Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nghiên cứu chiết tách tanin của vỏ cây đước và ứng dụng làm chất ức chế ăn mòn kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 42 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở nước ta, cây Đước phân bố từ Nam ra Bắc trên đất ngập mặn ven biển chịu

ảnh hưởng của thủy triều. Cây Đước vừa có tác dụng như một “ vệ sĩ bờ biển”, vừa
có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, sau khi khai thác các bộ phận hữu dụng, còn lại
lượng rất lớn vỏ Đước bị bỏ phí, làm cho hiệu quả canh tác cây Đước vẫn còn thấp.
Vỏ Đước chứa nhiều tanin, có tới 24% dùng trong công nghệ thuộc da, công
nghiệp chế tạo thuốc nhuộm, công nghiệp làm giấy cao cấp, làm chất ức chế ăn mòn
kim loại, làm lớp lót cho màng sơn…
Ăn mòn kim loại là một lĩnh vực mà không một nước nào trên thế giới không
quan tâm, nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển bởi vì theo đánh giá hàng
năm của cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), ăn mòn kim loại làm tổn thất
khá lớn nền kinh tế quốc dân và chiếm tới 3% tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Có
nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại, trong đó có phương pháp sử dụng
các chất ức chế như cromat, photphat, nitrit, …Tuy nhiên, các chất ức chế này
thường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hướng sử dụng các chất ức chế sạch, thân
thiện với môi trường đang được các nhà khoa học quan tâm.
Nếu khai thác được nguồn tanin từ lượng lớn vỏ Đước không sử dụng để làm
chất ức chế quá trình ăn mòn kim loại sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả của các vùng
trồng Đước. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu chiết tách tanin của vỏ cây
Đước và ứng dụng làm chất ức chế ăn mòn kim loại ".
2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

-



Xây dựng qui trình chiết tách và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình chiết tách tanin của vỏ cây đước.
-

Nghiên cứu ứng dụng tanin của vỏ cây đước làm chất ức chế ăn mòn kim

loại và làm lớp lót cho màng sơn
3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Cây Đước trên đất ngập mặn ven biển Cẩm Thanh – Hội An – Quảng Nam.

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2

4.1.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học của cây

đước, phân loại, tính chất lý hóa học và ứng dụng của tanin, các phương pháp chiết
tách hợp chất hữu cơ, khả năng ăn mòn và bảo vệ kim loại…
4.2.


Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

-

phương pháp chiết

-

phương pháp phổ hồng ngoại

-

phương pháp xác định dòng ăn mòn

-

phương pháp xử lí số liệu

5.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

5.1.

Ý nghĩa khoa học

-

Xác định các điều kiện tối ưu của quá trình tách chiết tanin từ vỏ cây đước


-

Khảo sát ứng dụng chống ăn mòn kim loại của sản phẩm tanin thu được

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn

-

Tìm hiểu các ứng dụng quan trọng của tanin

-

Nâng cao giá trị sử dụng của cây đước trong đời sống

6.

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Mở đầu
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1.

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI [4], [7], [11]

1.1.1. Định nghĩa
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi
trường xung quanh, trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion của nó.
1.1.2. Phân loại ăn mòn kim loại
1.1.2.1. Dựa vào cơ chế của quá trình ăn mòn kim loại, người ta chia ăn mòn
kim loại thành 3 loại như sau:
* Ăn mòn sinh học: Là sự ăn mòn kim loại gây ra do tác động một số vi sinh
vật có trong môi trường đất, nước...
* Ăn mòn hóa học: Là sự ăn mòn kim loại do quá trình tương tác của bề mặt
kim loại với môi trường xung quanh, xảy ra theo cơ chế của các phản ứng hóa học
dị thể nghĩa là phản ứng chuyển kim loại thành ion chỉ xảy ra ở cùng một giai đoạn.
Quá trình ăn mòn hóa học chỉ xảy ra trong môi trường không khí khô (SO 2, CO2,
H2S, O2…) ở nhiệt độ cao hoặc trong môi trường các chất không điện li dạng lỏng
(như sự ăn mòn thiết bị, nhiên liệu lỏng có lẫn các hợp chất lưu huỳnh).
* Ăn mòn điện hóa: Là sự ăn mòn kim loại do tương tác của bề mặt với môi
trường xung quanh, xảy ra theo cơ chế điện hóa, tuân theo các qui luật của động học
điện hóa, xảy ra theo 2 quá trình kèm theo sau đây:
- Quá trình anôt là quá trình chuyển kim loại vào dung dịch ở dạng các ion
hidrat hóa.
- Quá trình catôt là quá trình nhận electron từ kim loại của các chất khử cực.
Vùng anot
(-)
ne
Me
ne

D

+mH2O

K

Men+ .
mH2O

Dn

+

A
-

e

Vùng catot
(+)Hình 1.1. Sơ đồ ăn mòn điện hóa của kim loại M


4

1.1.2.2. Dựa vào đặc trưng của môi trường ăn mòn kim loại, người ta chia ăn
mòn kim loại thành 4 loại như sau:
* Ăn mòn khí quyển khi bề mặt kim loại có hơi nước ngưng tụ.
* Ăn mòn biển.
* Ăn mòn trong môi trường axit, trung tính hoặc kiềm.
* Ăn mòn dòng dò gây bởi sự dò điện khiến các cấu kiện kim loại ở trong đất

bị phân cực thành anôt và catôt.
1.1.2.3. Dựa vào đặc trưng phá hủy kim loại, người ta chia kim loại thành 4 loại
như sau:
* Ăn mòn đều: xảy ra đồng đều trên toàn bộ bề mặt.
* Ăn mòn khu trú: Dạng ăn mòn này gắn liền với hình học của ranh giới kim
loại / dung dịch, đặc trưng khái quát của dạng ăn mòn này là sự tồn tại vô vàn các
pin ăn mòn khu trú, không khác mấy với dạng ăn mòn Galvani do sự ghép nối 2
kim loại bản chất khác nhau.
* Ăn mòn Galvani: xảy ra khi 2 kim loại khác nhau tiếp xúc nhau trong cùng
một môi trường xâm thực.
* Ăn mòn nứt: Dạng ăn mòn này thường gặp khi vật liệu bị tác động của áp
suất nội hoặc ngoại của môi trường xâm thực và kết quả là vật liệu bị gãy hay nứt.
1.1.3. Cơ sở nhiệt động của ăn mòn điện hóa học
Để nghiên cứu nhiệt động học của ăn mòn điện hóa, người ta xây dựng các
giản đồ Pourbaix (giản đồ mô tả mối tương quan giữa thế và pH của dung dịch).
E (V)
1,23

4OH- 4OH

O2 + 2H2O + 4e

0,00

(2)
2H + 2e H2
+

(1)
pH


Hình 1.2. Giản đồ thế - pH của các điện cực hidro và oxi
Trên giản đồ ta thấy:
Đường ab biễu diễn thế cân bằng của điện cực hidro ở áp suất 1atm


5

2H+ + 2e

H2

Nếu thế điện cực nào đó nằm thấp hơn đường (1) thì trên điện cực đó xuất hiện
phản ứng khử: 2H+ + 2e → H2
Ở các thế cao hơn đường (1) xảy ra phản ứng: H2 → 2H+ + 2e.
Như vậy: Điều kiện cần thiết để kim loại bị ăn mòn điện hóa kèm theo việc
giải phóng H2 ở 250C là:
<

= - 0.059pH

Sự ăn mòn điện hóa kèm theo sự khử ion H+ gọi là sự ăn mòn có hiện tượng
khử phân cực hidro.
Đường (2) mô tả thế cân bằng của điện cực oxi ở áp suất 1atm
O2 + 4e + 2H2O

4OH-

Nếu thế của một điện cực nào đó nằm thấp hơn đường (2) thì trên điện cực
đó xảy ra phản ứng: O2 + 4e + H2O → 4OHỞ các thế cao hơn đường (2) thì xảy ra phản ứng: 4OH- → O2 + 2H2O + 4e.

Tương tự như trên, điều kiện để kim loại bị ăn mòn điện hóa kèm theo việc
giải phóng oxi ở 250C là:
<

= 1,23 – 0,059pH

Tóm lại: Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì Me sẽ chuyển thành Me n+,
trong khi H+ (O2) sẽ chuyển thành H2 (OH-). Lúc đó ta được nguyên tố Galvani:
Men+ / Me là anôt, điện cực hidro (oxi) là catôt và khi pH của dung dịch tăng lên thì
tốc độ ăn mòn điện hóa kèm theo việc giải phóng hiđro và oxi càng giảm
1.1.4. Động học của ăn mòn điện hóa
Xét một hệ ăn mòn gồm 1 kim loại tiếp xúc với dung dịch điện phân. Quá
trình ăn mòn ở đây bao gồm phản ứng oxi hóa kim loại ở anôt của kim loại và phản
ứng khử ở catôt. Hệ ăn mòn này tương đương với một pin điện bị đoản mạch do đó
mọi dòng điện xuất phát từ anôt Ia phải tới catôt Ic.


6

Xét về mặt động học, ăn mòn kim loại 2 thông số đặc trưng là tốc độ ăn mòn
và thế ăn mòn.
1.1.4.1. Tốc độ ăn mòn
Nếu Sa là diện tích khu vực anôt thì:
Ia/m = Ia= ia . Sa
Trong trường hợp ăn mòn không kèm theo sự tạo lớp oxit và ăn mòn bị
khống chế bởi quá trình chuyển điện tích, có thể vận dụng phương trình VolmerBulter đối với mật độ dòng ia, ic
Ia/m = Ia = Sa.ia = Sa.iO,M . exp [(1-α)nFηM/RT]
Ở đây iO,M là dòng trao đổi của phản ứng Mn+ + ne

M; α là hệ số chuyển


(0 < α <1), ηM là quá thế hoạt hóa của sự hòa tan kim loại ηM = φa/m – φM có giá trị
dương.
Tương tự đối với phản ứng khử catôt trên kim loại ăn mòn ta có
Ia/m = Ic = Sc.ic = Sc.iO,D . exp [-αDnFηD/RT]
Ở đây iO,D là dòng trao đổi của phản ứng D + ne

Dne; α là hệ số chuyển

(0 < α <1).ηM là quá thế hoạt hóa của phản ứng khử ở catôt ηD = φa/m – φD có
giá trị âm
Để đơn giản hóa mà không làm mất ý nghĩa của phản ứng ăn mòn, giả thiết
rằng α = ½ và có 1e trao đổi trong phản ứng catôt và anôt. Khi đó:
ia= iO,M . exp [FηM/2RT] = iO,M . exp [φa/mF/2RT]. exp[-φMF/2RT]
ic= iO,D . exp [-FηD/2RT] = iO,D . exp [- φa/mF/2RT]. exp[φDF/2RT]
Vì Ia/m = Ia= Ic = ia.Sa= ic.Sc=
Thay ia và ic ta được cường độ dòng ăn mòn:
Ia/m =

.

exp {

[φD – φM] } (*)

Phương trình (*) cho thấy độ lớn của cường độ dòng ăn mòn phụ thuộc vào
diện tích và các yếu tố cân bằng như dòng trao đổi và các thế Nernst.


7


Về yếu tố diện tích, tỉ số

tốc độ ăn mòn va/m =

càng lớn thì tốc độ ăn mòn càng lớn. Thực vậy,

.

va/m =

=

=

.

Bằng cách biến đổi thích hợp định luật Faraday, tốc độ ăn mòn còn được
biểu thị bằng theo phương trình sau:
va/m =

. ia/m

Trong đó: M là khối lượng mol của kim loại
Z là hóa trị của kim loại
D là khối lượng riêng của kim loại
F = 96500 C

ia/m tính bằng A/m2 .


1.1.4.2. Thế ăn mòn
Khi Ia = Ic = Ia/m ta có điện thế tương ứng là thế ăn mòn φa/m.
Sa.iO,M . exp [(1-α)nFηM/RT] = Sc.iO,D . exp [-αDnFηD/RT]
Theo trên ta có:
Sa.iO,M . exp [φa/mF/2RT]. exp[-φMF/2RT]=Sc.iO,D . exp [- φa/mF/2RT]. exp[φDF/2RT]
exp

hoặc

φa/m =

=

. exp

+ ½ ( φM + φD)

1.1.5. Đường cong phân cực và giản đồ Evans về ăn mòn
Cũng như mọi phản ứng điện hóa khác, trong ăn mòn kim loại, các phản ứng
anôt và catôt có thể biễu diễn bằng đường cong phân cực φ = f (I). φ là điện thế của


8

kim loại /dung dịch so với thế của một điện cực so sánh nào đó (φ = φN + η). Nếu
chỉ tính tới quá thế hoạt hóa, đường cong phân cực có dạng như hình vẽ:
φ

φa/m


φ

1

D

2

D + ne → ne

IC

Ia

M → Mn+ + ne

φM

0

-I

+I

Hình 1.3. Các đường cong phân cực anôt (1) và catôt (2)
Giản đồ Evans cũng được xây dựng trong hệ tọa độ φ = f (
φ=f(

)
φ


φ

φD

φD

M → Mn+ + ne

M → Mn+ + ne

φa/m

φa/m

E(V)

) hoặc

D + ne → Dne

φM

c
3+

Fe

Ia/m


(2)

D + ne → Dne

φM
lgIa/m

O2

Hình 1.4. Giản đồ ăn mòn Evans về ăn mòn
(7)
O 0C
0,77
1.1.6. Giản đồ Pourbaix của sự ăn mòn sắt H
ở 225

d

Ăn

n

2+
a động Fe
Nhiệt
của
quá trình ăn mòn Fe trong nước ở 25 0C được biểu diễn như
Fe2O3
k
+

H
Th
(6)
hình 1.14

H2
-0,44

4)

b

(1)
Fe

0

Fe3O4
(5)


đôn
g
Mi
ễn
trừ
pH


9


Hình 1.5. Giản đồ Pourbaix đối với Fe cho sự ăn mòn sắt ở 250C
Các phản ứng quan trọng và các phương trình cân bằng ở điều kiện:10-6 (mol/l)
= - 0,44 (V),

= 0,77 (V)


10

Bảng 1.1. Các phương trình phản ứng xảy ra trong hệ
Phản ứng
2H+ + 2e

H2
2H2O

O2 + 4H+ + 4e

Fe(OH)2+ +2H+

2Fe2+ +3H2O

Fe2O3+6H+ +2e

2Fe3+ +4H2O

Fe3O4+8H+ +2e

2Fe2+ +3H2O


Fe2O3+6H+ +2e

Fe2+

φ= 1,23 – 0,059pH

(V)

cd

φ = -0,44 +

Fe3+ +2H2O

Fe3O4 +H2O

(V)

Đường
ab

(1)

Fe2+ + 2e

Fe

Phương trình
φ = - 0,059pH


3Fe2O3+2H+ +2e

Fe3+ + e

2+

lg [Fe ] = -0,617(V)

Phản ứng thủy phân

(2)

φ = 1,44 – 0,177pH

(V) (3)

φ = 6,65 – 0,5lg[Fe2+] = 9,65

(V) (4)

φ = -0,05 – 0,059pH

(V)

φ = 0,27 – 0,059pH

(V) (6)

φ = 0,77


(V) (7)

(5)

Ý nghĩa của giản đồ E - pH
Giản đồ E - pH của một nguyên tố kim loại thường có 3 vùng:
 Vùng miễn trừ: Là vùng mọi sự ăn mòn kim loại không thể xảy ra về mặt
nhiệt động vì kim loại bền trong vùng này.
 Vùng ăn mòn: Là vùng sự ăn mòn kim loại có thể xảy ra về mặt nhiệt động
và dẫn tới các chất tan được hay thấm nước, điều này cho phép tiếp tục sự
oxi hóa kim loại.
 Vùng thụ động: Là vùng sự ăn mòn kim loại có thể xảy ra về mặt nhiệt động
nhưng ở đó oxit tạo thành một lớp không thấm nước là cho việc ăn mòn tiếp
tục là vô cùng chậm.
Từ giản đồ trên ta rút ra 3 nguyên tắc chống ăn mòn kim loại:
 Phân cực thế kim loại về phía âm hơn thế tại đó kim loại bị ăn mòn bằng
dòng catot bên ngoài. Đó là phương pháp bảo vệ catôt.
 Phân cực thế điện cực về phía dương hơn thế ăn mòn bằng dòng anôt bên
ngoài đến một giá trị nào đó kim loại sẽ rơi vào trạng thái thụ động. Đó là
phương pháp bảo vệ anôt.


11

 Có thể chuyển pH sang phải để kim loại rơi vào vùng thụ động, nghĩa là thay
đổi nghĩa là thay đổi môi trường có thể làm cho sự ăn mòn kim loại dừng lại.
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn điện hóa
Oxi (trong không khí) và nước (không khí ẩm) là những tác nhân không thể
thiếu gây nên sự ăn mòn kim loại. Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng

lớn đến tốc độ ăn mòn. Đó là:
 Các tạp chất trong kim loại như cacbon, các kim loại kém hoạt động, các
oxit, các muối sunfua… là tăng sự ăn mòn. Các kim loại nguyên chất ít bị rỉ
hơn là các kim loại chứa tạp chất.
 Sự có mặt của các chất điện li đặc biệt là nước biển, môi trường có các khí
SO2, NO2 …
 Sự gia công kim loại, vì người ta đã biết rằng, trong thanh kim loại, nơi nào
chịu một sức căng (chẳng hạn chịu dập, uốn cong…) thì ở đấy các nguyên tử
kim loại “hoạt động” hơn và hình thành vùng anôt, ở đó kim loại bị ăn mòn
trước.
1.1.8. Ăn mòn thép trong nước sông và nước biển
1.1.8.1. Thành phần của nước sông và nước biển
Nước sông và nước biển là những dung dịch chất điện li. Trong nước biển có
tất nhiều loại muối hòa tan như trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Thành phần các muối hòa tan trong nước biển
Muối
NaCl
MgCl2
MgSO4
CaSO4

Thành phần (%)
77,8
10,9
4,7
3,6

Muối
K2SO4
CaCO3

MgBr2

Thành phần (%)
2.5
0,3
0,2

Độ dẫn điện của nước biển rất cao, hàm lượng Cl - khá lớn. Vì vậy, quá trình
ăn mòn xảy ra trong nước biển rất mãnh liệt. Sắt, gang, thép không có khả năng thụ
động trong nước biển.
Khác với nước biển, nước sông có thành phần rất khác nhau tùy theo điều
kiện tự nhiên hình thành sông cũng như do tác động của con người. Nói chung, chỉ
số pH của nước sông cao hơn 7, nghĩa là hơi kiềm.
1.1.8.2. Sơ lược về thép CT3
Thép CT3 thuộc nhóm thép chất lượng thường, C là Cacbon, T là thép, “3”
là giới hạn bền chịu kéo tối thiểu (kg/mm2).
Bảng 1.3. Thành phần (%) các nguyên tố trong thép CT3


12

Thành phần
Fe
C
Mn
Si
P
S
Ni
Cu

%
98,88
0,06
0,25
0,12
0,04
0,05
0,3
0,3
Thép CT3 ngoài thành phần chính là hợp kim sắt – cacbon còn chứa 1 lượng
nhỏ các nguyên tố như: Mn, P, Si, S, các nguyên tố này được coi là tạp chất thường,
trong đó Mn, Si làm tăng cơ tính của thép, P và S (≤ 0,13%) làm cho thép dòn và
khó hàn. Ngoài ra còn có 1 lượng nhỏ các nguyên tố Cr, Ni, Cu (≤ 0,02%) gọi là
hợp chất ngẫu nhiên nâng cao cơ tính của thép.
Độ bền và độ cứng của thép phụ thuộc vào thành phần C, thành phần C tăng
lên thì độ cứng tăng nhưng độ dẻo và độ dai giảm.
Thép CT3 có ưu điểm là: có cơ tính nhất định (như độ cứng sau khi tôi cử
thép không thua kém hợp kim có lượng C tương tự), có tính công nghệ tốt như dễ
đúc, hàn, cán, rèn, dập, kéo sợi, gia công, cắt, gọt.
1.1.8.3. Ăn mòn thép trong nước
Trong không khí ẩm cũng như trong môi trường nước luôn hòa tan khí O 2 và
khí CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li. Sắt và các tạp chất
(chủ yếu là C) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là
anôt và cacbon là catôt.
Tại vùng catôt có các phản ứng xảy ra như sau:
2H2O + O2 + 2H2O

4OH-

=


Với pH = 7,

+

lg

= 0,2atm, T= 298K thì

H2 + 2OH-

2H2O + 2e

=

+

lg

= 0,81V


13

Với pH = 7,

= 1atm, T= 273K, ta có:

= 0,413V


Tại vùng anôt có phản ứng sau xảy ra:
Fe

Fe2+ + 2e

= - 0,44V

Vậy, thép dễ bị ăn mòn trong nước ở điều kiện thường.
Các cation Fe2+ di chuyển từ vùng anôt qua dung dịch điện li đến vùng catôt.
Ở đó, nó kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hidroxit. Sắt (II) hidroxit lại tiếp
tục bị oxi hóa thành sắt (III) tạo rỉ sắt màu đỏ nâu.
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3.H2O + 2H2O
Thật ra, rỉ sắt là hợp chất hidrat của sắt (III) oxit và hidroxit có thành phần
nước không xác định mà phụ thuộc vào môi trường tạo ra nó. Chẳng hạn, rỉ sắt ở
khu công nghiệp khác ở nông thôn.
Phản ứng tạo rỉ sắt có thể viết như sau:
2Fe(r) + 3/2 O2 + xH2O(l) → Fe2O3.xH2O(r)
rỉ sắt
Trong môi trường axit, tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào những phản ứng ở
catôt:
2H2O + O2 + 2H2O

2H2O + 2e

4OH-

H2 + 2OH-

Ở pH thấp thì phản ứng (2) xảy ra nhanh nên tốc độ ăn mòn lớn.
Trong tự nhiên, nước sông và nước biển có tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào

phần lớn lượng oxi hòa tan, lượng Cl-, Br- ........trong nước.
1.1.9. Các phương pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn
Để ngăn chặn hoặc hạn chế ăn mòn, đã có nhiều phương pháp khác nhau.
Những phương pháp này đều bắt nguồn từ đặc trưng phá hủy kim loại hoặc từ
những điều kiện sử dụng khai thác vật liệu kim loại.


14

1.1.9.1. Phương pháp xử lí bề mặt
Vì sự ăn mòn gây ra bởi tiếp xúc của kim loại với không khí hoặc với một
dung dịch nên người ta tránh sự tiếp xúc này bằng cách phủ lên bề mặt kim loại một
lớp không thấm. Có nhiều cách xử lí bảo vệ theo kiểu này:
* Phủ một lớp không phải là kim loại: men, sơn, vecni, màng chất dẻo,…
* Phủ một lớp kim loại khác chống ăn mòn tốt hơn. Việc phủ này có thể thực
hiện bằng điện phân (mạ crom, mạ niken, mạ bạc, mạ kẽm…) hoặc nhúng trong
kim loại nấu chảy.
* Tạo thành một lớp bề mặt bảo vệ dựa vào một phản ứng hóa học: Khi
nhúng một miếng thép vào dung dịch nóng chứa ion phôtphat hay axit photphoric
H3PO4, sẽ làm xuất hiện một lớp sắt photphat không thấm. Đây là phương pháp hóa
Parker, được dùng trong công nghiệp ô tô để bảo vệ các thùng xe.
Nếu vì một lí do kĩ thuật nào đó, lớp phủ có khuyết tật, như vậy kim loại cần
bảo vệ lại tiếp xúc trực tiếp với môi trường ăn mòn. Nếu lớp phủ bảo vệ được làm
bởi một kim loại có tính khử mạnh hơn kim loại nền thì kim loại nền sẽ được bảo
vệ, ngay cả nếu như lớp này là hoàn toàn không thấm. Sự bảo vệ được đảm bảo
chừng nào mà lớp phủ chưa bị phá hủy hoàn toàn. Trong những trường hợp khác,
các khuyết tật của lớp phủ là những trung tâm ăn mòn kim loại nền.
1.1.9.2. Phương pháp bảo vệ điện hóa
a,


Cơ sở của phương pháp bảo vệ điện hóa
Thực chất của phương pháp bảo vệ điện hóa là làm cho thế kim loại cần

được bảo vệ thay đổi theo hướng đưa kim loại vào vùng được bảo vệ (phương pháp
bảo vệ catôt) hoặc vào vùng thụ động (phương pháp bảo vệ anôt).
Giản đồ thế - pH cho các vùng ăn mòn và bảo vệ kim loại được trình bày
E(V)

0

2

4

6

8

10

12

14

2.0
1.6

2.0
b


1.6
Thụ động hóa

1.2
0.8
0.4
0
-0.4

1.2
0.8

Bảo vệ anôt

a
Ăn mòn

Bảo vệ catôt
Miễn dịch ăn mòn

Bảo vệ bằng
kiềm hoá 0

0.4
-0.4


15

-0.8


-0.8

-1.2

-1.2

-1.6

-1.6

pH

0

2

4

6

8

10

12

14

Hình 1.6. Giản đồ E - pH các vùng ăn mòn và bảo vệ kim loại

b,

Phương pháp bảo vệ catôt

* Phương pháp bảo vệ catod bằng anôt hi sinh:(Bảo vệ bằng protector)
Trong phương pháp này, kim loại cần được bảo vệ được ghép nối với một kim loại
khác có thế thấp hơn nhiều ví dụ kim loại kẽm đóng vai trò “anot hi sinh” trong quá
trình cung cấp electron cho kim loại cần được bảo vệ và bằng cách tự hủy hoại để
bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn.
1. Thiết bị cần bảo vệ

4

2. Chất bọc protector
3. Protector Zn
4. Dụng cụ kiểm tra

5

3

1

Zn → Zn2+ + 2e
2e
2

5. Môi trường đất

Hình 1.7. Bảo vệ catôt bằng protector

* Phương pháp bảo vệ catôt bằng dòng điện catôt
Nguồn cung cấp electron cho kim loại cần bảo vệ là nguồn điện một chiều từ
ngoài. Kim loại cần được bảo vệ được nối với cực âm của nguồn điện cực; cực
dương của nguồn được nối với kim loại bất kì cũng được đặt vào cùng môi trường
xâm thực.
c,

Phương pháp bảo vệ anôt
Trong phương pháp này kim loại cần được bảo vệ được phân cực bằng dòng

điện anot, khi đó thế của kim loại sẽ rơi vào trạng thái thụ động. Đường cong phân
cực trong sự thụ động hóa được thể hiện ở hình vẽ.
i

Vùng ăn mòn

Vùng thụ động

iam

itđ
φ


16

Hình 1.8. Đường cong phân cực trong phương pháp bảo vệ anôt
Kim loại
Au
Pt

Fe
Ag
Ni
Cr
Ti

Thế thụ động (V)
1,36
0,91
0,58
0,40
0,36
-0,22
-0,24

Bảng 1.4. Thế thụ động của kim loại ở pH = 0 và 250C
Kim loại cũng có thể chuyển vào trạng thái thụ động khi được xử lí bằng
dung dịch có chứa các chất oxi hóa như H 2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội. Hiện
tượng thụ động gắn liền với sự hình thành trên bề mặt kim loại một màng hấp phụ
oxit hoặc màng muối.
1.1.10. Bảo vệ bằng chất ức chế
1.1.10.1. .Khái niệm chất ức chế
Chất ức chế ăn mòn kim loại là chất mà khi thêm 1 lượng nhỏ vào môi
trường thì tốc độ ăn mòn điện hóa của kim loại và hợp kim giảm đi rất lớn. Cơ cấu
tác dụng của chất ức chế là ngăn cản quá trình anôt, catôt hay tạo màng.
Để đánh giá hiệu quả của chất ức chế, người ta thường dựa vào 2 chỉ số sau:
- Hệ số tác dụng bảo vệ (kí hiệu Z):
Z=

. 100%


K0: tốc độ ăn mòn của kim loại trong dung dịch khi chưa có chất ức chế (g/m 2.h).
K1: tốc độ ăn mòn của kim loại khi có chất ức chế (g/m2.h).
- Hiệu quả bảo vệ (kí hiệu γ)
γ=


17

1.1.10.2. Tác dụng của chất ức chế
Để làm giảm tính xâm thực của môi trường, người ta sử dụng chất ức chế ăn
mòn. Tác dụng của chất ức chế là do:





Hấp phụ phân tử chất hữu cơ lên bề mặt.
Thụ động hóa kim loại.
Tạo lớp kết tủa muối lên bề mặt, ngăn oxi có thể tiếp cận kim loại
Loại bỏ tác nhân ăn mòn (ví dụ như oxi hòa tan)

Tùy theo sự kìm hãm xảy ra ở catôt hoặc anôt mà chất ức chế ăn mòn được phân
loại thành chất ức chế catôt hay chất ức chế anôt.
1.1.10.3. Chất ức chế catôt
Các cation As3+, Bi3+ trong môi trường axit chúng sẽ phóng điện trên catôt
tạo thành As và Bi. Quá thế của H2 trên kim loại này cao hơn quá thế H2 trên thép.
Do đó, làm giảm dòng trao đổi của sự thoát hidro đối với sự khử phân cực hidro.
Hidrazin có thể được dùng để làm giảm lượng oxi hòa tan do đó làm giảm
dòng trao đổi đối với sự khử oxi.

2N2H4 + O2 = 4NO3- + 4H+ + 2H2O
Làm giảm diện tích catôt do sử dụng một chất ức chế có khả năng tạo màng
rắn trên catôt. Ví dụ như ion HCO 3- tác dụng với OH- (tạo bởi sự khử oxi tạo bởi sự
khử oxi) tạo kết tủa cacbonat bao phủ phần diện tích catôt.
1.1.10.4. Chất ức chế anôt
Kìm hãm quá trình hòa tan anôt kim loại. Những chất này thường là những
chất hữu cơ có chứa nitơ (các amin mạch thẳng hoặc amin vòng thơm), chứa lưu
huỳnh (thioure và các dẫn xuất) hoặc chứa oxi (các andehit) hoặc là các chất oxi
hóa: NO3-, MnO4-, CrO42-… Chúng bị hấp phụ lên phần bề mặt anôt kim loại và làm
giảm tốc độ ăn mòn do giảm bề mặt diện tích anôt.
2H+ + 2e =H2

M= Mn+ + ne

1- Không ức chế
2- Có ức chế

2

φ,am

2

1- Không ức chế
2- Có ức chế
2

1

,


φam

φ am

,

φ am

1
2
I,am

Iam

(a)

I

I,am

Iam

(b)

I


18


Hình 1.9. Giản đồ ăn mòn ức chế: (a) ức chế catôt ; (b) ức chế anôt

Bảng 1.5. Một số chất ức chế được dùng trong môi trường H2SO4 22%
Tên chất
Công thức hóa học
Nồng độ (g/ml)
Z%
Urotrophin
(CH2)6N4
1 – 1,2%
96.7 – 98
Thioure
(NH2)2CS
0,005 – 0,01%
96
Pyridin
C5H5N
1,5% - 2%
40
Benzidin
C6H5N
9%
87.7
Bảng 1.6. Công thức của một số chất hữu cơ ức chế ăn mòn điển hình
Tên chất
Metylamin

Công thức hóa học
H3C


Công thức hóa học
n-CH3-(CH2)9-NH2

CH

H2C

Alylamin

Tên chất
n-Decylamin

NH2

Pyridin
H2C

N

NH2
O

Natri benzoat

Quinolin

C
ONa
N
R


N

CH3

NH

C

Imidazolin

N

Phenylthioure

CH3

C
NH2

R'
N

Benzotriazol

C

HC

CH2

O

(CH2)2
NH.HO

C

(CH2)2

NH.HNO2

H3C

O

CH2
NH

H2C

imidazolin
Benzyl

N
H2C

2-Octadexyl

CH


CH2

CH

CH2

H3C
H3C

S

H3C

H
N

Imidazol
Morpholin

NH

NH2
NO2

H2C

H2C

hexamin nitrit


H2C

-m-nitrobenzoat

H3C

Đixyclo

C18H37

N

H2C

CH2

N

đisec-butylsulfit

Hexametyleneimin

H3C

Dietylamin

N

N
H


HC

1-Etylamino-

S

CH2

mecaptan
Điphenyl
sulfoxit

H2
C

O
S

SH


19

Có nhiều chất ức chế được sử dụng để chống ăn mòn kim loại. Tuy nhiên,
các chất ức chế như cromat, photphat, nitrit, … thường gây ô nhiễm môi trường. Vì
vậy, hướng sử dụng các chất ức chế sạch, thân thiện với môi trường đang được các
nhà khoa học quan tâm. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính chất ức chế
ăn mòn thép CT3 của dung dịch tanin tách từ vỏ cây đước trong môi trường NaCl
3,5% và môi trường axit

1.2.

TỔNG QUAN VỀ TANIN [1], [3], [9], [13], [15], [17]

1.2.1. Khái niệm
Từ “Tanin” được dùng đầu tiên vào năm 1976 để chỉ những chất có mặt
trong dịch chiết thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm
cho da biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin được định nghĩa là
những hợp chất polyphenol có trong thực vật, có vị chát được phát hiện với “thí
nghiệm thuộc da” và được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống
chuẩn. Định nghĩa này không bao gồm những phenol đơn giản hay gặp cùng với
Tanin như acid gallic, các chất catechin, acid chlorogenic... mặc dù những chất này
ở những điều kiện nhất định có thể cho kết tủa với gelatin và một phần nào bị giữ
trên bột da sống. Chúng được gọi là pseudotanin
Cơ chế thuộc da của Tanin được giải thích là do Tanin có nhiều nhóm –OH
phenol, tạo nhiều dây nối hydro với các mạch polipetid của protein. Nếu phân tử
tanin càng lớn thì sự kết hợp với protein càng chặt. Phân tử lượng tanin phần lớn
nằm trong khoảng 500 – 5.000 đvc
Khi đun chảy Tanin trong môi trường kiềm thường thu được những chất sau:
OH

OH

OH

OH

OH
OH


OH

HO

Axitpyrocatechic

OH

OH

COOH

Pyrocatechin

OH

COOH

Pyrogallol

Acid gallic

HO

OH

Phloroglucin

Tanin có trong vỏ, trong gỗ, trong lá và trong quả của những cây như sồi, sú,
vẹt, đước…Đặc biệt một số Tanin lại được tạo thành do bệnh lý khi một vài loại sâu

chích vào cây để đẻ trứng tạo nên “Ngũ bội tử”. Một số loại ngũ bội tử chứa đến
50% – 70% tanin.
1.2.2. Phân loại


20

Hóa học của Tanin rất phức tạp và không đồng nhất. Tanin có thể chia làm 2
loại chính: Tanin thủy phân được hay còn gọi Tanin pyrogallic và Tanin ngưng tụ
hay còn gọi là Tanin pyrocatechic.
1.2.2.1. Tanin pyrogallic
Tanin pyrogallic là những este của gluxit, thường là glucozơ với một hay
nhiều axit trihiđroxibenzencacboxylic.
Khi thủy phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần
đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose.
Phần không phải đường là các acid. Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối
với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic. Ngoài acid gallic
người ta còn gặp các acid khác ví dụ acid ellagic, acid luteolic, dạng mở 2 vòng
lacton của acid elagic, acid chebulic.
Phần đường và phần không phải đường nối với nhau qua dây nối ester nên
người ta coi loại này là những pseudoglycosid.
Đặc điểm chính của loại Tanin này:





Khi cất khô ở 1800C – 2000C thì thu được pyrogallol là chủ yếu.
Cho kết tủa bông với chì axetat 10%.
Cho kết tủa màu xanh đen với muối sắt (III).

Thường dễ tan trong nước.

Axit galic

Galoyl este

β-1,2,3,4,6-pentagaloyl-O-D-glucozơ

β-1,2,2,3,6-pentagaloyl-O-D-glucozơ


21

Naringenin

Eriodictyol

G
O

G
O

OH
O

O

HO
G


O

O
G

OH

O

OH

G

G là este của acid gallic

β– 1,2,2,3,6 – pentagaloyl – O – D - glucose

Hình 1.10. Một số loại polyphenol thuộc nhóm tanin pyrogallic.
1.2.2.2. Tanin pyrocatechic
Tanin nhóm này được tạo thành do sự ngưng tụ từ các đơn vị flavan-3-ol
hoặc flavan 3,4-diol. Dưới tác dụng của axit hoặc enzim thì không bị thủy phân mà
tạo thành chất đỏ Tanin hay phlobaphen. Phalobaphen ít tan trong nước là sản phẩm
của sự trùng hợp kèm theo oxi hóa, do đó Tanin pyrocatechic còn được gọi là
phlobatanin.
Đặc điểm chủ yếu của loại Tanin này là:






Khi cất khô cho pyrocatechin là chủ yếu.
Cho kết tủa màu xanh đậm với muối sắt ba.
Cho kết tủa bông với nước brom.
Khó tan trong nước hơn pyrogallic.

Catechin (C)

Epicatechin (EC)


22

B-1 Epicatechin-(4β->8)-epicatechin

B-2Epicatechin-(4β->8)-catechin
OH

HO

O
OH
OH
OH
OH
HO

O
OH


OH

Hình 1.11. Một số loạiOH
polyphenol thuộc nhóm tanin pyrocatechic.
1.2.3. Tính chất và định tính tanin
Tanin có vị chát, làm săn da, tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glyxerol
và axeton.
Thí nghiệm thuộc da của Tanin: Lấy một miếng da sống chế sẵn ngâm vào
dung dịch HCl 2% rồi rửa với nước cất, sau đó thả vào dung dịch tanin trong vòng 5
phút. Rửa lại với nước cất rồi nhúng vào dung dịch sắt (III) sunfat 1%. Miếng da sẽ
chuyển sang màu nâu hoặc nâu đen.
Kết tủa với gelatin: Dung dịch Tanin 0,5-1% khi thêm vào dung dịch gelatin
1% có chứa 10% NaCl thì sẽ có kết tủa.
Kết tủa với alkaloid: tanin tạo kết tủa với các alkaloid hoặc một số dẫn chất
hữu cơ có chứa nitơ khác như hexamethylen tetramin, dibazol…
Kết tủa với muối kim loại: tanin cho kết tủa với các muối kim loại nặng như
chì, thủy ngân, kẽm, sắt.
Phản ứng Stiasny (để phân biệt 2 loại Tanin): Lấy 50ml dung dịch Tanin,
thêm 10ml formol và 5ml HCl đun nóng trong vòng 10 phút. Tanin pyrogallic
không kết tủa còn Tanin pyrocatechic thì cho kết tủa đỏ gạch. Nếu trong dung dịch
có cả 2 loại Tanin thì sau khi lọc kết tủa, cho vào dịch lọc CH 3COONa rồi thêm
muối sắt (III), nếu có mặt Tanin pyrogallic thì sẽ có kết tủa xanh đen.


23

Tanin bị oxi hóa hoàn toàn dưới tác dụng của KMnO 4 hoặc hỗn hợp cromic
trong môi trường axit.
1.2.4. Công dụng của Tanin
Ở trong cây, Tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất, các quá trình oxi hóa

khử. Là những chất đa phenol, Tanin có khả năng kháng khuẩn nên có vai trò bảo
vệ cho cây. Dung dịch Tanin kết hợp với protein, tạo thành màng niêm mạc nên ứng
dụng làm thuốc săn da. Tanin còn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc
miệng khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu. Tanin có
thể dùng trong chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy.
Tanin dùng làm thuốc chữa bỏng, làm tiêu độc vì Tanin có thể kết hợp với
các độc tố do vi khuẩn tiết ra, cũng như với các chất độc khác như muối bạc, muối
thủy ngân, muối chì.
Tanin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu.
Tanin có ứng dụng quan trọng trong công nghệ thuộc da, làm cho da biến
thành da thuộc không thối và bền, làm chất cầm màu trong nhuộm vải bông.
Năm 1994, G. Matamala, W. Smelter và G. Droguelt đã nghiên cứu “Sơn lót
bằng Tanin để chống ăn mòn nhằm cải thiện hệ thống lớp sơn phủ truyền thống”.
Kết quả cho thấy, lớp sơn lót bằng Tanin đã ngăn chặn được sự ăn mòn nhờ cải
thiện sự bám của lớp ngoài. Việc sử dụng Tanin để chống ăn mòn trên qui mô lớn
đã tốt hơn hẳn so với lớp sơn lót cổ truyền. Đồng thời, tác giả còn cho thấy sơn lót
bằng Tanin có thể được sử dụng như một lớp lót vạn năng hoặc có thể tẩy sáng gỉ
thép và có thể thay đổi bề mặt xù xì của thép.
1.2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay tiềm năng sử dụng tanin rất lớn nhưng việc nghiên cứu
và hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã
bước đầu nghiên cứu và thử tác dụng chống oxi hóa của polyphenol từ cây chè.
Chè xanh là một trong những loài thực vật giàu tanin được con người sử
dụng lâu đời nhất trên thế giới do những tác dụng chữa bệnh của nó. Gần đây, khi
nghiên cứu về dược tính của chè xanh, các nhà khoa học đã tin rằng các chất chống
oxi hóa giữ vai trò chủ đạo. Chất chống oxi hóa trong chè có tên là polyphenol có
hiệu lực gấp 100 lần vitamin C, gấp 25 lần vitamin E (theo kết quả nghiên cứu của


24


Bác sĩ Weisburger). Do vậy, loại thực phẩm này được khuyến khích sử dụng như
một loại thuốc có thể phòng ngừa, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh như: bệnh nhồi
máu cơ tim, bệnh loãng xương ở phụ nữ, ung thư, giúp xương thêm chắc, làm giảm
nguy cơ ung thư buồng trứng, làm giảm tác hại của thuốc lá.
Ngoài việc làm thuốc chữa bệnh và các chất phụ gia có giá trị cao trong công
nghiệp thực phẩm, tanin cũng cần được nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả hơn
trong công nghiệp thuộc da và chống ăn mòn kim loại.
1.2.6. Những thực vật chứa nhiều tanin
Các loài keo (acacia) khác nhau có hàm lượng tanin khác nhau. Loài có hàm
lượng tanin lớn nhất là keo đen (acacia mearsi) có tới 40 – 43% tanin, loài acacia
cepebricta có hàm lượng tanin từ 15 – 20% nhưng có khả năng thích nghi với khí hậu
tốt.
Cây sồi chứa khoảng từ 7 đến 10% tanin, trong cây non có tới 8 – 12%, trong
lá xanh khoảng 8%. Bạch đàn: dung dịch chiết từ vỏ bạch đàn vùng Biển Đen chứa
khoảng 10 – 12%. Cây chè cũng có hàm lượng tanin khá lớn: trong lá chè chứa
khoảng 20% tanin.
Nhìn chung, tanin có nhiều trong thực vật 2 lá mầm như: Loài thông (Rubiaceae),
sến (Sapotaceae), cỏ roi ngựa (Verbennaceae), họ cúc, hoa mõm chó
(Scrophulariaceae), trúc đào (Apocynaceae), khoai lang (Convolvulaceae), hoa môi
(Labiatea), thầu dầu (Ecephorbiaceae), đậu (Leguminoseae), trôm (Sterculiaceae),
đào lộn hột (Anacardiaceae),chùm ớt (Bignoniaceae) và oro (Acanthaceae); dẻ
(Fagaceae), đước (Rhizophoraceae), , …
1.3.

TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐƯỚC [14], [16]

1.3.1. Tên khoa học của cây đước
Tên khoa học: Rhizophora apiculata Blume.
Tên khác: Đước đôi, Đước xanh.

Họ thực vật: Đước (Rhizophoraceae).
1.3.2. Đặc điểm sinh thái của cây đước
Cây đước là thành phần chính của rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. Rừng đước
và rừng tràm nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, rừng Cà Mau đứng


25

thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông
Amazon của châu Mỹ La Tinh.
Đước là loài cây ưa mọc trên đất phù sa cận sinh, nhất là đất bùn mịn, có
thủy triều lên xuống định kỳ, nước mặn hoặc lợ, khí hậu ấm áp. Đước là sắc mộc có
giá trị cao nhất ở rừng ngập mặn Cà Mau. Cây đước khi đã mọc thành rừng thì
không có một loại cây gì có thể chen vào sống chung được nên rừng đước thường
có sự phân chia lãnh địa riêng lẻ: đước ra đước,
mắm ra mắm, chà là ra chà là… chúng sống chung
trong môi trường là đầm lầy ngập mặn chứ không
sống chung bên cạnh nhau. Đây cũng là điểm khác
biệt của rừng đước so với các loại rừng khác.
Cây bụi hay gỗ nhỏ (ở Bắc bộ) hay cây gỗ to Hình 1.12. Hoa và trái đước
(ở Nam bộ), cao 25 - 30m, đường kính 60 - 70cm.
Vỏ cây màu xám, dày 2,5cm, nứt dọc. Gốc có nhiều rễ chống hình nơm, cao 1 - 2m.
Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình bầu dục - thuôn hay gần hình mũi mác, dài 10 16cm, rộng 3 - 6cm, đầu và gốc lá nhọn, dày, cứng bóng, mặt dưới có nhiều chấm
màu đen, gân giữa nâu đỏ, gần bên mờ; cuống dài 1,5 - 3cm, màu đỏ nhạt.
Lá kèm dài 4 - 8cm, màu hồng hay đỏ nhạt. Cụm hoa xim có 2 hoa, cuống
dài 0,5 - 1cm, mọc từ nách lá đã rụng. Các lá bắc con làm thành hình chén ở gốc
hoa. Hoa không cuống, đài hợp, chia 4 thùy, dài 1 - 14cm, rộng 6 - 8mm. Tràng hoa
có 4 cánh mỏng, hình mũi mác, dài 8 - 11mm, rộng 1,5 - 5mm. Nhị 8 - 12. Bầu bán
hạ, 2 ô; vòi 2 thùy. Quả hình quả lê ngược, dài 2 - 2,5cm, cỏ màu nâu, sần sùi. Trụ
nấm hình trụ dài 20 - 35cm, phía dưới phình to, màu lục, khi chín màu hồng.

Mùa hoa tháng 4 - 5, đôi khi quanh năm, mùa quả chín tháng 11. Hạt nảy
mầm thành cây con trên cây mẹ, khi thành thục thì xuất hiện một vòng cổ dài 0,8 12cm giữa phần quả và trụ mầm. Cây con rụng vào các tháng 7 - 9.
Đước từ lúc ra hoa đến khi trái chín phải mất 6 tháng, trái đước nảy mầm từ
lúc còn treo lơ lửng trên cây, khi rụng xuống được sóng biển trôi dạt khắp nơi, gặp
nơi bùn lầy, trái đước trụ lại, rễ non bám vào phù sa, quá trình bén rễ cũng là quá
trình nâng trái đước đứng thẳng lên. Sau 20 đến 25 ngày bám rễ trong đất, mầm
đước đã có một búp non màu đỏ như lửa và xòe được hai lá xanh đầu tiên. Từ khi


×