Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của cây gáo giai đoạn vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VY THỊ THÚY KIỀU

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GÁO (Anthocephalus chinensis
(Lam) A. Rich.ex Walp) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Anh
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung
thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

ThS.Lương Thị Anh

Vy Thị Thúy Kiều

Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Cuối cùng bốn năm đại học cũng đã trôi qua, trong suốt khoảng thời gian
đó không chỉ tôi mà tất cả các bạn sinh viên đã được học tập và rèn luyện, đã
được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để chuẩn bị hành trang bước vào
cuộc sống, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào xây dựng đất nước.
Nhưng những kiến thức trong thực tế còn rất hạn chế và học phải đi đôi với
hành, chính vì vậy mà giai đoạn thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và không
thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Đây cũng là giai đoạn để cho sinh viên tiếp
xúc với thực tiễn sản xuất, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho

bản thân có tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, phát huy được tính
sáng tạo của bản thân để tích lũy được kinh nghiệm cần thiết cho sau này.
Để đạt được các mục tiêu trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành
thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón
lá đến sinh trưởng của cây Gáo (Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex
Walp ) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Hoàn thành được khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các cán bộ công nhân viên vườn ươm Trung tâm nghiên cứu và phát triển
Lâm Nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm, cùng các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp đặc biệt hơn là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình
của cô giáo hướng dẫn: Th.s Lương Thị Anh đã chỉ bảo tôi suốt trong quá
trình làm đề tài. Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và tất cả các
thầy cô giáo cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi để hoàn thành khóa
luận này.
Vì năng lực của bản thân và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên bản khoá luận tốt nghiệp của tôi
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Chính vì vậy rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản khoá luận tốt
nghiệp của tôi được hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
tháng
năm 2014
Sinh viên
Vy Thị Thúy Kiều


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTTN:

Công thức thí nghiệm

Hvn:

Chiều cao vút ngọn

Doo:

Đường kính cổ rễ

CT:

Công thức

STT:

Số thứ tự

H vn :

Là chiều cao vút ngọn trung bình

D oo :

Là đường kính gốc trung bình

Di:


Là giá trị đường kính gốc một cây

Hi:

Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

N:

Là dung lượng mẫu điều tra

i:

Là thứ tự cây thứ i

cm:

Xentimet

mm:

Milimet

SL:

Số lượng

TB:

Trung bình



DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung bảng
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất…………………………………….
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu tại thành phố Thái Nguyên....................
Mẫu bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , số lá, Doo , chất lượng của
cây con Gáo ở các công thức thí nghiệm...................................................
Bảng 3.3: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân
tố.......................................................................................................................
Mẫu bảng 3.3: Bảng phân tích phương sai một nhân tố
ANOVA.....................................................................................................
Mẫu bảng 3.4: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức bón phân
Bảng 4.1: Kết quả sinh trưởng H vn của cây G áo ở các công thức thí
nghiệm giai đoạn vườn ươm......................................................................
Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát H vn trong phân tích phương
sai một nhân tố..................................................................................
Bảng 4.3: Phân tích phương sai một nhân tố đối với sự sinh trưởng của
Hvn cây Gáo................................................................................................
Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho sự sinh trưởng chiều cao

Trang
11
12

vút ngọn của cây Gáo giai đoạn vườn ươm...............................................
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng D oo của cây Gáo ở các công thức thí
nghiệm trong giai đoạn vườn ươm.............................................................
Bảng 4.6: Sắp xếp các chỉ số quan sát D oo trong phân tích phương
sai một nhân tố................................................................................
Bảng 4.7: Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính

cổ rễ của cây Gáo.......................................................................................
Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp xi - xj đối với đường kính cổ rễ cây

25

16
17
20
21
22
23
24

26
27
27

Gáo giai đoạn vườn ươm...........................................................................
Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu động thái ra lá của cây Gáo ở các công
thức thí nghiệm..........................................................................................
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá của cây Gáo................
Bảng 4.11: Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá của
cây Gáo giai đoạn vườn ươm.....................................................................
Bảng 4.12: Bảng sai dị từng cặp xi - xj đối với động thái ra lá của

29

cây Gáo giai đoạn vườn ươm....................................................................
Bảng 4.13: Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn
xuất vườn của cây Gáo .............................................................................


32

30
30
31

33


DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng H vn của cây Gáo ở các công thức
thí nghiệm...................................................................................................

Trang
22

Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng về đường kính cổ rễ trung bình
của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm....................................................

26

Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá của cây Gáo ở các CTTN.........

30

Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Gáo ở
các công thức thí nghiệm............................................................................


33

Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây
Gáo ở các công thức thí nghiệm.................................................................

34


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần 1. Mở đầu……………………………………………………………..
1
1.1.Đặt vấn đề……………………………………………………………......
1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..
2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..
2
1.4. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………..
2
Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu…………………………………….
3
2.1. Cơ sở khoa học...........................................................................................
3
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới …………………………………………
6
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………………..
8
2.4. Một số thông tin về cây Gáo......................................................................

9
2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu……………………………….....
11
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu……………….
13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….
13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………..
13
3.3 Nội dung nghiên cứu …………………………………………………
13
3.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….......
13
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp…………………………………………….
14
16
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp………………………………………………… ..
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………………….
4.1 . Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Gáo dưới ảnh
hưởng của các công thức phân bón...................................................................
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính cổ rễ D oo ở các công
thức thí nghiệm.................................................................................................
4.3. Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Gáo ở các công thức
thí nghiệm................................................................................................
4.4. Dự tính tỉ lệ xuất vườn của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm..............
Phần 5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị……………………………………...
5.1. Kết luận………………………………………………………………….
5.2. Tồn tại……………………………………………………………………
5.3. Kiến nghị…………………………………………………………….......
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….


22
22
25
29
33
36
36
37
37
38


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, hiện nay việc trồng rừng là một việc hết sức quan
trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vì trồng rừng mang lại nhiều lợi ích
cho chính cộng đồng và cho chính bản thân ta.
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ
vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí
hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn
gen quý hiếm....nhưng vì nhu cầu của cuộc sống, sự tăng lên về mặt dân số
và sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa đã dẫn đến việc chặt phá
rừng bừa bãi và bất hợp pháp lạm dụng tài nguyên rừng một cách trầm trọng
những lí do này đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm nhanh chóng gây ra
xói mòn, lũ lụt, rửa trôi, làm mất đi môi trường sống của động thực vật, làm
mất đa dạng sinh học...
Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước đã có những chính sách làm giàu

rừng và phục hồi rừng như: Thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển
rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, tham gia tích cực vào việc trồng cây gây
rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Và trồng rừng là một việc không thể
thiếu đối với việc bảo vệ phát triển rừng một cách có hiệu quả cao nhất.
Song song với các loại cây Lâm Nghiệp có giá trị kinh tế như: Keo,
Mỡ, Bạch Đàn, Tếch,...thì cây Gáo cũng là một trong những loài cây Lâm
nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Cây Gáo: Một loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Gáo có tên
khoa học là Anthocephalus chinensis (Lam) thuộc họ cà phê (Rubiaceace).
Tại hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ 7, các nhà khoa học lâm nghiệp đã
đánh giá cây Gáo là cây “kỳ tích”, là một trong những cây gỗ tốt có tiềm lực
cực lớn để gây rừng nhân tạo mọc nhanh.
Để có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng cây giống tốt phục vụ cho trồng
rừng, trong giai đoạn vườn ươm cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý,
phù hợp với đặc điểm sinh thái của mỗi loài. Tuy nhiên viêc nghiên cứu để
loại phân bón lá để phù hợp cho loài cây Gáo còn rất ít và hầu như chưa được
thực hiện, chính vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:


2
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh
trưởng của cây Gáo (Anthocephalus chinensis (Lam) giai đoạn vườn ươm
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ chọn ra loại phân bón phù hợp với sinh trưởng
của cây Gáo ở giai đoạn vườn ươm nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí sản
xuất, ít gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng cho việc trồng rừng hàng năm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được sinh trưởng của cây Gáo giai đoạn vườn ươm, dưới
ảnh hưởng của phân bón lá

- Lựa chọn được loại phân bón qua lá tốt nhất đối với sinh trưởng của
cây Gáo về chiều cao, đường kính cổ rễ, số lá của cây Gáo giai đoạn vườn
ươm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường vào thực tiễn
sản xuất. Đồng thời đánh giá được ảnh hưởng của các công thức phân bón
khác nhau tới sinh trưởng của cây Gáo giai đoạn vườn ươm. Từ đó làm cơ sở
khoa học đưa ra quy trình kỹ thuật chăm sóc loài cây Gáo.
+ Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc làm tự lập khi ra thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Áp dụng kết quả nghiên cứu để sử dụng loại phân bón lá trong chăm
sóc cho loài cây Gáo trong giai đoạn vườn ươm, giúp cho cây sinh trưởng
nhanh, đảm bảo số lượng, chất lượng cây con, góp phần tăng tỷ lệ xuất vườn,
giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất.


3
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Khái niệm Phân bón: Là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ
có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất
nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
Phân loại theo cách sử dụng: Theo cách sử dụng người ta chia phân
bón thành 3 nhóm:
Phân bón rễ: Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;

Phân bón lá: Là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá
hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá;
Chất cải tạo đất: Là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải
thiện đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt;
Sử dụng phân bón hợp lý:
1) Bón phân hợp lý
Bón phân hợp lý là bón đảm bảo cân đối, phù hợp với đặc điểm cây
trồng, tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, đặc điểm mùa vụ và hệ
thống canh tác của địa phương, nhằm đạt hiệu quả sản xuất cây trồng cao nhất.
2) Các cơ sở để bón phân hợp lý
Để bón phân hợp lý cần phải biết và hiểu được nhu cầu dinh dưỡng, hệ
số sử dụng phân bón của cây, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất, kỹ
thuật trồng trọt và các phương pháp bón phân;
3) Bón phân dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây
Nhu cầu dinh dưỡng của cây là lượng dinh dưỡng cây cần từ khi trồng
đến khi thu hoạch để cho năng suất tốt đa.
+ Dựa vào năng suất của cây trồng: Trên cùng một đơn vị diện tích, nếu
cho năng suất cao thì cây sẽ lấy nhiều chất dinh dưỡng từ đất thông thường tỉ
lệ chất dinh dưỡng cây lấy đi từ đất tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng vì vậy


4
cần phải xác định lượng chất dinh dưỡng cây lấy đi từ đất sau mỗi vụ để bổ
sung lượng phân bón cho phù hợp.
+ Dựa vào kết quả thí nghiệm trên cơ sở xem xét biểu hiện về hình thái
và trạng thái sinh lý của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khi bón các
liều lượng phân khác nhau để xác định liều lượng bón và cách bón phù hợp
nhất, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, làm cơ sở để xây dựng quy
trình kỹ thuật phù hợp cho từng loại cây trồng.

+ Mặt khác khi bón phân chúng ta cần phải bón thêm một lượng nhất
định và đất so với nhu cầu của cây vì một phần phân bón bị rửa trôi (ví dụ:
N,P…), hoặc do vi sinh vật đất và một số sinh vật khác hấp thụ hoặc chuyển
sang dạng hợp chất khó tiêu cây không thể sử dụng được.
+ Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây qua các thời kỳ sinh trưởng và
phát triển. Ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đòi hỏi một
lượng dinh dưỡng khác nhau. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của
cây có một thời kỳ cây hút chất dinh dưỡng mạnh nhất thông thường thời kỳ
này trùng với giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh nhất tích luỹ chất khô
nhiều nhất.
+ Bón phân cần lưu ý đến thời kỳ khủng hoảng chất dinh dưỡng và thời
kỳ hiệu suất cao của cây. Thời kỳ khủng hoảng chất dinh dưỡng là thời kỳ cây
cần có đủ một lượng chất dinh dưỡng nào đó mà nếu thiếu thì các thời kỳ sau
không bù được. Thời kỳ hiệu suất cao là khoảng thời gian chất dinh dưỡng có
tác dụng tốt nhất đến năng suất cây trồng;
+ Dựa vào sản phẩm thu hoạch: Lá hay củ, quả và yêu cầu chất lượng
sản phẩm như thế nào?
4) Bón phân dựa vào khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
Các loại đất khác nhau có tỉ lệ, hàm lượng các chất dinh dưỡng (đa
lượng, vi lượng …) ở dạng dễ tiêu, khó tiêu khác nhau. Dinh dưỡng dễ tiêu là
các chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ dàng hấp thụ. Dinh dưỡng khó tiêu là
các chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng hợp chất cây chưa sử dụng được. Dựa vào
lượng dinh dưỡng có trong đất nhiều hay ít để bón phân hợp lý cho cây.
- Ví dụ: Trên cùng một loại cây trồng ở đất bạc màu bón lượng phân
lớn hơn khi trồng trên đất phù sa…
5) Bón phân dựa vào hệ số sử dụng phân bón của cây trồng
Các loại cây trồng khác nhau có hệ số sử dụng phân bón khác nhau


5

Hệ số sử dụng phân bón là tỉ lệ phần trăm phân bón cây hấp thu được
trên tổng lượng phân bón vào cho cây. Dựa vào hệ số sử dụng phân bón của
cây để xác định lượng bón cho phù hợp.
Ví dụ: Cây lúa có hệ số sử dụng phân lân bón là 20% (bón 100kg P2O5
thì cây hấp thụ được 20 kg), phân kali là 65% và phân đạm là 70%.
6) Bón phân dựa vào kỹ thuật trồng trọt
- Cây trồng trong các mùa vụ khác nhau thì yêu cầu loại phân và liều
lượng bón cũng khác nhau.
+ Cây vụ đông bón nhiều P, K , bón ít đạm bởi vì bón đạm nhiều cây
sinh trưởng quá mạnh tạo ra nhiều bộ phận non sức chống chịu kém, bón
nhiều P, K để tăng cường khả năng chống chịu cho cây;
+ Vụ hè thu để tăng khả năng chống nóng và chống hạn (tăng khả năng
hút nước của tế bào) cần chú ý bón P, K, Ca.
- Theo mật độ trồng .v.v.
Mật độ trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón khác nhau. Khi
tăng mật độ trồng cần tăng thêm liều lượng phân bón và số lần bón để cây
trồng cho năng suất cao.
Yếu tố khí hậu thời tiết
+ Nghiên cứu vùng khí hậu: Để xây dựng chế độ sử dụng phân bón
cho vùng.
+ Xem xét diễn biến thời tiết: Nhiệt độ, lượng mưa, thời gian chiếu
sáng (số giờ nắng) để chọn cách bón, thời điểm bón.
Ví dụ: Trời nắng to cần bón sâu vào đất kết hợp tưới nước để cây dễ
hấp thụ
+ Trời âm u không nên bón đạm vì bón cây sinh trưởng thân lá mạnh
nhiều bộ phận non dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
7) Các phương pháp bón phân
Theo Trung tâm khuyến Nông Trung Ương (2012)
- Phương pháp bón lót: Đối với các loại phân hữu cơ và vô cơ khó tan
- Phương pháp bón thúc: Đối với các loại phân vô cơ dễ tan cây dễ hấp

thu
Hiện nay có một số nơi dùng toàn bộ lượng phân để bón lót. Bón lót có
ưu điểm là ít tốn công nhưng cây không thể sử dụng hết chất dinh dưỡng ngay
một lúc nên dễ bị rửa trôi mất phân. Bón lót kết hợp bón thúc thì hiệu quả sử


6
dụng phân bón cao hơn nhưng nhưng tốn công. Tuỳ điều kiện của từng địa
phương mà người ta có thể sử dụng phương pháp bón khác nhau nhưng xu
hướng chung là giảm số lần bón song vẫn đảm bảo được năng suất để giảm số
công đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ giới hoá.
- Cách bón: Thường bón vào đất hay hoà vào nước để tưới.
Có thế dùng để phun qua lá thường sử dụng đối với các loại phân vi lượng
phương pháp này thường tiết kiệm được phân bón, thời gian, sức lao động
nhưng đòi hỏi hiểu biết và kỹ thuật cao Trung tâm khuyến Nông Trung Ương
(2012) [11].
Lê Văn Tri, (2004) [9] Cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm bảo
cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên,
khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với chúng. Việc
chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong tương lai. Đặc
biệt các loài phân bón rất cần thiết với cây con chúng có vai trò quan trọng giúp
cây sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao. Bón phân cho cây trồng
có hai cách: Bón phân qua rễ và bón phân qua lá.
+ Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được
ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận
lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả) cây trồng phát triển bình thường.
+ Bón phân qua lá: (Lá, thân, cành, quả, cây) lượng phân hòa tan vào
nước ở một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá và thân cây quả, chất dinh
dưỡng được ngấm qua lá.
Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại

trong đất hoặc tự rửa trôi. Còn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá
thường nhỏ. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ
quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở
những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với
đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của
cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Bón phân cần kết
hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh
thường xuyên để phát huy tối đa hiệu lực của phân bón.
2.2 Những nghiên cứu trên thế giới
Theo FAO (1994) [8] phân bón đã được sử dụng từ lâu trên thế giới.
Hàng năm trên thế giới têu thụ khoảng 130 triệu tấn phân bón.


7
Nguyễn Qúy Mạnh (2000) [5] phân bón có vai trò quan trọng trong tăng
năng suất cây trồng, tổng sản lượng nông sản tăng lên nhờ phân bón tại Trung
Quốc khoảng 32%, Việt Nam khoảng 35-40% và trên toàn thế giới khoảng
50%.
Trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón giúp cho cây
sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón còn giúp cây chống chịu được với
hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ biến và không
thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.
Để thúc đẩy ngành Lâm Nghiệp phát triển, các nhà khoa học không chỉ
nghiên cứu về quy trình kỹ thuật gieo ươm mà nghiên cứu cả về loại phân bón
một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng.
Theo Thomas D. Landis (1985) [14] vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX thuyết mùn do thaer (1873) đề suất cho từng cây hấp thụ mùn để sống,
đến thế kỉ XIX nhà hóa học người Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất
khoáng. Liibig cho rằng độ màu mỡ của đất là do muối khoáng trong đất ông
nhấn mạnh rằng việc bón phân hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây

trồng.
Có thể ví phân bón là “thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích hợp
sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh
tế, ít hoặc không tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường.
Theo Thomas D. Landis (1985) [14] mở đầu là nhà thực vật học Hà Lan
-Van Helmont (1962) ông đã trồng cây Liễu nặng 2.25kg vào thùng chứa 80kg
đất. Một năm sau cây liễu nặng 66kg trong khi đất chỉ giảm 66g. Tác giả kết luận
cây chỉ cần nước để sống.
Năm 1963 Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân cho đất theo từng
thời kì khác nhau là khác nhau. Cùng năm đó Turbittki đã đưa ra quan điểm:
phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt,
đối với từng loài cây, từng tuổi cây, cần có nhiều nghiên cứu cụ thể tránh lãng
phí phân bón không cần thiết. Việc bón phân thừa hay thiếu đều dẫn tới biểu
hiện cây sinh tưởng chậm và chất lượng kém.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Anh,
Nhật, Trung Quốc...đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng
làm tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như:
Atonik, Yogen, ...(Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu,...(Hoa Kì), Diệp lục tố, đặc


8
phong, (Trung Quốc). Nhiều chế phẩn đã được nghiên cứu và cho phép sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Theo Thomas D. Landis (1985) [14] chất lượng cây con có mối quan hệ
logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con
thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một
cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
Ở Mỹ, Canada, Braxin… những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương pháp
bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25tấn/ha. Do đó tính ưu việt của

chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát
huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên
trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chể
phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành loại phân
phổ biến và không thể thiếu trong sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại.
2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Minh Đường (1985) [3] và nhiều tác giả khác cũng có những
nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở miền Đông
Nam Bộ.
Nguyễn Xuân Quát (1985) [7] khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa
(Pinus merkusii), tác giả cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần
hỗn hợp ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Công
Đãng (2000)[2] thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm
Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002) [1] khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu
song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), tác giả nhận thấy độ tàn che 25% 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi.
Nguyễn Tuấn Bình (2002) [1] những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích
thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan
tâm, kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20x30 cm, đục
8 - 10 lỗ.
Nguyễn Văn Sở (2004) [10] sự phát triển của cây con phụ thuộc không
chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởng của nó
(tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây
đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính
sinh thái học của mỗi loài cây.


9
Nguyễn Tuấn Bình (2002) [1] khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng
(Dipterrocarpus dyerii), tác giả cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng
rất nhiều đến sinh trưởng của cây con.

Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [6] gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma
stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân chuồng
hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5% super
lân và 0,1% vôi ).
Theo Mai Quang Trường, Lương Thị Anh (2007) [12] cây cối tiếp nhận
được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn phân bón lá có hiệu suất bằng
20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu khí khổng có khả năng
hấp thụ ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng. Phân được xâm nhập trực
tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng được nhu cầu cần thiết
nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp cây sinh trưởng tốt
cho năng suất và chất lượng cao.
2.4. Một số thông tin về loài cây Gáo [13]
Đó là tên mà người Thái Lan đặt cho cây Gáo. Còn tại Hội nghị Lâm
nghiệp thế giới lần thứ 7, các nhà khoa học lâm nghiệp đã tôn vinh cây Gáo là
“cây kỳ tích”, bởi những tiềm lực cực lớn của nó trong việc gây rừng nhân tạo
mọc nhanh.
Gáo có tên khoa học là Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex
Walp., thuộc họ Rubiaceace, là cây gỗ thường xanh hoặc nửa rụng lá, thân
cao tới 35 mét, đường kính ngang ngực tới trên 100 cm, thân tròn, thẳng
đứng. Gáo có mặt ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Srilanka, Philipin, Ấn
Độ, Indonexia, Mianma, Thái Lan…
Phân bố tự nhiên ở vùng 21o30 tới 22o30 vĩ Bắc, 99o - 108o kinh
Đông. Ở Việt Nam, Trung Quốc, thường gặp cây Gáo ở độ cao từ 450 đến
650 mét, rất hiếm thấy ở độ cao 850 đến 1.000 mét. Thông thường, Gáo phân
bố ở vùng đất ẩm ướt các thung lũng. Gáo là cây rừng mưa, nửa rụng lá của
vùng nhiệt đới, Nam á nhiệt đới, tập trung phân bố ở vùng có nhiệt độ không
khí bình quân năm 20 - 24oC, nhiệt độ tối cao cực trị 40oC, tối thấp cực trị
4oC, lượng mưa bình quân 1.200 - 2.000 mm, không có sương giá, Gáo rất dễ
bị sương muối gây hại…
Cây Gáo sinh trưởng nhanh, sau 10 năm đã thành cây gỗ lớn. Theo

Viện khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc), cây Gáo 30 năm tuổi


10
có đường kính ngang ngực 46,3 cm, cao 22,7m. Còn ở Thái Lan, cây Gáo 6
tuổi có chu vi thân (đo cách mặt đất 1 mét) đạt tới 197 cm. Trong 1 đến 5 năm
đầu, cây vươn cao rất nhanh, lượng tăng trưởng bình quân năm từ 3 đến 3,5m,
trong 3 đến 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm
của đường kính từ 3 đến 4 cm. Lượng sinh trưởng luỹ kế về gỗ sau 50 năm
vẫn chưa bước vào thời kỳ cao điểm, chứng tỏ cây Gáo, sinh trưởng ở giai
đoạn sau vẫn lớn. Vì có sức mọc nhanh đến kỳ lạ, nên cây Gáo có triển vọng
rất lớn. Nếu thâm canh cao, thì chỉ sau 5 đến 8 năm gỗ lớn.
Gáo có thân thẳng đứng, gỗ vàng nhạt kết cấu đều, sợi gỗ thô và dài, không
có mùi vị dị biệt, gỗ khô nhanh, không dễ nứt nên chế biến rất dễ, tính năng
bám sơn tốt. Tính năng lực học của gỗ Gáo thuộc loại trung bình, các tiêu chí
chất lượng của gỗ Gáo tương đương với gỗ sa mộc. Tuy có nhược điểm là
tính chịu lực hơi kém, ngâm nước dễ đổi màu, ở vùng nhiệt đới dễ bị mối mọt
(có thể dùng thuốc để xử lý), gỗ Gáo vẫn được dùng để sản xuất đồ gia dụng,
đồ thủ công mỹ nghệ, thùng xe, trang trí kiến trúc, là nguyên liệu rất tốt để
làm ván sợi nhân tạo, ván MDF, bột giấy… Vỏ Gáo, rễ Gáo có thể làm thuốc,
lá Gáo có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi. Với đặc tính thân cao, lá to, tán
đứng cao vút, bề thế, Gáo còn là một loại cây quý trong công viên, lâm
viên…
Gáo có thể trồng ở khắp nơi: ven đường, góc vườn, ngõ, ven ao hồ, ven
sông ven suối, cạnh đình chùa, đồi… Do không trồng thành rừng dầy được,
nên nó rất thích hợp cho những hộ gia đình ở các làng quê vùng Đồng bằng
sông Hồng và Trung du, tuy không nhiều diện tích đất nhưng vẫn có thể
trồng. Theo ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, thì
hiện nay, mỗi năm ta phải nhập khẩu tới 4 triệu m3 gỗ mới đủ cho nhu cầu sử
dụng trong nước.

Nếu mỗi hộ gia đình ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du chỉ cần
trồng bình quân 10 cây Gáo thôi, thì chỉ sau 5 đến 8 năm nữa, mỗi hộ dân sẽ
có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ gỗ Gáo, còn nước ta sẽ có hàng trăm triệu
m3 gỗ. Hiện tại, trường đại học Thành Tây đã nhập giống gáo từ nước ngoài,
sau khi tuyển chọn, đặt tên là Gáo Thành Tây, và hiện giống gáo này đã được
trồng ở một số tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An… Trường cũng đang dự kiến
trồng rộng rãi ở các hộ gia đình vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc
bộ.


11
2.5. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
* Vị trí địa lí
- Đề tài được thực hiện tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu và phát
triển Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, Căn cứ vào bản đồ
địa lí Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
+ Phía Bắc giáp với phường Quan Triều
+ Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
+ Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
+ Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình là 10 – 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là đất Feralit phát triển trên
đá sa thạch .
Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường ta nhận thấy:
Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất
chỉ tiêu

chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất
Độ sâu tầng
đất (cm)
Mùn
N
P2O5 K2O
N
P2O5 K2O PH
1 - 10

1.766

0.024 0.241

0.035

3.64

4.56

0.90

3.5

10 -30

0.670

0.058 0.211


0.060

3.06

0.12

0.12

3.9

30 -60

0.711

0.034 0.131

0.107

0.107

3.04

3.04

3.7

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
- Độ PH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây là đất chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.

* Đặc điểm khí hậu thủy văn:
Do vườn ươm nằm trong khu vực của thành phố Thái Nguyên nên nó
mang đầy đủ tính chất chung của khí hậu thành phố. Qua tham khảo số liệu


12
của đài khí tượng thủy văn Gia Bảy Thành Phố Thái Nguyên ta có thể thấy
diễn biến thời tiết của khí hậu trong vùng ở thời gian nghiên cứu như sau:
Bảng 2.2. Một số yếu tố khí hậu tại thành phố Thái Nguyên
Tháng
Nhiệt độ trung
Ẩm độ không khí
Lượng Mưa
bình (°C)
(%)
(mm)
1
11.9
73
4.4
2
17.3
87
10.8
3
16.7
95
9.3
4
23.4

85
30.1
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Gia Bảy Thành Phố Thái Nguyên)
* Hiện trạng vườn ươm:
Do vườn ươm mới được chuyển đến giữa năm 2009 nên thành phần số
lượng cây không nhiều, không phong phú và đa dạng, nhìn chung vườn ươm
có quy mô khá rộng. Cây trong vườn chủ yếu là cây: Keo, Mỡ, Lát hoa, và
giâm hom một số loại cây như Bò Khai, Cô Tò, Liễu rủ,...vườn ươm có hệ
thống tưới tiêu còn hạn chế, dụng cụ phục vụ công tác gieo ươm đầy đủ, đáp
ứng chủ yếu cho những công tác rèn nghề và thực tập của sinh viên trong
trường, giao thông thuận tiện cho việc vẩn chuyển cây.


13
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây con Gáo được gieo từ hạt trong giai đoạn
vườn ươm.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại phân bón
lá: FERTI AMINO, KOMIX, ATONIK, SIÊU LÂN đến sinh trưởng của cây
Gáo trong giai đoạn vườn ươm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm:
Đề tài được tiến hành tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu và phát triển
Lâm Nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2014 - 05/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu, đề tài thực hiện một số nội dung sau:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng về
chiều cao (Hvn) của cây Gáo ở giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng về
đường kính (Doo) của cây Gáo ở vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến động thái ra lá của
cây Gáo ở các công thức thí nghiệm.
- Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Gáo.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số
liệu, kết quả đã nghiên cứu trước.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - bố trí thí nghiệm.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:
Từ số liệu thu thập qua điều tra các chỉ tiêu về chiều cao, đường
kính cổ rễ, số lá của cây Gáo ở các công thức thí nghiệm, tôi tiến hành
tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê toán
học trong lâm nghiệp.


14
3.4.1. Ngoại nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu.
Cây con Gáo
Thước đo cao, thước dây, thước kép.
Bảng biểu, giấy, bút.
Bình phun nước.
Phân bón lá gồm 4 loại:
* Phân FERTI AMINO
- Thành phần gồm có N: 7%, P2O5: 6%, K2O:5%, 5,3% Amino; TE
gồm: Cu, Zn, Fe, Bo, Mo...;
- Liều lượng bón: pha 12ml/bình 10 – 16lít nước, dùng 400 – 600 lít

nước/ha.
- Thời điểm bón: Sau gieo trồng 5 – 15 ngày, (Định kì 10 – 15
ngày/lần)
- Loại bình sử dụng phun: Bình phun sương.
* Phân KOMIX
- Thành phần gồm có: Nts: 7,5%; P2O5hh:12,5%; K2O: 36%; Zn: 11%;
Ph:5-7: số CB: 09/2010/TS
- Liều lượng bón: Dùng 1 gói 10g pha với 10-16lít nước, phun 1 bình
cho một sào (360m2) hoặc 3 bình cho 1 công (1000m2)
- Thời điểm bón: phun vào thời kì đẻ nhánh, trước lúc ra hoa, khi cây
trồng bị rét, nghẹt rễ, thối rễ, vàng lá do thiếu kẽm và kali...
- Loại bình phun: Sử dụng bình phun sương.
* Phân SIÊU LÂN
- Thành phần gồm có N:10%; P2O5:60%; K2O :7% .Trung vi lượng: B:
250ppm ; Zn: 28ppm ; Mn: 250ppm; Cu:12ppm; Mo:7ppm; Fe: 120ppm..
- Liều lượng bón: Pha 15g/ bình 16lít nước, phun ướt đều lá cây.
- Thời điểm bón: Phun giai đoạn vườn ươm, giai đoạn dưỡng cây, nuôi
trái.
- Loại bình phun: Sử dụng bình phun sương.
* Phân ATONIK.
- Thành phần gồm có: Hợp chất Nitro thơm,...
- Liều lượng bón: 150 – 200ml/ha ( được hòa với 500 – 1000lít nước
Thời điểm bón: Phun ở giai đoạn cây con và giai đoạn vườn ươm.


15
- Loại bình phun: Sử dụng bình phun sương.
Bước 2: Bố trí thí nghiệm
Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng tôi bố trí thí nghiệm là một khối
ngẫu nhiên đầy đủ. Thí nghiệm được bố trí thành 4 công thức và 3 lần nhắc

lại, tất cả là 12 ô thí nghiệm, các công thức thí nghiệm được bố trí cách nhau
10cm. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 cây, dung lượng mẫu quan sát là 30
cây trong một ô, tổng toàn bộ thí nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu về sinh
trưởng là 360 cây. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:
Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Số lần nhắc lại
Công thức thí nghiệm
1

CT1

CT2

CT3

CT4

2

CT2

CT4

CT1

CT3

3

CT3


CT1

CT4

CT2

Công thức 1: Phân FERTI AMINO
Công thức 2: Phân KOMIX
Công thức 3: Phân SIÊU LÂN
Công thức 4: Phân ATONIK
Bước 3: Chăm sóc thí nghiệm
+ Tước nước
Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới tùy
thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thí nghiệm luôn giữ
đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân nước tưới cho
mỗi lần là 3-5 lít/m².
+ Nhổ cỏ phá váng
Trước khi nhổ cỏ phá váng cho cây thí nghiệm, trước khi thực hiện, tôi
tưới nước (trước khoảng 1 - 2 tiếng) cho bầu cây ngấm đủ độ ẩm.
Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng
một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15
ngày/1lần.
+ Sâu bệnh hại


16
Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm định kì phun thuốc phòng bệnh
cho cây.
Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu.

Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng, đếm số lá được tiến
hành vào cuối đợt thí nghiệm. Trong mỗi ô tiêu chuẩn theo dõi điều tra 30
cây được đánh số từ cây 1 đến cây 30.
Cách đo: Đo theo phương pháp đường chéo góc, lấy 5 điểm đại diện
cho mỗi OTC, 4 điểm ở 4 góc và điểm ở giữa mỗi điểm lấy 5 cây.
Đo cao: Sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là ± 0,1cm. Đặt
thước sát miệng bầu đến hết ngọn cây.
Đo đường kính cổ rễ (Doo): Dùng thước dây đo chu vi rồi tính Doo.
Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ
của các công thức.
Kết quả được ghi vào bảng 3.2
Mẫu bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , số lá, Doo , chất lượng của
cây con Gáo ở các công thức thí nghiệm
Chất lượng
Ghi chú
Hvn Số lá
STT CTTN Doo
Tốt
TB Xấu
1
….
3.4.2. Nội nghiệp
Sử dụng phương pháp tính toán thông thường để tính chiều cao vút
ngọn trung bình, đường kính cổ rễ trung bình, số lá trung bình thông qua các
công thức:

1 n
Hi
H vn = n ∑
i =1

1 n
Di
D oo = n ∑
i =1
Trong đó H vn là chiều cao vút ngọn trung bình.
D oo là đường kính gốc trung bình
là giá trị đường kính gốc của một cây
Di


17
Hi
là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây.
n
là dung lượng mẫu điều tra.
i
là thứ tự cây thứ i.
Phân tích và xử lí số liệu trên excel:
+ các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình H vn, D oo được thược hiện
bằng phần mềm excel với hàm sum ( ), average ( ),...
+ Để kiểm tra xem mức độ ảnh hưởng của mỗi công thức bón phân tới
sinh trưởng chiều cao, đường kính cổ rễ, số lá của cây Gáo như thế nào tôi
dùng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố với 3 lần lặp [4].
Bảng 3.3: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố
Các trị số quan sát
Kết quả trung bình của các lần nhắc lại
Xi A
A
SiA
1 2 ................................................

X1
1
X11 X12…………………………X1b1
S1A
2
X21 X22.........................................X2b2
S2A
X2
3
X31 X32…………………………X3b3
X3
S3A

….
….
………………………
Xi A
I
SiA
Xi1 Xi2…………………………Xibi

……………..
….
….
Xa A
a
Xa1 Xa2………………………….Xaba
….
X
S

- Cột 1: Các cấp của nhân tố A
- Cột 2: Các trị số quan sát (số lần nhắc lại cho mỗi công thức của nhân
tố A)
- Cột 3: Tổng giá trị quan sát trong mỗi cấp
- Cột 4: Số trung bình chung của n trị số quan sát
- X số trung bình chung của n trị số quan sát
Đặt giả thuyết H0: µ1 = µ 2 = µ 3 ……….= µ . Nhân tố A tác động đồng
đều lên kết quả thí nghiêm
Đối thuyết H1: µ1 ≠ µ 2 ≠ µ 3 ………. ≠ µ . Nhân tố A tác động không
đồng đều đến kết quả thí nghiệm, nghĩa là có ít nhất 1 số trung bình tổng thể
µ i khác với số trung bình tổng thể còn lại.
- Tính biến động tổng số:


18
VT là biến động của n (ab) trị số quan sát trong trường hợp số lần nhắc
lại bi bằng nhau được xác định bằng công thức:
a

b

∑∑ xij

VT =

2

 a b
 ∑∑ xij


i =1 j =1
C=
a×b

−C

i =1 j =1

2




2
 =S
n

(3.1)

n = b1 + b2 + …… + ba = a × b
VT trong trường hợp số lần nhắc lại không bằng nhau b1 ≠ b2 ≠
b3……… ≠ bi:
a

VT =

b

∑∑ xij
i =1 j =1


2

-

S2

(3.2)

a

∑b
i =1

i

Tính biến động do nhân tố A: VA là biến động giữa các trị số quan sát ở
các mẫu mà đại biểu là biến động giữa các số trung bình mẫu (trung bình các
cấp của nhân tố A). Loại biến động này có thể là ngẫu nhiên nhưng cũng có
thể là không ngẫu nhiên. Nó ngẫu nhiên nếu nhân tố tác động không rõ đến
kết quả thí nghiệm ở tất cả các cấp. Nó không ngẫu nhiên nếu nhân tố A tác
động khác nhau lên kết quả thí nghiệm. Được tính theo công thức:
+ Nếu số lần nhắc lại ở các công thức là khác nhau: b1 ≠ b2 ≠ b3…… ≠ bi
a

VA =


i =1


Si 2 ( A )
S2
− a
bi
∑ bi

(3.3)

i =1

+ Nếu số lần nhắc lại ở các công thức là như nhau: b1 = b2……. = bi= b
2

S
1 a 2
VA = ∑ Si ( A) -C
a×b
b i =1

(3.4)

Biến động ngẫu nhiên: VN là biến động giữa các trị số quan sát trong
cùng một mẫu (trong cùng một cấp nhân tố A), biến động này gọi là biến
động ngẫu nhiên, do các giá trị quan sát của các phần tử trong cùng 1 cấp
được chọn một cách ngẫu nhiên.
Do tính chất cộng của biến động của n trị số quan sát được xác định
bằng công thức:
VN = VT - VA
(3.5)



×