Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KỲ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.45 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2015-2016

Chương I: QUANG HỌC
BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
1. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Trả lời: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Thế nào là nguồn sáng và vật sáng? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Nguồn sáng: là những vật tự nó phát ra ánh sáng
Ví dụ: Mặt trời, dây tóc bóng đèn có dòng điện chạy qua….
- Vật sáng bao gồm cả những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Ví dụ: Mặt trời, tờ giấy trắng để ngoài sáng….
BÀI 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
1. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Trả lời: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
2. Hãy biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đoạn thẳng có mũi tên?
Trả lời: Đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên.
Tia sáng AB:
A
B
3. Hãy nêu đặc điểm của 3 loại chùm sáng? Vẽ hình mỗi loại chùm sáng?
Trả lời:
* Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

* Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

* Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.


BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG


1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? (Hiểu)
Trả lời:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
2. Hãy biểu diễn tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ
bởi gương phẳng?
S
N
Trả lời:S
N
R
i’
SI: tia tới

i
IR: tia phản xạ
IN: pháp tuyến
I: điểm tới
SIN=i: góc tới
NIR=i’: góc phản xạ

3. Có một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M. Hãy vẽ tia phản xạ?
S
N
I

Trả lời:
S
N


i
i’

I

R
BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
1. Hãy nêu đặc điểm của một vật tạo bởi gương phẳng?
Trả lời: Đặc điểm của một vật tạo bởi gương phẳng:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.


- Có kích thước bằng kích thước của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh đó tới gương.
2. Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt
trước gương phẳng?
A
A
B
B
Trả lời:
B’

BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI
A’
1. Hãy nêu đặc điểm về ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
Trả lời: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
2. Hãy so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và vùng nhìn thấy của gương phẳng?
Trả lời: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước.

3. Hãy nêu những ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế?
Trả lời:
- Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp 1 gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát
để quan sát phía sau. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng nên giúp cho người lái xe
nhìn được khoảng rộng hơn đằng sau.
- Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi
lớn để người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản bên đường
che khuất, tránh được tai nạn.
BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM
1. Hãy nêu đặc điểm ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
Trả lời: Ảnh ảo của một tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
2. Nêu tác dụng của gương cầu lõm?
Trả lời: Tác dụng của gương cầu lõm
- Biến đổi 1 chùm tia tới song song thành 1 chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước
gương.
- Biến đổi 1 chùm tia tới phân kì thích hợp thành 1 chùm tia phản xạ song song.
3. Hãy nêu ứng dụng của gương cầu lõm? (Hiểu)
Trả lời: Làm pha đèn để tập trung ánh sáng theo 1 hướng mà ta cần chiếu sáng


CHƯƠNG II: ÂM HỌC
BÀI 10: NGUỒN ÂM
1. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Trả lời: Khi phát ra âm các vật đều dao động.
2. Hãy kể tên một số nguồn âm? Chỉ ra bộ phận nào dao động trong nguồn âm?
Trả lời: * Một số nguồn âm: trống, kèn lá, sáo, đàn ghita…
* Bộ phận dao động trong nguồn âm
- Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống.
- Vật dao động phát ra âm trong kèn lá là phần lá bị thổi.
- Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo.

- Vật dao động phát ra âm trong đàn ghita là dây đàn.
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. Vật dao động phụ thuộc như thế nào vào tần số?
Trả lời: Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao
động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
2. Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
Trả lời:- Tần số là số dao động trong 1 giây.
- Đơn vị là héc. Kí hiệu: Hz
3. Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số? (Hiểu)
Trả lời:- Âm phát ra càng cao (âm bổng) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (âm trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
1. Biên độ dao động là gì?
Trả lời: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
2. Hãy nêu độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như thế nào? Đơn vị độ to
của âm? (Hiểu)
Trả lời:- Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động
của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
- Đơn vị độ to của âm là đêxiben. Kí hiệu: dB
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
1. Âm có thể truyền được trong những môi trường nào?
Trả lời: - Âm truyền được trong môi trường chất lỏng, rắn, khí và không thể truyền trong
môi trường chân không.
2. So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn (thép), lỏng (nước) và chất khí?
- Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn (Thép: 6100m/s) lớn hơn trong chất lỏng (nước:
1500m/s), trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí (không khí:340m/s).
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
1. Tiếng vang là gì?
Trả lời: - Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ

trở lại truyền đến tai người nghe. Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang.
2. Khi nào ta nghe được tiếng vang? (Hiểu)
- Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng
thời gian ít nhất là 1/15 giây.


3. Hãy giải thích khi ở trong hang động lớn, nếu nói to thì ta nghe được tiếng vang?
Trả lời: Khi ở trong hang động, nếu nói to thì ta nghe được tiếng vang vì âm phát ra truyền
đến vách đá bị phản xạ và truyền trở lại tai ta. Vì khoảng cách giữa ta và vách đá lớn, nên
thời gian từ lúc phát ra đến khi nghe được âm phản xạ lớn hơn 1/15 giây. Vì thế ta nghe
được tiếng vang.
4. Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
Trả lời:- Vật phản xạ âm tốt: vật cứng có bề mặt nhẵn.
- Vật phản xạ âm kém: vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề.
4. Hãy nêu ứng dụng liên quan đến phản xạ âm?
Trả lời:- Trong các phòng hoà nhạc, phòng ghi âm, người ta thường dùng tường sần sùi và
treo rèm nhung để làm giảm âm phản xạ.
- Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (4 CÂU)
1. Dấu hiệu nhận biết ô nhiễm tiếng ồn? Cho ví dụ?
Trả lời: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và
sinh hoạt của con người.
Ví dụ: Tiếng ồn trong các thành phố lớn, tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá.
2. Có mấy biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn?
Trả lời: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng cách treo các biển cấm gây tiếng
động mạnh.
- Phân tán âm trên đường truyền: trồng nhiều cây xanh, xây tường…
- Ngăn chặn sự truyền âm: dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, cửa kính hai lớp…
3. Những vật liệu cách âm nào thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn?

Trả lời: Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ôn nhiễm tiếng ồn: Xốp, cao su xốp,
vải nhung,…trong các phòng cách âm, kính hai lớp, cây xanh, tường bêtông, gạch có lỗ,...
4. Nêu một số ví dụ và đưa ra biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn?
Trả lời:
- Tiếng hát karaôkê kéo dài suốt ngày làm ảnh hưởng nhà bên cạnh. Biện pháp: đề nghị vặn
bớt âm thanh xuống, đóng cửa, che rèm phòng hát karaôkê.
- Loa phóng thanh công cộng hướng thẳng vào nhà. Biện pháp: yêu cầu mắc lại loa phóng
thanh lên cao.
BÀI TẬP: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần
đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s?
Cho biết
Giải
t’=1 (s)
v= 1500(m/s)
Thời gian sóng siêu âm truyền từ tàu đến đáy biển
S=?
t= t’/2
= 1/2=0,5(s)
Độ sâu của đáy biển
S = v.t = 1500(m/s).0.5(s) = 750 (m)



×