Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kinh nghiệm sử dụng phần mềm power point và violet vào thiết kế bài giảng một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật việt nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.58 KB, 13 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục” đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công
tác tự học, nghiên cứu và đặc biệt là phải biết vận dụng công nghệ thông tin
trong từng thể loại bài giảng một cách có hiệu quả, đây là vấn đề đang được
Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến giáo dục đặc biệt là việc đổi mới
phương pháp giáo dục để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Để đạt được các
mục tiêu đó đang được các nhà giáo dục hết sức quan tâm, đòi hỏi người giáo
viên phải có kĩ năng thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được những yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, dạy không quá tải không quá lệ
thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, vì vậy đòi hỏi người giáo viên
phải thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập với các hình thức đa
dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, lôi cuốn nhưng phải phù hợp với đặc trưng
bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của nhà trường
của từng lớp để có sự điều chỉnh hợp lý phương pháp trong thiết kế bài giảng.
Để đáp ứng được các yêu cầu đó đòi hỏi phải đổi mới phương pháp, đổi mới
cách soạn bài thì người giáo viên phải vận dụng phương tiện dạy học hiện đại.
Như vậy ở các trường trung học cơ sở nói chung, trường trung học cơ sở Cát
Văn nói riêng đang được các nghành các cấp quan tâm hỗ trợ phòng chức
năng các thiết, cơ sở vật chất trang bị cho phòng học một số thiết bị hỗ trợ
cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Vì thế việc thiết kế các
bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học đang được đông đảo các giáo viên quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong chương trình Mĩ thuật trung học cơ sở có nhiều bài thường thức
với khối lượng kiến thức khá nhiều, đòi hỏi phải có đồ dùng trực quan, nhưng
bộ đồ dùng dạy học do bộ cung cấp còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu
1



cầu của bài giới thiệu các tác phẩm của các giai đoạn, các thời kì của một số
tác giả tiêu biểu lý thuyết nói về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả cụ thể
trong Bài 21 Mĩ thuật 7 thì rất lớn nhưng khi giới thiệu tác phẩm thì quá ít
chính vì vậy các em chưa thể hiểu hết được sự đóng góp to lớn của họ trên
mặt trận văn hóa, trên tiền tuyến họ đã cùng các chiến sĩ chiến đấu trên mặt
trận, ghi lại những chiến công hiển hách của quân dân ta trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, những cuộc sống bình dị nơi thôn quê; vậy làm sao làm
nổi lên được những đóng góp, những thành công của họ khi ta vấn sử dụng
phương pháp đọc chép, thuyết trình liệu có đạt hiệu quả không ? Như vậy sẽ
không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, học sinh
thường thụ động, nhàm chán, giờ học không đạt hiệu quả cao.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề nêu trên chỉ bó hẹp trong thời
lượng 45 phút, mà người giáo viên cũng như học sinh phải thực hiện việc
kiểm tra bài cũ, vừa khai thác bài mới, khắc sâu kiến thức, ngoài ra giáo viên
còn mở rộng giới thiệu, phân tích các tác phẩm khác của họ nữa để các em
thích thú, tìm hiểu sâu hơn những tác phẩm thông qua bố cục, đường nét, màu
sắc hay nói cách khác là ngôn ngữ hội họa để thấy được giá trị sống của
những tác phẩm vượt thời gian mà các họa sĩ đã phải dồn hết sức lực, trí tuệ
của mình, ngoài ra còn phải đổ máu trên chiến trường để cho ra những tác
phẩm cho hậu thế về lịch sử của cha ông. Đây chính là vấn đề góp phần nâng
cao hiệu quả giờ lên lớp. Trong quá trình giảng dạy Mĩ thuật ở trung học cơ
sở vấn đề mà đông đảo giáo viên thường gặp khó khăn trong giảng dạy phân
môn tường thức mĩ thuật bởi kiến thúc bài nhiều bài ngắn, chủ yếu mang tính
chất giới thiệu nhiều hơn là “khám phá” vậy để trình bày với thời gian 45
phút nếu chỉ dựa vào sách giáo khoa thì chưa truyền tải được đầy đủ kiến thức
và sự phong phú của nền mĩ thuật nước nhà từ chịu sự ảnh hưởng của mĩ
thuật Pháp, đến sự “lột xác” thay đổi từ cách nhìn, cho đến chiếm lĩnh về chất
liệu và mang bản sắc riêng.


2


Vì vậy để khắc phục được các hạn chế nêu trên tôi đã mạnh dạn vận
dung công nghệ thông tin để thiết kế bài này nhằm mang lại hiều quả cao
trong quá trình lên lớp. Tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm sử dụng phần mềm
tin học Powerpoint và Violet vào thiết kế bài giảng “Một số tác giả vấtc
phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954”
nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng hai phần mềm hỗ trợ Powerpoit và violet thiết kế bài “Một số
tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm
1954” để đạt hiệu quả cao nhất trong chương trình Mĩ thuật 8.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đánh giá.
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
5. Những đóng góp của đề tài tiểu luận:
Đây là tài liệu để đồng nghiệp cùng tham khảo những cái hay, cái mới
của đề tài đang được nhiều đồng nghiệp quan tâm về cách soạn và cách tiến
hành nhằm đem lại hiệu quả trong bài nói riêng và các bài thường thức khác
nói chung.
6. Bố cục của tiểu luận:
* Gồm 3 phần cơ bản:
- Phần mở đầu:
- Phần nội dung
- Phần kết luận và kiến nghị.


3


B. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:
1.1.

Vai trò của công nghệ thông tin

- Công nghệ thông tin nói chung, tin học nói riêng là một ngành khoa
học nhằm mục tiêu khai thác có hiệu quả nhất dạng tài nguyên thông
tin phục vụ cho mọi mặt hoạt động của con người. Do đó có thể nói vắn
tắt rằng ở bất kì lĩnh vực hoạt động nào con người cần xử lí thông tin
thì ở đó có mặt cho công nghệ thông tin phát huy tác dụng. Có thể kể
đến một số ứng dụng chính của công nghệ thông tin như sau:
+ Giải các bài toán khoa học kĩ thuật.
+ Giải các bài toán quản lí.
+ Soạn thảo, in ấn, lưu trữ văn bản.
+ Tự động hoá.
+ Các lĩnh vực thông minh.
+ Tin học vào giáo dục và đào tạo.
1.2.

Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học:

- Đó là một thành tố quan trọng trong nền học vấn phổ thông, nhằm hình
thành và phát triển phẩm chất con người cho xã hội mới – xã hội thông
tin.
- Tin học là một tiến bộ khoa học kĩ thuật, công cụ hiện đại sử dụng qua

phương tiện nghe nhìn hiện đại, giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Phần mềm được sử dụng khá rộng rãi trong nhà trường.
- Hỗ trợ cho giáo viên trong việc dạy: mở rộng, bổ sung các kiến thức;
trình bày bài giảng rõ ràng, sinh động, dễ tiếp thu; tiến hành việc kiểm
tra, đánh giá trình độ học sinh được chính xác hơn.
- Giúp học sinh học tập một cách chủ động, làm việc theo khả năng của
bản thân, phát huy khả năng sáng tạo thông qua hệ thống các bài tập và
câu hỏi phong phú và đa dạng.

4


1.3.

Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ thuật bậc phổ
thông:

- Đóng vai trò hết sức quan trọng trong giảng dạy mĩ thuật.
- Cung cấp cho người dạy và người học một kho tàng tư liệu để giáo viên
và học sinh thoả sức tìm tòi, lựa chọn một cách có khoa học nhưng tư
liệu quý và bổ ích.
- Về phân môn “thường thức mĩ thuật” giáo viên có thể tra cứu thêm về
thông tin một nền mĩ thuât, một giai đoạn, một con người, một tác
phẩm,…dễ dàng hơn.
- Về phân môn “vẽ trang trí” riêng về màu sắc có cả một bảng màu đa
dạng để lựa chọn, hoạ tiết phong phú, hoạ tiết dân tộc, hoạ tiết phương
Tây, cách sắp khác nhau, gam màu cũng phong phú.
- Về phân môn “Vẽ theo mẫu và bố cục” nếu tìm tư liệu để giới thiệu
cung hết sức dễ dàng.
- Những vấn đề trên mới chỉ ở khía cạnh tìm kiếm, còn ở khía cạnh thứ 2

là vận dụng các công cụ vẽ như control Panel…
=> Như vậy đối với công nghệ thông tin trong dạy học mĩ thuật phổ thông
được sử dụng khá phổ biến ở các phân môn, nói như vậy không phải bài
học nào cũng vận dụng cả mà phải biết lự chọn những phần, những nội
dung cơ bản để đưa vào một cách hợp lí, mang lại hiệu quả, cho bài giảng
đó.
1.4.

Một số phần mềm hỗ trợ, thiết kế bài soạn điện tử và bài soạn giáo
án điện tử như:

- Microsoft Word.
- Poto soft (chỉnh sử tranh ảnh)
- Powerpoint
- Violet
- Mecomedia Flash,

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY – HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT VĂN –
THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN:
2.1. Vài nét về hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở Cát Văn –
Thanh Chương – Nghệ An.
Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được ngành
giáo dục hết sức quan tâm đã mở nhiều lớp tập huấn cho giáo viên, ban lãnh
đạo nhà trường cũng hết sức quan tâm, đã chỉ đạo và khuyến khích việc giáo
viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và làm việc, 100% giáo
viên có máy tính, nối mạng intenet, bước đầu đã soạn giáo án trên phần mềm

Wort và 2 năm lại đây việc sử dụng công nghệ thông tin để soạn bài là gần
như bắt buộc, các giáo viên khi thực tập, thao giảng phải thiết kế có sử dung
công nghệ thông tin hỗ trợ, ngoài ra trong các giờ học trên lớp nhà trường đã
khuyến khích giáo viên mạnh dạn dạy giáo án điện tử và rất nhiều giáo viên
thường xuyên dạy giáo án điện tử, đã được nhà trường đánh giá cao. Tuy
nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều lí do khách quan và chủ quan vẫn còn một
số ít giáo viên chưa mạnh dạn thiết kế giảng dạy ở nhiều bài đáng lẽ phải có
công cụ hỗ trợ của công nghệ thông tin song giáo viên vẫn còn dạy theo
những gì vốn có về đồ dùng trên cấp, chưa đổi mới cách làm nên ảnh hưởng
phần nào tới vấn đề chung của nhà trường. Bản thân tôi cũng nỗ lục học hỏi
và sử dụng khá thành thạo một số phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, bước
đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy, tuy nhiên vẫn còn có
những hạn chế.
2.2. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy - học Mĩ thuật:
Tuy nhiên vấn đề bản thân đã đề cập trên ở một số trường lân cận là
đồng nghiệp dạy cùng bộ môn vẫn còn dạy theo lối truyền thống “cô đọc trò
chép”, chưa mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, có dạy nhưng
chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng một cách linh hoạt
vì vậy khi lên lớp gặp không ít khó khăn trong xử lí tình huống kĩ thuật, tình
6


huống sư phạm xảy ra trong khâu thiết kế, đặc biệt là đưa hình ảnh minh hoạ,
kiểu chữ, các hiệu ứng và một số hình làm nền, hình ảnh động đôi lúc phản
tác dụng hoặc làm cho các em thiếu tập trung vào nội dung chính mà lại tập
trung vào các hình ảnh phụ đã làm ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp về thời
gian về bố cụ tổng thể của giờ dạy.

7



CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY –
HỌC:
3.1. Cách vận dụng phần mềm Power Point và Violet thiết kế bài giảng:
3.1.1. Thiết kế bài bằng phần mềm Power Point:
* Mục đích, yêu cầu bài giảng:
+ Về kiến thúc:
- Nắm được nội dung chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển của
nền mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đén năm 1954.
- Hiểu được sự phát triển của nền mĩ thuật từng giai đoạn.
- Thấy được vai trò của các họa sĩ tham gia vào cuộc cách mạng tháng
Tám, năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
- Hiểu sơ lược về một số loại hình và tác phẩm của họ.
+ Về kĩ năng:
- Nhớ được năm thành lập trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương; một
số họa sĩ, một số tác phẩm tiêu biểu thời kì trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
- Nhớ được một vài hoạt động của các họa sĩ trong cách mạng tháng
Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Nhớ vài nét về tiểu sử và tranh của các họa sĩ.
- Biết được một số chất liệu để vẽ tranh.
* Cấu trúc nội dung và phương án thiết kế giảng dạy bài nay:
- Ở bài 14 các em đã được học về “Mĩ thuật Việt Nam từ cuốithế kỉ XIX
đến năm 1954”.
- Vì vậy khi vào dạy bài này giáo viên có nhiều phương án để kiểm tra
kiến thức đã học:
- Câu 1: Hãy trình bày vài nét về bối cảnh xã hội giai đoạn cuuoí thế kỉ
XIX đến năm 1954 ?Phân tích được một số nét về nghệ thuật xây dựng
tác phẩm, phong cách sáng tác, bố cục, màu sắc của các bức tranh được
giới thiệu trong sách giáo khoa.

8


+ Thái độ:
- Thông qua bài học các em thêm yêu các tác phẩm nghệ thuật truyền
thống nhiều hơn.
- Biết quý trong sự lao động của các tác giả và các tác phẩm vượt thời
gian.
* Đồ dùng dạy học:
- Máy tính có cài đặt hai phần mềm Power Point và Violet hỗ trợ và bài
thiết kế do tác giả thực hiện.
- Máy chiếu, màn chiếu, phiếu trên thảo luận góc.
Câu 1: Hãy trình bày vài nét về bối cảnh xã hội giai đoạn cuuoí thế kỉ XIX
đến năm 1954 ?
Câu 2: Hãy trình bày những nét cơ bản về 3 giai đoạn ?
- Ứng dụng phần mềm trình duyệt Power Poinl cho hiển thị hai câu hỏi
trên lên màn hình, cho các em suy nghĩ trả lời, em khác bổ sung, giáo viên
chốt, cho hiển thị đáp án và đánh giá xếp loại. (Text book => câu hỏi +
đáp án => chọn hiệu ứng xuất hiện side show => custom Animation =>
Adde ffect => phải chuột => Entrance tùy chọn kiểu hiệu ứng xuất hiện
cả phần văn bản => chọn hiệu ứng thoát đi Adde ffect => Exit phần câu
hỏi)
- Với hai câu hỏi này nhằm ôn lại cho các em hoàn cảnh lịch sử giai đoạn
này và các em nắm được các nét nổi bật trong từng giai đoạn cụ thể và đặc
biệt là sự ra đời của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1925). Giáo
viên đặt vấn đề chuyển sang nội dung bài mới, cho hiển thị mục bài và yêu
cầu học sinh ghi tiêu đề vào vở.
Bài 21: Thường thức mĩ thuật: “Một số tác giả, tác phẩm của Mĩ thuật Việt
Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954”
Giáo viên cho hiển thị hình 4 tác giả và 4 tác phẩm được giới thiệu trong

bài, giáo viên tiến hành như sau: Trước hết giáo viên copy ảnh vào side và
chọn hiệu ứng, side show => custom Animation => chọn ảnh để tạo hiệu
9


ứng xuất hiện lần lượt các tác giả Adde ffect => phải chuột => Entrance
tùy chọn kiểu hiệu ứng xuất hiện cả phần văn bản và hình ảnh.

Nguyễn Phan Chánh
Minh Châu

Chơi ô ăn quan

Tô Ngọc Vân

Nghỉ chân bên đồi

Nguyễn Đỗ Cung

Du kích tập bắn

Diệp

Bác Hồ với thiếu nhi
Ba miền
Trung – Nam – Bắc

Giáo viên thuyết trình vào bài, học sinh quan sát hình ảnh 4 tác giả, 4 tác
phẩm tiêu biểu nhằm giới thiệu cho các em được những nội dung của bài cần
khai thác trong tiết này, khi lựa chọn hiệu ứng có thể cho đồng thời cả các

hình và ghi chú hoặc xuất hiện lần lượt theo thứ tự trong bài. Như vậy sự vận
dụng phần mềm hỗ trợ này chỉ cần một vài thao tác các em đã thấy được thứ
tự nội dung bài học cần khai thác chỉ trong thời rất ngắn có thể tính bằng giây,
như vậy giáo viên tóm lược ngắn gọn để chuyển nội dung vào bài học, tìm
hiểu nội dung của bài theo thứ tự, trong quá trình chuyển từ side này sang side
khác vẫn để tên đầu bài, thứ tự các mục để các em dễ theo dõi chúng ta đang

10


làm việc ở phần nào bằng cách chọn side Show => custom Animation =>
nháy chuột trái vào phần văn bản cần xóa hiệu ứng => Delete như vậy các
mục sau đó chuyển sang side khác giáo viên chỉ việc vào edit => copy
(Ctrl+C) => Paste (Ctrl+V).
Ở bài này tôi chia ra hai phần chính; phần một tìm hiểu về các họa sĩ và giới
thiệu các tác phẩm tiêu biểu, phần hai thao luận nhóm phân tích các bức tranh
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm tìm hiểu một tác giả:
1. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài trên bảng trình chiếu giáo viên đã đánh
phần văn bản bài 21 trong sách giáo khoa và phần mềm Word để liên kết vào
phần mềm Power Poit như sau: Vào Textbook => Blok Arrows => chọn một
hình bất kì, đặt tên văn bản => bôi đen chữ văn bản => Bấm chuột vào Insert
→ Hyperlink... (hoặc nhấn Ctrl + K) bấm chuột vào Recent Files. Bấm
chuột vào biểu tượng Browse for File để mở file cần liên kết. Khi chọn đ ược
tệp cần liên kết bấm chuột vào OK, OK. Muốn xuất hiện trên màn hình bấm
chuột trái vào “văn bản” => OK.
và tóm lược: Trình bày vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn
Phan Chánh. Cho các em suy nghĩ trong thời gian 1 phút vận dụng PowerPoit
cho chạy đồng hồ đếm ngược => OK vào biểu tượng bên đồng hồ sẽ được
chạy, hết thời gian suy nghĩ giáo viên yêu cầu học sinh trình bày => nhóm

khác bổ sung, giáo viên tóm lược và cho xuất hiện ảnh của họa sĩ Nguyễn
Phan Chánh (Ctri+C => Ctrl+V => chọn hiệu ứng, side show => custom
Animation => chọn ảnh để tạo hiệu ứng xuất hiện chân dung tác giả Adde
ffect => phải chuột => Entrance tùy chọn kiểu hiệu ứng xuất hiện cả phần
văn bản và hình ảnh) và tiểu sự tóm lược về cuộc đời và sự nghiệp của ông:

11

60


- Sinh ngày 21 tháng 07 năm 1892 tại làng Tiền Bạt – xã Trung Tiết Huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh.
- Là sinh viên khóa I của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
- Ông là người chuyên vẽ tranh lụa. Từ những năm 30 của thế kỉ XX ông
không những là người nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng ở nước
ngoài qua các cuộc trưng bày tranh, đặc biệt là cuộc trưng bày ở Pa ri
(Pháp) năm 1930.
- Tranh lụa của ông làm rung động tình người với tình cảm chân thực,
giản dị, trữ tình, thể hiện đậm đà tâm hồn người Việt.
- Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: Chơi ô ăn quan, Em cho chim ăn,
Rửa rau cầu ao (1931), Lên đồng, Bữa cơm mùa chiến thắng (1960),...
- Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội
(thọ 92 tuổi).
- Năm1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học - nghệ thuật.
Sau khi tìm hiểu xong và trình chiếu giáo viên cho các em xem lần lượt
các tác phẩm tiêu biểu của ông, xuất hiện các bức tranh giáo viên giới
thiệu sơ lược về nội dung, bố cục, màu săc, chất liệu để các em thấy được
12



sự phong phú về thể loại và điêu luyện về chất liệu sử dung (Ctrl+C = >
Ctrl+V toàn bộ các bức ảnh dưới đây vào một side side show => custom
Animation => chọn ảnh để tạo hiệu ứng xuất hiện lần lượt các tác giả
Adde ffect => phải chuột => Entrance tùy chọn kiểu hiệu ứng xuất hiện
cả phần văn bản và hình ảnh.)

13



×