Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.63 KB, 5 trang )

CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA 2
Câu 1: Công dụng của móng máy , cách phân loại và yêu cầu kỹ
thuật của móng máy.
Công dụng : Hầu hết các máy đều được lắp đặt trên các móng máy
nhằm cố định máy ở 1 vị trí nhất định.
Móng máy chịu toàn bộ trọng lượng của thiết bị và phụ tải. Móng
máy tiếp nhận và có khả năng giảm bớt rung động sinh ra bởi tác
dụng của động lực, góp phần nâng cao độ chính xác và độ bóng bề
mặt của chi tiết gia công. Do đó móng phải đạt được độ cứng, độ bền,
phẳng cân bằng, chống được rung động và sự ăn mòn của môi trường
xung quanh.
Phân loại: Dựa vào kết cấu hình dáng móng máy được phân làm 2
loại:
Móng máy tách rời : Thường là các khối bê tông có kích thước tương
ứng với trọng lượng của máy và các trấn động do máy sinh ra. Loại
móng tách rời được dùng rất phổ biến để lắp đặt các mấy công cụ.
Móng máy kiểu già giá : Thường dùng để lắp đặt các máy có tần số
rung động cao và máy cần phải thao tác dưới gầm máy như : giàn
máy khoan máy tuốc bin ...
Yêu cầu kỹ thuật của móng máy : Độ cứng của bệ máy
Tính cân bằng các lực trong máy
Độ chính xác cần có của các chi tiết trên máy
Đối với những máy không đòi hỏi độ chính xác cao, có bệ cứng, các
lực trong máy đã được cân bằng thì không cần có móng. Những máy
đó có thể đặt trực tiếp vào nền nhà đảm bảo độ cứng. Cần chú y
những máy có lực trog máy không cân bằng, máy hạng nặng thì phải
có móng máy tốt.
CÂU2 : Trình bày nội dung thử không tải , có tải thiết bị.
*) Thử nghiệm không tải:
Mục đích : Xác định chất lượng sửa chữa , sự hợp lý và đúng đắn của
các chi tiết cụm máy. Đồng thời còn được chạy để mài rà các chi tiết.


Trước hết phải kiểm tra và cho dầu vào các chỗ cần thiết, bôi trơn các
bề mặt ma sát.
Giai đoạn chạy rà sơ bộ ở số vòng quay ít nhất trong khoảng thời gian
là 30 phút, sau đó thay dầu bôi trơn rồi lại tiếp tuc thử nghiệm.


Cho máy hoạt đọng các cấp tốc độ của chuyển động chính và chuyển
động chạy dao.Từ tốc độ nhỏ nhất đến tốc độ lớn nhất. Máy chạy
không tải ở tốc độ lớn nhất trong 30 phút trở lên. Lúc này nhiệt độ ở
các gối đạt giá trị lớn nhất nhưng với ổ trượt ≤ 70°C, ổ lăn ≤ 85°C.
Các gối đỡ của các cơ cấu chạy dao không được nóng quá 50°C.
Không được phép có các hiện tượng:
Trục chính, trục truyền kẹt trong mỡ
Các bánh răng va đập rung động ồn quá
Nhìn mắt thường thấy bánh đai bị đảo dây đâi trùng.
Cơ cấu điều chỉnh bị nhả khớp.
Kiểm tra:
Mức độ êm khi sang số và di chuyển bàn dao bàn máy
Độ tin cậy hoạt động của các cơ cấu hãm.
Đảo chiều có êm nhẹ không.
Hệ thống bôi trơn và làm mát hoạt động có bình thường không.
Làm việc của hệ thống điện và các thiết bị đóng cắt dứt khoát.
Vỏ động cơ không nóng quá 60°C.
KIểm tra trị số thực tế vòng quay, lượng chạy dao, số hành trình kép.
Đặc tính kỹ thuật có đảm bảo không.cho phép không vượt quá 5%.
*) Thử nghiệm có tải
Sau khi thử nghiệm không tải , ta tiếp tục tiến hành thử nghiệm có
tải.Muốn vậy cần gia công các chi tiết trên máy mẫu đã cho, với tải
trọng lớn và cho quá tải tức thời 25% so với công suất định mức.
Thời gian thử nghiệm là 30 phút.

Trong quá trình thử nghiệm có tải với các chế độ khác nhau, cần kiểm
tra hoạt động của tất cả các cụm máy, thiết bị điện, cơ cấu thủy lực,
hệ thông bôi trơn và làm mát, hạt động của các cơ cấu hãm , cơ cấu
an toàn, cơ cấu phòng quá tải phải hoạt động .
Không cho phép :
Máy rung động mạnh.
Chuyển động của các cơ cấu cụm máy không đều đặn.
Mẻ lưỡi cắt
Bề mặt gia công nham nhở
Câu 3: 4 nội dung quan trọng trong quá trình chăm sóc, bảo
quản để nâng cao chất lượng thiết bị.
1.Bảo quản máy


Trong mỗi xí nghiệp có nhiều loại máy làm việc , sau mỗi ca đều phải
lau chùi , dọn dẹp, cắt điện.
Thời gian được bố trí trước khi nghỉ 10-15 phút người thợ có thể tắt
máy thu dọn vệ sinh và giao ca. Cho dầu mỡ vào nhưngc chỗ quy
định.
Trước ngày nghỉ , hay vì 1 lý do nào đó mà máy không làm việc phải
lau chùi cẩn thận , dành 30 phút để lau chùi bảo quản.
Người xưởng trưởng, trưởng ca phải kiểm tra thei dõi chặt chẽ và
phối hợp với phòng cơ điện trong việc bảo quản thiết bị.
2.Sửa chữa máy
- Phòng cơ điện kiểm tra chất lượng và nội dung sửa chữa theo kế
hoạch và chăm sóc giữa 2 lần sửa chữa, tham gia nghiệm thu thiết bị
sau khi sửa chữa.
- Chỉ đạo đội sửa chữa và chỉ dẫn về nôi dung sửa chữa theo kế hoạch
dự phòng.
- Phân tích nguyên nhân hư hỏng khi thiết bị hư hỏng.Thực hiện việc

giám sát kỹ thuật khi đưa máy đi sửa chữa và sau khi sửa chữa.
3.Sử dụng thiết bị
- Chỉ cho phép những người đã nắm vững quy tắc sử dụng máy, đã
trải qua kiểm tra theo định kỳ và được chỉ dẫn về bội quy an toàn mới
được sử dụng.
- Khi sử dụng máy phải tuân thủ theo những quy tắc cơ bản về sử
dụng thiết bị.
4.Nâng cao độ bền của thiết bị gồm các yếu tố
- Chăm sóc thiết bị đúng kỹ thuật
-Chăm sóc đầy đủ , đúng kỹ thuật và có kế hoạch.
- Chất kượng các chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Câu4 . Các phương tiện dụng cụ cần thiết để vận chuyển thiết bị
bằng phương pháp bán cơ giới.
Ròng rọc: Là chi tiết hình đĩa có rãnh để đặt dây cáp hoặc xích. Trục
của ròng rọc lắp với giá hình chạc hoặc cố định.Ứng với mỗi trường
hợp ta sử dụng ròng rọc động hoặc ròng rọc cố định.
Pa lăng: Thường được treo trên giá 3 chân để nâng tải lên cao tại vị
trí nhất định.Khả năng nâng tải của palăng khác nhau , tải trọng được
ghi trên nhãn hiệu.
Kích : Dùng để nâng tải theo phương thẳng đúng hoặc phương ngang


nhờ có điểm tì vào tường hoặc cột.kích cỡ rất nhiều loại nhưng
thường dùng nhất là kích ren kích dầu.Khi kích cần kiểm tra độ bền
của ren , dầu mỡ và van.
Xe nâng thủy lực : Dùng để nâng hạ vận chuyển các chi tiết, đặc biệt
là những chi tiết khó buộc, kích thước của xe không lớn lên có thể
làm việc trong các không gian nhỏ hẹp giữa các máy.
Dây nâng tải:
+ Dây cáp : Thường được sử dụng rộng rãi để cẩu máy , nó được bện

bởi nhiều sợi dây thép nhỏ xung quanh 1 sợi trung tâm thành từng
rãnh các rãnh được bện xung quanh lõi tạo thành dây cáp
+ Dây xích hàn: xích hàn được chế tạo bằng théo tròn, uốn cong hình
ô van tạo thành các mắt xích, lồng các mắt xích vào với nhau và hàn
lại. Có 2 loại là xích vòng dài và xích vòng ngắn.
+ Dây thừng: được bện bởi các sợi đay, gai, lanh hoặc sợi hóa học.có
ưu điểm là mềm dễ thắ nút và nhược điểm là độ bền thấp dễ mòn khó
bảo quản.
Ngoài ra còn 1 số dụng cụ khác như : Cọc , Treo, Con lăn...
Câu5: Đặc điểm mài mòn thân máy tiện 1A62
Các mặt trượt của thân máy tiện 1A62 tiếp xúc với các mặt trượt của
bàn xe dao, ụ động dẫn đến trong quá trình làm việc sinh ra lực ma
sát làm cho các mặt trượt của thân máy bị mòn hoặc cong vênh do
phoi bắn vào vì vaạy không đảm bảo độ chính xác.Để có phương án
sửa chữa hợp lý ta phải phân tích độ mòn cụ thể của các mặt trượt:
Mặt 2,7,8 của thân máy là mặt dẫn trượt của bàn xe dao. Do số lần di
trượt của bàn xe dao rất nhiều cùng với tác dụng của lực cắt và trọng
lượng của hộp chuyển xe dao đẫn đến các mặt 2,7,8 bị mòn nhiều ở
phía mâm cặp, mặt 7,8 mòn nhiều hơn mặt 2.
Mặt 3,4,6 của thân máy tiếp xúc với các mặt trượt của đế ụ động nên
các mặt này bị mòn ở phía cuối băng máy.
Mặt 1,10 là mặt bắt căn nhưng mặt 1 mòn nhiều hơn mặt 10.
Mặt 5,9 không làm việc nên không bị mòn nhưng kém chính xác vì
khi cắt gọt phoi bắn vào và khi tưới nước hoặc dụng cụ rơi vào làm
cho 2 mặt này bị biến dạng cục bộ.
Mặt 11,12 dùng để bắt thanh răng. Vì vậy 2 mặt này không bị mòn
+ Yêu cầu kỹ thuật :Chọn chuẩn mặt 11,12
Độ thẳng đạt 0,02/L



Độ phẳng độ bắt điểm từ 12-16 điểm/ ô vuông 25× 25〖mm〗^2
Độ song song , đồng phẳng đạt 0,02/300
Dụng cụ: Đồng hồ so, cầu kiểm, nivô, panme, căn lá
Câu 6: Đặc điểm mài mòn mặt trượt bàn xe dao dọc máy tiện
1A62:
Các mặt trượt của bàn xe dao dọc tiêó xúc với các mặt trượt của thân
máy và bàn xe dao ngang, vì vậy khi chuyển động sẽ gây ra ma sát
sinh ra mòn các mặt trượt của bàn xe dao:
Mặt 1,2 tiếp nhận phản lực của lực cắt thông qua bàn xe dao trên, vì
vậy nó bị mòn nhiều nhất.
Mặt 4 mòn nhiều hơn mặt 3 , mặt 3 ít mòn nhất
Mặt 5,6 mòn nhiều hơn 3
Mặt 8 hầu như không mòn
Do bị òn khác nhau vì thế các mặt trượt này không đảm bảo độ phẳng
, nhám , không đúng góc độ, không song song với nhau nữa, vì thế
gây ảnh hưởng đến chất lượng , hình dáng hình học của chi tiết gia
công.Do vậy phải sửa chữa lại.
+ Yêu cầu kỹ thuật : Độ thẳng đạt 0,02/L, mặt trượt không cong vênh
Độ đồng phẳng, độ bắt điểm đạt 12÷16 điểm/ô vuông
25×25〖mm〗^2
Dụng cu: Đồng hồ so , trục kiểm, dưỡng góc, thước cặp, ke vuông



×