Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Ôn thi môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.46 KB, 44 trang )

Câu 1 : Những nét khái quát về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật
Việt nam.
Quá tình hình thành nhà nước: Nhà nước ta trải qua 4 giai đoạn phát triển liên tục
1. Giai đoạn Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau, tồn tại trong nửa
đầu thiên kỷ thứ II TCN
2. Giai đoạn Đồng Đậu, thuộc trung kỳ, thời đại đồng thau nửa sau thiên kỷ thứ
II TCN
3. Giai đoạn Gò Mun thuộc hậu kỳ thời đại, thời đại đồng thau khoảng cuối
thiên kỷ thứ II đầu thiên kỷ thứ I TCN
4. Giai đoạn Đông Sơn thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, từ đầu thiên kỷ thứ II TCN
và vài thiên kỷ sau CN. Giai đoạn đầu thuộc thời kỳ Hùng Vương, còn cuối
thuộc Bắc thuộc sau đó.
Lịch sử nhà nước Việt Nam trải qua rất nhiều giai đoạn, từ thời kỳ sơ khai là nhà
nước Văn lang- Âu lạc.
Giai đoạn 2: 1000 năm bắc thuộc và quá trình đấu tranh giành độc lập
-Nhà nước pháp luật Ngô – Đinh – Tiền Lê giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc
và bước đầu xác lập nhà nước trung ương tập quyền
-Nhà nước pháp luật các triều đại Lý- Trần- Hồ trong giai đoạn củng cố phát triển
nhà nước trung ương tập quyền.
-Nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền thời Lê Sơ (TK XV-XVI)
-Nhà nước thời kỳ nội chiến phân liệt (TK XVI- XVIII)
Giai đoạn 3: Chính quyền và luật lệ thời pháp thuộc
Giai đoạn 4: Nhà nước và pháp luật từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay
-Cách mạng tháng 8 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và pháp
luật trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945-1954)
-Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc
(1954-1976)
-Sự thành lập nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – pháp luật trong cơ
chế quan liêu bao cấp (1975-1986)
-Nhà nước và pháp luật thời kỳ đổi mới
Câu 2 : Sự hình thành, đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu lạc


Sự hình thành nhà nước Văn Lang-Âu lạc
Nguyên nhân hình thành Nhà nước
1. Kinh tế:
Trong khoảng 2000 năm TCN, sức sản xuất và nền k/tế thời đại Hùng
Vương từ chỗ còn mang dáng dấp k/tế tự nhiên nguyên thủy ở giai đoạn đầu trải

1


qua những bước p/triển lâu dài đến g/đoạn cuối đã có những biến đổi lớn lao
chuyển dần sang nền k/tế sản xuất là chủ yếu
Những công cụ bằng đồng thau, bằng sắt thay thế dần công cụ bằng đá. Con
người từ vùng đồi núi, trung du tràn xuống khai phá vùng đồng bằng rộng lớn. Từ
trồng trọt nương rẫy là phổ biến chuyển sang lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm
chủ đạo, từ nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng
kim loại và sức kéo của gia súc
2. Xã hội
Quá trình phân hóa xh diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hàng ngàn năm
Nếu so với giai đoạn đầu (giai đoạn Phùng Nguyên) thì đến giai đoạn cuối
(giai đoạn Đông sơn), sự p/hóa xh đã thể hiện rõ nét ở cả sự phân hóa giàu nghèo
và sự p/hóa về địa vị xh
Nếu so với nhiều nước khác như TQ và nhất là các nước phương Tây cổ đại
thì mức độ p/hóa xh cho đến cuối thời kì Hùng vương vẫn chưa tới mức độ sâu sắc,
chưa mang tính đối kháng gay gắt
Đặc điểm trạng thái p/hóa xh đó quy định đặc thù quá trình hình thành nn
3. Các yếu tố khác thúc đẩy sự hình thành nhà nước sớm hơn.
Một là, cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy k thể đảm đương
nổi công việc lớn lao trong tự vệ và trị thủy – thủy lợi mà đòi hỏi phải có 1 loại cơ
cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nn. Nn là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn
xh và chặt chẽ nhất

Hai là, các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và có vai trò quan trọng trong xh,
quyền lực và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ
chức mới, thôi thúc sự ra đời sớm của nn
Sự hình thành nhà nước Âu lạc
Vào cuối đời Hùng vương, giữa Hùng vương (vua của cư dân Lạc việt) và Thục
phán (Âu việt) xảy ra xung đột. Cuộc xung đột đang tiếp diễn thì bị nạn xâm lược
của đế chế Tần. Thục Phán đã đứng lên với vai trò là thủ lĩnh liên minh bộ lạc chỉ
đạo cuộc kháng chiến chống Tần. Cuộc kháng chiến kéo dài 5 – 6 năm và với
thắng lợi của nó đã khiến Hùng vương nhường ngôi cho Thục phán. Thục phán
xưng là An Dương vương, lập ra nước Âu lạc
NN Âu lạc tồn tại khoảng 30 năm. Năm 179 TCN, Triệu đà đánh bại An dương
vương, mở đầu thời kì Bắc thuộc
Đặc điểm:
Tổ chức bộ máy nhà nước:

2


Thủ lĩnh (liên minh bộ lạc)

Vương (hùng vương; An dương
vương)

Tù trưởng (bộ lạc)
Lạc tướng (bộ)
Tộc trưởng (công xã thị tộc)
Bồ chính (công xã nông thôn)
Pháp luật:
NN Văn lang – Âu lạc đã có pl nhưng đó là hình thức pl sơ khai và chủ yếu là tập
quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thủy.

Câu 3 : Tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật ở Việt nam thời Bác thuộc
Tổ chức bộ máy Việt Nam thời Bắc thuộc
Triệu
Hán-Lương
Tùy

Đường

Quận
(quan sứ)

Quận
(thứ sử)

Quận
(thái thú)

Phủ
(tiết độ sứ)

Châu
(thái thú)

Huyện
(huyện lệnh)

Châu
(thái sử)

Huyện

(huyện lệnh)

Huyện
(huyện lệnh)

Về luật pháp:
Nguồn luật: sử dụng 2 nguồn luật song song là tập tục người Việt (chủ yếu là lệ
làng) và một số pháp luật thời trung hoa.
Nội dung:
- Về luật hình sự: những lãnh tụ nghĩa quân đều bị chính quyền đô hộ khép tội
phản loạn, phản nghịch. Hình phạt phổ biến của luật này lưu đày học tử. Một số
tội phạm về chức vụ luật hánh ở Giao Châu quy định 6 điều lệnh nhằm hạn chế
quan lại người Hán ở Âu Lạc làm thiệt hại công quỹ cống nạp, có thể làm dân nổi
loạn chống đối.
- Luật lệ dân sự, tài chính:
Ruộng đất có 2 hình thức sở hữu là:
Sở hữu tối cao của Hoàng Đế Trung Quốc (sở hữu nhà nước): do chính quyền đô
hộ lập ra và chính quyền đó thay Hoàng Đế thực hiện quyền sở hữu đó.
3


Sở hữu tư nhân: Chủ sở hữu chỉ có thể là quan lại, địa chủ người Hán và một số ít
quý tộc người Việt.
- Luật lệ hôn nhân và gia đình: quy định tuổi kết hôn: nam từ 20-50 tuổi, nữ từ
15-40. Và phải có sính lễ cưới hỏi. Chức môi quan được lập ra để kiểm soát việc
thục hiện kết hôn theo đúng tập quán hôn nhân Nho giáo tuy nhiên chỉ có người
Hán mới theo luật lệ hôn nhân gia đình, còn người Việt thì theo tập tục truyền
thống.
Câu 4 : Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các
triều Ngô – Đinh – tiền Lê, Lý – Trần – Hồ

1. Ngô- Đinh- Tiền Lê
Tổ chức bộ máy Ngô- Đinh -Tiền Lê
Trung ương:
Nhà Đinh: Tuy tổ chức bộ máy ở triều đình nhà Đinh chỉ được phản ánh sơ lược, k
đầy đủ trong sử sách nhưng qua đó cũng cho thấy có 2 ngạch quan văn và võ, đã có
sự phân công rõ ràng ở các lĩnh vực: chính trị, quân sự, luật pháp, tôn giáo… được
hoàn thiện và phát triển hơn triều Ngô.
Một số chức quan triều Đinh: Định quốc công, Đô hộ phủ sĩ sư, Thập đạo tướng
quân
Nhà Tiền Lê: So với triều Đinh, triều Tiền lê có thêm nhiều chức quan mới và mô
phỏng rõ nét hơn quan chế nhà Tống
Một số chức quan triều Tiền lê: Đại tổng quản trị quân dân sự; Thái sư, Thái úy,
Nha nội đô chỉ huy sứ
Chính quyền đại phương:
An nam đô hộ phủ
Châu

Khúc- ngô
Lộ

đinh

Tiền lê
Đạo

Lộ

Huyện

Phủ


Phủ

Hương

Châu

Châu

Xã

Giáp

Giáp

Giáp- hương

Xã

Xã

Xã

Quân đội:
- thập đạo quân thể hiện lực lượng vũ trang toàn dân
- tổ chức quân sự gắn liền với tổ chức hành chính. Lực lượng vũ trang được chia
làm 5 cấp (đạo, quân, lữ, tốt, ngũ). Mỗi đạo hành chính là 1 đạo quân sự
4



- ở trung ương có quân đội thường trực, là đội quân tinh nhuệ, được trang bị tốt và
là lực lượng chính để bảo vệ vương triều
Pháp luật:
- nền pháp luật sơ khai, đơn giản, phiến diện
- đã có pháp luật thành văn, dần hình thành tập quán chính trị để điều chỉnh 1 số
lĩnh vực trọng yếu, cấp bách như quan chế, quân sự, còn các quan hệ xã hội khác
do luật tục điều chỉnh
- pháp luật mang tính chất khắc nghiệt đối với các thế lực cát cứ, chống đối, khoan
dung, giản dị đối với dân chúng
2. Lý- Trần- Hồ
Tổ chức bộ máy thời Lý- Trần- Hồ
Trung ương:
Vua
Tể tướng

Các quan đại thần:
Tam công
Tam cô
Tam tư
Thái úy
Thiếu úy
Binh chương sự

Các bộ:
Thượng thư
Thị lang

Các cơ quan quản lý
chuyên môn khác:
Viện

Đài
Phủ
Ty
Giám
Cục

1242-1397
Lộ
Phủ-Châu
Xã

1397
Lộ
Phủ
Châu
Huyện
Xã

Địa phương:
1010-1242
Lộ-Trại
Phủ- Châu
Hương- xã- sách

Quân đội:nam từ 18-20 tuổi gọi là hoàng nam, còn từ 20-60 gọi là đại hoàng nam.
Phải đăng ký vào sổ quân.
Tổ chức quân đội chặt chẽ gồm:
Quân cấm vệ: bảo vệ cung cấm, kinh đô, là quân tinh nhuệ nhất, được lựa chọn
cẩn thận và tập huấn chu đáo
5



Quân các lộ: chức năng canh phòng, bảo vệ Lộ Phủ, Châu.
Vương hầu và tù trưởng đều có lực lượng gia binh.
Pháp luật: có 3 nguồn pháp luật là:
Pháp điển hóa pháp luật- cac bộ luật: luật hình thư (1242)- vua Lý Thái Tông
Tập hợp hóa pháp luật- các tập luật lệ: Quốc triều thông chế, quốc triều hoàng
thường lễ, hoàng triều đại điển.
Văn đạo đơn hành- đạo chiếu, lệnh: quy định quan chế(1242), chiếu về việc vua
đích thân giả quyết khiếu nại của nhân dân(1010)
Pháp luật chưa điều chỉn các quan hệ xã hôi
nguyên tắc xư phạt: mọi vi phạm đều bị xử phạt và chuộc hình phạt bằng tiền và
truy cứu trách nhiệm liên đới
hình phạt: ngũ hình (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) và các hình phạt khác
Lĩnh vực dân sự: quy định về chế độ sở hữu, hợp đồng và thừa kế:
Trong hôn nhân, gia đình cấm vợ chồng con cái, gia nô tố cáo lẫn nhau, đàn bà
ngoai tình bị xử cho về với chồng làm nô tì, chồng được tự ý đem bán hoặc cầm
đâm.
Câu 5 : Những đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
Trung ương:
Vua
Tả tướng
Các quan đại thần:
Tam thái
Tam thiếu
Tam tư

Địa phương:


Hữu tướng

VP tư vấn:
Các tỉnh
Hàn Lâm viện
Chiến sự Viện
Nội mật viện

Các bộ:
Lễ
Lại

chia cả nước thành 5 đạo:
Lộ, trấn, phủ
Châu
Huyện
Xã.
6

Cơ quan chuyên
môn:
Ngự sử đài
Ngũ hình viện
Quốc sử viện
Quốc tử giám
Thái sử viện


Quân đội: gồm quân đóng ở kinh đô và quân đóng ở các đạo. Chế độ tuyển binh
chặt chẽ, cứ 3 năm 1 lần

Tuyển dụng quan lại:
Tiến cử:quan lại có nghĩa vụ tiến của hiền tài và khuyến khích hiền tài tự tiến cử.
Khoa cử: hình thức mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài, bổ sung vào đội ngũ quan
lại
Khảo khóa- nhằm lọa bỏ những quan chức không đủ phẩm hạnh, năng lực và sắp
xếp, thăng bổ những người có đủ đức tài vào đúng bậc quan tương ứng.
Câu 33. Tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, Quan chế; đặc trưng
cơ bản về quản lý làng xã triều vua Lê Thánh Tông
a. Chính quyền trung ương
- Đối với các quan trọng yếu ở trong triều. Để ngăn chặn sự lạm quyền hoặc tiếm
quyền, để nhà vua trực tiếp nắm các cơ quan chủ yếu và trọng yếu trong triều,
Lê Thánh Tông đã cải tổ đối với các chức quan to ở triều đình như sau:
o Bãi bỏ chức tể tướng
o Bãi bỏ chức đại hành khiển đứng đầu hàng ngũ quan văn
o Đối với các quan đại thần, ba chức Tư ( tam tư) cũng bị bãi bỏ.
- Một số cơ quan có chức năng văn phòng của nhà vua
o Hàn lâm viện: phụng mệnh nhà vua khởi thảo một số loại văn thư như
biểu, chiếu chỉ...
o Đông các viện: sửa chữa các văn bản do Hàn lâm viện đã soạn thảo.
o Trung thư giám: phụ trách việc biên chép các dự thảo văn bản trên
thành bản dự thảo chính thức để trình vua chuẩn y.
o Hoàng môn tỉnh: cơ quan giữ ẫn của nhà vua
o Bí thư giám: cơ quan trông coi về thư viện của nhà vua
- Lục bộ:
o Bộ Lễ: phụ trách việc lễ nghi, tế tự, tiệc tùng, thi cử và học hành, quản
lý lễ nghi của quan lại, đúc ấn tín, trông coi Tư thiên giám, Thái y
viện...
o Bộ Lại: quản lý đội ngũ quan lại trong cả nước – xương sống của nền
quân chủ, bao gồm việc tuyển bổ, thăng giáng, phong tước phẩm,
khảo xét quan lại.

o Bộ Hộ: quản lý về ruộng đất, tài chính, tô thuế, kho tàng, hộ khẩu,
lương của quan và quân trong cả nước.
o Bộ Hình: trông coi về hình pháp, xét xử và ngục tụng.
o Bộ Công: trông coi việc sửa chữa , xây dựng cung điện, đường xá, cầu
cống, thành trì... quản lý các công xưởng và thợ thuyền của nhà nước.
o Bộ Binh: quản lý về linh vực quân sự như tuyển quân, huấn luyện
quân đội, quân trang và khí giới, trông coi việc trấn giữ các nơi biên ải
và ứng phó với các tình hình khẩn cấp...
- Lục Tự:
7


o Đại lý tự: xem xét lại những án nặng đã xử như án về tội tử hay tội
lưu rồi gửi kết quả sang Bộ Hình để tâu lên vua xin quyết định.
o Thái thường tự: phụ trách việc thi hành những lễ nghi và điều khiển
ban âm nhạc trong các buổi nghi lễ, trông coi các đền thờ thổ địa.
o Quang lộc tự: phụ trách việc cung cấp và kiểm tra đồ ăn thức uống
trong các buổi tế lễ, yến tiệc ở triều đình.
o Thái bộc tự: có nhiệm vụ giữ gìn, trông nom xe, ngựa của nhà vua và
của các hoàng tử, kiểm soát mục súc trong cả nước.
o Hồng lô tự: có trách nhiệm tổ chức các buổi xướng danh cách vị tân
khoa tiến sĩ, sắp xếp các thể thức nghi lễ khi cần đón các khách quý
của nhà vua, tổ chức việc an táng cho các quan to ở trong triều.
o Thường bảo tự: giữ việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh trong
các kỳ thi hội.
- Lục khoa: Lễ khoa (trước là Đông khoa), Lại khoa (trước là Trung thư khoa),
Hộ khoa (trước là Hải khoa), Hình khoa (trước là Tây khoa), Công khoa ( trước
là Bắc khoa), Binh khoa (trước là Nam khoa). Lục khoa là cơ quan trực thuộc
nhà vua, có chức năng giám sát, kiểm soát Lục bộ, từng khoa giám sát, kiểm
soát từng Bộ tương ứng.

- Các cơ quan chuyên môn:
o Ngự sử đài: giúp vua kiểm soát đội ngũ quan lại và giám sát thực thi
pháp luật.
o Thông chính ty: chuyển đạt công văn, chỉ dụ của vua tới dân gian và
chuyển đệ đơn từ của dân chúng lên triều đình.
o Quốc tử giám: trông coi Văn miếu, giáo dục và đào tạo sĩ tử.
o Quốc sử viện: ghi chép và biên soạn sử của vương triều
o Tư thiên giám: làm lịch (sóc), dự báo thời tiết, đoán định điều lành gở
khi có những hiện tượng thiên nhiên bất thường rồi làm tờ tấu đệ lên
Thừa ty
Thừa chính sứ
nhà vua.
Phủ Trung
Đạo - Xứsóc sức khỏe,Tam
Ty trị bệnh tật cho nhà vua và triều
o Đô
Thái y viện: chăm
chữa
(Tòng tam phẩm)
đình, đồng thời giúp vua quản lý về y dược trong
cả
nước.
Đô ty
Đô Tổng binh sứ
o Tôn nhân phủ: viết gia phả cho nhà vua, xét tài năng và phẩm hạnh
(Chánh
phẩm)
của những người trong hoàng tộc đưa sang cho Bộ Lại chọn
bổ,tứxét
Phủ Doãn

các vụ kiện tụng tranh chấp trong tôn thất. Hiến ty
Hiến sát
b.
Chính
quyền
địa
phương
(Chánh ngũ phẩm)
(Chánh lục phẩm)
c.
Phủ

Tri Phủ (Tòng lục phẩm)

Huyện - Châu

Tri Huyện – Tri Châu (Tòng thất phẩm)



Chú thích:

Xã quan

8
cấp trên và cấp


lãnh đạo


d. Quan chế
- Tước vị của quan lại, quý tộc
o Về tước: 6 bậc: vương, công, hầu, bá, tử, nam. Vua phong những tước
trên cho một số người họ hàng thân thích của mình và cho những công
thần. Các công thần chỉ được ban từ tước công trở xuống. Có hai lệ
phong tước chính là: ấm phong – truy phong.
o Về tư: năm 1471, Lê Thánh Tông đã định lệ về các bậc tư, đối tượng
được ban tư là từ tước quốc công trở xuống đến cửu phẩm.
- Tuyển bổ quan lại:
o Nguồn tuyển bổ: (3 nguồn) người thi đỗ trong các kỳ thi, tức là theo
khoa cử; người có tài được quan trên biết tiếng và đề cử để Bộ Lại tâu
vua xin bổ dụng, thường được gọi là lệ bảo cử; cha ông làm quan tại
triều có công, con cháu noi theo mà xin bổ dụng, sử sách gọi là ấm
sung (tập ấm, nhiệm tử).
o Thể lệ tuyển bổ: thời gian thực hiện, việc tuyển bổ quan lại diễn ra
hàng năm đều có một lần bổ quan vào các chức khuyết, 6 năm có một
lần thuyên chuyển và tuyển bổ lớn. Thủ tục bổ tuyển, tháng 3 hàng
năm Bộ Lại yết bảng về việc tuyển dụng quan lại và thu đơn của
những người xin làm quan; tháng 7, Bộ Lại xét đơn; tháng 8, xem xét
xong và làm thành sổ danh sách tâu lên vua; khi có chiếu chỉ của nhà
vua giao xuống, thì Bộ Lại chuyển sổ danh sách đó sang Lại khoa
duyệt. Sau đó, Bộ Lại mới làm lệnh và đưa cho đương sự.
e. Đặc trưng cơ bản về quản lý làng xã.
Thông qua điển chế và pháp luật, nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông
(1460 - 1497) đã có những biện pháp đối với bộ máy quản lí làng xã như
sau:
- Quy định việc cắt đặt số lượng Xã trưởng tương ứng với từng loại xã.
Việc làm đầu tiên của vua Lê Thánh Tông là thay đổi chức danh Xã quan
thời Lê Thái Tổ thành Xã trưởng.
Nhà vua cũng ban hành nhiều quy định thống nhất về quy mô của ba loại xã

và việc cắt đặt số Xã trưởng tuỳ theo quy mô từng loại xã. Trong quy định
về việc cắt đặt số Xã trưởng theo số hộ nhiều hay ít (ban hành năm Quý Mão
- 1483), vua Lê Thánh Tông quy định như sau:
Xã có 500 hộ trở lên: đặt 5 Xã trưởng
Xã có 300 hộ trở lên: đặt 4 Xã trưởng
Xã có 100 hộ trở lên: đặt 2 Xã trưởng
Xã có 60 hộ trở xuống: đặt 1 Xã trưởng.
Nếu so sánh với việc đặt số Xã quan thời Lê Thái Tổ và Xã trưởng thời Lê
Thánh Tông tuỳ theo quy mô từng loại xã thì chúng ta thấy có sự khác biệt
qua bảng số liệu sau:
Loại xã
Đời vua
Xã lớn
Xã vừa
Xã nhỏ
9


Lê Thái Tổ (1428) 3 Xã quan 2 Xã quan 1 Xã quan
Lê Thánh Tông (1490) 5 Xã trưởng 4 Xã trưởng 2 Xã trưởng
Qua bảng trên, có thể thấy số Xã quan (Xã trưởng) được đặt theo 3 loại xã
tương ứng (xã lớn, xã vừa, xã nhỏ) của thời Lê Thánh Tông nhiều hơn thời
Lê Thái Tổ. Việc tăng thêm số Xã trưởng đứng đầu 1 xã thời Lê Thánh Tông
là hợp lí vì quy mô cấp xã giai đoạn này đã được mở rộng do sự gia tăng dân
số.
- Định rõ tiêu chuẩn bầu chọn, thực hiện chế độ khảo hạch và quy trách nhiệm
đối với chức danh Xã trưởng
+ Thời Lê Thánh Tông đã làm được một điều rất quan trọng, đó là việc đặt
ra quy định thống nhất có tính chất pháp lí về việc bầu chọn chức danh Xã
trưởng với những tiêu chuẩn rõ ràng.

Năm Quang Thuận thứ 3 (1462), Lê Thánh Tông ban hành lệ bầu Xã trưởng
trong đó quy định như sau: “Từ nay về sau bầu Xã trưởng phải cùng nhau
họp bàn xem xét chọn lấy người đứng tuổi hoặc là giám sinh, sinh đồ là con
người lương thiện, tuổi từ 30 trở lên, không vướng việc quân. Những người
làm Xã trưởng phải biết chữ, có hạnh kiểm để tiện giải quyết mọi công việc,
thu thuế khoá. Bầu không đúng người là có tội”
>>>Qua các quy định trên, chúng ta thấy lệ bầu Xã trưởng từ thời Lê Thánh
Tông đã có những quy định rõ ràng về gia thế, tuổi tác, học vấn- trình độ và
hạnh kiểm của người được chọn bầu.
+ Không chỉ ban hành những quy định chặt chẽ về lệ bầu Xã trưởng, nhà
nước thời Lê Thánh Tông còn thực hiện chế độ khảo hạch, giảm thải các
chức danh quản lí làng xã (đứng đầu là Xã trưởng) một cách nghiêm khắc.
Điều 2 về việc cắt giảm các Xã trưởng không phù hợp với lệ ban hành năm
Hồng Đức thứ 14 (1483) ghi rõ: “Người nào làm việc mẫn cán thì vẫn giữ
lại làm việc như cũ. Còn người nào gian tham, thô lỗ, không biết chữ, người
nào già yếu bệnh tật thì đều cắt giảm cho làm dân chịu sưu sai theo lệ, lập
danh sách đầy đủ đưa lên ty rồi chuyển lên bộ để thi hành”
>>>Các Xã trưởng sau khi được bầu chọn, khảo hạch và công nhận trở
thành lực lượng trung gian khi vừa là người đại diện cho dân làng, vừa là
người đại diện cho nhà nước. Vì thế, chức năng và nhiệm vụ của Xã trưởng
đã được nhà nước quy định khá cụ thể:
+ Họ phải lo việc thu thuế, làm sổ và quản lí hộ khẩu, hộ tịch; chăm lo bảo
vệ trật tự trị an, xét xử các vụ án kiện tụng trong phạm vi quyền hạn được
quy định, duy trì thuần phong mĩ tục...
+ Bên cạnh đó, Xã trưởng còn có trách nhiệm bảo đảm đức hạnh
cho những thí sinh dự thi Hương cũng như xác định tư cách của những
người đang chờ được thăng bổ. Các công việc từ lập hương ước, viết thay và
chứng kiến văn khế, chúc thư, xây dựng mốc giới ruộng đất công tư cho đến
việc tổ chức ma chay, hiếu hỉ...đều có vai trò quyết định của Xã trưởng.


10


Như vậy, trách nhiệm của Xã trưởng trước nhà nước rất nặng nề khi phải là
người đảm bảo cho các chính sách quản lí làng xã của nhà nước được thực
hiện có hiệu quả ở địa phương do mình quản lí.
- Đặt thêm chức danh Thôn trưởng để cùng Xã trưởng quản lí làng xã
Để quản lí tốt làng xã, bên cạnh chức danh Xã trưởng, nhà nước trung ương
thời Lê Thánh Tông còn đặt thêm chức danh Thôn trưởng. Thôn trưởng có
thể được dân làng bầu trong số những người đứng tuổi từ khoảng 30 tuổi trở
lên, có tư cách đứng đắn, có khả năng cùng với xã trưởng đảm nhận các
công việc mà cộng đồng giao phó. một số chức năng chính của Thôn trưởng
dưới thời Lê Thánh Tông như sau:
- Đảm bảo giữ gìn an ninh, trật tự trong thôn xóm.
- Cùng với Xã trưởng, tổ chức thu thuế ở thôn xã và phân định ruộng đất
(công, tư) theo quy định của nhà nước.
- Đảm bảo nhân đinh và sức kéo cho sản xuất nông nghiệp trong làng xã.
- Chống nạn cường hào, tham nhũng trong bộ máy quản lí làng xã
 Chính sách của nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông đối với bộ máy
quản lí làng xã có ý nghĩa rất lớn tới lịch sử và đương đại thể hiện rất rõ qua
mặt tích cực của cách tổ chức quan lí
Thứ nhất, việc tiêu chuẩn hoá các phẩm chất, năng lực cần có của Xã trưởng
cho thấy nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông đã đánh mạnh vào quyền
tự trị trong việc bầu chọn chức danh đứng đầu làng xã.
Trước đây, việc bầu người đứng đầu làm Xã trưởng là do ở dân và chưa có
tiêu chí chung, thống nhất nào của nhà nước quy định việc bầu chọn cũng
như tiến trình bầu chọn. Vì vậy, tiêu chí bầu chọn có thể do từng làng xã,
từng địa phương quy định theo truyền thống dân chủ làng xã vốn có từ lâu
đời như: ưu tiên người cao tuổi (truyền thống trọng người già), có uy tín và
có đức hạnh trong làng hoặc thuộc dòng dõi thế gia, cự tộc…

Dưới thời Lê Thánh Tông, những yếu tố, phẩm chất như trên có thể vẫn
được coi trọng. Nhưng, yếu tố quyết định đối với mỗi ứng viên cho chức
danh Xã trưởng là phải có học, phải biết chữ, như thế cũng có nghĩa là ít
nhiều phải thấu suốt được đạo đức, lễ nghĩa và những quy tắc của Nho giáo
(như đã trình bày ở mục 2).
Thứ hai, việc cắt đặt số lượng Xã trưởng tương ứng với từng loại xã, lấy từ
kết quả do dân bầu lên (khi đã được chính quyền nhà nước cấp trên công
nhận) là một chính sách khôn khéo của nhà nước Lê Thánh Tông nhằm giúp
cho việc quản lí làng xã có hiệu quả.
Trước đây, nhà Trần từng đặt các chức Đại tư xã và Tiểu tư xã để quản lí
làng xã. Đại Việt sử kí toàn thư viết: “Nhâm Dần, [Thiên Ứng Chính Bình]
năm thứ 11 [1242], mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ…Các xã, sách
thì đặt chức Đại, Tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là Đại tư xã, từ lục phẩm
trở xuống là Tiểu tư xã. Có người kiêm cả 2, 3, 4 xã, cùng Xã chính, Xã sử,
Xã giám gọi là Xã quan” . Tư liệu trên cho phép chúng tôi nghĩ rằng: những
Xã quan có phẩm trật thời Trần có thể là những quan lại do triều đình cử
11


xuống, từ bên ngoài làng xã chứ không phải dân bản xã. Nếu đúng như vậy
thì các vị Xã quan thời Trần sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí địa
bàn mình phụ trách khi họ không nắm được tình hình xã đó giống như dân
bản xã và rất khó để hoà được vào cộng đồng làng xã.
Tuy nhiên dưới thời Lê Thánh Tông, với chính sách cho phép người dân bầu
chọn Xã trưởng (theo quy định về tiêu chuẩn, tiến trình và cách thức bầu
chọn của nhà nước), nhà nước trung ương đã rất khéo léo trong việc lấy
được người đứng đầu làng xã từ trong dân, có được sự tín nhiệm của nhân
dân và do dân đề cử lên mặc dù nhà nước vẫn là người quyết định cuối cùng
trong việc công nhận sự tín nhiệm đó. Đây là cách thực thi thứ quyền lực
nhà nước vừa không có sự áp đặt khiên cưỡng từ trên xuống nhưng thực chất

vẫn có sự đảm bảo thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Thứ ba, chế độ khảo hạch chức danh Xã trưởng thời Lê Thánh Tông (sau khi
bầu chọn) đã góp phần không nhỏ giúp cho chính sách quản lí bộ máy quản
lí làng xã của nhà nước thu được hiệu quả.
Qua các điều quy định đã nêu ở trên cho thấy, nhà nước thời Lê Thánh Tông
đã có một chu trình khép kín về các thể lệ bầu chọn Xã trưởng: từ việc quy
định tiêu chuẩn, đặt thể lệ bầu chọn và tiến hành xét duyệt đến khâu khảo
hạch...
>>>rất cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lí làng xã của nhà nước
thông qua bộ máy chính quyền cấp xã, góp phần tăng cường tính thống nhất
và tập quyền của nhà nước trung ương dưới thời Lê Thánh Tông.
Thứ tư, việc đặt thêm chế độ Thôn trưởng (đứng đầu mỗi thôn) bên cạnh
chức danh Xã trưởng có thể xem là nét độc đáo trong chính sách quản lí làng
xã của nhà nước Lê sơ từ thời Lê Thánh Tông.
Trên thực tế, nếu một xã có nhiều thôn (nhất xã nhị, tam thôn) thì bản thân
người Xã trưởng cũng khó có thể bao quát và quản lí sát sao về mọi mặt trên
địa bàn của mình. Nhà nước vì vậy đã đặt thêm chế độ Thôn trưởng - người
sẽ phối hợp và giúp Xã trưởng quản lí địa bàn thôn xóm của mình tốt hơn..
Điều đó đã góp phần tăng cường tính thực thi, hiệu quả trong chính sách
quản lí làng xã của nhà nước. Cho đến ngày nay, với sự trở lại vị trí của thôn
làng truyền thống và việc đặt lại chế độ Trưởng thôn, điều đó tự bản thân nó
đã minh chứng cho sự đúng đắn và tính hiệu quả qua việc thiết lập chế độ
Thôn trưởng từ thời Lê Thánh Tông.
Câu 34. Khái quát về hệ thống pháp luật, triết lý cơ bản trong xây dựng, áp
dụng pháp luật và các định chế phi quan phương (các thiết chế xã hội, định chế
- quy tắc điều chỉnh xã hội ) triều vua Lê Thánh Tông, ý nghĩa lịch sử và đương
đại.
a. Khái quát về hệ thống pháp luật
b. Triết lý cơ bản trong xây dựng, áp dụng pháp luật
12



Đây là một bộ tổng luật mang tính hàm hỗn (có phạm vi điểu chỉnh rất rộng,
phong phú nhưng thường ở mỗi điều luật đều có chế tài đi kèm).
- Đã chú ý đến tính hệ thống : Các nhà làm luật đã ghép những điều khoản có
tính chất giống nhau vào một chương (Ví dụ : Điền sản, Tạp luật…)
- Mang ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa nhưng vẫn có sự sáng tạo, tiến bộ
mang đậm tính cách Việt Nam (được thể hiện qua những điều khoản bảo vệ
những người ở tầng lớp dưới hay dù còn hạn chế những đã có những điều luật
bảo vệ quyền lợi người phụ nữ, thể hiện tính nhân đạo…).
- Các quy phạm pháp luật được điều chỉnh một cách cụ thể và dễ hiểu, không
mang tính khái quát. Các chế tài trong bộ luật mang tính cố định.
c. Các định chế phi quan phương triều vua Lê Thánh Tông
d. Ý nghĩa lịch sử và đương đại
Câu 35. Quốc triều hình luật ( Bộ Luật Hồng Đức )- tính chất, phạm vi điều
chỉnh, cơ sở tư tưởng, các nguyên tắc cơ bản.
a. Tính chất
- là bộ luật bảo vệ chế độ phong kiến, là công cụ quan trọng để xây dựng và củng
cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- quan tâm đến lợi ích của con người trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
- mang đậm tính chất nhân đạo
- thể hiện “tính phản ánh” sâu sắc và tinh tế, tiêu biểu là ở sự kết hợp chặt chẽ
giữa Nho giáo và phong tục tập quán, giữa luật và tục lệ: vừa tiếp thu có chọn
lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của
dân tộc mình.
- những chính sách trong nông nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an dân,
chính sách ổn định sản xuất nông nghiệp.
b. Phạm vi điều chỉnh
Các lĩnh vực điều chỉnh cơ bản của Quốc Triều Hình Luật: hình sự, dân sự, hôn
nhân gia đình, tố tụng. Trong đó, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều

nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng
đất.
a, Dân sự.: các điều khoản liên quan đến chế độ ruộng đất, những điều về mua
bán cầm cố, thừa kế ruộng đất.
b, Hình sự: Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm
toàn bộ nội dung của bộ luật, gồm: những nguyên tắc chung áp dụng khi trừng
phạt, Dấu hiệu của tội phạm, Phân loại tội phạm, đồng phạm, các giai đoạn
phạm tội và phòng vệ chính đáng, Hình phạt.

13


c.
d.
-

c, Hôn nhân gia đình: điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn
nhân(do chết hoặc ly hôn), quan hệ gia đình.
d, Tố tụng: những quy định chặt chẽ về thủ tục khi giải quyết kiện tụng như việc
thụ lý khiếu kiện, thẩm vấn, tra khảo, phân xử.
Cơ sở tư tưởng
Nho giáo
Các nguyên tắc cơ bản
Vô luật bất hình
Chiếu cố
Chuộc tội bằng tiền
Về trách nhiệm hình sự
Thưởng người tố giác và trừng phạt kẻ che giấu tội phạm.

Câu 36. Nội dung cơ bản của QTHL, sự thể hiện các quan điểm cơ bản của

nho giáo, tính dân tộc trong QTHL
a. Nội dung cơ bản của QTHL
b. Sự thể hiện các quan điểm cơ bản của Nho giáo trong QTHL
- là bộ luật bảo vệ chế độ phong kiến, là công cụ quan trọng để xây dựng và
củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- quan tâm đến lợi ích của con người trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
- mang đậm tính chất nhân đạo
- thể hiện “tính phản ánh” sâu sắc và tinh tế, tiêu biểu là ở sự kết hợp chặt chẽ
giữa Nho giáo và phong tục tập quán, giữa luật và tục lệ: vừa tiếp thu có
chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt
đẹp của dân tộc mình.
- những chính sách trong nông nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an
dân, chính sách ổn định sản xuất nông nghiệp.
c. Tính dân tộc trong QTHL
QTHL là công trình pháp điển vĩ đại, được coi là bộ luật quan trọng nhất và là
bộ luật chính thống của triều Lê. Về giá trị lịch sử, bộ luật phản ánh trung thực
trạng thái chính trị, kịnh tế, xã hội nước ta thế kỷ XV. QTHL còn được đánh giá
là bộ luật có tính dân tộc sâu sắc. Tìm hiểu về tính dân tộc của bộ QTHL ta có
những nội dung sau:
1. Nguyênnhân
Nguyên nhân chủ yếu chính là hoàn cảnh ra đời của bộ luật và của triều đại nhà
Lê – triều đại mà bộ QTHL được ban bố.
Theo tư liệu lịch sử, trước nhà Lê các chính quyền Nhà nước Việt tự chủ trước
đó như Đinh, Lý, Trần…ra đời là sự kế thừa, chuyển giao chính quyền từ tập
đoàn dòng họ này sang tập đoàn dòng họ khác. Nhà Lê sơ được thành lập hoàn
toàn khác. Đó là kết quả của cuộc kháng chiến chống Minh lâu dài, anh dũng,
vẻ vang của dân tộc. ý thức về độc lập, về toàn vẹn lãnh thổ núi sông từ lâu đã
hình thành tiềm tàng trong nhận thức của mỗi người dân đất Việt, của chính
quyền Nhà nước Việt thời tự chủ Lê sơ. 20 năm bị giặc Minh đô hộ, áp bức,
14



đồng hoá, Đại Việt giành lại được bằng bao nhiêu xương máu, nên ý thức dân
tộc càng được nêu cao và trở thành niềm tự hào dân tộc, ý thức hệ dân tộc. ý
thức tự tôn dân tộc đã ảnh hưởng và chi phối cả lĩnh vực lập pháp. Bộ QTHL –
tinh hoa của luật pháp thời Lê sơ đã tiếp thu tư tưởng truyền thống dân tộc, ý
thức tự tôn dân tộc về một nền văn hoá phát triển không thua kém Trung hoa.
Chính vì thế, tính dân tộc được thể hiện rất rõ trong QTHL.
-

-

-

-

2. Biểu hiện
Phong tục tập quán là nguồn luật rất quan trọng của QTHL. Các hương ước là
phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật thành
văn. Các nhà làm luật triều Lê đã tiếp thu các giá trị văn hoá của dân tộc thông
qua các phong tục tập quán vốn có từ lâu đời và đang được thực hiện trong cuộc
sống của quần chúng nhân dân, đưa chúng vào hệ thống PL của triều đình. Việc
áp dụng các phong tục tập quán như vậy đã làm cho các điều khoản của bộ luật
phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện do đó có tính khả thi
cao.
QTHL là pháp luật hướng Nho nhưng có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với hoàn
cảnh của nước ta. PLPKVN đã áp dụng nhiều phong tục tập quán của dân tộc.
Sở dĩ như vậy là do triều đình đã nhận thức rõ sức mạnh của quần chúng nhân
dân đối với sự vững mạnh của xã tắc, sự thịnh suy của triều đình. Việc áp dụng
các phong tục tập quán trong nhiều trường hợp là có lợi cho sự vững mạnh của

triềi đình. Mặt khác, đối với các phong tục truyền thống liên quan đến kinh tế,
sở hữu, thừa kế thì sự thay đổi không hề đơn giản. Những nhân tố đó ảnh
hưởng, chi phối đời sống hằng ngày của dân chúng và gắn vó chặt chẽ với các
phong tục tập quán khác như hôn nhân, thờ cúng tổ tiên. Việc thay đổi các
phong tục đó có thể vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân
và đó là điều không có lợi cho sự vững mạnh của triều đình. Phong tục tập quán
được áp dụng trong nhiều trường hợp. VD: điều 314 QTHL quy định việc đính
hôn rất phù hợp với phong tục tập quán của nước ta. Sự đính hôn chỉ coi là có
hiệu lực khi nhà người gái nhận đồ sính lễ mà nhà trai mang sang gọi là lễ nạp
trưng. Lễ trao và nhận dẫn cưới phải thực hiện một cách trọng thể với sự có mặt
của cha mẹ trong khi đó PL nhà Đường quy định việc đính hôn nhà gái phải
làm một văn thư phúc đáp lại hôn thư của nhà trai mói có giá trị pháp lý. Điều
này rõ ràng không phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân ta.
Ngoài ra QTHL còn tiếp thu truyền thống tôn trọng người phụ nữ của dân tộc
ta. QTHL thừa nhận quyền ly hôn của người vợ trong một số trường hợp nhất
định, thừa nhận quyền có tài sản riêng của người phụ nữ, QTHL còn có quy
định về tam bất khứ…Điều này thể hiện tính nhân đạo, bác ái, xuất phát từ
phong tục, truyền thống tình nghĩa vợ chồng của dân tộc ta, nhằm bảo vệ quyền
lợi tối thiểu của người vợ phù hợp với đạo lý người Việt.
QTHL còn tiếp thu truyền thống con cháu được quyền ra ở riền khi cha mẹ còn
sống. Theo PL TQ đây là tội đại bất hiếu. Tuy nhiên, PL triều Lê chấp nhận
điều đó. Điều 347 quy định con cái đủ 15 tuổi được cấp ruộng đất để tự nuôi
15


sống bản thân… Do sự kết hợp các phong tục tập quán lâu đời của VN với đạo
đức Nho giáo, hoà nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình mà mối
quan hệ cha mẹ và con cái trong QTHL không có tính chất tuyệt đối phục tùng,
tuyệt đối định đoạt như Nho Giáo.
Như vậy, tính dân tộc độc đáo và đặc sắc đã làm cho QTHL không chỉ là công

cụ thống trị của riêng giai cấp thống trị mà thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng
của nhân dân thông qua các phong tục tập quán truyền thống. Đó là điểm tiến
bộ và độc đáo của nhà Lê. Nó thể hiện tính độc lập, sáng tạo của những nhà lập
pháp triều Lê, đồng thời là sự thể hiện của quốc gia có chủ quyền.
Câu 42. Đặc trưng cơ bản về quan chế trong quốc triều hình luật (QTHL), bảo
vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong QTHL,?
* Đặc trưng cơ bản về quan chế.
1 . Kiểm soát hoạt động tuyển dụng bằng khoa cử
Thứ nhất: quy định rõ hành vi cấm trong thi cử và xử lý nghiêm người vi phạm,
nhất là người có chức vụ. Để việc thi cử diễn ra nghiêm túc, tìm đúng nhân tài
cho đất nước và loại trừ các hành vi tham nhũng phổ biến trong các kỳ thi (nhận
hối lội hay nhũng nhiễu tiêu cực), việc thi cử được tổ chức rất chặt chẽ và pháp
luật xử lý nghiêm hành vi gian lận trong khi thi hay mượn người thi hộ; giám sát
truờng thi không cho sĩ tử mang sách vở vào trường thi (Điều 3 và Điều 5 Chương
Vi chế, BLHĐ). Để đảm bảo khách quan trong đánh giá kết quả thi, pháp luật
nghiêm cấm sao chép, đánh tráo bài làm của thí sinh; không được làm giám khảo
nếu có quan hệ nhân thân với thí sinh (Điều 2 chương Vi chế). Tính khách quan
trong việc tuyển chọn quan lại một mặt thúc đẩy mọi người trong xã hội học tập;
đồng thời sẽ triệt tiêu những điều kiện tồn tại của tệ tham nhũng, lợi dụng việc coi
thi, chấm thi để nhũng nhiễu từ những sĩ tử bất tài.
Thứ hai: bảo đảm về nhân thân, đạo đức của sỹ tử. Địa phương xác nhận tư cách,
đạo đức của sĩ tử thi hương trong bảng kê khai lý lịch ba đời. Qui định này vừa tạo
điều kiện để có thể thu hút nhân tài một cách rộng rãi, vừa đảm bảo chặt chẽ trong
việc tuyển chọn quan lại để không những chọn được người tài mà còn là người có
đức. Đây là tiền đề tạo ra một đội ngũ quan lại tài đức vẹn toàn, biết chăm lo cho
đời sống người dân và không dễ bị tha hóa bởi lợi ích cá nhân.
Thứ ba: giám sát hoạt động đào tạo, thi cử. Để bảo đảm công bằng, khách quan,
16



tránh tiêu cực trong thi cử, hoạt động của những cơ quan này vừa chịu trách nhiệm
trước nhà vua; đồng thời chịu sự giám sát của Bộ Lễ và Lại Khoa. Nhất là Lại
Khoa được nhà vua giao phó việc kiểm tra hoạt động thi cử, tuyển dụng; nếu phát
hiện những biểu hiện gian lận, tiêu cực thì trước hết, Lại Khoa có quyền đàn hạch
(chất vấn) Bộ Lại; đồng thời báo cáo và tham mưu, tư vấn cho nhà vua biện pháp
xử lý.
2. Sử dụng quan lại
2.1. Nguyên tắc sử dụng quan lại:
- Áp dụng chính sách tản quyền trong việc phân công chức năng, nhiệm vụ cho đội
ngũ quan lại. Tản quyền được hiểu là không để tập trung quá nhiều công việc vào
một cơ quan hay chức quan mà phải chia sẻ cho cơ quan, chức quan khác. Do vậy,
cần phân công rạch ròi công việc, chức năng, quyền hạn của các cơ quan, chức
quan trong bộ máy nhà nước.
- Phân bổ và sử dụng quan lại theo phẩm hàm, tước vị và nhất là theo kết quả
của các cuộc thi tuyển hay sát hạch.
- Căn cứ vào việc phân loại để quan lại sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, khai thác
tối đa năng lực của họ..
2.2. Các biện pháp bảo đảm sử dụng quan lại hiệu quả
a. Sát hạch quan lại (còn gọi là phép “khảo công hay khảo khóa quan lại”).
Thứ nhất: các hình thức sát hạch: chiếu năm 1471, vua Lê Thánh Tông dụ rằng:
“Đặt ra phép khảo khóa để phân biệt người hay, người hèn, thúc đẩy việc trị dân.
Ba năm sơ khảo một kỳ (xét đầu kỳ) và chín năm thông khảo xét cả lại rồi mới thi
hành thăng, giáng”. Như vậy, có hai hình thức khảo khóa:
- Một là: sơ khảo (ba năm một lần). Trong trường hợp quan lại làm việc
không phạm tội thì cứ lệ 3 năm khảo khóa một lần.
- Hai là: thông khảo: người đã được khảo khóa ba lần liên tiếp (tức 9
năm), không tham tang phạm pháp, được xét công trạng thì quan phụ trách khảo
17



hạch theo lệ mà xét kỷ thực sự. Quan viên nào dù đủ chín năm làm việc nhưng hèn
hạ, không làm được việc, kém cỏi, phạm pháp thì không cho thông khảo để thăng
thưởng mà còn phải giáng hạ”. Như vậy khảo khóa lần thứ tư được gọi là thông
khảo”.
Thứ hai: kết quả sát hạch
- Luân chuyển công tác..
-

Xử lý kỷ luật.
Áp dụng chế độ hồi tỵ: Những người có quan hệ nhân thân với nhau (như:
hôn nhân, huyết thống, đồng hương,…) không được cùng làm việc tại một địa
phương hay công sở. Năm Hồng Đức thứ 19 (Mậu Thân 1488), nhà vua xuống
chiếu: “Hễ là anh em ruột, anh em con chú con bác và bác cháu, cậu cháu với
nhau thì chỉ có một người được làm xã trưởng, không được cùng làm để trừ
mối tệ bè phái, hùa nhau”

b. Chính sách đãi ngộ và chế độ lương bổng.
Thứ nhất: Lệ về cấp phát ruộng đất
Một là: chế độ lộc điền. Thông thường những bậc công thần khai quốc, con cháu
có mối quan hệ huyết thống trực hệ với nhà vua sẽ được hưởng chính sách lộc
điền. Khi được cấp, người đó có toàn quyền sở hữu ruộng đất và sau khi chết đi,
con cháu của họ được hưởng thừa kế theo quy định chung.
Hai là: chế độ quân điền. Chiếu năm 1477 (Hồng Đức niên hiệu thứ 8) vua định
lệ quân điền như sau: “Phàm công điền của dân đinh các xã (ruộng đất nhà vua
cấp cho các xã để phân cho dân đinh cày cấy), cứ 6 năm một lần quan phủ, huyện
hoặc châu phải kiểm tra, đo đạc, chia ruộng làm ba bậc: nhất đẳng, nhị đẳng và
tam đẳng ( có tài liệu cho rằng ứng với ba loại đất tốt, đất vừa và đất xấu
Thứ hai: Lệ về tiền lương và những lợi ích vật chất khác. Ngoài chế độ đãi ngộ
bằng ruộng đất nêu trên, quan lại tùy theo cấp bậc sẽ được hưởng một số tiền
phong cho thực ấp và người hầu.

18


Câu 43. Nội dung cơ bản của chế định dân sự,hôn nhân và gia đình, các quy
định tố tụng hình sự, thủ tục pháp lý trong QTHL.
Trả lời:
_ Trong lĩnh vực dân sự: các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh
vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.
+ Phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà
nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn diện
về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng
đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ
sử dụng ruộng đất công. Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng
về ruộng đất tư cũng được quy định rõ ràng.
+ Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi
với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát
sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình,
dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa
kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điểm đáng
chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với
người con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến
khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài
sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này
góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia
tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Thừa kế
chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
_ Luật hôn nhân và gia đình: là một ngành luật quan trọng trong Bộ luật Hồng đức
nói riêng cũng như luật pháp phong kiến nói chungvì theo Nho giáo, đạo tề gia là
cơ sở cho chỉ đạo trị quốc; các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em là 3 trong 5 mối

quan hệ cơ bản của xã hội; lụât hôn nhân và gia đình trong luật Hồng Đức được
xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân không tự do, nhiều vợ, nam nữ bất bình đẳng,
đề cao quyền của người cha, người chồng, người vợ cả và con trưởng trong gia
đình; củng cố và bảo vệ chế độ gia đình phong kiến - gia trưởng.
_ Các quy định tố tụng hình sự, thủ tục pháp lý: Quốc triều hình luật là bộ luật đầu
tiên có những quy định tương đối chặt chẽ về thủ tục tố tụng. Luật tố tụng chủ yếu
được quy định trong Quyển 6, gồm 2 chưong, 78 điều: các vụ việc được chia thành
4 loại: Rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn. Tương ứng với 4 loại vụ việc đó mà cấp xét
xử được quy định là xã quan, huyện quan, phủ quan, triều đình (Điều 672). Trình
tự xét xử nhiều cấp được quy định trong điều 672. Nếu xã quan không xử được thì
đưa lên huyện quan, huyện quan không xử được thì đưa lên phủ quan, phủ quan
lhông xử được thì đưa lên đạo (lộ), quan đạo không xử được thì mới đưa lên kinh.
Thời hạn xét xử cũng được luật quy định cụ thể: Ngoài ra trình tự, và thủ tục bắt
người, điều tra, xét hỏi, chế độ giam giữ, thi hành án... cũng được quy định tương
đối chặt chẽ. Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, Bộ luật Hồng Đức còn có
19


một số quy định về tài chính và thuế khoá, về chế độ lao dịch, về quản lý hộ khẩu,
về một số chính sách đối với các dân tộc thiểu số v.v...
Câu 44. Kỹ thuật pháp lý trong QTHL
_ Trong hoàn cảnh và trình độ pháp lý của thế kỷ XV, sự hoàn thiện và phong phú
của các tình tiết cụ thể khiến cho nhiều nhà nghiên cứu và chúng ta ngày nay phải
ngạc nhiên và thán phục.
_ Hầu hết tất cả những vấn đề lớn nhỏ trong xã hội đều được nếu ra trong bộ luật.
Thậm chí, cả những quy định dành riêng cho binh lính cũng được tập hợp một cách
có hệ thống. Một số điều đã đạt tới trình độ tiếp cận với kỹ thuật lập pháp hiện đại:
ý chí phạm tội, tình tiết làm nặng hoặc giảm nhẹ tội.
_ Các điều luật trong “Quốc triều hình luật” không có tên gọi mà chỉ đánh số điều,
vì vậy, trong rất nhiều điều luật, nhà làm luật không chỉ quy định một hành vi

phạm vi tội mà còn quy định cả cách xử lý đối với những người có liên quan trong
trường hợp phạm tội đó.
_ Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày tương đối độc đáo và dễ hiểu, mô
tả những tình huống cụ thể đến chi tiết. Thậm chí, trong bộ luật còn cụ thể hoá tới
mức giả định cả tên người trong hành vi hoặc quan hệ pháp luật (điều 397). Cách
diễn đạt như vậy đảm bảo cho các quy phạm pháp luật phức tạp có thể được mọi
người hiểu một cách dễ dàng.
_ Phần chế tài trong các quy phạm pháp luật của “Quốc triều hình luật” được quy
định dưới dạng chế tài cố định - đây là điểm khác biệt của bộ luật này so với các
quy phạm pháp luật hiện hành ở cả các nước phương Đông, phương Tây. Thường
thì các ngành luật sử dụng hình thức chế tài không cố định (có biện pháp cưỡng
chế ở mức cao nhất và mức thấp nhất), còn mức độ áp dụng cụ thể trong trường
hợp cụ thể thì được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng ở
“Quốc triều hình luật” thì các mức chế tài nặng hay nhẹ, tăng nạng hay giảm nhẹ
tội được ấn định rõ ràng cho mối hành vi vi phạm cụ thể (điều 466). Điều đó đảm
bảo tính chính xác cao nhất trong việc áp dụng pháp luật để quản lí đất nước của
chính quyền Hậu Lê.
Câu 45. Những nội dung cơ bản của Quốc triều khám tụng điều lệ
_ Về thẩm quyền tố tụng của các cấp chính quyền:
Có các cấp xét xử sau:
+ Tri phủ, Tri huyện:
_ Tri huyện: xét xử tất cả các vụ việc không phải là tạp tụng (ruộng đất, tài
sản, cưới xin, đánh nhau,...)
_ Tri phủ phúc thẩm những vụ việc đã xử ở huyện nhưng còn khiếu kiện lên
phủ. Quan phủ phối hợp với quan huyện điều tra các vụ về thù sát, dâm sát, ẩu sát.
Quan phủ xét xử các vụ việc này.
+ Thừa ti, Hiến ti:
_ Thừa ti: Quản lý hành chính và dân sự.
_ Hiến ti: Giám sát đội ngũ quan lại ở địa phương.
20



+ Các cơ quan ở kinh đô:
_ Lục phiên và lục bộ: Thụ lý và xử sơ thẩm ở phiên những vụ quan trọng rồi
được bộ tương ứng phúc thẩm theo lĩnh vực.
_ Ngự sử đài: Xét xử lại những vụ việc đã xét xử lần đầu ở Thừa ti, Hiến ti
nhưng vẫn khiếu kiện.
_ Phủ chúa (Chánh đường): Cơ quan phán quyết cuối cùng những vụ án đã
được xử lại ở Lục bộ hoặc Ngự sử đài nhưng vẫn khiếu kiện.
_ Một số thủ tục tố tụng:
+ Thụ lý việc kiện: Chỉ được thụ lý khi có chứng cứ.
+ Thời hạn xử án: Theo Điều 21. (án mạng là 4 tháng; ruộng đất, trộm cướp là 3
tháng; không phải tạp tụng là 2 tháng, lấy ngày bị cáo trình bày sự việc làm mốc)
+ Phương pháp xử án: Phải niêm yết công khai ngày tháng xét xử; luận tội
không chỉ căn cứ vào tra khảo mà còn phải dựa vào các chứng cứ cụ thể; bản án
phải dẫn đủ điều luật, không được xử theo ý riêng. Có quy định chi tiết về “Lệ về
nhật trình sai bắt của các khám quan quy định”.
Câu 46:

Hệ thống chính quyền “Lưỡng đầu” Lê – Trịnh ở Đàng ngoài, của các
chúa Nguyễn ở Đàng Trong và hệ thống pháp luật thời Lê - Trịnh
Hệ thống chính quyền “Lưỡng đầu” Lê – Trịnh
Vua Lê
Chúa Trịnh
Vai trò, địa vị,
Tước vị,
- Vua phải phong
- Vương chỉ là một
quyền hạn
địa vị

vương cho chúa
tước, không phải
Quan hệ giữa Đế
- Y phục màu
là vua
và vương
vàng
- Y phục màu tím
- Vật tượng trưng
- Vật tượng trưng
là bảo ấn, bảo
là chén ngọc, búa
kiếm
vàng
Quyền
Quyền lập pháp:
Quyền lập pháp
hành
- Ban hành những
- Ban hành những
văn bản có tính
văn bản có tính
nguyên
tắc
ứng dụng cao
chung chung
- Ban lệnh, lệnh dụ
- Ban sắc dụ, thức
(có tính ngăn
dụ (văn bản quan

cấm,
khuyên
trọng)
bảo)
- Ban chỉ, chiếu
- Ban chỉ, chỉ
(văn bản không
truyền (thể chế,
mấy quan trọng)
quy tắc hoạt
động của các cơ
quan nhà nước)
Quyền hành pháp
Quyền hành pháp
- Tuyển bổ, thăng,
- Tuyển bổ, thăng,
giáng, ban phẩm
giáng, ban phẩm
21


hàm với
quan tam
trở lên
- Nắm danh
quyền
chính

chức
phẩm

nghĩa
hành

hàm với chức
quan tứ phẩm trở
lên và các quan
ngoại nhiệm
- Chúa bổ nhiệm
chức vụ phải
dưới danh nghĩa
của Vua
- Nắm thực quyền
hành chính
Quyền tư pháp
- Xử các vụ án cấp
chung thẩm
- Có quyền tài
phán cao nhất

Quyền tư pháp
- Xử án cấp phúc
thẩm
- Chức năng ban
bố lệnh đặc xá,
đại xá
Lĩnh vực quân sự
Lĩnh vực quân sự
- Chủ tọa lễ ban
- Là đại nguyên
chiếu xuất chinh

soái – người
hay lễ ban chiếu
đứng đầu quân
chỉ phong chức
đội
- Chủ yếu giữ vai
- Ban hành hầu hết
trò động viên
các chỉ dụ liên
tinh thần quân sỹ
quan đến quốc
phòng
- Nắm toàn quyền
điều hành quân
đội
Lĩnh vực tài chính –
Lĩnh vực tài chính –
thuế khóa
thuế khóa
- Không được nắm
- Nắm trọn quyền
quyền quản lý
thu thuế, ấn định
chi tiêu, chính
sách tài chính
quốc gia
Lĩnh vực ngoại giao
Lĩnh vực ngoại giao
- Tiếp các sứ thần
- Định đoạt các

nước
ngoài,
chính sách ngoại
đứng tên trong
giao, cắt cử sứ
các văn thư
thần đi cùng vua
ngoại giao
- Nắm hình thức,
lễ nghi
22


Lĩnh vực thần quyền
Lĩnh vực thần quyền
- Đứng đầu bách
- Không can thiệp
tần, làm chủ lễ tế
Nam Giao
Cơ quan ở triều
Ngũ phủ
- Ngũ phủ là 5 cơ
đình và phủ chúa
Phủ liêu
quan quân sự
(chính quyền trung
hành chính đóng
ương)
ở kinh đô
- Phủ liêu là chức

quan tham tụng,
bồi tụng, là chức
Sơ đồ bộ máy trung
quan văn cao cấp
ương
nhất
Cơ quan
- Hoàng môn tỉnh
Vua
Chúa có chức
phụ trách ấn tín

Trịnh năng
của vua
văn
- Thông chính ti
Ngũ
phòng
phụ trách vận
Các
phủ
chuyển
công
đại
Phủ
văn, chỉ dụ
thần
liêu
- Bí thư giám lưu
trữ công văn,

Lục
Lục
giấy tờ
bộ
phiên Lục bộ
- Lục bộ dưới vua
- Lục phiên dưới
và lục
- Sau 1718, vai trò
chúa
phiên
phụ tá cho lục
- Trước 1718, chỉ
phiên
giữ quyền hành
- Chỉ còn bộ Lễ,
trong vấn đề thuế
bộ Hình là còn
khoán, tài chính,
giữ nguyên chức
nắm 1 phần binh
năng quyền hạn
quyền của Bộ
tượng trưng cho
Binh
quyền lực của
- Sau 1718, lấn và
nhà vua
chiếm quyền hạn
của lục bộ,

Tổ chức chính quyền địa
Chính quyền địa
phương
phương hầu như là của
chúa
Đầu thế kỷ XVIII đổi 13 xứ thừa tuyên thành 13
trấn
Đầu thế kỷ XVIII trấn lại được đổi thành xứ như
trước đây
Tổ chức quân đội
Gồm 2 loại
23


- Quân bảo vệ kinh đô hay còn gọi là kiêu
binh (thường tuyển ở vùng Thanh Hóa,
Nghệ An – quê hương của chúa, được
hưởng ưu đãi đặc biệt)
- Quân đội địa phương
- Đầu thế kỷ XVIII có thêm 1 loại quân nữa
là hương binh
Hệ thống chính quyền các chúa Nguyễn Đàng Trong
Đàng trong được chia thành 6 Dinh, chính quyền trung ương đóng ở Chính dinh và
có 5 Dinh địa phương
Chính quyền trung ương
Chúa
4 viên quan cao cấp

Các ti
3 ti cơ bản phụ trách công việc chung:

- Ti xá sai: quản lý hành chính, tư pháp
- Ti thướng thần: quản lý tài chính
- Ti lệnh sử phụ: phụ trách lễ nghi, tế tự

Chính quyền địa phương
Dinh địa phương
Phủ
Huyện

Xã và thuộc

Tri phủ
Tri huyện
Tướng thần xã trưởng
- <70 => 1 tướng thần xã trưởng
- <200 => 2
- <400 => 8
- <1000 =>18

Tổ chức quân đội
Gồm 3 loại quân
- Quân túc vệ (thân binh) bảo vệ chính dinh (đô thành)
- Quân đội chính quy
- Thân binh ở các địa phương
Binh lính được ưu đãi
- Lính chính quy được cấp khẩu phần công điền cao hơn dân thường
- Thổ binh được miễn sưu thuế

24



Hệ thống pháp luật thời Lê – Trịnh
- Không sử dụng bộ luật của thời Lê sơ, luật Hồng đức
- Quyền lập pháp do cả vua Lê và chúa Trịnh cùng nắm, nhưng vua Lê chỉ
ban hành những văn bản Luật pháp có tính nguyên tắc pháp lý chung, còn
chúa Trịnh thì ban hành những văn bản luật đưa những nguyên tắc này thành
hiện thực. Vừa thể hiện đế quyền, và thực quyền của chúa
- Quyền hành pháp vua Lê chỉ có quyền quản lý với các chức quan từ tam
phẩm trở xuống, còn từ tứ phẩm trở lên và các quan ngoại nhiệm là thuộc
quyền quản lý của chúa. Các quyết định hành chính chủ yếu xuất phát từ phủ
chúa
Chúa nắm thực quyền và gần như mọi quyền hành trong hành pháp
- Quyền tư pháp Vua chỉ quản lý toà án cấp sơ thẩm, ban bố các lệnh đặc xá,
đại xá, chúa quản lý tòa án cấp phúc thẩm, nắm quyền tài phán cao nhất
- Quân sự chúa Trịnh giữ chức đại nguyên soái, đứng đầu quân đội trong cả
nước, quản lý mọi việc liên quan đến quốc phòng
- Tài chính thuế khóa chúa Trịnh nắm trọn quyền thu thuế, ấn định mọi việc
chi tiêu và chính sách tài chính của quốc gia, kiểm soát chi tiêu của triều
đình
- Ngoại giao chúa định đoạt chính sách ngoại giao, cắt cử sứ giả đi nước
ngoài, vua chỉ đóng vai trò người đại diện
- Thần quyền là lĩnh vực duy nhất thuộc quyền quản lý của Vua
 Hệ thống pháp luật nằm trong tay chúa, mọi cơ quan có thẩm quyền, thực
quyền đều nằm dưới quyền của chúa
Câu 47: Tổ chức chính quyền và pháp luật triều đại Quang Trung
Tổ chức bộ máy triều Quang Trung
- Tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình triều Lê trước đây
Chính quyền trung ương
- Không xưng vua mà xưng hoàng đế
- Hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực nhà nước; phong tước, ban chức cho

thân thích và quan lại
- Thi hành chính sách truyền ngôi cho con trưởng
- Có lục bộ, và các cơ quan giúp vua
- Đứng đầu lục bộ là thượng thư, và giúp việc gồm có tả, hữu thị lang

25


×