Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

phân tích tâm trạng kiều trong TD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.54 KB, 3 trang )

Tình yêu đang tươi đẹp,nồng nàn trong đôi tim non trẻ và đằm thắm của Thúy Kiều và Kim Trọng thì thình lình tai biến dồn
dập đến.Kim Trọng phải về Liêu Dương để hộ tang chú.Riêng Thúy Kiều lại gặp gia biến . Tự nguyện bán mình chuộc cha,
đêm trước nàng đã trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn
phận làm con đối với ơn sinh thành. Cuối cùng những dằn vặt day dứt đã hết sau khi đã quyết chọn một con đường. Nào
ngờ, đó mới chỉ là khởi đầu, dạo đầu. Hôm trước, là chữ Tình và chữ Hiếu, nó có phần chóng vánh. Còn hôm nay, là giằng
xé giữa chữ Tình và chữ Duyên, nó mới thực sự bi kịch, vĩnh viễn đau thương. Nỗi đau đớn đứt ruột trong tâm trạng Kiều
hôm nay là sự tiếp tục của đêm trước. Bởi, đã xác định vì chữ Hiếu thì phải làm nốt phần việc còn lại là trao duyên cho
người khác. Tất cả sự tinh tế,phức tạp trong thế giới tâm hồn nàng lúc trao duyên này đã được thi hào Nguyễn Du khắc
họa lại một cách tài hoa,đầy xúc động trong từng câu chữ của đoạn trích "Trao duyên".

Duyên là một thứ trời xe, trời định, những người yêu nhau ắt hẳn được xe duyên. Thế mà ở đây Kiều tự thay trời trao
duyên của bản thân mình cho em thì có thể được không? Tuy nhiên thì ở đây Kiều vẫn phải tước quyền của ông tơ bà
nguyệt, bỏ qua những cảm xúc của bản thân mình để quyết định trao duyên cho em. “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân” thì
thấy chị mình đang thổn thức giữa đêm khuya. Vân ghé đến ân cần hỏi han. Thúy Kiều thật là khó nói, nhưng “để lòng thị
phụ tấm lòng với ai”. Thương cha, nàng bán mình, thương người tình, nàng đành cậy em .......................
bốn chữ cậy, chịu, lạy, thưa vị thế của hai chị em Thuý Kiều đã thay đổi, đảo lộn. vẫn xưng hô là chị em, mà thực tình trong
đó là quan hệ giữa một ân nhân và một kẻ chịu ơn. "Cậy" hàm chứa lòng tin sâu nặng gửi gắm,nương tựa khiến người
được nhờ khó thể thoái thác được.Lại còn một cử chỉ thiêng liêng đi theo nữa là "lạy". một nghịch lý trớ trêu. Phải chăng,
việc mà Kiều sắp nói ra đây, điều mà Kiều sẽ nhờ cậy Vân quá lạ lùng, quá to lớn và hệ trọng đến nỗi nàng phải hạ mình
cầu xin Vân. Kiều ý thức rất rõ về thân phận của mình nhưng cũng hiểu được mình đã đẩy Vân vào tình thế vô cùng khó
xử. Bởi chữ "duyên" chữ "hạnh phúc" đối với mỗi con người là điều rất thiêng liêng, đặc biệt là với người phụ nữ. Chính vì
thế, Kiều đã buộc mình phải quỳ lạy để thưa Vân, mong nàng nhận lời. Bằng lời lẽ thiết tha khẩn khoản,Thúy Kiều đã hạ
mình xuống tư thế của người chịu ơn để van lơn cầu khẩn chính đứa em ruột của mình.Nàng xem việc Thúy Vân phải thay
mình đáp đền tình cảm của chàng Kim là một hành động hy sinh của em gái Tâm lý nhân vật được Nguyễn Du miêu tả thật
tinh tế, đặc sắc khiến cho người đọc như hoá thân vào nhân vật để thấy hết được tâm tư sâu kín của nàng.
Nàng tiếp tục kể về cuộc tình của mình và chàng Kim uộc tình với Kim Trọng ngày nào còn đẹp đẽ là thế, vậy mà giờ đây
chỉ còn lại là một "mối tơ thừa". Đau đớn, xót xa, Kiều bắt đầu hồi tưởng lại những ngày tháng hạnh phúc bên Kim Trọng
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khôn lẽ hại bề vẹn hai


Có lẽ những kỷ niệm về Kim Trọng sẽ không bao giờ nhạt phai trong Kiều. Những ngày tháng vui vẻ, hạnh phúc ấy đến thật
nhanh mà đi cũng thật nhanh. Kể từ khi Kiều gặp chàng Kim rồi đến khi thề nguyền bên nhau Kiều chưa kịp hưởng trọn nó
thì hạnh phúc đã vụt khỏi tay nàng. Chuyện tình của hai người vẫn còn đang ở giữa chừng chưa đi đâu về đâu cả sự đời
oan trái sóng gió bất ngờ ập đến, hai chữ tình hiếu được đặt lên bàn cân. Mà nàng thì không thể vẹn cả hai chữ được.
. Ngậm ngùi kể về chuyện tình chóng vánh với anh chàng họ Kim, tình yêu vừa mới chớm đến lại đứt gánh tương tư giữa
đường. Chính vì thế mà Kiều mong Vân chấp nhận sự cậy nhờ của mình mà chắp mối tơ loan với chàng Kim Trọng. Sự
ngậm ngùi ấy được phát ra từ những câu thơ trên. Kiều cũng đau đớn xót xa lắm. Dù cho là chị em nữa nhưng phải gượng
ép trao đi thứ mình không muốn trao và thứ mà người ta không muốn nhận thì chẳng khác nào mất đi một thứ quý báu.
nàng kể, nàng giãi bày thật nhanh, thật rõ ràng mà cũng thaatj chua xót ngành ngọn cho Vân hiểu vi sao mình phải lựa
chọn cách này. .Thúy Kiều lại còn viện cả cái chết của mình ra để cho thấy sự vui lòng toại nguyện,thanh thản biết bao nếu
được Thúy Vân nhận lời "giúp đỡ",thay mình chắp nối duyên cùng Kim Trọng.Không chỉ gợi đến sự bạc mệnh của
mình,Thúy

Kiều

còn

khéo

đề

cao

nghĩa

cử

của

Thúy


Vân

Vậy nên bây giờ keo loan chắp mối tơ thừa cho em, chị se duyên kết tóc mong em có thể tiếp tục mối lương duyên này.
Đoạn Trao duyên phải là một cuộc chuyện trò, nhưng rồi lại diễn ra như một màn dộc thoại. Thuý Vân hầu như không lên
tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỷ vật cho Vân.
Hôm qua nghĩ đến việc hi sinh mối tình, Kiều đã nghĩ đến việc mất Kim Trọng. Và vừa rồi trong lúc lựa lời thuyết phục em


gái, cảm giác mất mát ấy có đến gần hơn. Nhưng có lẽ phải lúc này đây nó mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn
giữ kỉ vật, ít nhiều người ta vẫn có cái ảo giác người yêu vẫn còn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật
trao đi, người ta mới thật rơi vào hẫng hụt. Bắt đầu từ giây phút này đây, cùng với kỉ vật này đây, chàng Kim sẽ vĩnh viễn
thuộc về người khác! Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Chiếc vành với tờ mây kia chính là những kỉ vật tình yêu của hai người. họ đã cùng nhau thề nguyền sống chết, họ đã có
với nhau những ngày tháng hạnh phúc những niềm vui tràn ngập trước khi cái xã hội kia đã buộc Kiều chọn chữ hiếu mà hi
sinh chữ tình. Kiều trao duyên mà tình không trao được, chia sẻ kỉ niệm tình yêu với Thúy Vân mà không thể nói hết những
đớn đau, tuyệt vọng, xót xa. Kiều không chấp nhận sự thật, ích kỉ trao duyên cho em những vẫn muốn kỉ vật này la của
chung. Khi Kiều nói với chính mình cũng là khi nàng xót thương cho thân phận mình, ước mong níu kéo được tình yêu với
Kim Trọng. Nàng khao khát mong muốn trở lại những ngày tháng trước đây đồng thời luyến tiếc với những kỉ vật tình yêu
ấy. Nối đau đớn ấy liệu có ai hiểu, sau khi gượng ép trao duyên, trao lại một thời với những xao xuyến ấy, có lẽ trái tim
nàng đã quá mệt mỏi, nó vùng lên như một mãnh thú bị giam cầm trong nhà tù tối tăm, nàng tự tiếc thương cho tiinh yêu
với KT, nàng muốn được hiện diện trong cuộc tình Trọng-Vân, nàng mong người xót xa thấu hiểu nỗi long này. Tiếng nói
nức nơ rcuar trái tim ngân lên bao nhiêu,
Kiều càng rã rời đi bao nhiêu , đau đớn và tuyệt vọng đến mức muốn tìm đến cái chết – một cái chết đau thương và tủi hổ.
Kiều đau như chết đi lặng trong sự đau đớn đang dày xé con tim mình:
“Mai sau dù có bao giờ...
Rảy xin chén nước cho người thác oan”
Kiều nghĩ đến cái chết và Kiều ngẫm rằng kể cả khi nàng chết đi thì những lời thề kia cũng không thể nào quên được. và sụ

bất công của xã hội và sự mất đi tình yêu của Kiều sẽ khiến cho nàng cảm thấy thật sự đau oan khuất mà cứ vấn vương
trên cõi trần không thể siêu thoát. Mai sau khi Vân Trọng nên duyên thì cũng đừng quên kiều. Nếu thấy hiu hiu gió thì có thể
cảm nhận là nàng đang về. Nàng mượn cơn gió kia để đưa hồn mình về thăm Vân Trọng. lời thề với chàng Kim thì dẫu cho
Kiều có nát thân liễu yếu thì cũng không thể nào đền đáp được cho chàng Kim. Khi ấy chỉ mong kim và Vân hãy rót một
chén rượu cho người thác oan là Thúy Kiều. Có thể nói cuộc sống của con người ai mà chẳng sợ chết người ta nghĩ đến
cái chết chỉ khi trong họ thật sự cảm thấy rất đau khổ không thể nào có thể chịu đựng được nữa thì họ mới dám nghĩ đến.
kiều ý thức được nỗi đau trong mình, nàng như biết trước con dường mà nàng sắp đi khổ cực và gian truân đến mức nào.
Cũng có thể chết bất cứ lúc nào. Sauk hi trao duyên, nàng coi như mình đã chết. Càng khóc than cho số phận,nỗi đau của
Thúy Kiều càng chồng chất thêm.Cuối cùng hình ảnh người tình hiện ra trong tư tưởng và choáng ngợp cả tâm hồn của cô
gái đau đớn vì lỡ mất tình yêu này.Nàng chết ngất đi trong tiếng kêu thương tưởng thấu đến trời :
Ôi Kim lang ? Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Tên chàng Kim thốt hai lần trong một câu thơ vừa nồng nàn vừa trang trọng biết bao.Là một con người giàu lòng vị
tha,Thúy Kiều lúc nào cũng ân cần và chu đáo đối với chàng Kim.Nàng yêu chàng Kim hơn cả bản thân mình. Câu thơ cuối
cùng là lời than mà cũng là lời tự trách mình. "Từ đây" là mốc thời gian Kiều bắt đầu bước vào cuộc đời mười lăm năm lưu
lạc cát bụi. Câu thơ không một chữ lệ nhưng ta nhận ra rất rõ nước giọt nước mắt đau xót đến tái tê của Kiều.
Đoạn trích "Trao duyên" đã khắc họa sinh động,sâu sắc và đầy xúc cảm tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ Qua
nỗi đau đớn khi chuyện tình tan vỡ, qua sự hy sinh quên mình vì hp người thân, ta càng thấy được rõ vẻ đeho nhân cách
thuần khiết của Kiều.
.Bằng con mắt tinh tế. Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình: con người của đời thường và con


người của phi thường. Trong sự kiện “sóng gió bất kì” này, Thúy Vân vô tư, hồn nhiên, còn Thúy Kiều thì lại càng đau đớn
hơn.
Dưới ngòi bút tài hoa sắc sảo của Nguyễn Du,chúng ta thấy hiện lên rõ mồn một hình ảnh một Thúy Kiều nhạy cảm,giàu
lòng yêu thương,rất vị tha và chu tất,một Thúy Kiều khổ đau và cao quý.Thành công ấy của nhà thơ cho ta thấy "sức cảm
thông lạ lùng" (Hoài Thanh) của ông đối với những đau khổ và khát vọng hạnh phúc tình yêu của con người.




×