Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------****----------

LÊ TUYẾT MAI

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CUỘC ĐẤU
TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà nội, 2011

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
NỘI DUNG...................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN......................... 10
1.1. Một số vấn đề về báo chí ........................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm báo chí ................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới ........................................ 11
1.1.3. Một số quan điểm về vai trò của báo chí trong đời sống xă hội ........ 16
1.2. Một số vấn đề về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ............. 19
1.2.1. Quan niệm tham nhũng ........................................................................ 19
1.2.2. Đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam ....................................................... 25
1.2.3. Thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở nước ta.................................. 32


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG. ....... 42
2.1. Nhận diện vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng……………………………………………………………….. 42
2.1.1. Báo chí góp phần hoạch định đường lối, chính sách phòng chống
tham nhũng…………………………………………………………………43
2.1.2.Báo chí tạo dư luận xã hội đấu tranh phòng chống tham nhũng. .... 45
2.1.3.. Báo chí tuyên truyền dân chủ hoá xã hội, nâng cao đạo đức cách
mạng trong cán bộ, đảng viên ........................................................................ 46
2.2. Thực trạng báo chí đấu tranh phòng chống tham nhũng trong thời
kỳ đổi mới ........................................................................................................ 49
2.2.1. Những thành tựu đạt được ................................................................... 49
2.2.1.1. Báo in .................................................................................................. 50
2.2.1.2. Phát thanh - truyền hình. .................................................................... 54
2.2.1.3. Báo điện tử. ......................................................................................... 57
2


2.2.2. Những hạn chế của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham
nhũng và nguyên nhân ................................................................................... 60
2.2.2.1. Hạn chế ............................................................................................... 60
2.2.2.2. Nguyên nhân........................................................................................ 67
2.3. Giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng
chống tham nhũng .......................................................................................... 70
2.3.1. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí.................. 70
2.3.2. Đổi mới phương thức hoạt động của báo chí trong đấu tranh phòng
chống tham nhũng .......................................................................................... 72
2.3.3.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa báo chí và người chống
tham nhũng..................................................................................................... .74

2.3.4. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa báo chí với các cơ quan
chuyên trách phòng chống tham nhũng ....................................................... 77
2.3.5. Xây dựng chính sách bảo vệ nhà báo chống tham nhũng.................. 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 84

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàì
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và dân chủ hoá hiện nay, thông tin có vai trò
ngày càng quan trọng. Nó trở thành yếu tố quyết định trong cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, là cơ sở của bƣớc phát triển nhảy vọt trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xu hƣớng hội nhập quốc tế của các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Xuất phát từ nhu cầu đƣợc tiếp cận thông tin của
con ngƣời ngày càng tăng, đòi hỏi sự phát triển tƣơng ứng của truyền thông
đại chúng nói chung và của báo chí nói riêng.
Báo chí đã trở thành một trong những kênh thông tin thiết yếu, cung cấp
cho mỗi công dân những kiến thức về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội. Chúng vận hành theo cơ chế truyền thông, là cơ quan tuyên truyền của
chính phủ và của nền kinh tế, tìm cách thuyến phục công chúng ủng hộ chính
sách của chính phủ và là kênh quyền lực có ảnh hƣởng lớn đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội mà bất kỳ giai cấp nào cũng mong muốn đƣợc sử dụng nó
nhƣ một công cụ hữu hiệu nhằm duy trì và bảo vệ lợi ích giai cấp đó. Đối với
cá nhân, báo chí giúp cho mỗi ngƣời vƣợt qua những hạn chế về tri thức, từ
đó có cái nhìn rộng hơn ra thế giới bên ngoài. Bản thân sự tự do của hoạt
động báo chí thể hiện sự tự do ngôn luận của mỗi công dân và là yếu tố căn
bản của một xã hội dân chủ. Với chức năng giáo dục, định hƣớng giá trị, cổ
động, tuyên truyền, tổ chức… nhằm tác động đến nhận thức của con ngƣời, từ
đó thay đổi hành vi và tƣ tƣởng theo hƣớng tích cực, báo chí trở thành nhân tố

quan trọng của quá trình xã hội hoá, hƣớng con ngƣời hoạt động theo những
chuẩn mực chung, truyền phát giá trị văn hoá của xã hội.
Ở nƣớc ta, báo chí không chỉ là lực lƣợng xung kích của Đảng trên mặt
trận tƣ tƣởng, mà còn là cầu nối rất quan trọng giữa các tổ chức Đảng, các cơ
quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị- xã hội với quần chúng nhân dân thông
qua các kênh thông tin, tuyên truyền về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cũng nhƣ phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng
của đông đảo các tầng lớp nhân dân, phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của
4


nhân dân. Trên mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều
có sự đóng góp của báo chí.
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, báo chí không chỉ là kênh thông tin
phản ánh, nêu gƣơng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong lĩnh
vực sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học… mà còn trở thành một trong
những nhân tố đi đầu trong cuộc đấu tranh chống lại những hiện tƣợng tiêu
cực, quan liêu, tham nhũng trong xã hội nhằm hƣớng tới mục tiêu dân giàu,
nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây chính là vai trò của báo chí
cách mạng Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng
thời cũng là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của các nhà báo trong
quá trình tác nghiệp. Thực tiễn cuộc sống cho thấy nhiều vụ tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí lớn trong nƣớc gần đây đƣợc báo chí đƣa ra công luận đã tiếp
thêm sức mạnh cho Đảng và Nhà nƣớc trong cuộc chiến chống tham nhũng,
lãng phí đang diễn ra rất quyết liệt ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của đời sống
xã hội, tạo niềm tin và sự hƣởng ứng tích cực từ phía nhân dân. Đảng ta luôn
đánh giá cao vai trò của báo chí, coi đó là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là
đội quân tích cực trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hoá. Các phƣơng tiện thông tin,
trong đó có báo chí không chỉ có nhiệm vụ tuyên truyền nhằm tạo áp lực công
luận mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của mọi công dân đối với tham

nhũng, tiêu cực trong xã hội, mà còn phải phê phán, tấn công trực diện vào
những kẻ tham nhũng, phản ánh ý chí và nguyện vọng chống tham nhũng của
mọi tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã tác động
mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có báo
chí. Nét nổi bật của báo chí giai đoạn hiện nay là sự đổi mới về cơ chế. Việc
đang bị xóa dần cơ chế bao cấp về tài chính đã đặt ra yêu cầu cho các cơ quan
báo chí vừa phải đảm bảo vai trò là một bộ phận tuyên truyền công tác tƣ
tƣởng của Đảng, vừa làm kinh tế theo luật định, khiến mỗi cơ quan báo chí
phải không ngừng đổi mới, coi đó nhƣ một điều kiện để tồn tại. Những thành
quả của công cuộc đổi mới ở nƣớc ta với sự phát triển vƣợt trội của kinh tế, sự
5


bùng nổ của khoa học, công nghệ thông tin là cơ hội để báo chí Việt Nam
phát triển ngày càng mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất ở số lƣợng, chất lƣợng sản
phẩm báo chí và đội ngũ cán bộ báo chí. Ðiều đó làm cho diện mạo báo chí
nƣớc ta ngày càng phong phú và đa dạng hơn, từng bƣớc hòa nhập vào báo
chí khu vực và thế giới.
Bên cạnh những yếu tố tích cực do cơ chế thị trƣờng mang lại, hoạt động
của báo chí nói chung, báo chí chống tham nhũng nói riêng đang đứng trƣớc
nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhà báo chống
tham nhũng là tình trạng thiếu tu dƣỡng đạo đức khiến một bộ phận phóng
viên có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhƣ: tống tiền,
tham nhũng, làm lộ bí mật quốc gia, bao che hành vi tham nhũng..., làm ảnh
hƣởng đến uy tín, niềm tin trong nhân dân đối với báo chí. Vấn đề đặt ra hiện
nay là làm thế nào để báo chí Việt Nam đƣợc tiếp cận thông tin một cách
thuận lợi, chính xác nhằm phát huy mạnh mẽ, tích cực hơn nữa sức mạnh ngòi
bút trên mặt trận phòng, chống tham nhũng? mối tƣơng quan, chế định lẫn
nhau giữa báo chí và công tác phòng chống tham nhũng là gì?.... là trách

nhiệm không chỉ đối các cơ quan hữu quan, của toàn xã hội và hơn hết là ý
thức và trách nhiệm của ngƣời cầm bút. Nghị quyết về tăng cƣờng sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đƣợc ban hành
tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng khoá X nhấn mạnh:
"Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài;
phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích
cực và có trọng tâm, trọng điểm”. Nghị quyết đã đƣa ra 10 giải pháp trong
công tác phòng chống tham nhũng trong đó nhấn mạnh việc thực hiện tốt
công tác truyền thông, đề cao nhiệm vụ của báo chí.
Thực tiễn cho thấy, về khách quan cần nhận định đúng đắn về sứ mệnh
của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, từ đó có những cơ chế tạo hành
lang pháp lý vững vàng cho hoạt động báo chí. Về chủ quan, ngƣời cầm bút
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cần không ngừng nâng cao phẩm chất
ngƣời làm báo, với tầm nhìn, tƣ duy sắc bén, hƣớng ngòi bút của mình vào
6


đúng tâm điểm, đi sâu, đi sát và phản ánh chân thực nhất. Đó sẽ là một trong
những yếu tố thiết yếu để đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng ở
nƣớc ta. Vì vậy, việc tìm hiểu:“Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh
phòng chống tham nhũng ở Việt Nam” không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, lĩnh vực báo chí đƣợc các nhà khoa học quan
tâm khá nhiều. Các nhà nghiên cứu dành nhiều công sức để tổng kết, đánh giá
trong rất nhiều công trình về lịch sử và lý luận báo chí. Dƣới góc độ lịch sử
báo chí có một số tác phẩm nhƣ: “Báo chí Cách mạng Việt Nam (19251945)” của Nguyễn Thành do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm
1984; “Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945)” của Đỗ Quang Hƣng do Nhà
xuất bản Đại học quốc gia xuất bản năm 2000. Nhìn chung, các công tình
nghiên cứu nói trên đều tiếp cận báo chí ở góc độ lịch sử từ khi báo chí Việt

Nam ra đời, hoà nhập trong dòng chảy chung của lịch sử ở những giai đoạn
khác nhau. Tất cả đều phản ánh một cách tổng quan về lịch sử báo chí nƣớc
nhà, qua đó cho thấy dù trong thời kỳ phát triển nào thì báo chí, đặc biệt là
báo chí cách mạng Việt Nam luôn thể hiện vai trò chính trị của mình.
Về lý luận báo chí và thực tiễn hoạt động báo chí trong những năm gần
đây có những công trình nghiên cứu, đánh giá về công tác phát triển của báo
chí trong thời kỳ đổi mới ở nƣớc ta, tiêu biểu là: “Nhiệm vụ của báo chí trước
yêu cầu mới của đất nước” của Hồng Vinh (Tạp chí Cộng sản số 711/2004);
“Tính chiến đấu của báo chí cách mạng” của Hà Đăng (Tạp chí Cộng sản số
711/2004); “Báo chí-truyền thông Việt Nam, những vấn đề đặt ra cho sự phát
triển” (Tạp chí Lý luận Chính trị số 7/2007) và “Vai trò của báo chí đối với
dư luận xã hội” (Tạp chí Lý luận Chính trị số 6/2010) của Nguyễn Văn
Dững… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên bƣớc đầu đã đánh giá
vai trò của báo chí Việt Nam trên mọi mặt của đời sống chính trị.
Trong quá trình tổng kết thành tựu của Đảng ta sau hơn 20 năm đổi mới đã
có một số công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng trên mặt trận
7


văn hoá tƣ tƣởng, trong đó có lĩnh vực báo chí. Các công trình tiêu biểu là:
“Về tính Đảng của báo chí cách mạng” của Chu Thái Thành; “Đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí nước ta hiện
nay” của Nguyễn Thanh Long; “Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối
với báo chí” (Tạp chí Lý luận Chính trị số 6/2004) và “Một số kinh nghiệm
lãnh đạo của Đảng đối với báo chí” (Tạp chí Lý luận Chính trị số 6/2010)
của Nguyễn Vũ Tiến…
Nghiên cứu về lĩnh vực báo chí trong phòng, chống tham nhũng gần đây
có một số công trình nhƣ: “Vai trò của báo chí trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực” (Tạp chí Cộng sản số
31/2003) của Đinh Phong; “Huy động sức mạnh của báo chí trong việc chống

tham nhũng ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3/2007) của
Trần Danh Lân; hoặc một số tác phẩm chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề tham
nhũng nhƣ: “Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới” (2007, Nhà
xuất bản Công an Nhân dân) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn
Hoà Bình, Bùi Minh Thanh đồng chủ biên; “Chống tham nhũng và bản lĩnh
của Đảng cầm quyền” (Tạp chí Lý luận Chính trị số 10/2010) của Hồ Quang
Lợi…
Mọi công dân đều quan tâm đến phòng và đấu tranh chống tham nhũng.
Tham nhũng không chỉ là quốc nạn mà còn là vấn nạn của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Nó là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự phản kháng
của nhân dân, làm cho bộ máy quyền lực nhà nƣớc bị tha hoá, đời sống kinh
tế- xã hội bị suy thoái. Chính vì vậy, phòng và đấu tranh chống tham nhũng là
một trong những tiêu chí hàng đầu để đi đến nắm giữ, củng cố và duy trì
quyền lực nhà nƣớc. Các tác phẩm nhƣ: “Kinh nghiệm phòng, chống tham
nhũng của một số nước trên thế giới” của Ban Nội chính Trung ƣơng Đảng
Cộng sản Việt Nam;“Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng chống
tham nhũng ở Việt Nam” (2008, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) của Phan
Xuân Sơn và Phạm Thế Lực; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng” (Tạp chí Lý
8


luận Chính trị số 6/2010) của Trần Minh Tƣởng… giúp chúng ta hiểu sâu sắc
các vấn lý luận về tham nhũng cũng nhƣ thực tiễn chống tham nhũng ở nƣớc
ta và các nƣớc trên thế giới. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, vấn đề
tham nhũng và vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng
đƣợc đề cập, bàn luận tại những hội thảo đánh giá, tổng kết thực tiễn về công
tác phòng, chống tham nhũng, những cuộc đối thoại với các nhà tài trợ diễn ra
gần đây.
Tất cả những công trình nghiên cứu trên dù trực tiếp hay gián tiếp liên

quan ở góc độ khác nhau đều có giá trị tham khảo đối với việc nghiên cứu đề
tài này. Tuy nhiên, xét trên bình diện Chính trị học, việc đi sâu tìm hiểu và
nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn của báo chí và tham nhũng,
mối tƣơng quan giữa báo chí và tham nhũng trên cơ sở đó làm rõ vị trí, vai trò
của báo chí trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đến nay chƣa có tác
công trình nào đề cập một cách riêng biệt. Vì vậy, đề tài luận văn:“Vai trò
của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”
đƣợc thực hiện hiện với mong muốn đƣa ra một cách tiếp cận mới trong bối
cảnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ cách tiếp cận Chính trị học, luận văn làm rõ về lý luận và khảo sát thực
tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số vấn đề lý luận về báo chí, về tham nhũng, đặc điểm
tham nhũng ở Việt Nam, về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham
nhũng.
- Khảo sát thực tiễn báo chí tham gia phòng và đấu tranh chống tham
nhũng trong thời kỳ đổi mới.
- Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong phòng và
đấu tranh chống tham nhũng.
9


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn cao học, đề tài giới hạn xem xét vai trò của
báo chí trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn đƣợc thu hẹp trong phạm vi khảo sát vai trò của báo chí
trên mặt trận phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, từ năm
1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam thời
kỳ đổi mới.
- Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng chủ yếu trong luận văn là: lôgiclịch sử, phân tích- tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu tài liệu...
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở nƣớc ta
hiện nay.
- Phân tích thực trạng hoạt động của báo chí trong phòng và đấu tranh
chống tham nhũng ở nƣớc ta.
- Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của báo chí nói chung, vai trò
của báo chí trong phòng, chống tham nhũng nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết.

10


NỘI DUNG
Chƣơng 1
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Một số vấn đề về báo chí
1.1.1. Khái niệm báo chí
Điều 1 Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung năm 1999) nêu rõ: “Báo chí ở nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết

yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ
quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội (dƣới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn
của nhân dân”. Điều 3 Luật Báo chí xác định: Báo chí hay các loại hình báo
chí Việt Nam gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn),
báo nói (chƣơng trình phát thanh), báo hình (chƣơng trình truyền hình,
chƣơng trình nghe-nhìn thời sự đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện kỹ thuật
khác nhau).
Báo chí không những tuyên truyền, cổ động, góp phần tổ chức thực hiện
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, mà còn
trở thành một nguồn thông tin dồi dào, mang hơi thở cuộc sống, góp phần
giúp cho các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc hoạch định các chủ trƣơng, chính
sách kinh tế- xã hội, kiểm nghiệm hiệu quả và phát hiện những vƣớng mắc
trong quá trình thực hiện các chủ trƣơng, chính sách ở các cấp, các ngành, các
địa phƣơng. Sự phát triển và mở rộng ảnh hƣởng của báo chí đã góp phần
nâng cao dân trí, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân tới
các vấn đề chung của đất nƣớc và quốc tế. Sự mở rộng các quan hệ kinh tế,
chính trị, ngoại giao kéo theo sự mở rộng khai thác thông tin cả trong và
ngoài nƣớc. Điều đó dẫn đến sự đa dạng hóa các thông tin đƣợc truyền tải trên
hệ thống báo chí. Theo khảo sát thực tế, báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới,
đặc biệt trong mấy năm gần đây đã cung cấp khoảng 70% lƣợng thông tin cho
công chúng cả nƣớc. Trong đó, một số lĩnh vực nhƣ: thời sự chính trị - xã hội,
11


dự báo thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai... báo chí giữ ƣu thế tuyệt đối trong
cung cấp thông tin. Báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đồng thời phản
ánh kịp thời tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát hiện, biểu
dƣơng nhân tố mới, điểm hình tiên tiến; tham gia tích cực trong cuộc đấu

tranh chống tham nhũng, lãng phí và những hành vi tiêu cực trong xã hội; góp
phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, nâng cao
lòng tin của nhân dân đối Đảng và Nhà nƣớc. Báo chí cũng đã góp phần tích
cực làm cho cộng động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và nhân dân thế giới
ngày càng hiểu rõ hơn quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc
ta. Đội ngũ những ngƣời làm báo đã nỗ lực phấn đấu để thông tin nhanh, đa
dạng, phong phú nhiều chiều; tích cực đi sâu nghiên cứu thực tiễn để hiểu và
phản ánh chân thực, sinh động mọi mặt đời sống xã hội. Đảng, Nhà nƣớc và
nhân dân ta đánh giá cao những công lao, đóng góp của báo chí trong các thời
kỳ cách mạng trƣớc đây và trong những năm đổi mới vừa qua.
1.1.2. Đặc điểm báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trong tiến trình phát triển, do những điều kiện khách quan và chủ quan,
báo chí Việt Nam cũng có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên,
từ năm 1986 đến nay, báo chí nƣớc ta đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, nhanh
chóng và toàn diện. Cụ thể:
- Quy mô, số lượng, chất lượng các loại hình báo chí phát triển nhanh.
Đến nay, cả nƣớc đã hình thành một hệ thống báo chí hoàn chỉnh với 4
loại hình: báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, đảm nhiệm chức năng vừa
là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức
xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân.
Tính đến tháng 5 năm 2009, nền báo chí nƣớc nhà đã có 706 cơ quan báo
in (trong đó có 76 báo trung ƣơng, 102 báo địa phƣơng, 528 tạp chí), 21 báo
điện tử, 160 trang tin điện tử mang tính báo chí và hàng nghìn trang tin điện
tử có nội dung thông tin thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc; các đoàn
12


thể, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp; 76 đài phát thanh, truyền hình với hơn
17.000 ngƣời đƣợc cấp thẻ nhà báo. Đài Tiếng nói Việt Nam đã phủ sóng
97,5% diện tích lãnh thổ quốc gia và qua vệ tinh đến nhiều nƣớc trên thế giới.

Đài Truyền hình Việt Nam phủ sóng đến gần 90% hộ gia đình trong nƣớc và
qua vệ tinh đến nhiều khu vực ngoài nƣớc.
Thể loại báo chí có nhiều tiến bộ theo xu hƣớng ngày càng hiện đại,
chuyên nghiệp. Bên cạnh một số loại hình báo chí truyền thống là báo in, báo
nói và báo hình, từ năm 1997 xuất hiện thêm báo điện điện tử. Truyền hình
cáp phát triển với tốc độ cực nhanh, mức tăng trƣởng từ 60-70%/năm. Hơn 10
năm qua, báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ hiệu quả trong
việc thông tin, tuyên truyền mọi hoạt động của đất nƣớc tới nhân dân trong và
ngoài nƣớc. Việc sử dụng internet cũng tăng rất nhanh. Dự kiến đến tháng
11/2011, số ngƣời sử dụng internet đạt 26,8 triệu ngƣời nhƣ Thứ trƣởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã nói, “tức là hơn 30% dân số,
gấp đôi so với năm 2006 và gấp 10 lần so với năm 2003”1. Sự ra đời và phát
triển vƣợt trội của báo điện tử cùng với khả năng tích hợp nhiều loại hình báo
chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại đã tạo ra khả năng to lớn cho việc
truyền tải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng cả nƣớc.
Nội dung thông tin trên báo chí có nhiều đổi mới, hấp dẫn, sinh động,
phong phú nhanh chóng và kịp thời. Bức tranh hiện thực khách quan của đất
nƣớc và thế giới đƣợc phản ánh khá đầy đủ, toàn diện và nhanh chóng trên
báo chí. Nhờ vậy mà công chúng Việt Nam có thể hiểu hơn về tình hình thế
giới trong tiến trình giao lƣu, hội nhập; đồng thời bạn bè quốc tế cũng hiểu
biết nhiều hơn và đúng hơn về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, góp phần
thúc đẩy hợp tác, đầu tƣ đôi bên cùng có lợi. Có thể nói, trong thời kỳ đổi
mới, báo chí nƣớc ta đã có bƣớc tiến mạnh mẽ, sôi động, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí và nhiều hiểu biết khác của ngƣời dân trong
nƣớc và cộng đồng quốc tế.

1




13


- Đội ngũ người làm báo chí ngày càng đông đảo và lớn mạnh.
Đội ngũ phóng viên làm báo phát triển mạnh về số lƣợng và trình độ
chuyên môn với trên 17.000 nhà báo đƣợc cấp thẻ hành nghề. Tuy chƣa có
con số thống kê chính thức nhƣng ƣớc chừng có hàng trăm nghìn ngƣời đang
hoạt động trong lĩnh vực báo chí với các công việc nhƣ: phóng viên, biên tập
viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên, nhà in, phát hành, đội ngũ nhà lãnh đạo
cơ quan báo chí, đội ngũ cộng tác viên… Đội ngũ này ngày càng đƣợc trẻ
hoá, đƣợc đào tạo bài bản, hệ thống, có chất lƣợng và trình độ chuyên môn.
Đến nay, gần 80% nhà báo có trình độ đại học trở lên, số nhà báo có 1-2 bằng
đại học, sử dụng từ 1 ngoại ngữ trở lên ngày càng tăng. Đội ngũ ngƣời làm
báo giữ vai trò quyết định về nội dung, hình thức và chất lƣợng của các sản
phẩm báo chí, vì vậy càng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên.
- Báo chí Việt Nam tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động của
báo chí khu vực và thế giới.
Báo chí Vệt Nam là một bộ phận của báo chí khu vực và thế giới. Trên
cơ sở đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá của
Đảng và Nhà nƣớc, báo chí đã tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động
của khu vực và thế giới, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển chung
của báo chí hiện đại. Hội nhà báo Việt Nam là thành viên của Tổ chức quốc tế
các nhà báo (OIJ), Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ). Hội và các cơ quan báo
chí Việt Nam đẩy mạnh giao lƣu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan báo chí của
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Thụy Điển, Hàn Quốc… Đài truyền
hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng ra nhiều
nƣớc trên thế giới nhƣ: Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi.
Sự hợp tác này đã mang lại hiệu quả và tác động tích cực trong việc đƣa
thông tin trong nƣớc ra thế giới và thu nhận thông tin quốc tế cho công chúng
trong nƣớc, tạo sự hiểu biết, hữu nghị và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và

các nƣớc trên thế giới.

14


- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí được đẩy mạnh.
Đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nguồn lực báo chí là việc rất quan trọng.
Mặc dù ngành báo chí sử dụng nhân lực từ nhiều nguồn khác nhau: văn học,
ngôn ngữ học, lịch sử, triết học, xã hội học… nhƣng để làm báo chuyên
nghiệp thì đội ngũ này phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng bài bản và hệ thống.
Hiện nay, ở nƣớc ta có các cơ sở đào tạo cán bộ báo chí trình độ cử nhân, thạc
sĩ và tiến sĩ là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trịHành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Khoa Báo chí và truyền thông của hai
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh; Khoa Ngữ Văn- Báo chí của Đại học Huế, các trƣờng cao đẳng
phát thanh- truyền hình Trung ƣơng 1 (Phủ Lý- Hà Nam); Cao đẳng phát
thanh- truyền hình Trung ƣơng 2 (Thành phố Hồ Chí Minh); Cao đẳng truyền
hình trung ƣơng (Thƣờng Tín- Hà Nội) đào tạo cán bộ phóng viên, biên tập
viên trình độ cao đẳng. Đội ngũ nhân sự đƣợc đào tạo ra sẽ đƣợc bổ sung
thƣờng xuyên cho các cơ quan báo chí, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
phát triển thông tin báo chi và nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà
báo Việt Nam.
- Cơ sở vật chất và tài chính của các cơ quan báo chí được nâng lên rõ
r ệt .
Đất nƣớc ngày càng phát triển, theo đó quá trình hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, các cơ quan báo chí cũng có điều kiện tăng nguồn thu từ các
hoạt động dịch vụ, phát hành, quảng cáo. Nhờ vậy, các cơ quan báo chí có
điều kiện nâng cấp máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ làm báo, đầu tƣ
ngày càng nhiều cho hoạt động nghiệp vụ, cải thiện và nâng cao đời sống cán
bộ, phóng viên, nhân viên.
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cán bộ lãnh đạo của

các cơ quan báo chí đƣợc trang bị máy móc, thiết bị tƣơng đối hiện đại, tiến
tiến và đồng bộ, chủ yếu là kỹ thuật số. Đặc biệt, với việc Việt Nam phóng
thành công vệ tinh Vinasat 1 vào tháng 4/2008 và sử dụng từ tháng 6/2008 đã
góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại trên 3 phƣơng diện: Vệ
15


tinh (Vinasat 1); Internet và Cáp quang (cable). Nhờ các phƣơng tiện tiên tiến
này mà việc thu- phát thông tin của báo chí Việt Nam nhanh chóng, chất
lƣợng và hiệu quả hơn rất nhiều so với trƣớc đây.
Nhìn chung, các cơ quan báo chí đã hoạt động đúng định hƣớng chính
trị, đúng pháp luật, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng,
Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân
dân, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ
nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân; theo đó phản ánh kịp thời tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng
của nhân dân đến với Đảng, Nhà nƣớc; góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nƣớc, tham gia tích cực
vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, góp phần giữ vững ổng định
chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao long tin của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nƣớc. Báo chí cũng đã góp phần tích cực làm cho cộng
đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ
hơn đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc và những thành
tựu đổi mới của nƣớc ta. Đảng và Nhà nƣớc ta đánh gia cao những đóng góp
quan trọng của báo chí trong các thời kỳ cách mạng trƣớc đây và trong 25
năm đổi mới vừa qua.
Có thể nói rằng, chƣa bao giờ báo chí nƣớc ta đạt đƣợc trình độ phát triển
cao nhƣ hiện nay, cả về số lƣợng, chất lƣợng, loại hình, công nghệ - kỹ thuật
và đội ngũ nhà báo, và cũng chƣa bao giờ vai trò, vị thế xã hội của báo chí

đƣợc xác định một cách rõ ràng nhƣ hiện nay. Báo chí đã và đang đóng vai trò
rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, vào xây dựng
và bảo vệ chế độ chính trị, cũng nhƣ nâng cao vai trò, quảng bá thƣơng hiệu
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

16


1.1.3. Một số quan điểm về vai trò của báo chí trong đời sống xă hội
Trong thực tiễn đời sống xã hội, báo chí có vai trò vô cùng to lớn, tác động
mạnh mẽ, thƣờng xuyên và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở
các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng cầm
quyền, của nhà nƣớc, đồng thời cũng là nhánh “quyền lực thứ tƣ” đối trọng
với ba nhánh “quyền lực truyền thống” là lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Báo chí tuy không phải là một thiết chế quyền lực chính thức nhƣng đã mặc
nhiên giữ chức năng kiềm chế sự lạm dụng của các cơ quan quyền lực nhà
nƣớc.
Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đề cao sự hiện diện và những tác động tích
cực của báo chí với tƣ cách là tiếng nói của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài ngƣời khỏi áp bức, bóc lột,
vì sự tiến bộ của xã hội. Báo chí cách mạng thực hiện vai trò tƣ tƣởng, góp
phần hình thành và củng cố hệ tƣ tƣởng tiến bộ của giai cấp công nhân. Theo
Lênin, báo chí cách mạng phải trở thành “trung tâm tƣ tƣởng” của Đảng vô
sản và nhân dân lao động. Lênin cho rằng, tờ báo “không những là ngƣời
tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là ngƣời tổ chức tập
thể”[32,tr210]. Chính tờ báo là sợi dây cơ bản dẫn lối cho các phong trào cách
mạng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Do vậy, báo chí
luôn đƣợc Lênin xác định là “ngƣời lãnh đạo tƣ tƣởng của Đảng, phát triển
các chân lý về lý luận, các nguyên lý về sách lƣợc, các tƣ tƣởng tổ chức
chung, những nhiệm vụ chung của toàn Đảng trong một thời kỳ này hay một

thời kỳ khác”[33,tr8].
Trong điều kiện có chính quyền, vai trò của báo chí tiếp tục đƣợc nâng
cao theo tiến trình của cách mạng: thực hiện các chức năng tuyên truyền, cổ
động và tổ chức; là vũ khí tƣ tƣởng mạnh nhất của Đảng. Báo chí trở thành cơ
quan giáo dục chính trị và kinh tế, tuyên truyền tất cả những cái mới, cái tiên
tiến hình thành từ sự sáng tạo của nhân dân. Do vậy, báo chí cách mạng phải
đấu tranh kiên quyết chống các tƣ tƣởng thù địch, phản động, đi ngƣợc lại lợi

17


ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, phải có thái độ kiên quyết trong
đấu tranh với các hành vi tiêu cực trong xã hội.
Hoạt động báo chí là hoạt động có ý thức và có mục đích của con ngƣời,
là hoạt động chính trị- xã hội, giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống chính
trị quốc gia. Chính vì vậy, báo chí không chỉ liên quan đến giai cấp mà còn
mang tính giai cấp. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: trong xã hội có giai
cấp thì bao giờ báo chí cũng mang tính giai cấp. Báo chí là công cụ nhằm bảo
vệ quyền lợi và vai trò của một giai cấp nhất định.
Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về báo chí vô
sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp
cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
và xây dựng đất nƣớc. Là ngƣời sáng lập, ngƣời thầy vĩ đại của báo chí cách
mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò
to lớn của báo chí. Từ một ngƣời học viết báo rồi trở thành nhà báo, tất cả các
tác phẩm của Ngƣời đều thấm đƣợm tính Đảng, tính nhân dân. Theo Ngƣời,
“báo chí không phải để một số ít ngƣời xem mà để phục vụ nhân dân, để
tuyên truyền giải thích đƣờng lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên
phải có tính quần chúng và tinh thần chiến đấu”[40,tr414]. Báo chí chỉ có một
đề tài xuyên suốt là “chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ,

tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” và có nhiệm vụ là
“phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”[40,tr613]. Báo chí phải biểu thị một
cách rõ ràng sự nhiệt tình ủng hộ hay phản đối một quan điểm, một vấn đề,
một sự kiện chính trị- kinh tế- xã hội nào đó.
Về vai trò của báo chí cách mạng, Ngƣời nhấn mạnh: “Báo chí của ta
cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ đấu
tranh thực hiện thống nhất nƣớc nhà, cho hoà bình thế giới”[41,tr414], nhiệm
vụ của báo chí “tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta.
Báo chí phải phục vụ cho đấu tranh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị do
Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong từng giai đoạn cách mạng”[41,tr427]. Báo chí
cách mạng lấy đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
18


nghĩa xã hội làm tôn chỉ, mục đích và thông qua đó khẳng định vai trò của
mình trong đời sống chính trị đất nƣớc. Hồ Chí Minh nhận định: Báo của ta
có một địa vị quan trong trong dƣ luận thế giới, cho nên làm báo phải hết sức
cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết.
Báo chí cách mạng nƣớc ta đƣợc Đảng trao cho sứ mệnh là ngƣời đi tiên
phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đƣờng lối, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc, phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với chủ đề trung
tâm là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu hoạt
động, là tiêu chí quy định chức năng, nhiệm vụ đồng thời là môi trƣờng phát
triển, là thƣớc đo giá trị và hiệu quả hoạt động của nền báo chí nƣớc nhà. Chỉ
thị 08/CT-TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khoá VII đã
nhấn mạnh vai trò của báo chí: báo chí phải đảm bảo tính tƣ tƣởng, tính chân
thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng; có trách nhiệm hình thành
dƣ luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cƣờng sự đoàn kết, nhất trí về tƣ
tƣởng chính trị và tinh thần trong nhân dân; kiên quyết đấu tranh phê phán các
quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thƣơng mại hoá, sa rời

tôn chỉ, mục đích và các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc khác….
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đối với
hoạt động báo chí. Đảng khẳng định vai trò của báo chí là phải “làm tốt chức
năng tuyên truyền, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện cái mới, giới thiệu gƣơng ngƣời tốt, việc
tốt, phê phán các hiện tƣợng tiêu cực đấu tranh với những quan điểm sai trái,
coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và chiến đấu của thông
tin”[24,tr116]. Báo cáo chính trị trình của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khoá X trình tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ : “Chú trọng
nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ
chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích
của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn
chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản. Tập trung đào tào, bỗi
dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị,
19


tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Rà
soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bản trong cả nước theo hướng
tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức,
cơ sở vật chất- kỹ thuật theo hướng hiện đại”1
Đảng ta chủ trƣơng phát triển các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông
tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích. Trong điều kiện thông
tin càng nhanh nhạy, càng phong phú càng tốt, nhƣng nhanh nhạy và phong
phú đến mấy cũng phải trung thực, chính xác, toàn diện và không thổi phồng
hoặc bóp méo. Tức là thông tin có cân nhắc hiệu quả xã hội, vì lợi ích chung,
không vì giật gân, câu khách, không mơ hồ, mất cảnh giác, để lộ bí mật quốc
g i a.
Với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ, ngày nay các
dân tộc trên thế giới trở nên gần gũi nhau hơn. Báo chí chính là chiếc cầu kết

nối sự giao tế giữa các quốc gia, là phƣơng tiện giúp cho sự hiểu biết nhau
hơn giữa các cộng đồng. Theo đó, Đảng ta yêu cầu báo chí một mặt phải chủ
động, sáng tạo, “làm tốt công tác thông tin đối ngoại, giúp cho cộng đồng
quốc tế, cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài có thông tin kịp thời, đúng
đắn về tình hình đất nƣớc, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân ta”2, mặt khác
“không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ,
nghề nghiệp, từng bước hiện đại hoá”3. Làm đƣợc nhƣ vậy, báo chí cách
mạng nƣớc ta mới có khả năng vƣơn lên ngang tầm thời đại, thật sự xứng
đáng là đội quân tiên phong trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2. Một số vấn đề về tham nhũng và phòng chống tham nhũng
1.2.1. Quan niệm tham nhũng
“Tham nhũng” là thuật ngữ đƣợc sử dụng khá nhiều và là vấn đề đau đầu
của mỗi quốc gia ở mọi thời đại. Cùng với sự phát triển của nhân loại, tham
1


Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chỉ thị 22-CT/TW, ngày 17/10/1997,”Tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý báo chí, xuất bản”.
3
Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chỉ thị 22-CT/TW, ngày 17/10/1997,”Tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý báo chí, xuất bản”.
2

20


nhũng thƣờng xuyên thay đổi về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản
chất. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây chính là hậu quả của tham nhũng không
chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khố mà cả với nền kinh tế và thậm
chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm lũng đoạn xã hội, xói mòn lòng tin của

dân chúng vào các giá trị xã hội. Trong thời đại toàn cầu hoá, tham nhũng đã
trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.
Cho đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về tham nhũng do
cách tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khác nhau: từ kinh tế, chính trị, đạo đức, tôn
giáo, xã hội, giai cấp… và ở mỗi khía cạnh này lại mang nặng dấu ấn của cá
nhân và lịch sử.
Theo Worl Bank, tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực công cộng nhằm
lợi ích cá nhân (the abuse of public power for private benefit). Đây là một
định nghĩa mở, tuy nhiên trên thực tế nó đƣợc diễn giải khá hẹp. Theo đó
tham nhũng không bao gồm hành vi tham nhũng trong các công ty tƣ nhân và
cũng bỏ sót hành vi tham nhũng trong đó lợi ích đƣợc dành cho một bên thứ
ba, có thể là cá nhân, tổ chức hay thậm chí là một quốc gia.
Theo điều 2, công ƣớc 1999 của Hội đồng Châu Âu (The Council of
Europe), tham nhũng là hành vi đòi hỏi, đề nghị, đƣa hoặc nhận hối lộ hoặc
một lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ hoặc lợi ích khác, trực tiếp hoặc gián
tiếp, làm sai lệch sự thực hiện đúng đắn của bất kỳ chức trách hoặc hành vi
theo nghĩa vụ nào của ngƣời nhận hối lộ, lợi ích khác hoặc hứa hẹn và lợi ích
khác đó. Theo định nghĩa này, sự lạm dụng quyền lực công cộng nhằm mục
đích cá nhân và làm sai lệch chức năng của các tổ chức công cộng cũng nhƣ
tƣ nhân có thể diễn ra mà không hề có hành vi đòi hỏi, đề nghị, đƣa hoặc
nhận hối lộ hoặc lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ hoặc lợi ích khác. Nghĩa là,
định nghĩa của Hội đồng Châu Âu về tham nhũng chỉ đƣợc nhìn nhận ở góc
độ hẹp.
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International- TL), tham
nhũng hay tham ô là hành vi “của một ngƣời lạm dụng chức vụ, quyền hạn
hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
21


Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý

kinh tế- xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực,
hiện tƣợng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một
phần quyền lực chính trị đƣợc biến thành quyền lực kinh tế. Ở nƣớc ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy mối hoạ lớn từ tham nhũng. Ngƣời coi
tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “thứ giặc ở trong lòng” và chỉ
rõ giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm, vì giặc ngoại xâm còn rõ
hình thù, có thể dung súng đạn để tiêu diệt. Ngay từ những ngày đầu giành
đƣợc chính quyền cho đến về sau này trong các bài viết của mình, Hồ Chí
Minh rất chú ý đến việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và cũng chính Chủ tịch Hồ
Chí Minh là ngƣời lãnh đạo Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ đầu tiên đề cập đến
việc chống các bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí. Những bệnh này đƣợc
Ngƣời diễn đạt trong một thuật ngữ là” bất liêm” mà đến ngày nay chúng ta
gọi là tham nhũng. Hồ Chí Minh đã vạch ra nguồn gốc, bản chất và các hình
thức biểu hiện, các phƣơng pháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực
công và khu vực tƣ. Ngƣời viết: “Liêm là trong sạch, không tham
lam”[39,tr640]. Ngƣời đã vạch ra một loạt các hành vi bất liêm nhƣ sau:
- Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên..
- Ngƣời cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm
của công làm của tƣ.
- Ngƣời buôn bán, mua 1 bán 10 hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ,
tích trữ đầu cơ.
- Ngƣời có tiền, cho vây cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào.
- Ngƣời cày ruộng không ra công đào mƣơng mà lấy cắp nƣớc ruộng của
láng giềng.
- Ngựời cờ bạc chỉ mong xoay của ngƣời thành của mình.
- Dìm ngƣời giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là
trộm).
- Gặp việc phải mà sợ khó nhọc, nguy hiểm không dám làm.
22



- Gặp giặc mà rút ra không giám đánh, tham sống, sợ chết.
Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm
cắp”[39,tr641]
Nguồn gốc của tham nhũng là do tha hoá quyền lực nhà nƣớc, do thiếu
dân chủ. Thiếu dân chủ đƣợc Hồ Chí Minh xem xét từ hai phía. Một là: từ
phía ngƣời cán bộ, công chức nhà nƣớc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh; hai
là: “quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù
không liêm cũng phải hoá ra liêm. Vì vậy, “dân phải biết quyền hạn của mình,
phải biết kiểm soát cán bộ để giúp cán bộ thực hiện chứ LIÊM”. Bản chất của
tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân, là trục lợi, cán bộ có quyền mà thiếu lƣơng
tâm, là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tƣ”[39,tr641].
Vì thế, muốn chống tham nhũng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân với tất cả
các biện pháp, trong đó “pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm,
bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”[39,tr641]
Trong văn kiện Đảng ta, khái niệm tham nhũng chính thức đƣợc sử dụng
trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12- 1986). Trong
khi nêu quyết tâm chống tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi, Đảng ta giải
thích nội dung các khái niệm “Tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi” là: Sống
không lành mạnh, sống không bằng lao động của mình; tƣ tƣởng và hành
động chạy theo đồng tiền, tính ích kỷ; hành vi xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa, xâm phạm lợi ích của nhân dân; ăn cắp của công, lấy của công để biếu
xén, chè chén, phân phối nội bộ; tự ý quy định những chế độ cung cấp, trang
bị phƣơng tiện sinh hoạt trái với chế độ chung… Đảng ta khẳng định, những
biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên là
nguyên nhân của các vụ việc nội cộm, phần lớn liên quan đến tham nhũng,
lãng phí, quan liêu.
Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1-1994),
Đảng ta đã đặt vấn đề: “Đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng,

bức bách hiện nay, phải đƣợc tiến hành một cách kiên quyết, triệt để, trong
toàn bộ máy, ở tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ
23


sở”[21,tr220]. Tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân ta.
Tuy nhiên, công cuộc phòng chống tham nhũng ngay từ đầu đã cho thấy
là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Tại Đại hội VIII (tháng 6-1996), Đảng ta
nhận định: “Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chƣa ngăn chặn
đƣợc. Tiêu cực trong bộ máy nhà nƣớc, Đảng và đoàn thể, trong các doanh
nghiệp nhà nƣớc, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản,…
nghiêm trọng kéo dài”[22,tr64].
Hội nghị Trung ƣơng 4 khoá IX của Đảng cũng đánh giá: Tình trạng
tham nhũng, tiêu cực đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực giáo dục,
y tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ pháp luật… tình trạng sách nhiễu ngƣời dân vẫn
diễn ra phổ biến làm cho nhân dân bất bình.
Năm 2005, Luật phòng chống tham nhũng đã đƣợc Quốc hội thông qua,
trong đó Khoản 2 Điều 1 ghi rõ: "Tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi."
Để xác định là tham nhũng thì hành vi phải chứa đựng cả 3 yếu tố đã nêu
trong định nghĩa: Hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn; đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn; vì vụ lợi. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì không phải là
hành vi tham nhũng. Khái niệm "vụ lợi" cũng từng đƣợc tranh luận nhiều.
"Vụ lợi" trong hầu hết các văn bản pháp luật, chính trị khoa học đều đƣợc
hiểu là hành vi tìm kiếm lợi ích không chính đáng cho chủ thể bằng các
phƣơng tiện và phƣơng thức trái với quy định của pháp luật và chuẩn mực của
đạo đức, nhờ đó chủ thể có thể có đƣợc những lợi ích lớn hơn lợi ích mà chủ
thể đáng đƣợc hƣởng.
Thực tiễn cho thấy, tham nhũng rất hay xảy ra trong các lĩnh vực sau: mua

sắm công và xây dựng cơ bản; trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng; trong
lĩnh vực tài chính, ngân sách và kiểm toán; trong huy động và sử dụng đóng
góp của nhân dân; trong sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ; trong quản lý
doanh nghiệp nhà nƣớc; trong sử dụng đất, nhà ở; trong lĩnh vực giáo dục, y
tế, khoa học và công nghệ; thể dục, thể thao; giải quyết khiếu nại, tố cáo...
24


Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế- xã hội, làm giảm lòng tin của
công dân vào nhà nƣớc, đến chứng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị,
kinh tế, xã hội.
Trên thực tế, đôi khi tham nhũng đƣợc hiểu thuần tuý theo khía cạnh pháp
luật nhƣ là hành vi kiếm lời trái phép. Tuy nhiên, trong một số thể chế, bản
thân pháp luật không phải là sự thể hiện ý chí xã hội mà chỉ là sản phẩm của
một hay một nhóm ngƣời vì những mục đích khác nhau. Vì thế, bản thân luật
có thể cũng đã là kết quả tham nhũng, không thể dùng làm tiêu chí để xác
định tham nhũng đƣợc.
Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất
kể trình độ phát triển, định hƣớng, khu vực và truyền thống văn hoá với
những mức độ khác nhau. Tham nhũng không hề giảm mà trái lại dƣờng nhƣ
còn trầm trọng hơn và ngƣời hăng hái chống tham nhũng nhiều khi phải chịu
những hậu quả khôn lƣờng.
Trƣớc diễn biến phức tạp và trầm trọng của nạn tham nhũng, để tiếp tục
thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, việc
tăng cƣờng công tác phòng chống tham nhũng là một trọng trách cấp bách, to
lớn và nặng nề, một vấn đề có ý nghĩa mất còn đối với Đảng, Nhà nƣớc, một
mệnh hệ sinh tử đối với chế độ xã hội ta. Nghị quyết Trung ƣơng 3, khoá X
của Đảng về “tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí” trên cơ sở đánh giá tình h ình, nguyên nhân của tệ nạn
tham nhũng, lãng phí hiện nay đã đề ra một hệ thống quan điểm, giải pháp

đồng bộ, cơ bản vừa lâu dài, vừa cấp bách để ngăn chặn, đẩy lùi từng bƣớc
tham nhũng, lãng phí, để giữ vững long tin của nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc
ta, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng bộ máy
Đảng, Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức có kỷ
cƣơng, liêm chính. Tại Hội nghị, Tổng bí thƣ Nông Đức Mạnh khẳng định:
“Chống tham nhũng, lãng phí là một cuộc đấu tranh vừa cấp bách, vừa có tính
lâu dài, phức tạp…Đảng giữ vai trò lãnh đạo của mình đối với cuộc đấu tranh

25


×