Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi Luyện thi đại học môn sinh học Thầy Nguyễn Quang Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.36 KB, 5 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 02

ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ SỐ 02
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. Gen liên kết
A. được đặt gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể.
B. làm sai lệch định luật phân li độc lập.
C. Phân li cùng nhau trong giảm phân.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2. Một bazơ nitơ trở thành dạng hiếm thì trong quá trình nhân đôi ADN sẽ làm phát sinh dạng đột
biến
A. thêm 1 cặp nuclêôtit.
B. thêm 2 cặp nuclêôtit.
C. mất 1 cặp nuclêôtit.
D. thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 3. Trong tế bào, hàm lượng rARN luôn cao hơn mARN nhiều lần. Nguyên nhân là vì
A. rARN có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn mARN.
B. Số gen quy định tổng hợp rARN nhiều hơn mARN.
C. Số lượng rARN được tổng hợp nhiều hơn mARN.
D. rARN có nhiều vai trò quan trọng hơn mARN.
Câu 4. Ở ruồi giấm, gen đột biến trội liên kết với X (N) gây ra cánh Notch ở con cái dị hợp tử, nhưng gây
chết trong điều kiện XY hoặc đồng hợp tử. Tỷ lệ ở đời con sẽ như thế nào nếu ta cho lai giữa ruồi cái có
cánh Notch với ruồi đực bình thường?
A. 1/3 cái Notch, 1/3 cái bình thường, 1/3 đực bình thường.
B. 1/4 cái Notch, 1/4 cái bình thường, 1/4 đực Notch, 1/4 đực bình thường.
C. 1/2 cái Notch, 1/2 đực bình thường.
D. 1/2 cái bình thường, 1/2 đực bình thường.
Câu 5. Ba anh em họ (anh em trai) nhận ra rằng họ có cùng một tính trạng khác biệt mà ông ngoại của họ


có. Hai trong số họ là anh em ruột, nhưng tất cả đều có những người anh và chị không bị bệnh, và có bố,
mẹ, cô, chú, bác không bị bệnh. Vậy bệnh này do gen nào quy định?
A. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường
B. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường
C. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính
D. Gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính
Câu 6. Một ruồi giấm cái có vết cháy xém lông được giao phối với con đực thuần chủng lông dài. Tất cả
con cái F1 đều lông dài và tất cả con đực F1đều cháy xém lông. Nếu những con ruồi F1 giao nhau, tỷ lệ
dự kiến về số con bị cháy xém lông ở F2 là bao nhiêu?
A. 1:0 ở cả hai giới
B. 3:1 ở cả hai giới
C. 3:1 ở con cái, trong khi tất cả con đực lông cháy xém
D. 1:1 ở cả hai giới
Câu 7. Cho phép lai P: AAaa x AAaa. Tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con sinh ra là:
A. 4/36.
B. 18/36.
C. 8/36.
D. 12/36.
6
Câu 8. Mỗi tế bào lưỡng bội của loài có 4 cặp nhiễm sắc thể chứa 283.10 cặp nuclêôtit. Ở kì giữa, chiều
dài trung bình của 1 NST là 2µm, thì các đoạn ADN đã co ngắn khoảng:
A. 8000 lần.
B. 4000 lần.
C. 1000 lần.
D. 6000 lần.
Câu 9. Một dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Nếu đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba
ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này bộ ba mã hoá Lizin có thể chiếm tỉ lệ tối đa là
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 02

A. 16%
B. 51,2%
C. 24%
D. 38,4%.
Câu 10. Cho biết gen A quy định bình thường, alen a gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường. Nếu bố,
mẹ đều có kiểu gen dị hợp, họ sinh được 5 con. Hỏi khả năng họ sinh được 2 con gái bình thường, 2 con
trai bình thường và 1con gái bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
A. 0,74
B. 0,074
C. 0,0074
D. 0,00074
Câu 11. Ở một loài thực vật, hai cặp gen không alen phân li độc lập, tác động bổ trợ với nhau, người ta
đem cây F1 lai với một cây khác thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao : 7 thân thấp. Để F2 thu tỉ lệ 3 thân cao : 1 thân
thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen là
A. aaBb.
B. AABb.
C. aabb.
D. AaBb.
Câu 12. Cả hai chứng loạn dưỡng cơ bắp và mù màu đều là do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể X gây
ra. Một người đàn ông mù màu kết hôn với một người phụ nữ mang gen gây loạn dưỡng cơ (mang gen dị
hợp). Cả người đàn ông và người phụ nữ có bộ nhiễm sắc thể bình thường. Cặp vợ chồng này quyết định
có một đứa con. Trong các kiểu hình sau đây, kiểu hình nào ít có khả năng xảy ra nhất?

A. Con trai mang hội chứng Klaifentơ ( XXY) với bệnh loạn dưỡng cơ.
B. Con gái mang hội chứng Tơcnơ (XO) với bệnh mù màu.
C. Con gái ( XX) với bệnh loạn dưỡng cơ.
D. Con gái XXX và không bị loạn dưỡng cơ, không bị mù màu.
Câu 13. Các gen IA, IB và I tạo kháng nguyên máu ABO ở người. Ở tính trạng khác, R (Rh+) là trội so với
r (Rh-). Nếu một người mẹ với kiểu hình A/Rh + có một đứa con với kiểu hình O/Rh+, kiểu gen nào
không thể là của người cha?
A. IAirr.
B. IBIRR.
C. iirr.
D. IAIBRR.
Câu 14. Các vùng phiên mã có mặt trong mRNA trưởng thành sẽ phát sinh từ ………., trong khi các vùng
phiên mã không có mặt trong mRNA trưởng thành sẽ phát sinh từ ………..
A. intron; exon.
B. exon; intron.
C. codon; anticodon.
D. anticodon.
Câu 15. Nếu một cơ thể có 7 cặp gen, có bao nhiêu giao tử khác nhau có thể được hình thành nếu hai cặp
gen đồng hợp tử và có 5 cặp gen còn lại dị hợp tử.
A. 25.
B. 32.
C. 50.
D. 64.
Câu 16. Điều nào sau đây không phải là một sự khác biệt giữa ARN và ADN?
A. ARN có uraxin, ADN có timin.
B. ARN có ribose; ADN có deoxyribose.
C. ARN có 5 loại nucleotit; ADN có bốn loại nucleotit.
D. ARN có một sợi polynucleotide duy nhất, ADN là một sợi đôi.
Câu 17. Mã di truyền
A. là khác nhau cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.

B. đã thay đổi trong quá trình tiến hoá gần đây.
C. có 64 codon mã hóa cho các axit amin.
D. Có nhiều hơn 1 codon mã hóa cho nhiều axit amin.
Câu 18. Điều nào sau đây không góp phần tạo nên các biến dị di truyền ở đời con?
A. Phân ly độc lập các nhiễm sắc thể tương đồng trong kỳ giữa I.
B. Phân ly độc lập các nhiễm sắc thể tử chị em trong kỳ giữa II.
C. Thụ tinh ngẫu nhiên.
D. Trao đổi chéo ở kỳ đầu II.
Câu 19. Ở đậu Hà Lan, gen (A) hạt vàng trội hoàn toàn so với (a) hạt xanh, gen B hạt trơn trội hoàn toàn
so với b hạt nhăn. Các gen trên phân li độc lập. Cho đậu hạt vàng, trơn lai với đậu hạt vàng, trơn thu được
đời con có tỉ lệ hạt xanh, nhăn là 6,25%. Kiểu gen của bố, mẹ là
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 02

A. AaBb x AaBB.

B. Aabb x AABb.
C. AaBb x AaBb.
D. Aabb x AaBb.
BD
Câu 20. Một cá thể có kiểu gen Aa
(tần số hoán vị giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử aBd

bd

A. 20%.
B. 15%.
C. 5%.
D. 10%.
Câu 21. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp
tự do. Theo lí thuyết phép lai AaBbDd x AaBbDD cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD- ở đời con là
A. 9/32.
B. 3/16.
C.1/4.
D. 1/8.
Bd
Câu 22. Có 3 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen Aa
EeGgHh tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi chéo
bD
thì tối đa cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 64.
B. 12.
C. 8.
D. 16.
Câu 23. Ở người, đầu hói ở nam được kiểm soát bởi một gen trên NST thường tồn tại dưới hai dạng alen.
Alen Hn xác định đầu bình thường, và alen Hb xác định đầu hói. Ở nam giới, vì sự hiện diện của
testosterone, alen Hb chi phối Hn. Nếu một người đàn ông và người phụ nữ với kiểu gen HnHb có một
con trai, khả năng để ngưòi con trai bị hói đầu là?
A. 0%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 24. Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa

màu trắng; D quả tròn, d quả dài. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBbdd và AaBBDd. Số loại kiểu gen và kiểu hình
khác nhau ở F1 là
A. 27 kiểu gen, 4 kiểu hình.
B. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình.
C. 12 kiểu gen, 8 kiểu hình.
D. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Câu 25. Cho phép lai sau đây ở ruồi giấm:
Ab M m AB M
X X ×
X Y nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình đồng hợp lặn là 1,25%, thì tần số hoán vị gen là
P:
aB
ab
A. 40%.
B. 20%.
C. 35%.
D. 30%.
Câu 26. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Số loại thể ba kép khác nhau có thể xuất hiện
trong quần thể của loài là
A. 24.
B. 28.
C. 30.
D. 21.
Câu 27. Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ
ba đối mã là
A. 3´ XUA 5´.
B. 3´ XTA 5´.
C. 5´ XUA 3´.
D. 5´ XTA 5´.

Câu 28. Ở mèo kiểu gen DD: lông đen; Dd: lông tam thể; dd: lông hung, gen quy định màu lông nằm trên
nhiễm sắc thể X.
P:
Mèo cái lông hung x
Mèo đực lông đen → F1.
Cho mèo F1 giao phối với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?

A. 1 mèo cái lông hung : 1 mèo cái lông tam thể : 1 mèo đực lông đen : 1 mèo đực lông hung.
B. 1 mèo cái lông hung : 1 mèo cái lông tam thể : 1 mèo đực lông đen : 1 mèo đực lông tam thể.
C. 1 mèo cái lông đen : 1 mèo cái lông tam thể : 1 mèo đực lông đen : 1 mèo đực tam thể.
D. 1 mèo cái lông đen : 1 mèo cái lông tam thể : 1 mèo đực lông đen : 1 mèo đực lông hung.
AB CD
Câu 29. Cơ thể
chỉ có hoán vị gen ở B và b với tần số 20% thì tỉ lệ giao tử Ab CD là
ab cd
A. 20%.
B. 10%.
C. 15%.
D. 5%.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 02


Câu 30. Chức năng không phải của protein histon trong cấu trúc NST là
A. trung hòa tính axit của ADN.
B. tạo lỏi cho ADN quấn quanh.
C. tạo liên kết hiđro trong cấu trúc bậc 2 của NST.
D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 31. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy
định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d: quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa cây
thân cao, quả đỏ, tròn với cây thân thấp, quả vàng, dài thu được F1 gồm 41 cây thân cao, quả vàng, tròn: : 40 cây thân cao,
quả đỏ, tròn : 39 cây thân thấp, quả vàng, dài : 41 cây thân thấp, quả đỏ, dài.
Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
AD
ad
AB
ab
BD
bd
Ad
ad
A.
Bb x
bb
B.
Dd × dd
C. Aa
× aa
D.
Bb ×
bb
ad
ad

ab
ab
bd
bd
aD
ad
Câu 32. Ở một loài thực vật, P thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản giao phấn với nhau
F1 thu được 100% cây thân cao. Cho F1 tự thụ phấn F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 56,25% cây thân
cao : 43,75% cây thân thấp. Tính theo lý thuyết, trong số các cây thân thấp thu được ở F2 thì tỉ lệ cây
thuần chủng là
3
1
3
1
A.
.
B. .
C. .
D.
.
16
9
7
3
Câu 33. Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính ?
A. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng
không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin.
B. Do tính chất đặc hiệu của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
C. Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
D. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng

cùng mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 34. Một phụ nữ lớn tuổi đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời
con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến thể ba (2n + 1)?
A. 33,3%.
B. 25%.
C. 75%.
D. 66,6%.
Câu 35. Hai gen A và B cùng nằm trên một NST ở vị trí cách nhau 40 cM. Nếu mỗi cặp gen quy định một
Ab Ab
×
, kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-)
cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở phép lai
aB ab
chiếm tỉ lệ
A. 25%.
B. 35%.
C. 30%.
D. 20%.
Câu 36. Để biết được một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ngoài nhân quy định ta có thể
A. dùng phép lai thuận nghịch.
B. dùng phép lai phân tích.
C. dựa trên kiểu hình của đời con qua các thế hệ.
D. tiến hành tự thụ phấn (đối với thực vật) hoặc giao phối cận huyết (đối với động vật).
Câu 37. Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở
A. nhân và ti thể.
B. nhân tế bào.
C. nhân và các bào quan ở tế bào chất.
D. nhân và một số bào quan.
Câu 38. Ở một loài thực vật, người ta tiến hành lai giữa các cây có kiểu gen như sau:
P: AaBb x AAbb. Do xảy ra đột biến trong giảm phân đã tạo ra con lai 3n. Con lai 3n có thể có những

kiểu gen nào?
A. AAABbb; AAAbbb; AAaBbb; AAabbb.
B. AAABBB; AAAbbb; AAABbb; AAabbb.
C. AAABBB; AAAbbb; AAaBbb; AAabbb.
D. AAABbb; AAAbbb; AAaBBb;aaabbb.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Đề kiểm tra theo chủ đề số 02

Câu 39. Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh dài trội hoàn toàn
so với cánh ngắn. Các gen quy định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách
nhau 40 cM. Cho ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt; F1 thu được
100% thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi thân đen, cánh dài dị hợp. F2 thu được kiểu hình
thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ
A. 20%.
B. 10%.
C. 30%.
D. 15%.
Câu 40. Một gen thực hiện 3 lần sao mã đòi hỏi môi trường cung cấp số ribônuclêôtit các loại: A = 480; U
= 540; G = 720. Gen đó có số lượng nuclêôtit
A. A = T = 510 ; G = X = 360.
B. A = T = 340 ; G = X = 240.
C. A = T = 1020 ; G = X = 1440.

D. A = T = 240 ; G = X = 360.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Giáo viên
Nguồn

: Nguyễn Quang Anh
Hocmai.vn
:

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 5 -



×