TRIỂN KHAI LUẬT CẠNH TRANH TRONG
THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Tác giả: Trịnh Minh Anh
Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Quốc
gia
về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế
từ khi Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện
và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Kể từ đó, tiến trình phát triển kinh
tế, xã hội của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chúng ta đã
thực hiện chủ trương chuyển toàn bộ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng XNCN, đặt tất cả doanh nghiệp vào
môi trường cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế là mục tiêu của doanh nghiệp...
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh chính là động lực phát triển
của các thành phần, các chủ thể kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Động lực
cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp cải tiến thiết bị, công nghệ, phương
thức quản lý để ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và của doanh nghiệp của mình.
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, nếu không có sự quản lý, điều tiết hiệu
quả bằng chính sách, luật pháp thì rất dễ làm phát sinh độc quyền. Khi mở
cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường thì quá
trình tích tụ tư bản dẫn tới sự hình thành các tập đoàn kinh tế có khả năng
chi phối hoạt động kinh doanh, sản xuất, cung ứng và giá cả trên thị trường.
Độc quyền có thể hình thành từ việc doanh nghiệp có ưu thế về vốn, quy mô
sản xuất, thậm trí quyền lực chính trị, xã hội để độc quyền sản xuất, hay
1
nhập khẩu một loại sản phẩm nhất định. Độc quyền có thể có được từ việc
doanh nghiệp có ưu thế về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.
Độc quyền sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Nếu doanh
nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền để hạn chế sản lượng, tăng giá
bán thì sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Độc quyền làm cản trở cạnh
tranh lành mạnh, giảm động lực phát triển của nền kinh tế và hạn chế tự do
kinh doanh.
Vì thế, để đảm bảo cho thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh, đúng
hướng, các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới đều có chính sách
luật pháp điều tiết hoạt động cạnh tranh trên thị trường để ngăn ngừa sự hình
thành độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo công bằng, bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ cho các doanh nghiệp yếu hơn, kém
hơn khi bị chèn ép. Điều này nhằm mục tiêu ngăn ngừa tình trạng thao túng
thị trường của một hay một vài doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nào đó....
Không phải đợi hội nhập, hay sức ép của việc gia nhập WTO mà ngay
từ Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát
triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý
và thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ
cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn
chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh” và “Mọi doanh nghiệp, mọi công
dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp
luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau
hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác,
cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN”. Thêm vào đó, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ 3, khoá IX đã chỉ rõ: “Thực hiện độc quyền nhà nước
trong những lĩnh vực cần thiết, nhưng không biến độc quyền nhà nước
thành độc quyền doanh nghiệp...”.
Thực hiện chủ chương đúng đắn đó của Đảng, với việc phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, chúng ta đã từng bước xoá bỏ sự độc quyền của
2
các doanh nghiệp nhà nước và tạo lập được môi trường kinh doanh bình
đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Điều này đã
tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển lành mạnh và đúng hướng.
Để trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) Việt Nam đã phải mất hơn 11 năm đàm phán và sửa đổi, bổ
sung chính sách kinh tế thương mại của mình. Trong số những nguyên tắc
chủ đạo của WTO thì nguyên tắc không phân biệt đối xử và cạnh tranh bình
đẳng có vai trò cực kỳ quan trọng. Là Thành viên của WTO, Việt Nam bắt
buộc phải thực hiện nguyên tắc này. Hơn thế nữa, để đảm bảo có được một
môi trường kinh doanh bình đẳng, ngay từ trước khi gia nhập, trong số hàng
trăm văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung và xây
dựng mới có Luật Cạnh tranh. Ngày 03/12/2004, Quốc hội Việt Nam đã
thông qua Luật Cạnh tranh và Luật này đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2005.
Có thể nói, Luật Cạnh tranh là “luật mẹ”, là luật quan trọng nhất của
nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, nếu không có cơ chế cạnh tranh thì
nền kinh tế thị trường khó có thể vận hành một cách trơn chu được. Tuy
nhiên, việc triển khai luật cạnh tranh trong thực tế là một việc không hề dễ
dàng vì thực tiễn nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn
đầu của sự phát triển. Nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không
lành mạnh đã chưa được nhận diện đúng đắn và có biện pháp xử lý kịp thời.
Thêm vào đó, bộ máy quản lý cạnh tranh cũng còn nhiều bất cập...
Vì những lý do nói trên, việc tìm hiểu về Luật cạnh tranh để tạo
điều kiện cho việc áp dụng các chế định của nó trên thực tế là việc làm hết
sức cần thiết để nền kinh tế Việt Nam phát triển lành mạnh, đúng hướng và
bảo vệ được các quyền lợi của người tiêu dùng, tạo lập và duy trì môi trường
kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các chủ thể kinh tế trên thị
trường.
Thêm vào đó, triển khai tốt Luật Cạnh tranh chính là để triển khai
tốt việc thực hiện cam kết WTO và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
khác; và còn giúp các chính sách quản lý kinh tế của chúng ta ngày càng
3
hoàn thiện theo hướng phù hợp với các định chế luật pháp của WTO và để
nền kinh tế Việt Nam vận hành đúng theo cơ chế thị trường. Việt Nam đang
nỗ lực chứng minh với WTO và thế giới thấy nền kinh tế Việt Nam cởi mở,
hấp dẫn, đang đổi thay, để các nước, đặc biệt là các thị trường quan trọng
sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (Theo cam kết WTO,
Việt Nam phải chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12
năm kể từ ngày gia nhập, có nghĩa là không muộn hơn 31/12/2018) 1. Tuy
nhiên, tại bất kỳ thời điểm nào và đối với bất kỳ đối tác nào, nếu Việt Nam
chứng minh được là nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị
trường thì đối tác đó có thể công nhận Việt Nam trước thời hạn 31/12/2018.
Hiện nay đã có Trung Quốc, 9 nước ASEAN, Chi Lê... công nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường. Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán để có được
sự công nhận này từ EU và các thị trường quan trọng khác.
II. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT CẠNH
TRANH
1. Khái niệm cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một khái niệm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường. Theo Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992, “cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh
giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về
phía mình”. Từ điển Tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng có cách
giải thích cạnh tranh tương tự, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà sản
xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Như
vậy, cạnh tranh xuất hiện trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, là động
lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường, là xu thế tất yếu khách quan.
1
Các Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, phần cam kết cạnh tranh, UBQG-HTKTQT xuất bản năm
1996.
4
Ở Việt Nam cạnh tranh là một khái niệm khá mới mẻ. Quá trình
chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra việc thích ứng với những quy luật mang thuộc
tính vốn có của kinh tế thị trường, trong đó phải kể đến yếu tố cạnh tranh.
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là cơ sở quan trọng
bảo đảm cho tự do kinh doanh hợp pháp và mang lại lợi ích thiết thực cho
người tiêu dùng.
Với việc trở thành Thành viên của WTO, Việt Nam phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức. Có lẽ khó khăn nhất của Việt Nam là cam kết
phải mở cửa thị trường dịch vụ. Việt Nam đã cam kết mở cửa tất cả 11
ngành dịch vụ và khoảng 110 phân ngành2. Với các cam kết này, Việt Nam
phải đối mặt với những thách thức rất lớn do có nhiều hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, phức tạp đã, đang và sẽ xuất hiện trên thị trường. Để cạnh
tranh trên thương trường, các doanh nghiệp không dừng lại ở mức độ những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhỏ, lặt vặt như nói xấu, dèm pha đối
thủ cạnh tranh, quảng cáo, khuyến mại không trung thực, quấy rối hoạt động
kinh doanh v.v... Thực tế đã xuất hiện những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, hạn chế cạnh tranh có tổ chức như thỏa thuận phân chia thị trường,
thỏa thuận về ấn định giá, các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống
lĩnh thị trường và lạm dụng quá trình tập trung kinh tế thông qua việc sáp
nhập, hợp nhất, liên doanh, mua lại các doanh nghiệp.v.v...
Sau khi gia nhập WTO, về phía các cơ quan quản lý nhà nước, để xây
dựng nền kinh tế thị trường, cũng như các nước khác, Việt Nam cũng cần
phải sử dụng pháp luật cạnh tranh như một công cụ vận hành nền kinh tế thị
trường một cách hiệu quả. Sử dụng được cạnh tranh như một cơ chế vận
hành nền kinh tế thì mới có thể làm lành mạnh môi trường kinh doanh, tạo ra
sự tin tưởng cho các doanh nghiệp, để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản
xuất, kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
2
Theo phân loại của Liên hợp quốc.
5
Đối với các doanh nghiệp, trong nền kinh tế mở và hội nhập, việc hiểu
rõ pháp luật về cạnh tranh sẽ giúp họ tự điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình tránh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn thế
nữa, qua đó, các doanh nghiệp còn có thể tự bảo vệ, hoặc yêu cầu các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ họ trước những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, vi phạm pháp luật.
Trên cơ sở đó, tài liệu tập huấn này sẽ giới thiệu pháp luật cạnh tranh
dưới góc độ như là một công cụ hữu hiệu giúp các cán bộ toà án xác định rõ
ràng các hành vi cạnh tranh phù hợp với pháp luật và các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trái pháp luật. Trong nền kinh tế hướng về thị trường, môi
trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn, nhưng cũng ngày càng khốc liệt
hơn với việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ để
thực hiện các cam kết gia nhập WTO thì cũng ngày càng nhiều hành vi cạnh
tranh không bình đẳng có thể xuất hiện cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Từ đó, các cán bộ và toà án các cấp có thể nắm rõ quy trình khiếu nại, xử lý
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo đúng trình tự, thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh được pháp luật cho phép.
2. Các thuật ngữ cơ bản về cạnh tranh
2.1. Hiểu thế nào là cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh hoàn
hảo, cạnh tranh không hoàn hảo:
-
Cạnh tranh: là sự ganh đua, giành giật các điều kiện ưu đãi trên
thị trường của các doanh nghiệp. Cạnh tranh thường diễn ra ở các
doanh nghiệp có sự độc lập về lợi ích với nhau. Các doanh nghiệp
cung cấp cùng một chủng loại hàng hoá, dịch vụ trên một thị
trường được gọi là đối thủ cạnh tranh của nhau. Các doanh nghiệp
thường cạnh tranh về giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Cạnh
tranh với nhau về chất lượng dịch vụ, mẫu mã, kiểu dáng, dịch vụ
6
hậu mãi như bảo hành sản phẩm, tư vấn cho khách hàng… cạnh
tranh bằng quảng cáo, khuyến mại…
-
Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh bằng các cách thức phù hợp
với các quy định pháp luật và các chuẩn mực, đạo đức kinh doanh
thông thường.
-
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: là hành vi cạnh tranh của
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Theo quy định của Luật cạnh
tranh Việt Nam, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm 9
nhóm hành vi sau3:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
(v)
(vi)
(vii)
(viii)
(ix)
3
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
Xâm phạm bí mật kinh doanh;
Ép buộc trong kinh doanh;
Gièm pha doanh nghiệp khác;
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Phân biệt đối xử của hiệp hội;
Bán hàng đa cấp bất chính.
-
Hành vi hạn chế cạnh tranh: là hành vi của doanh nghiệp làm
giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm
thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
hoặc vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
-
Cạnh tranh hoàn hảo: là tình trạng cấu trúc thị trường trong đó
tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán loại hàng hoá, sản phẩm
Điều 39 Luật cạnh tranh.
7
hay dịch vụ giống nhau và không có đối thủ nào có đủ sức mạnh
vượt trội để tác động điều chỉnh giá cả trên thị trường.
-
Cạnh tranh không hoàn hảo: là tình trạng cấu trúc thị trường
trong đó tồn tại một hay một vài đối thủ cạnh tranh có đủ khả năng
tác động điều chỉnh giá cả trên thị trường theo ý muốn của mình
hay điều chỉnh họ phải sử dụng sản phẩm của mình mà không thể
sử dụng sản phẩm của đối thủ (ví dụ trường hợp phần mềm của
Microsoft: đã sử dụng một chương trình, phần mềm của họ là bắt
buộc khi nâng cấp phải sử dụng đúng phần mềm của đúng hãng
đó).
2.2. Thị trường liên quan:
Thị trường liên quan là khái niệm được sử dụng trong phân tích cạnh
tranh để chỉ giới hạn thị trường nơi diễn ra các hoạt động cạnh tranh thuộc
sự quan tâm của pháp luật cạnh tranh. Thị trường liên quan được cấu thành
bởi hai loại giới hạn cơ bản là giới hạn về sản phẩm (loại hàng hoá, dịch vụ)
và giới hạn về phạm vi, không gian địa lý, khu vực địa lý. Đó là: thị trường
sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:
2.2.1. Thị trường sản phẩm liên quan: là thị trường của những hàng
hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá
cả:
-
Căn cứ để xác định đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của
hàng hóa, dịch vụ cũng như “thuộc tính có thể thay thế cho
nhau” được quy định tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày
15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Cạnh tranh (Điều 5). Đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được
xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: tính chất vật lý; tính
chất hoá học; tính năng kỹ thuật; tác dụng phụ của sản phẩm;
khả năng hấp thụ. Mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ,
8
được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng thông thường nhất
của hàng hoá , dịch vụ đó. Giá cả của hàng hoá, dịch vụ, là giá
ghi trong hoá đơn bản lẻ.
-
Ngoài cách xác định thị trường sản phẩm liên quan nêu trên,
trong một số trường hợp đặc biệt, thị trường sản phẩm liên quan
còn có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm
đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu
trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng. Trong trường
hợp này, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể
xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm
liên quan.
2.2.2. Thị trường địa lý liên quan: là một khu vực địa lý cụ thể trong
đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện
cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
Theo Nghị định số 116/2005/NĐ-CP (khoản 3 Điều 7), khu vực địa lý được
coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực
địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau:
-
Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng
hóa tăng không quá 10%; hoặc
-
Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường
như: rào cản từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về
sở hữu công nghiệp; rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư
vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng
tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính; quyết định hành
chính của cơ quan quản lý nhà nước; quy định về điều kiện kinh
doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, các chuẩn mực nghề nghiệp;
thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu; tập quán của người
tiêu dùng..v.v.
9
2.3. Tập trung kinh tế:
Tập trung kinh tế là việc hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập liên kết,
tích tụ tư bản, nguồn lực phục vụ cho lợi ích chung của hai bên. Theo Luật
cạnh tranh, tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp gồm: (i) sáp nhập
doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv)
liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (v) các hành vi tập trung kinh tế khác
theo quy định của pháp luật.
2.4. Thị phần:
Thị phần: là tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của một doanh nghiệp trên
một thị trường nhất định. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng
hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh
nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại
hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa
doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất
cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường
liên quan theo tháng, quý, năm.
Thị phần kết hợp: là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các
doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung
kinh tế.
Thị phần của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trong tổng thị
phần về một hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan là căn cứ
để xác định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; xác định doanh
nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; xác định các
trường hợp tập trung kinh tế bị cấm...
2.5. Vụ việc cạnh tranh:
10
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật
Cạnh tranh, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định
của pháp luật.
Theo pháp luật cạnh tranh, các vụ việc hạn chế cạnh tranh và cạnh
tranh không lành mạnh đều phải được điều tra thông qua một thủ tục chặt
chẽ: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Đối với các vụ việc hạn chế cạnh
tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có
nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết thông qua Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh; đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh
tranh sẽ quyết định xử lý trên cơ sở quyết định điều tra.
II. CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT CẠNH TRANH
1. Vụ việc cạnh tranh
Luật Cạnh tranh của Việt Nam quy định vụ việc cạnh tranh bao gồm
hai nhóm hành vi: (i) hành vi hạn chế cạnh tranh và (ii) hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và toàn cầu thì việc kiểm soát và ngăn chặn những hành vi
hạn chế cạnh tranh trái pháp luật này là rất cần thiết.
1.1. Hành vi hạn chế cạnh tranh:
Trong hai nhóm hành vi nói trên, nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh
thường xuất hiện và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đã đạt được một
trình độ nhất định. Luật Cạnh tranh quy định ba loại hành vi được coi là hạn
chế cạnh tranh là:
•
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh;
•
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; và
•
Tập trung kinh tế.4
1.1.1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh:
4
Điều 3 Luật Cạnh tranh
11
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hiểu là thoả thuận giữa
các doanh nghiệp độc lập với nhau về lợi ích kinh tế có mục đích hoặc tác
động làm giảm hoặc bóp méo quá trình cạnh tranh trên thị trường. Các
doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể là đối thủ cạnh
tranh với nhau trên thị trường, đó là thoả thuận ngang; hoặc là các doanh
nghiệp thuộc các công đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh từ sản xuất,
phân phối đến tiêu dùng.
Luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra định nghĩa thế nào là thoả
thuận hạn chế cạnh tranh mà Luật cạnh tranh liệt kê 8 loại thoả thuận được
coi là hạn chế cạnh tranh, bao gồm:
(i)
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
(ii)
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không
phải là các bên của thoả thuận;
(iii)
Thoả thuận thông đồng cho một trong các bên thoả thuận thắng
thầu trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
(iv)
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp;
(v)
Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng
hoá, cung ứng dịch vụ;
(vi)
Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản
xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
(vii)
Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu
tư;
(viii)
Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp
đồng, mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng.
12
Theo tinh thần của Luật cạnh tranh thì thoả thuận hạn chế cạnh tranh
là thoả thuận giữa hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là
doanh nghiệp) có tác động làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị
trường.
Luật cạnh tranh không quy định về hình thức thoả thuận (bằng văn
bản hay bằng miệng) cũng như mục đích của thoả thuận, do đó khi xem xét
một thoả thuận có bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh hay không thì không
nhất thiết phải xem xét yếu tố hình thức của thoả thuận (thoả thuận đó có
được lập thành văn bản hay không) và động cơ của thoả thuận đó (thoả
thuận đó có nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh của doanh nghiệp khác
không), mà chỉ cần đối chiếu xem thoả thuận đó có mục đích thực hiện một
hoặc một số hành vi nêu tại Điều 8 của Luật hay không.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải bất kỳ thoả thuận nào
(được quy định tại Điều 8) đều bị coi là trái pháp luật. Có hai loại thoả thuận
hạn chế cạnh tranh:
• Thoả thuận bị coi là trái pháp luật một cách đương nhiên; và
• Thoả thuận bị coi là trái pháp luật có điều kiện.
1.1.1.1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị coi là trái pháp luật
một cách đương nhiên, gồm:
(i)
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham
gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
(ii)
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải
là các bên của thoả thuận;
(iii)
Thoả thuận thông đồng cho một trong các bên thoả thuận thắng
thầu trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm này đương nhiên bị cấm
trong mọi trường hợp và không có ngoại lệ.
13
Trong 3 loại thỏa thuận trên, thoả thuận "thông đồng để một hoặc các
bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch
vụ" là một trong những thoả thuận được pháp luật cạnh tranh của các quốc
gia trên thế giới quy định chặt trễ và đưa vào dạng "thoả thuận đen"5. Đối
với các quốc gia chưa ban hành Luật Cạnh tranh thì hành vi "thông đồng
đấu thầu" cũng được nghiêm cấm tại các văn bản quy phạm pháp luật khác,
thậm chí nhiều nước còn coi hành vi này là vi phạm pháp luật hình sự và các
chủ thể tham gia "thông đồng đấu thầu" phải chịu mức hình phạt khá nặng.
1.1.1.2. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị coi là trái pháp luật có
điều kiện, gồm:
(i)
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp;
(ii)
Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng
hoá, cung ứng dịch vụ;
(iii)
Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất,
mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
(iv)
Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
(v)
Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp
đồng, mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng.
Mặc dù những thoả thuận thuộc nhóm này (từ điểm (i) đến điểm (v)
nêu trên) bị coi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng dựa vào tính chất
của các thoả thuận đó cho nên Luật Cạnh tranh quy định: các thoả thuận này
chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thoả thuận trên thị
trường liên quan chiếm ít nhất là 30%, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ
cho phép được tiến hành các thoả thuận khi đáp ứng điều kiện nhất định quy
định tại Điều 10 của Luật và nhằm mục đích hạ giá thành và có lợi cho
5
Theo Cơ sở khoa học xác định mức độ hạn chế cạnh tranh của các thoả thuận và các tiêu chí cho phép
miễn trừ trong Luật cạnh tranh. Đề tài khoa học mã số 2003-78-009, Bộ Thương mại, tr.45.
14
người tiêu dùng. Do đó, khi xem xét khiếu nại về các thoả thuận hạn chế
cạnh tranh nêu từ mục (i) đến mục (v) nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền
cần phải xem xét hai yếu tố khác: thị phần của các bên thoả thuận chiếm bao
nhiêu phần trăm thị trường liên quan; và có quyết định của Thủ tướng Chính
phủ cho phép miễn trừ đối với thoả thuận đó trước thời điểm thoả thuận hay
không.
Trong các thỏa thuận nêu trên, thỏa thuận “ấn định giá hàng hoá, dịch
vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” và thỏa thuận “phân chia thị trường
tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ” là những thỏa thuận
phổ biến trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Một ví dụ về hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ điển
hình xảy ra tại Hoa Kỳ vào năm 1897 giữa các công ty dịch vụ vận tải xe lửa
ở một số khu vực miền Tây (trans-Missouri). Các công ty dịch vụ vận tải xe
lửa này đã thoả thuận thành lập Ban đại diện để cùng nhau thống nhất, ấn
định giá cước vận tải đối với các khách hàng. Lý do mà các công ty đưa ra
khi biện minh cho hành vi thoả thuận này là nhằm tránh sự "cạnh tranh huỷ
diệt" giữa các công ty dẫn tới các cuộc chiến tranh giá cả, khiến các công ty
lâm vào tình trạng phá sản, từ đó ảnh hưởng lớn tới các ngành kinh tế, đặc
biệt là ngành nông nghiệp đang vào thời điểm cần phương tiện đường sắt để
vận chuyển hàng hoá ra thị trường6.
Ở Việt Nam, các thỏa thuận ấn định giá dịch vụ kiểu này chưa phát
sinh nhiều, nhưng có thể nêu một ví dụ đã xảy ra trên thực tế từ Hiệp hội
Taxi tại Thành phố HC. Năm 1997, 14 doanh nghiệp taxi tại Thành phố HC
đã thành lập Hiệp hội Taxi nhằm mục đích thống nhất đồng loạt tăng giá
cước taxi từ 6.000 VNĐ/km đầu tiên lên 12.000 VNĐ/2km đầu tiên và 5.000
VNĐ/km tiếp theo áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp của Hiệp hội.
Hành vi ấn định giá này đã hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
Hiệp hội và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Ngày 15 tháng 3
năm 2000, hợp tác xã Taxi S. đã hạ giá cước taxi xuống 10.000 VNĐ/2km
6
Theo Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
15
đầu và 5.000 VNĐ/km tiếp theo, thấp hơn 2.000 VNĐ so với giá của Hiệp
hội taxi thoả thuận. Tới giữa tháng 2 năm 2004, hợp tác xã này lại thông qua
giá cước mới là 8.000 VNĐ/2km đầu và 4.500 VNĐ/km tiếp theo. Hành vi
của hợp tác xã taxi S. được coi là hành vi cạnh tranh lành mạnh và được
khách hàng ủng hộ, buộc Hiệp hội Taxi xoá bỏ hành vi ấn định giá gây hạn
chế cạnh tranh nêu trên.7
Đối với các thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp
hàng hoá, có hai ví dụ điển hình của thực tiễn pháp luật nước ngoài là vụ
Sealy năm 1967 và vụ Topco năm 1972 của Hoa Kỳ là8:
-
Vụ Sealy năm 1967, là vụ điển hình trong đó Toà án chính thức quy
định thoả thuận phân chia thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh
là đương nhiên bất hợp pháp bất kể các bên tham gia thoả thuận
có vị trí trên thị trường như thế nào. Vụ này liên quan đến một
loạt các doanh nghiệp sản xuất chiếu và khăn trải giường của Hoa
kỳ liên kết với nhau để thành lập Công ty cổ phần với tên gọi là
Sealy. Theo đó, các doanh nghiệp thoả thuận việc sản xuất và bán
các sản phẩm của họ được tiến hành dưới cùng một nhãn hiệu là
"Sealy", đồng thời các doanh nghiệp cổ đông của Sealy chỉ được
phép bán hàng trong khu vực địa lý xác định mà Sealy chỉ định
chứ các doanh nghiệp này không tham gia cạnh tranh với nhau.
Vụ việc này được đưa ra giải quyết trước Toà án Tối cao Hoa Kỳ.
Sau khi xem xét tình tiết vụ việc, Toà án Tối cao Hoa Kỳ đã ra
phán quyết rằng, việc thành lập Công ty Sealy như vậy chẳng qua
chỉ là một thoả thuận phân chí thị trường nhằm lũng đoạn thị
trường và vì thế đương nhiên là bất hợp pháp. Từ vụ Sealy năm
1967, nhiều loại thoả thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để phân
chia thị trường cũng bị các toà án Hoa Kỳ ra phán quyết đương
nhiên bất hợp pháp. Không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ mà việc thoả
thuận phân chia thị trường thế giới có ảnh hưởng tới thị trường
Hoa Kỳ cũng bị coi là đương nhiên bất hợp pháp.
7
Theo Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
Theo Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật cạnh
tranh của Việt Nam.
8
16
-
Vụ Topco năm 1972, một số doanh nghiệp kinh doanh chuỗi siêu thị
quy mô vừa và nhỏ ở Hoa Kỳ đã thoả thuận thiết lập ra một hợp
tác xã để tổ chức việc phân phối, quảng cáo hàng hoá của các
doanh nghiệp thành viên với tên gọi chung là Topco nhằm tăng
cường sức cạnh tranh của hợp tác xã với các đối thủ cạnh tranh
khác. hàng hoá do hợp tác xã bán sẽ do các doanh nghiệp thành
viên cung cấp. Theo đó, các bên thoả thuận việc bán hàng với
nhãn hiệu "Topco" chỉ được thực hiện ở những khu vực địa lý xác
định và các doanh nghiệp của hợp tác xã không được cạnh tranh
và xâm phạm lãnh thổ bán hàng của nhau. Topco lập luận rằng,
việc đưa ra thoả thuận phân chia khu vực địa lý bán hàng cho các
thành viên là giúp cho các thành viên có thêm sức mạnh trong
việc tiếp thị sản phẩm của Topco, để Topco có thêm sức mạnh
trong việc cạnh tranh với các loại hình phân phối hàng hoá khác
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Toà án Tối cao Hoa Kỳ không chấp
nhận lập luận này và coi việc phân chia thị trường giữa các thành
viên của Topco là dạng thoả thuận phân chia thị trường đương
nhiên bất hợp pháp.
Đối với hành vi thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung
cấp hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi quốc tế, có một ví dụ là vụ việc xảy ra
vào năm 1972, các nhà sản xuất tơ sợi tổng hợp của Đức và Nhật Bản đã
tham gia một thoả thuận quốc tế, theo đó, các doanh nghiệp sản xuất tơ sợi
tổng hợp của Nhật Bản sẽ không xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị
trường Đức và đổi lại các nhà sản xuất tơ sợi tổng hợp của Đức cam kết
không xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản nhằm mục
đích hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này tại các thị trường Đức và
Nhật Bản. Uỷ ban Thương mại công bằng của Nhật Bản đã phán quyết đây
là hành vi thoả thuận phân chia thị trường thuộc sự điều chỉnh của Luật
Cạnh tranh Nhật Bản.9
9
Theo Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
17
1.1.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền:
Vị trí thống lĩnh trên thị trường là vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường mà với vị trí ấy doanh nghiệp có thể chi phối sự biến động giá cả trên
thị trường một cách đáng kể. Có thể coi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là
doanh nghiệp có quyền lực thị trường ở mức cao.
Trong Luật cạnh tranh Việt Nam, việc một doanh nghiệp được coi là
có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường
liên quan hoặc có thị phần dưới 30% nhưng có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể.
Một nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu
có cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các
trường hợp sau:
(i)
hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường
liên quan;
(ii)
ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường
liên quan;
(iii)
bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị
trường liên quan.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh là các hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh
trên thị trường để chi phối, lũng đoạn thị trường, gây tổn hại tới quá trình
cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh chỉ vi phạm luật
cạnh tranh khi có hành vi “lạm dụng” vị trí của mình, tức là doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh không đương nhiên bị coi là trái pháp luật. 10 Luật chỉ không
cho phép doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp này lạm dụng vị trí lợi thế
của mình trên thị trường nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
10
Điều 10 Luật Cạnh tranh.
18
Luật cạnh tranh Việt Nam quy định 6 nhóm hành vi thuộc loại hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh11:
(i)
Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
(ii)
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn
định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
(iii)
hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, công nghệ gây thiệt hại
cho khách hàng;
(iv)
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như
nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
(v)
Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận
các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng;
(vi)
Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh
mới.
Trên cơ sở nói trên, doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh thị trường hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền không được
vi phạm các hành vi đó. Riêng đối với doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì
Luật còn cấm không được áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng hoặc
lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng.
Khi toà án xem xét việc liệu hành vi của doanh nghiệp hoặc một nhóm
doanh nghiệp có lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền
(đối với một doanh nghiệp) thì trước hết cần xác định thị trường liên quan
(về cả hàng hóa, dịch vụ và địa lý), sau đó cần xác định thị phần của doanh
nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan để giải
11
Điều 13 Luật cạnh tranh.
19
quyết vấn đề thứ nhất là doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp đó có
vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Trong vụ việc liên quan đến lạm dụng
vị trí độc quyền thì sau khi xác định thị trường liên quan cần xác minh xem
có doanh nghiệp nào khác kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng trên thị trường
liên quan không để giải quyết vấn đề là liệu doanh nghiệp đó có vị trí độc
quyền hay không. Khi đã khẳng định rằng doanh nghiệp hoặc một nhóm
doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc doanh nghiệp đó có vị
trí độc quyền thì vấn đề thứ hai cần làm sáng tỏ là hành vi đang bị khiếu nại
có thuộc các trường hợp bị cấm không.
1.1.3. Tập trung kinh tế:
Tập trung kinh tế là việc hai doanh nghiệp trở lên thực hiện việc:
• Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị sáp nhập;
• Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp
cùng chuyển tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình
để hình thành một doanh nghiệp mới đông thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị hợp nhất;
• Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh
nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
họp pháp của mình để thành lập doanh nghiệp mới;
•
Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua lại một
phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác ở mức đủ để
kiểm soát và chi phối toàn bộ hoặc một số ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại.
Theo Luật cạnh tranh Việt Nam, hành vi tập trung kinh tế chỉ bị cấm
khi thị phần kết hợp (tổng thị phần) của các doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế (thực hiện các hành vi nêu trên) chiếm trên 50% trên thị trường liên
20
quan, trừ trường hợp được miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi
thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trường
hợp tập trung kinh tế được miễn trừ là trường hợp tập trung kinh tế đáp ứng
được một trong các điều kiện sau:
(i)
Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ
bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản và được Bộ trưởng Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cho phép (miễn trừ) trước
khi thực hiện việc tập trung kinh tế đó;
(ii)
Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp
phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và được
Thủ tướng Chính phủ cho phép (miễn trừ) trước khi thực hiện việc
tập trung kinh tế đó.
1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, có 9 nhóm hành vi cạnh
tranh không lành mạnh chính, cụ thể như sau:
1.2.1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn:
Luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp sử dụng các chỉ dẫn có chứa thông
tin gây nhầm lẫn về: tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, kiểu dáng bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của
pháp luật để làm khách hàng nhầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ đó là hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác đã có uy tín trên thị trường hoặc có xuất
xứ từ địa lý có uy tín nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Chúng ta cần lưu ý rằng, việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn khác với việc đưa
thông tin về hàng giả (hàng có nhãn hiệu thật nhưng nội dung giả). Hàng
hoá, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn là hàng hoá, dịch vụ có thể được đăng
ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền (và trong nhiều trường hợp chất
lượng của hàng hoá, dịch vụ này còn cao hơn chất lượng hàng hoá, dịch vụ
của doanh nghiệp khác mà hàng hoá, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn) nhằm
21
mục đích thu hút khách hàng thông qua việc lợi dụng uy tín, xuất xứ hàng
hoá, dịch vụ đang có trên thị trường.
Ví dụ về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho khách hàng về xuất xứ
hàng hoá như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn Young Titan (Đài Loan Trung Quốc) đã bán hai loại sản phẩm rượu Wisky Royal Reserve Old 21
Rare Premium sản xuất tại Hoa Kỳ và rượu Wisky pha chế Crowley sản xuất
tại Pháp với nhãn hiệu trên bao bì là "Scotch Wisky" bằng tiếng Trung Quốc
và tiếng Anh. Theo Luật về rượu Wisky Scotch năm 1988 và Lệnh về rượu
Wisky năm 1990 được quốc tế sử dụng rộng rãi, rượu Wisky Scotch là sản
phẩm wisky có nguồn gốc từ xứ Scốt len. Như vậy, việc đưa thông tin về hai
loại rượu được nhập khẩu từ Pháp và Hoa Kỳ của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Young Titan đã làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng địa điểm xuất xứ
của hai loại sản phẩm rượu này là từ Scốt len. Uỷ ban Thương mại lành
mạnh của Đài Loan đã xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên
của Công ty trách nhiệm hữu hạn Young Titan. Theo khoản 1 Điều 21 Luật
thương mại lành mạnh (Đài Loan - Trung Quốc), doanh nghiệp không được
đưa ra những thông tin sai trái, không đúng sự thật hoặc gây hiểu lầm cho
người tiêu dùng về giá cả, số lượng, chất lượng, nội dung, quá trình sản xuất,
ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, nơi xuất xứ, nhà sản
xuất, nhà chế biến và nơi chế biến, đồng thời bất kỳ doanh nghiệp nào bán
những sản phẩm có thông tin sai trái, không đúng sự thật hoặc gây nhầm lẫn
nêu trên đều bị xem là vi phạm pháp luật12.
Việc cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm
lẫn có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trên thị trường từ việc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Đây là một
quy định có ý nghĩa thực tiễn, hạn chế hậu quả có thể phát sinh đối với
người tiêu dùng từ hành vi trái pháp luật này. Điển hình là việc kinh doanh
các loại thuốc dược phẩm phổ biến trên thị trường Việt Nam với nguy cơ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Ví dụ như trường
hợp thuốc Decogen, một sản phẩm của Công ty dược phẩm philippin đến
12
Theo Vụ việc và tài liệu về Luật thương mại lành mạnh Đài Loan, Ban soạn thảo Luật cạnh tranh Việt
Nam, Hà Nội, 2002, tr.153-156.
22
nay đã có 7 loại thuốc làm nhái mẫu mã. Hay như vụ tranh chấp mẫu nhãn
hiệu thuốc chữa bệnh trong nước Tranalar của Công ty Dược Vật tư T.V và
Trangalar của Công ty Dược M.D (đã được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm từ
năm 1991) vào năm 1995. Kết quả là Bộ Y tế đã ra văn bản xử lý đình chỉ,
thu hồi toàn bộ thuốc Tranalar của Công ty Dược Vật tư T.V với lý do Công
ty này đã sản xuất loại thuốc có nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuốc
Trangalar của Công ty Dược M.D.13
1.2.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh:
Luật cạnh tranh quy định một số hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
bị cấm như sau:
1.2.2.1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng
cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật
kinh doanh đó:
Hành vi xâm phạm này có nghĩa là Luật nghiêm cấm việc tiếp cận,
thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự đồng ý của
người sở hữu bí mật kinh doanh đó. Ví dụ: hành vi truy cập một cách trái
phép vào hệ thống mã nguồn (máy tính) lưu giữ bí mật kinh doanh thuộc sở
hữu của một doanh nghiệp khác.
1.2.2.2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không
được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh:
Hành vi này tương đối phổ biến, có ví dụ như sau: một người sau một
thời gian làm việc cho một doanh nghiệp sản xuất và nắm được bí mật kinh
doanh của doanh nghiệp đó, đã tiết lộ cho doanh nghiệp khác hoặc sử dụng
cho chính mình để thành lập một doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng thông tin
về bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh
doanh.
13
Theo Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
23
1.2.2.3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin
của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin
thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó:
Hợp đồng bảo mật là hợp đồng mà theo đó một bên hợp đồng được
quyền tiếp cận thông tin bí mật về kinh doanh của một chủ sở hữu nhưng có
nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó. Bên có nghĩa vụ bảo mật làm lộ thông
tin về bí quyết kinh doanh cho bên thứ ba thì bị coi là xâm phạm bí mật kinh
doanh theo quy định của điều luật. Ngoài ra, luật cũng quy định bất kỳ hành
vi nào lợi dụng quan hệ sẵn có để lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có
trách nhiệm bảo mật nhằm lấy được thông tin bảo mật về bí mật kinh doanh
và sau đó tiết lộ thông tin đó cho người thứ ba thì cũng bị coi là xâm phạm
bí mật kinh doanh.
1.2.2.4. Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của
người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan
đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại
các biện pháp bảo mật của các cơ quan nhà nước, hoặc sử dụng những
thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, mục đích xin cấp giấy phép liên
quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm:
-
Quy định này bao gồm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp tiếp cận, thu thập bất luận
trái phép hay được phép bí mật kinh doanh của doanh nghiệp
khác thông qua các hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp khi thực
hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp như: đăng ký kinh doanh, đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu, luận chứng kinh tế kỹ thuật v.v., và sau đó sử
dụng những thông tin này để kinh doanh hoặc lập hồ sơ xin
phép thành lập liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản
phẩm.
24
-
Trường hợp thứ hai, dùng các biện pháp chống lại biện pháp bảo
mật của các cơ quan nhà nước về bí mật kinh doanh và sử dụng
những thông tin bí mật này phục vụ mục đích và hoạt động kinh
doanh của mình.
1.2.3. Ép buộc trong kinh doanh:
Luật cạnh tranh cấm ép buộc trong kinh doanh có nghĩa là cấm doanh
nghiệp có hành vi đe doạ hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của
đối thủ cạnh tranh không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với đối thủ cạnh
tranh.
1.2.4. Gièm pha doanh nghiệp khác:
Luật cạnh tranh cấm gièm pha doanh nghiệp khác thông qua hành vi
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng
xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Mọi hành vi bôi nhọ hay lăng mạ doanh nghiệp khác không xuất
phát từ một đối thủ cạnh tranh và vì mục đích cạnh tranh thì được điều chỉnh
bởi luật dân sự nói chung hoặc luật hình sự trong những trường hợp cụ thể.
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
tương đối phổ biến trong hoạt động kinh doanh, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh
tranh trong hoặc kìm hãm sự phát triển kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
thông qua việc giảm lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
đó. Hành vi này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể từ
đơn giản đến phức tạp, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác có thể được thực hiện một cách
đơn giản như một doanh nghiệp tung tin đồn: dùng dầu gội đầu của hãng A
gây rụng tóc; băng vệ sinh B có chứa chất amiăng gây hại cho người sử
dụng, v.v., hoặc là những thông tin giả để lừa gạt công luận, báo chí như vụ
25