Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Giáo trình môn học phân tích hoạt động kinh doanh phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 55 trang )

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Chương IV
PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN
PHẨM
1. Ý NGHĨA, NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Ý nghĩa
a. Khái niệm Chi phí sản xuất – kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ .
Về thực chất, chi phí hoạt động kinh doanh chính là sự dịch chuyển vốn – chuyển
dịch giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng tính giá (sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ) Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.
Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí)
- Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát
sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và
phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán
chi phí.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh
(loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên
liệu, động lực).
+ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ
(trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và
phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động.
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và


phụ cấp lương phải trả lao động.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ
của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh.

77


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí).
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc
tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại này dựa
vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành
toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng
trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp
cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất
như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ
và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí sản xuất
chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau.
- Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất.
- Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất
với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất.
- Chi phí dụng cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ
sản xuất và quản lý sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các
phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt
động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất.
- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và
quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất.

78


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

+ Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chi phí quảng cáo,
giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí
khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và
quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu

quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh
nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị.
Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, sự giảm đi thuần túy của tài sản, không để
các khoản đó dùng vào việc gì và dùng như thế nào? chỉ tiêu trong kỳ của doanh
nghiệp bao gồm chỉ tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình sản xuất kinh
doanh, chỉ tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp, còn chỉ
tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình
sản xuất kinh doanh tăng lên.
Chi phí trong kinh doanh bao gồm toàn bộ phận tài sản tiêu dùng hết cho quá trình
sản xuất kinh doanh trong kỳ, số chỉ tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ và số chỉ tiêu dùng cho quá trình sản xuất tính nhập hoặc phân bổ vào chi
phí trong kỳ. Ngoài ra, khoản chi phí phải trả (chi phí trả trước) không phải là chỉ
tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ.
Như vậy, giữa chỉ tiêu và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với
nhau, đồng thời có sự khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh, mặt khác, chi phí
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó được tài trợ vốn kinh doanh và
được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tiêu không gắn liền với
mục đích sản xuất kinh doanh nên có thể được tài trợ từ những nguồn khác nhau,
có thể lấy từ quỹ phúc lợi, trợ cấp từ những nguồn khác nhau, có thể lấy từ quỹ
phúc lợi trợ cấp của Nhà nước và không bù đắp từ thu nhập hoạt động kinh doanh.
- Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh
nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định. Nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng
loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi
đó cấu thành trong số sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bao nhiêu.
79



Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

b. Khái niệm giá thành sản phẩm: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng
công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những mặt
khác nhau:
Thứ nhất: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng,
còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn
thành.
Thứ hai: Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí,
có cùng một nội dung kinh tế, chúng không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi
phí. Còn những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó
thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm,
dịch vụ.
Thứ ba: Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước của kỳ
nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước, nhưng kỳ này
mới phát sinh thực tế, nhưng không bao gồm chi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế
chưa phát sinh. Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả
trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ.
Thứ tư: Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã
hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản
phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản
phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất
của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan
hệ rất mật thiết với nhau, vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện những chi
phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất
trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm
hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản
phẩm/dịch vụ. Vì vậy, quản trị giá thành phải gắn liền với quản trị chi phí sản xuất
kinh doanh.
Các loại giá thành sản phẩm/dịch vụ
Để phục vụ công tác quản trị, đáp ứng các yêu cầu về công tác kế hoạch và xây
dựng giá cả sản phẩm và hạch toán kinh tế, trong các doanh nghiệp đã hình thành
các loại giá thành sản phẩm khác nhau
80


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Giá thành sản xuất: bao gồm :
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn
thành.
Giá thành sản xuất được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, nhập kho
hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính
toán giá trị hàng tồn kho, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ
Giá thành phân xưởng là tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung. Đó cũng chính là giá thành sản xuất.
Giá thành công xưởng là giá thành phân xưởng cộng với chi phí quản lý doanh

nghiệp.
Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được doanh
nghiệp tiến hành xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để
so sánh , phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ
giá thành của sản phẩm so sánh được.
Giá thành thực tế là giá sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực
tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất
ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết
thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành định mức
Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính toán giá thành định
mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo ra sản
phẩm.
Hệ thống tính giá thành theo định mức là hệ thống sử dụng các định mức cho chi
phí và hệ thống này sẽ cho phép chúng ta kiểm soát chi tiết các biến động.

81


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Sử dụng các chi phí định mức sẽ cho chúng ta biết kết quả hoạt động sẽ đạt được
như thế nào trong những hoàn cảnh nhất định. Từ đó, ta có thể xác định được

những biến động và kiểm soát được hiệu quả hoạt động thực tế.
Giá thành định mức là công cụ quản lý các định mức của doanh nghiệp, là thước
đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất,
giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực
hiện trong quá trình họat động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tính giá thành theo định mức :
Giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế thực sự do đã suy tính từ trước
các loại nguyên vật liệu hoặc phương pháp sản xuất tối ưu.
Giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào những các biến động nào vượt quá một
phạm vi nào đó thay vì phải tập trung vào nghiên cứu tất cả các biến động, dù là
nhỏ.
Giá thành đơn vị và tổng giá thành sản lượng hàng hóa.
Giá thành đơn vị là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất định, theo một đơn
vị nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm dùng để so sánh đối chiếu giữa giá thành
của doanh nghiệp với giá thành sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác,
hoặc đối chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó, tiến hành phân
tích, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành sản lượng hàng hóa là toàn bộ những chi phí bỏ ra để tiến hành sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm tính cho toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa cho biết toàn bộ chi phí bỏ ra trong
kỳ và tỷ trọng của từng loại chi phí, có căn cứ để phân tích, tìm ra các biện pháp hạ
giá thành sản phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi
mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá
thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng
như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
- Loại sản phẩm
- Nhóm sản phẩm

- Đơn đặt hàng
82


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

- Giai đoạn sản xuất
- Phân xưởng sản xuất
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí
cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo địa điểm
sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là:
- Chi tiết sản phẩm
- Bán thành phẩm
- Sản phẩm hoàn thành
- Đơn đặt hàng
- Hạng mục công trình.
c. Ý nghĩa của việc phân tích chi phí và giá thành.
- Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động quản lý. Nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để đề ra
các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến lựa chọn mặt
hàng kinh doanh hàng hóa xác định giá bán, số lượng sản xuất thu mua thị trường
tiêu thụ..
- Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý
nắm được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh
và giá thành sản phẩm. Từ đó, có các quyết sách đúng đắn để hạ giá thành, tiết
kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2. Nội dung

- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh và giá thành sản
phẩm.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng
hóa.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch trên một số yếu tố và khoản mục chi phí
chủ yếu.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, giá thành với quyết định kinh doanh.

83


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ
THÀNH CỦA TOÀN BỘ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành
Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh sẽ cho các nhà
quản lý biết được mức độ hoàn thành kế hoạch về tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
cũng như mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh.
- Để đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, các nhà phân
tích tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về chi phí kinh doanh(TH)
%TH =

∑ CPKD kế hoạch
∑ CPKD thực tế

X 100


+ Nếu %TH <100% thì doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch chi phí
+ Nếu %TH >100% doanh nghiệp đã không làm hoàn thành kế hoạch về chi phí
kinh doanh
- Xác định mức biến độ tuyệt đối về chi phí kinh doanh
Mức biến động tăng (+) hoặc
(-) CPKD thực tế so với kế
hoạch

=

Tổng CPKD
thực tế

-

Tổng CPKD
kế hoạch

Chỉ tiêu này cho biết, so với dự kiến kế hoạch, CPKD thực tế (+) tăng hoặc (-) một
lượng là bao nhiêu. Qua đó, có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch chi phí, kế hoạch
kinh doanh trong kỳ tới.
Liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh với kết quả sản xuất.
Tỷ lệ % hoàn thành
KHCPKD trong quan
hệ với kết quả sản xuất
(Tsx)

=


∑CPKD thựctế

X 1000

∑ CPKDKH x Tỷ lệ
% hoàn thành KHSX

Nếu %Tsx <100, doanh nghiệp sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm.
Nếu %Tsx >100, doanh nghiệp quản lý chi phí kém, sử dụng lãng phí chi phí, kết
quả sản xuất giảm
- Xác định mức chi phí tiết kiệm (-) hoặc lãng phí (+) về sử dụng chi phí kinh
doanh
84


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Chỉ tiêu này cho biết sử dụng chi phí hợp lý (hay không hợp lý) doanh nghiệp đã
tiết kiệm (hay lãng phí) một lượng chi phí cụ thể là bao nhiêu)
2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành
Giúp các nhà quản lý biết được những thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Chỉ tiêu đánh giá:
n

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch

giá thành của toàn bộ sản
phẩm hàng hóa (Tz)

q

z

1i 1i



i 1
n

x100

q

z

1i 0 i

i 1

Trong đó:

q1i : Số lượng sản phẩm i sản xuất kỳ thực tế
z 0 i , z1i : Giá thành đơn vị công xưởng sản phẩm i kỳ KH, kỳ thực tế
Nếu Tz <100% chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ giá
thành sản phẩm, do vậy đã tiết kiệm được 1 lượng CPKD   q1i z1i   q1i z0i  0

Nếu Tz >100% chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành
sản phẩm đã đặt ra, do vậy đã lãng phí CPKD làm giảm kết quả kinh doanh một
lượng bằng

q z  q z
1i 1i

1i 0i

0

3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ CHO 1000 ĐỒNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA
3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí 1000 đồng
giá trị sản phẩm hàng hóa.
a. Ý nghĩa và chỉ tiêu phân tích
Phân tích chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa sẽ cung cấp cho các nhà
quản lý biết được mức chi phí sản xuất hoặc chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý
mà doanh nghiệp phải bỏ ra tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa.
- Chỉ tiêu phân tích được tính cho cả kỳ kế hoạch và kỳ thực tế

85


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

n

q

F0 

z

0i 0i

i 1
n

q

x1000
0i

p0 i

i 1

n

q

z

1i 1i

F1 

i 1
n


x1000

q

1i

p1i

i 1

Trong đó:
+ F0 , F1 : Lần lượt là chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm kỳ kế hoạch và kỳ thực
hiện.

q q
+ 0i , 1i : lần lượt là số lượng sản phẩm hàng hóa I kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện
z
z
+ 0i , 1i : Lần lượt là giá thành đơn vị công xưởng (nếu phân tích chi phí sản
xuất) hoặc giá thành đơn vị tiêu thụ (nếu phân tích chi phí sản xuất, quản lý bán
hàng, sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện.
p
p
+ 0i , 1i : Lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch, kỳ thực
hiện.
Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, chỉ
tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng giảm.
b. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch
Để đánh giá chung, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh (so sánh bằng

số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối).
Chỉ tiêu phân tích
+ Số tuyệt đối:
Mức chi phí tiết kiệm (-) hoặc vượt chi (+). Tính tiền trên 1000 đồng giá trị
sản phẩm hàng hóa ( F )  F1  F0
+ Số tương đối
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng
hóa
F1
x100
= F0

86


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

+ Nếu F <0 phản ánh mức chi phí mà doanh nghiệp đã tiết kiệm được. Mức
chênh lệch dưới 0 càng lớn, lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tính trên 1000đ
giá trị sản phẩm hàng hóa càng giảm
+ Nếu F >0 phản ánh lượng chi phí mà doanh nghiệp lãng phí (vượt chi) so với
kế hoạch. Mức chênh lệch trên 0 càng lớn, lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa càng cao, lợi nhuận hoạt động trong kỳ
giảm.
+ Nếu F = 0 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không
đổi tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa.
3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tính trên 1000đ giá trị sản
phẩm hàng hóa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chỉ tiêu này là: Nhân tố cơ cấu sản phẩm,
giá thành đơn vị sản phẩm và giá bán đơn vị sản phẩm
Riêng nhân tố số lượng không ảnh hưởng vì số lượng sản phẩm nhân tố phản ánh
quy mô mà quy mô đã giới hạn ở phạm vi 1000đ đơn vị sản phẩm, tức là quy mô
không thay đổi => ảnh hưởng bằng 0.
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xét các nhân tố ảnh hưởng
a. Nhân tố cơ cấu sản phẩm
Do các loại sản phẩm khác nhau thì mức chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng
hóa khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm thay đổi, chi phí trên 1000đ giá trị sản
phẩm hàng hóa sẽ thay đổi theo
n

n

q

q

z

1i 0i

K 

i 1
n

x1000 

q


1i

i 1

p0i

z

0i 0 i

i 1
n

x1000

q

z

0i 0 i

i 1

K tăng so với kế hoạch, thay đổi cơ cấu sản lượng sản phẩm theo hướng tăng các
sản phẩm cơ mức chi phí kế hoạch thấp, giảm sản phẩm có mức chi phí kế hoạch
cao.
K giảm so với kế hoạch, thay đổi cơ cấu sản lượng sản phẩm theo hướng giảm
các sản phẩm có mức chi phí kế hoạch thấp, tăng các sản phẩm có mức chi phí cao.
b. Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm

- Giá thành đơn vị ở đây có thể là giá thành công xưởng: chỉ bao gồm những chi
phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
87


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

- Giá thành đơn vị ở đây có thể là giá thành tiêu thụ: Bao gồm toàn bộ chi phí phát
sinh liên quan đến sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
n

n

 q1i z1i
i 1
n

Z 

q z

1i 0 i

x1000 

q

1i


i 1
n

x1000

q

p0i

1i

i 1

p0i

i 1

+ Nếu Z <0 doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tăng được lợi nhuận, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
+ Nếu Z >0 doanh nghiệp lãng phí chi phí, lợi nhuận giảm
c. Nhân tố giá bán đơn vị
Giá bán đơn vị nói đến ở đây là giá bán đơn vị sử dụng đế xác định doanh thu (giá
bán bao gồm cả thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
n

P 

n


 q1i z1i

q

i 1
n

i 1
n

x1000 

q

1i

z

1i 0 i

p1i

i 1

x1000

q

1i


p0i

i 1

Nếu P <0 doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận.
Nếu P >0 doanh nghiệp sẽ lãng phí chi phí, giảm lợi nhuận
3.3. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị
Trên cơ sở tính toán các nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ tiến hành tổng
hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động chi phí trên 1000đ giá trị sản
phẩm hàng hóa.
F  K  Z  P

Từ kết quả tính toán được đưa ra nhận xét
Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau:
Sản phẩm
A
B
C

Số lượng sản phẩm
Giá thành sản xuất
Giá bán đơn vị sản
sản xuất
đơn vị sản phẩm
phẩm
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
10.000
10.200
10
11

20
22
4.000
4.100
8
7
16
15
3.500
3.600
5
4
10
11

Yêu cầu:
- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản
88


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

phẩm hàng hóa
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản
lượng hàng hóa.
Lời giải:
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm
hàng hóa:

Áp dụng công thức:

Tỷ lệ % hoàn thành
kế hoạch giá thành
của toàn bộ sản phẩm
hàng hóa (Tz)

n

q

z

1i 1i



i 1
n

x100

q

1i

z0i

i 1




155300
x100  101 , 64 %
152800

Ta thấy Tz >100% chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá thành
của toàn bộ sản phẩm hàng hóa.
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản
lượng hàng hóa.
Sản phẩm
A
B
C



Tổng giá thành sản phẩm
q 0z0
q 1z 0
q 1z 1
100000
102000
112200
32000
32800
28700
17500
18000
14400

149500
152800
155300

Tổng giá bán sản phẩm
q0p0
q1p0
q1p1
200000
204000
224400
64000
65600
61500
35000
36000
39600
299000
305600
325500

*) Ta có:
n

q
F0 

0i

z0i


i 1
n

q
i 1

x1000
0i

p0i



149500
x1000  500 đ
299000

89


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

n

q

z


1i 1i

F1 

i 1
n

x1000

q

1i

p1i

i 1



155300
x1000  477 ,11 đ
325500

=> F )  F1  F0 = 477,11 – 500 = -22,89đ <0
Nhận xét: Lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tính trên 1000đ giá trị sản lượng
hàng hóa giảm, lợi nhuận trong kỳ cao. Tiết kiệm được 22,89đ tính trên 1000đ giá
trị sản lượng hàng hóa.
*) Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Nhân tố cơ cấu sản phẩm ∆K = 0 => cơ cấu sản phẩm không đổi

- Nhân tố giá thành sản phẩm ∆Z = 8,18đ => Giá thành sản phẩm thay đổi, ảnh
hưởng của việc thay đổi giá thành làm cho chi phí tăng 8,18đ tính trên 1000đ giá
trị sản lượng hàng hóa.
- Nhân tố giá bán sản phẩm ∆P = -31,07đ => giá bán sản phẩm thay đổi, ảnh
hưởng của việc thay đổi giá bán làm giảm 31,07đ tính trên 1000đ giá trị sản lượng
hàng hóa.
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
∆F = ∆K + ∆Z + ∆P = 0 + 8,18 – 31,07 = -22,89đ
4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẠ THẤP GIÁ
THÀNH CỦA SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC
4.1. Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được
- Khái niệm: Sản phẩm có thể so sánh là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến
hành sản xuât ở các kỳ trước, đã có tài liệu hạch toán giá thành. Với những sản
phẩm này, doanh nghiệp thường lập kế hoạch hạ thấp giá thành nhằm xác định
mục tiêu phấn đấu.
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ Mức hạ giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu phản ánh quy mô tiết kiệm chi phí giữa
kế hoạch kỳ này so với thực tế kỳ trước.
n

M 0   q0i ( z0i  zTi )
i 1

Trong đó:

M

0 : Mức hạ giá thành kế hoạch
90



Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

q
0i : Số lượng sản phẩm i sản xuất kế hoạch kỳ này
z
0i : Giá thành đơn vị thi công xưởng kế hoạch kỳ này của sản phẩm i
z
Ti : Giá thành đơn vị công xưởng thực tế kỳ trước của sản phẩm i.
+ Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch : phản ánh tốc độ hạn giá thành giữa kế hoạch kỳ
này so với thực tế kỳ trước.

M0

T0 (%) 

n

x1000

q z

0i Ti

i1

T (%)
Trong đó : 0

Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch sản phẩm so sánh
+ Mức hạ Z thực tế là chỉ tiêu phản ánh quy mô tiết kiệm hoặc lãng phí giữa thực
tế kỳ này so với thực tế kỳ trước
n

M1  q1i (z1i  z Ti )
i1

Trong đó:
M
1 : Mức hạ giá thành thực tế
q
1i : Số lượng sản phẩm i sản xuất thực tế kỳ này
z
1i : Z đơn vị công xưởng thực tế kỳ này của sản phẩm
z
Ti : Z đơn vị công xưởng thực tế kỳ trước của sản phẩm
+ Tỷ lệ hạ Z thực tế : là chỉ tiêu phản ánh độ hạ Z giữa thực tế kỳ này so với thực
tế kỳ trước.

T0 (%) 

M1

x1000

n

q


z

1i Ti

i 1

T (%)
Trong đó: 0
tỷ lệ hạ Z thực tế của sản phẩm so sánh
4.2. Xác định tình hình thực tế hạ giá thành của những sản phẩm có thế so
sánh được
Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp Z của những sản phẩm có thể
so sánh
Chỉ tiêu đánh giá

M  M1  M0
91


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

T  T1  T0
Nếu M , T  0, doanh nghiệp đã hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ
thấp Z sản phẩm so sánh.
Nếu M, T 0, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch hạ thấp Z của
những sản phẩm có thể so sánh.
4.3. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh
được

Căn cứ vào công thức tính mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành, ta thấy có 3 nhân
tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành.
Đó là các nhân tố:
a. Nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất ( Q )

 Q  ( R p  1) xM 0
Trong đó
n

q
Rp 

z

1 T

i 1
n

q

x
0

zT
(tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất)

i 1

Q Tăng (số lượng sản phẩm sản xuất tăng) -> hạ mức giá thành tăng


+ Số lượng sản phẩm sản xuất giảm -> hạ mức giá thành giảm
* Lưu ý: Do số lượng sản phẩm sản xuất phản ánh quy mô, trong khi tỷ lệ hạ giá
thành phản ánh tốc độ hạ nên khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi, tỷ lệ giá
thành vẫn giữ nguyên như kế hoạch [ không cần tính % Tq]
b. Nhân tố cơ cấu sản phẩm sản xuất ( K )
Cơ cấu sản phẩm thay đổi thì mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành cũng sẽ thay
đổi

K  (q1 q0)(z0  zT ) Q
=

qz p z q z q Z Q

%Tk 

1 0

1 0

0 0

0 T

K
x100
q
z
 1T
92



Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

c. Nhân tố giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm ( Z )
Là nhân tố quan trọng, có tính quyết định ảnh hưởng đến tình hình biến động cuả
chỉ tiêu mức giá thành và tỷ lệ hạ giá thành

Z 

 q (z  z
1

1

0

)

  q1 z1   q1 z0
%Tz  qZz x100


11

Lưu ý: Lập bảng tính các chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp
giá thành của những sản phẩm có thể so sánh (theo mẫu)
Sản

phẩm

∑ giá thành
theo KLSP
q z
q z
0 T
0 0

Nhiệm vụ hạ
ZKH
M0

T0

∑ Z theo SLTT
q 1z T

Q 1z0

q 1z1

Kết quả hạ Z
so với NT
M1

T1

A
4.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được
Các nhà phân tích, phải sắp xếp thành 2 nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố ảnh hưởng
làm tăng mức hạ giá thành tăng tỷ lệ hạ giá thành nhóm nhân tố tác động làm giảm
mức hạ giá thành, giảm tỷ lệ hạ giá thành
Trên cơ sở đó, kết hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, sẽ rút ra những nhận
xét và kết luận phù hợp về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm so
sánh.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ giá thành
A/h mức hạ
Nhân tố
(1000 đ)
1. Số lượng sản phẩm sản xuất
2. Cơ cấu sản lượng
3. Giá thành sản xuất sản phẩm

A/h tỷ lệ hạ
(%)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV
1. Trình bày khái niệm chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm?
2. Trình bày nội dung phân tích chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa?
3.Trình bày nội dung phân tích sản phẩm có thể so sánh được
93


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

4. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm X như sau:

Số lượng sản phẩm
Sản xuất (cái

Sản
phẩm

Kế
hoạch
500
100
1000
150
50

A
B
C
D
E

Thực
hiện
600
80
950
150
50

Giá thành sản xuất
Giá bán đơn vị sản

Đơn vị sản phẩm
phẩm (1000đ)
(1000đ)
Kế
Thực
Kế
Thực
hoạch
hiện
hoạch
hiện
5
6
11
10
5
6
9
10
18
17
30
31
18
17
25
24
18
17
20

21

Yêu cầu:
- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm
hàng hóa.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1000đ giá trị sản
lượng hàng hóa”.
5. Có tình hình về chi phí sản xuất, giá thành và giá bán sản phẩm của một doanh
nghiệp sản xuất như sau:
Sản lượng (cái)
Sản
phẩm

Kế
hoạch

Thực
hiện

80
100
50
150

120
100
60
200

A

B
C
D

Giá thành
Đơn vị sản phẩm
(1000đ)
Năm
Kế
Thực
trước
hoạch
hiện
200
180
100
-

180
160
90
120

190
165
85
118

Giá bán đơn vị
sản phẩm (1000đ)

Kế
hoạch

Thực
hiện

280
200
160
160

300
210
130
180

Yêu cầu:
- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm
hàng hóa.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1000đ giá trị sản
lượng hàng hóa”.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được.
6. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau:
Sản

Sản lượng (cái)

Giá thành

Giá bán đơn vị

94


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

phẩm
Kế
hoạch

Thực
hiện

4000
2000
150

4200
2100
1600

A
B
C

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Đơn vị sản phẩm
(1000đ)
Năm
Kế

Thực
trước
hoạch
hiện
10
6
-

9
5
4

9
4
3

sản phẩm (1000đ)
Kế
hoạch

Thực
hiện

20
16
10

21
15
11


Yêu cầu:
- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm
hàng hóa.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1000đ giá trị sản
lượng hàng hóa”.

95


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Chương V
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Phân tích kết quả của khối lượng sản xuất
a. Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh
Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của
doanh nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số lượng thực tế với số
lượng kế hoạch của từng loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các loại sản phẩm đều
đạt hay vượt kế hoạch sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch
sản xuất mặt hàng. Ngược lại nếu có một loại sản phẩm nào đó không hoàn thành
kế hoạch sản xuất thì kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất
mặt hàng.
b. Phân tích quy mô của kết quả sản xuất
Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất theo kiểu lắp ráp, sản phẩm
bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết được sản xuất tách rời ở nhiều phân xưởng và cuối

cùng lắp ráp thành thành phẩm, ở đây được coi là sản phẩm trọn bộ. Khi tất cả các
bộ phận chi tiết được sản xuất đúng kế hoạch về số lượng và yêu cầu kỹ thuật.
Nếu sản xuất không trọn bộ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản
xuất về mặt hàng làm tăng khối lượng sản phẩm dở dang và ứ đọng vốn. Vì vậy để
đảm bảo hoàn thành phải phân tích tình hình trọn bộ của sản xuất.
1.2 Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm
a. Phân tích thứ hạng sản phẩm
Có những mặt hàng sản xuất được kế hoạch thừa nhận thứ hạng chất lượng
khác nhau. Có kế hoạch như vậy là do chất lượng vật liệu hoặc trình độ kỹ thuật
của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm thứ hạng dưới kém sản phẩm
thứ hạng trên về mặt công dụng, thẩm mỹ và về các tiêu chuẩn cơ, lý, hóa cho nên
giá bán thấp hơn. Do đó làm giảm giá trị sản lượng và doanh lợi của doanh nghiệp.
Khi phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số phẩm cấp bình quân:
So sánh hệ số phẩm cấp bình quân thực tế với kế hoạch nếu tăng chứng tỏ
chất lượng sản phẩm trong sản xuất đã được nâng cao, nếu giảm chúng tỏ chất
lượng bị giảm thấp.

96


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

- Kỳ kế hoạch:

H

0i 


q
q

P

0i 0i

0i

p0max

Trong đó:

H0i : là hệ số phẩm cấp bình quân sản phẩm i kỳ kế hoạch
q 0 i : là khối lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch

P0i : là giá bán sản phẩm i kỳ kế hoạch
p0max : Giá bán sản phẩm cao nhất
- Kỳ thực hiện

H1i 

q
q

P

1i 1i


1i

p0max

Trong đó:

H 1i : là hệ số phẩm cấp bình quân sản phẩm i kỳ thực hiện

q 1i : là khối lượng sản phẩm i kỳ thực hiện
P1i : là giá bán sản phẩm i kỳ thực hiện

  H 1  H i1  H 0 i
Nếu H >1 Chất lượng kỳ thực hiện kém hơn kỳ kế hoạch
Nếu H <1 Chất lượng kỳ thực hiện tốt hơn kỳ kế hoạch
Nếu H =1 Chất lượng kỳ thực hiện không đổi
=> Ảnh hưởng của việc tăng hoặc giảm chất lượng sản phẩm đến giá trị số
lượng hàng hóa

QHi  Hi  q1i  P0max
- Giá đơn vị bình quân
Giá đơn vị bình quân thực tế lớn hơn giá đơn vị kế hoạch nói lên chất lượng sản
xuất sản phẩm thực tế tốt hơn kế hoạch và ngược lạ.i
Qua giá trị đơn vị bình quân có thể tính được ảnh hưởng của chất lượng thay
đổi đến giá trị sản lượng
- Kỳ kế hoạch:

97


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


P0i 

q p
q
0i

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

0i

0i

Trong đó:

P0 i : là hệ số đơn giá bình quân sản phẩm i kỳ kế hoạch

q 0 i : là khối lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch

P0i : là giá bán sản phẩm i kỳ kế hoạch
- Kỳ thực hiện:

P1i 

q p
q
1i

1i


1i

Trong đó:

P1 i là hệ số đơn giá bình quân sản phẩm i kỳ thực hiện

q 1i : là khối lượng sản phẩm i kỳ thực hiện

P1i : là giá bán sản phẩm i kỳ

thực hiện

=> P1  P1i  P0 i
Nhận xét:
P >1 Chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện tốt hơn kỳ kế hoạch
P <1 Chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện kém hơn kỳ kế hoạch
P = 1 Chất lượng sản phẩm không đổi
- Phương pháp tỉ trọng (tính cho từng loại sản phẩm)

T1i 

q1
q
100  0 100
 q1
 q0

Phân tích so sánh tỉ trọng thực tế với tỉ trọng kế hoạch của từng thứ hạng sản
phẩm. Nếu tỉ trọng của thứ hạng trên thấp hơn kế hoạch thì đánh giá chất lượng
sản phẩm thực tế kém hơn kế hoạch và ngược lại, tỉ trọng thực tết của thứ hạng

trên cao hơn kế hoạch thì kết luận là chất lượng sản xuất thực tế tốt hơn kế
hoạch.
b. Phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất, có những chi tiết, có những bộ phận sản phẩm
hoặc sản xuất không đúng quy cách hoặc hủy bỏ không sửa chữa được.
98


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

Đối với phần lớn các doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất không dự kiến chi tiết
sản phẩm hỏng có thể dự trữ trong kế hoạch một tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định.
+ Chỉ tiêu phân tích
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt:
% SHCB =

CPSP hỏng i
X 100
CPSX SP i

% SHBQ =

∑ CPSP hỏng
X 100
∑ CPSX SP

Tỷ lệ sai hỏng bình quân tăng => ∆SHBQ =%SHBQ KN - %SHBQKT
Nếu ∆SHBQ > 0 => chất lượng sản phẩm giảm

Nếu ∆SHBQ = 0 => chất lượng sản phẩm không đổi % SHCB
Nếu ∆SHBQ < 0 => chất lượng sản phẩm tăng
+ Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố cơ cấu sản phẩm (∆K)
∆K =

∑CPSX KN x % SHCBKT
∑CPSXKN x % SHCBKT
X
∑CPSX SP KT
∑CPSX SP KN

- Tỷ lệ sai hỏng cá biệt:
∆S =

∑CPSXKN x % SHCBKN
∑CPSXKN x % SHCBKT
X
∑CPSX SP KN
∑CPSX SP KT

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
∆’SHBQ = ∆K + ∆S
Bảng tính chỉ tiêu phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất
SP

∑Z spsx
KT
KN


∑CPSX hỏng
KT
KN

%SHCB
KT
KN

%SHBQ
KT
KN

A
+
Nếu ∆SHBQ > 0 thì chất lượng sản phẩm giảm
Nếu ∆SHBQ < 3% => CPSX = Z + CPSP
Nếu ∆SHBQ < 0 thì chất lượng sản phẩm tăng
2. PHÂN TÍCH KẾ QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
2.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
99


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

a. Ý nghĩa
- Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản
phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
tiền tệ và kế thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để

tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
- Qua tiêu thu tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách
hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phảm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường
- Sau quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không chỉ thu hối được tổng số chi phí
có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ mà còn thể hiện được giá trị lao động
thặng dư, đây là nguồn vốn quan trọng nhằm tích lũy vào ngân sách và các quỹ
doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công
nhân viên.
b. Nhiệm vụ
- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng,
đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình tiêu thụ
- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của (toàn
bộ) doanh nghiệp
- Đánh giá chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá về dự biến động về khối
lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm
đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ sản xuất và tiêu thụ để thấy
khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình
hình đó
- Chú ý rằng sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được xem là tiêu thụ khi doanh
nghiệp xuất kho sản phẩm gửi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng
chấp nhận thanh toán.
- Chỉ tiêu đánh giá
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
KLSP tiêu

thụ trong kỳ =
Tỷ lệ % hoàn
thành KH
tiêu thụ sản
phẩm
=

KLSP tồn
kho ĐK

q
q

1i

p0i

0 i p0i

+

KLSP tiêu
thụ trong kỳ

+

KLSP tồn
kho CK

x100


100


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Tỷ lệ % hoàn
thành KH tiêu
thụ sản phẩm
theo mặt hàng =

q
q

min i
0i

Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái

p0i

 p0i

Nếu kết quả tính ra nhỏ hơn 100% doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm, doanh thu giảm 1 lượng
Nếu kế quả tính ra lớn hơn 100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm, doanh thu tăng 1 lượng
2.3 Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm sản
phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
a. Phân tích tình hình kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm

- Chỉ tiêu đánh giá:
n

LN 0   q0i lg 0 i
i 1
n

LN1   q1i lg1i
i 1

Trong đó: LN 0 , LN1 là lợi nhuận gộp kỳ KH, kỳ TH

q0i , q1i là số lượng sản phẩm I sản xuất kỳ KH, kỳ TH
lg0i , lg1i là lợi nhuận gộp đơn vị của sản phẩm I kỳ KH, kỳ TH
lg0 = p0-z0; lg1= p1-z1
Ta có ∆LN = LN1 – LN0

TLN 

LN
x100
LN 0

∆LN >0 LN gộp của doanh nghiệp tăng tương ứng với tốc độ tăng TLN
∆LN <0 LN gộp của doanh nghiệp giảm.
b. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
tình hình kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm.
- Nhân tố ảnh hưởng sản phẩm tiêu thụ (∆Q)
∆Q = LN0 x (% HTKH tiêu thụ sản phẩm – 100%)
101



×