấy (các chất dinh dưỡng,
chất điều hòa sinh trưởng, nhiệt độ) và vị trí của các mầm ngủ (giai đoạn phát
triển sinh lý) có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mầm ngủ. Trong đó,
nhiệt độ nuôi cấy (28°C-30°C) là một yếu tố quan trọng để kích thích mầm
ngủ thoát khỏi tình trạng tiềm sinh [21].
Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ protocorm chỉ cần sử
dụng các môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, khoai tây…mà không sử
dụng bất kỳ chất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985)[22] và
Tanaka (1987)[23] đã sử dụng môi trường Knudson C cải tiến, còn Haas-von
Schmude (1983) [19], Haas-von Schmude (1985) [20] sử dụng môi trường MS
trong việc tái sinh cây con từ protocorm. Griesbach (1983)[18] sử dụng môi
trường Murashige và Skoog cho việc tái sinh cây con từ protocorm.

Tuy vậy, lan Hồ Điệp cũng như các cây trong họ hoa lan thường khó
chuyển gen hơn các loại cây trồng khác do có đặc điểm: Phát triển rất chậm,
khó thao tác trong nuôi cấy mô, chưa có quy trình tái sinh từ các dòng tế bào
đã biệt hóa, ít nhạy cảm với các loại kháng sinh chọn lọc, tiết ra môi trường
một lượng lớn các hợp chất phenol gây độc cho tế bào, cấu trúc đa tế bào của
vùng mô phân sinh làm cây chuyển dễ bị khảm.


×